mối quan hệ giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân thực trạng ở việt nam

30 1.3K 3
mối quan hệ giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân thực trạng ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Văn Hùng Nhóm 6 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA ĐẦU TƯ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU: MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ CÔNG VÀ ĐẦU TƯ TƯ NHÂN. LIÊN HỆ THỰC TRẠNG VIỆT NAM Lớp học phần : Kinh tế đầu tư 1 (114)_4 Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Văn Hùng Nhóm sinh viên thực hiện: STT Họ và tên Mã sinh viên 1 Hoàng Thị Hà Trang 11124038 2 Phí Thị Sim 11123349 3 Vũ Tú Uyên 11124523 4 Ngô Thị Hồng Nhung 11122930 5 Vũ Thùy Linh 11122306 6 Nguyễn Phương Hoa 11121447 7 Nguyễn Thanh Giang 11125019 Môn học: Kinh tế đầu tư Page 1 Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Văn Hùng Nhóm 6 MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ Qua quá trình phát triển của kinh tế học từ “bàn tay vô hình”của Adam Smith đến lý thuyết trọng cầu của Keynes hay gần đây nhất là “nền kinh tế hỗn hợp của Samuelson” ta có thể biết được rằng nền kinh tế cần có sự điều tiết của Nhà nước thông qua các hoạt động đầu tư công. Đầu tư công có vai trò thực sự quan trọng, nó không chỉ đóng góp trực tiếp vào GDP mà còn gây ra tác động tràn thúc đẩy đầu tư tư nhân phát triển thông qua các hệ thống CSHT : điện, đường, trường, trạm… hay định hướng phát triển ngành thông qua việc ưu tiên đầu tư vào các ngành trọng điểm. Bằng việc đầu tư vào các cơ sở hạ tầng, cải thiện đường giao thông và các hoạt động đầu tư cho giáo dục nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đầu tư công đã thể hiện vai trò quan trọng cấp thiết của mình trong nền kinh tế. Thế nhưng tại Việt Nam, do việc quản lý kém hiệu quả mà hàng loạt các dự án đầu tư công bị phá sản hay rơi vào bế tắc mà tiêu biểu là vụ việc Vinashin gây thất thoát của Nhà nước hàng nghìn tỉ đồng gây nhức nhối dư luận. Vì thế mà nhiều người nói rằng đầu tư công chưa thể hiện được hết vai trò của nó đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và đối với đầu tư tư nhân nói riêng. Tại Việt Nam, nhiều hoạt động của đầu tư công không những không thúc đẩy đầu tư tư nhân mà còn lấn át hoạt động của khu vực này, gây nên nhiều tranh cãi. Nhận thấy sự cấp thiết của đề tài trong giai đoạn hiện nay và dưới sự phân công hướng dẫn của PGS.TS Phạm Văn Hùng nhóm chúng em đã nghiên cứu về vấn đề “Mối quan hệ giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân và liên hệ thực trạng Việt Nam”.Vì chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc nghiên cứu nên bài viết chắc chắc còn nhiều thiếu sót, mong thầy góp ý chỉnh sửa giúp chúng em để bài viết được hoàn chỉnh hơn. Môn học: Kinh tế đầu tư Page 2 Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Văn Hùng Nhóm 6 I. Các vấn đề lí luận chung về mối quan hệ giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân 1. Đầu tư công 1.1. Khái niệm Theo giáo trình Kinh Tế Đầu tư, Đầu tư công là việc sử dụng vốn Nhà nước (bao gồm cả vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng nhà nước và vốn của các doanh nghiệp nhà nước) để đầu tư vào các chương trình, dự án không vì mục tiêu lợi nhuận và (hoặc) không có khả năng hoàn vốn trực tiếp. Theo Điều 4 Luật đầu tư công : Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển xã hội. 1.2. Nguồn vốn đầu tư công - Vốn ngân sách nhà nước : nguồn thu từ các khoản thuế, phí - Nguồn vốn tín dụng nhà nước: nhà nước vay vốn từ dân chúng trong nước hoặc thị trường tín dụng quốc tế - Nguồn vốn của các doanh nghiệp nhà nước 2. Đầu tư tư nhân 2.1. Khái niệm Đầu tư tư nhân là hình thức cá nhân hay một doanh nghiệp sở hữu tư nhân sử dụng phối hợp các nguồn lực trong một khoảng thời gian nhất định nhằm thu được lợi ích về kinh tế. Vì doanh nghiệp tư nhân chiếm tỉ trọng gần như toàn bộ trong số vốn cũng như các dự án đầu tư (xét trong khu vực đầu tư tư nhân) vì vậy khi nhắc đến đầu tư tư nhân là đang nhắc đến đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân (kể các doanh nghiệp nước ngoài có chủ sở hữu là tư nhân) 2.2. Nguồn vốn của đầu tư tư nhân Môn học: Kinh tế đầu tư Page 3 Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Văn Hùng Nhóm 6 Thay vì nguồn vốn được lấy ra từ ngân sách nhà nước hay từ những nguồn vốn thuộc sở hữu nhà nước khác nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân chủ yếu là vốn tự có hoặc đi vay. Các nguồn vốn của đầu tư tư nhân bao gồm: - Vốn chủ sở hữu : nguồn vốn này của doanh nghiệp được hình thành từ hai nguồn : Thứ nhất là vốn tự có (vốn điều lệ ban đầu của doanh nghiệp), thứ hai là lợi nhuận giữ lại trong quá trình sản xuất kinh doanh - Vốn vay: Đối với vốn vay doanh nghiệp cũng có hai con đường để tiếp cận nguồn vốn này + Vay ngân hàng: đây là cách mà tất cả các doanh nghiệp đều có thể sử dụng khi thiếu vốn sản xuất kinh doanh với điều kiện doanh nghiệp đáp ứng được những yêu cầu của ngân hàng + Vay từ đại chúng: cách này chỉ được áp dụng đối với doanh nghiệp có khả năng và được phép phát hành chứng khoán qua các đợt IPO và PO 3. Mối quan hệ giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân 3.1. Tác động của đầu tư tư nhân tới đầu tư công 3.1.1. Đầu tư tư nhân là yếu tố đóng góp không nhỏ cho ngân sách nhà nước phục vụ cho đầu tư công, góp phần vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việc ngày càng có nhiều doanh nghiệp tư nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư đã đem lại nguồn thu không nhỏ cho ngân sách nhà nước thông qua các loại thuế - nguồn thu cơ bản và lâu dài của ngân sách nhà nước. Trong đó, ngân sách nhà nước lại đóng góp một phần vốn không nhỏ vào vốn đầu tư công. Như vậy, có thể nói, việc tăng cường sự phát triển đầu tư tư nhân là yếu tố quan trọng trong đầu tư công. 3.1.2. Đầu tư tư nhân chia sẻ công việc xây dựng cơ sở hạ tầng với đầu tư công Do nhu cầu vốn đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật của một nước thường là rất lớn, trong khi nguồn vốn ngân sách nhà nước lại có hạn, vốn của các nhà tài trợ ngày càng thu hẹp. Đồng thời việc chia sẻ công việc xây dựng cơ sở hạ tầng hay còn gọi là việc cùng hợp tác dưới hình thức PPP đối với các công trình hạ tầng kinh tế xã hội là cần thiết cho cả khu vực công và khu vực tư nhân. Có thể hiểu đối tác công tư hay PPP là các mối quan hệ hợp tác giữa một hay nhiều tổ chức Nhà nước (tổ chức công) với một hay nhiều tổ chức tư nhân cùng thực hiện mục tiêu cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cộng. Với mô hình này cả đầu tư tư nhân và đầu tư công Môn học: Kinh tế đầu tư Page 4 Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Văn Hùng Nhóm 6 đều có lợi. Nhà nước có thể đóng vai trò như “bên cấp vốn” (cung cấp về vốn, tài sản…) cho khu vực tư nhân trong việc cung cấp dịch vụ công trên cơ sở kí hoặc không kí kết hợp đồng giữa hai bên. Nhà nước cũng có thể đóng vai trò là bên mua dịch vụ do tư nhân cung cấp một cách lâu dài, hoặc nhà điều phối thu hút sự tham gia của tư nhân. Điều này được thể hiện trong sơ đồ dưới đây: 3.2. Tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân 3.2.1. Đầu tư công thúc đẩy bổ sung cho đầu tư tư nhân Theo lý thuyết của Bacha (1990), Taylor (1994) và Agenor (2000, đầu tư công có thể tạo ra “ngoại ứng tích cực” cho khu vực tư nhân. a. Đầu tư công vào quốc phòng an ninh, cung cấp các cơ sở hạ tầng KT-XH, tạo môi trường vĩ mô an toàn cũng như giảm được chi phí sản xuất cho khu vực tư nhân để tăng cường đầu tư. Mục đích của đầu tư công bao gồm những loại hoạt động của Nhà nước về: quốc phòng, an ninh, cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội cho cộng đồng (cầu đường, sân bay, cảng, cơ sở y tế, giáo dục,…). Nhà nước sử dụng lực lượng doanh nghiệp nhà nước để duy trì đầu tư ở một số họat động có tính chất công ích, đầu tư vào những lĩnh vực, dự án mà các nguồn lực kinh tế khác chưa đáp ứng được nhằm bổ sung những khiếm khuyết của thị trường, ví dụ như phát triển năng lượng sạch, công nghệ cao, cơ sở hạ tầng quan trọng, cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ sở đào tạo, bệnh viện chất lượng cao,… Từ đó, tạo ra môi Môn học: Kinh tế đầu tư Page 5 Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Văn Hùng Nhóm 6 trường kinh doanh thuận lợi hơn cũng như giảm được chi phí sản xuất cho khu vực tư nhân để tăng cường đầu tư. Có thể nói môi trường đầu tư như một chất xúc tác ban đầu cho quyết định bỏ vốn của nhà đầu tư, sự cải thiện môi trường đầu tư có ảnh hưởng vô cùng quan trọng và tác động tích cực đến nền kinh tế, làm tăng nguồn vốn đầu tư và tăng chi tiêu đầu tư toàn xã hội. Môi trường đầu tư bao gồm nhiều yếu tố, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiệu quả đầu tư. Có thể nói đến hai khái niệm: - Môi trường cứng: bao gồm các yếu tố liên quan đến cơ sở hạ tầng kĩ thuật phục vụ cho sự phát triển kinh tế, ví dụ như hệ thống thông tin liên lạc, cơ sở hạ tầng giao thông,… - Môi trường mềm: bao gồm hệ thống thủ tục hành chính, dịch vụ pháp lý liên quan đến hoạt động đầu tư, hệ thống tài chính– ngân hàng… Cơ sở hạ tầng ở đây mang tính tiên phong, định hướng, xúc tác cho các hoạt động đầu tư, nó mở đường cho các hoạt động kinh tế xã hội phát triển. Vì vậy cần chú ý đến công tác đầu tư chuẩn bị hệ thống cơ sở hạ tầng để thu hút các nhà đầu tư, tạo cho họ sự tin cậy để bỏ vốn đầu tư. Một môi trường đầu tư ổn định cả về kinh tế, xã hội và chính trị sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư bỏ vốn để đầu tư phát triển. Trong đó, việc đưa ra các chính sách nhằm tăng lòng tin cho các nhà đầu tư cần được chính phủ quan tâm. Chính sách và hành vi của chính phủ có ảnh hưởng mạnh thông qua tác động của nó đến chi phí, rủi ro và các rào cản cạnh tranh. b. Nhu cầu hàng hóa dịch vụ từ chính phủ khiến cầu về sản phẩm của khu vực tư nhân gia tăng, khuyến khích khu vực này đầu tư nhiều hơn do kỳ vọng về doanh thu và lợi nhuận tốt hơn. Môn học: Kinh tế đầu tư Page 6 Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Văn Hùng Nhóm 6 c. Đầu tư công có thể kêu gọi đầu tư tư nhân cùng hợp tác đầu tư trong 1 số dự án, tạo ra sự ổn định và nhiều lợi ích cho khu vực tư nhân. Với sự tham gia vào cơ chế PPP DN tư nhân có nhiều cơ hội đầu tư mang tính dài hạn hơn, ít rủi ro hơn do có sự đảm bảo của Nhà nước, từ đó tạo sự ổn định cho khu vực tư nhân, phát triển công nghiệp địa phương, từ đó tạo nhiều việc làm cho người dân. Chính vì thế tại Việt Nam và 1 số nước đang xuất hiện mô hình hợp tác công tư PPP để tối ưu hóa hiệu quả đầu tư công và đầu tư tư nhân, cung cấp dịch vụ công cộng chất lượng cao, mang lại lợi ích cho cả người dân và nhà nước (VD: đường bộ, đường sắt, giao thông đô thị, bến cảng, hệ thống cấp nước, y tế, nhà máy điện, nhà máy xử lý chất thải, các dự án phát triển kết cấu hạ tầng). d. Đầu tư công giúp định hướng phát triển ngành, tạo hướng đi cho đầu tư tư nhân Kinh tế nhà nước luôn tạo động lực cho các doanh nghiệp của các thành phần kinh tế khác phát triển. Không chỉ như vậy, kinh tế nhà nước còn luôn tạo điều kiện hợp tác giúp đỡ cho các thành phần kinh tế khác mà chủ yếu dựa vào sự phát triển nhạy bén của các doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước trực tiếp làm kinh tế, trực tiếp kinh doanh. Chính thông qua những hoạt động như vậy doanh nghiệp nhà nước mới thúc đẩy được những quan hệ hợp tác và phát triển của những doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác 3.2.2. Đầu tư công lấn át đầu tư tư nhân a. Nhu cầu của chính phủ về hàng hóa dịch vụ có thể khiến lãi suất gia tăng, nguồn vốn trở nên đắt đỏ hơn, theo đó, tác động tiêu cực đến khu vực tư nhân. Xét mô hình IS – LM, với đường IS là tập hợp các tổ hợp khác nhau giữa sản lượng và lãi suất mà tại đó hàng hóa và dịch vụ cân bằng, còn đường LM là tập hợp các tổ hợp khác nhau giữa sản lượng và lãi suất mà tại đó thị trường tiền tệ cân bằng. Môn học: Kinh tế đầu tư Page 7 Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Văn Hùng Nhóm 6 Khi chính sách tiền tệ không đổi, nhà nước tiến hành tăng chi tiêu cho hoạt động đầu tư công sẽ khiến cho đường IS dịch song song qua phải gây nên tăng lãi suất trong ngắn hạn. Trong dài hạn, lãi suất sẽ quay trở về mức ban đầu do sự điều tiết của chính sách tiền tệ. Vốn là một yếu tố quan trọng trong hoạt động đầu tư, do đó với tư cách là chi phí sử dụng vốn (hay giá của vốn) thì lãi suất ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu tài chính của dự án. Các nhà đầu tư thường vay tiền để đầu tư và lãi suất phản ánh giá của khoản tiền vay mượn đó. Nếu giá vay tiền (giá của vốn) cao hơn tỉ suất lợi nhuận bình quân thì nhà đầu tư sẽ cắt giảm quy mô đầu tư và ngược lại. b. Ngoài ra, việc tài trợ cho chi tiêu đầu tư từ ngân sách nhà nước, thường được thực hiện bởi tăng thuế, đã cạnh tranh một cách trực tiếp với khu vực tư nhân trong việc tiếp cận các nguồn lực tài chính khan hiếm của nền kinh tế. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, vừa là công cụ tái phân phối của cải xã hội, vừa là công cụ điều tiết phân bổ vốn giữa các nganhg, vùng miền. Thuế ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp nên các chính sách về thuế có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động đầu tư, đặc biệt với những vùng kinh tế còn kém phát triển. Thuế làm giảm hành vi sản xuất vì thuế đánh vào thu nhập từ lao động, tiết kiệm, đầu tư hay những hình thức khác. Thuế thu nhập cá nhân làm giảm thu nhập khả dụng của người lao động, không khuyến khích họ làm việc nhiều và thậm chí còn làm nản chí trong việc tìm kiếm việc làm. Lao động giảm dẫn đến giảm tổng cung trong khi thu nhập giảm dẫn đến giảm tổng cầu. Thuế thu nhập doanh nghiệp làm tăng chi phí sản xuất, giảm lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp dẫn đến tổng cung giảm. Thuế đánh vào tiết kiệm làm giảm động cơ tiết kiệm và do đó, tạo được ít nguồn vốn hơn cho đầu tư của các doanh nghiệp sản xuất. c. Đầu tư công dẫn đến tăng nợ công, giảm nguồn vốn của đầu tư tư nhân. Nợ chính phủ, là một phần thuộc Nợ công hoặc Nợ quốc gia, là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay. Việc đi vay này là nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách nên nói cách khác, nợ chính phủ là thâm hụt ngân sách luỹ kế đến một thời điểm nào đó. Để dễ hình dung quy mô của nợ chính phủ, người ta thường đo xem khoản nợ này bằng bao nhiêu phần trăm so với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Vay nợ trong nước sẽ dẫn đến tình trạng chi tiêu chính phủ chèn lấn đầu tư tư nhân do chính phủ vay sẽ làm giảm nguồn vốn mà đáng lẽ sẽ được sử dụng cho đầu tư tư nhân. Môn học: Kinh tế đầu tư Page 8 Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Văn Hùng Nhóm 6 Vay nợ nước ngoài sẽ làm tăng nợ nước ngoài dẫn đến tăng rủi ro mức độ phụ thuộc vào nước ngoài. d. Đầu tư công kém hiệu quả và dàn trải có thể lấn át vào cả những ngành mà tư nhân có nhu cầu và có khả năng đầu tư, từ đó đều có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của đầu tư tư nhân. II. Thực trạng mối quan hệ giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân ở Việt Nam 1. Tác động của đầu tư tư nhân tới đầu tư công 1.1. Khu vực tư nhân đóng góp một phần không thể thiếu cho NSNN, tạo nguồn vốn cho đầu tư công Đối với mỗi nền kinh tế vai trò của đầu tư tư nhân là không thể phủ nhận. Đầu tư tư nhân không những có vai trò góp phần tích cực trong việc phát triển bền vững quốc gia nói chung mà bên cạnh đó nó còn góp phần không nhỏ vào sự phát triển của đầu tư công . Bảng số liệu về đầu tư tư nhân và đầu tư công Việt Nam qua các năm: Môn học: Kinh tế đầu tư Page 9 Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Văn Hùng Nhóm 6 Nguồn: Tự tổng hợp từ số liệu của tổng cục thống kê và Trang web của chính phủ Từ bảng số liệu ta có thể xây dựng hàm xu thế để từ đó thấy được mối quan hệ giữa đầu tư tư nhân và đầu tư công Ln (G) = 1.659696 + 0.934011* ln (I) (0.8662) (0.0711) Trong đó G: Đầu tư công (tỉ đồng) I: Đầu tư lĩnh vực tư nhân (tỉ đồng) Từ kết quả trên ta có thể thấy được rằng đầu tư tư nhân có ảnh hưởng tích cực đến đầu tư công, cụ thể khi đầu tư tư nhân tăng 1 % và các yếu tố tác động khác không có gì thay đổi sẽ làm cho đầu tư công tăng 0.934011%. Kết quả thống kê này thực sự có ý nghĩa thực tiễn bởi việc gia tăng đầu tư tư nhân, doanh nghiệp tư nhân tạo ra nhiều lợi nhuận hơn từ đó đóng góp nhiều hơn vào ngân sách nhà nước – nguồn vốn không thể thiếu của các dự án đầu tư công. Cụ thể những đóng góp của đầu tư tư nhân cho ngân sách nhà nước (Đơn vị: tỉ đồng) Môn học: Kinh tế đầu tư Page 10 [...]... thay vào đó là hình ảnh những dự án vượt tiến độ và chất lượng cao - PPP đã thực sự giải quyết được một phần tình trạng thiếu vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng ở Việt Nam 2 Tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân 2.1 Đầu tư công tác động thúc đẩy bổ sung đầu tư tư nhân 2.1.1 Đầu tư công ngày càng tạo được môi trường vĩ mô thuận lợi cho đầu tư tư nhân Một trong những vai trò quan trọng nhất của đầu tư công. .. tiến hành dự án, DN tư nhân thực hiện dự án đầu tư PPP sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận nguồn vốn hơn là những DN tư nhân đơn thuần Chính vì thế ở Việt Nam hiện nay ngày càng xuất hiện nhiều dự án PPP bởi tư nhân nhận thức được những lợi ích mình sẽ có được (Số liệu đã đề cập đến ở mục 1.2) 2.2 Đầu tư công lấn át đầu tư tư nhân 2.2.1 Phân tích thực trạng lấn át Ở Việt Nam, tuy đầu tư công đã đóng vai trò... tham Môn học: Kinh tế đầu tư Page 25 Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Phạm Văn Hùng 6 Nhóm gia thị trường phát điện yên tâm đầu tư Trong khi đó giá điện tiếp tục tăng càng gây sức ép lớn đến các doanh nghiệp III Giải pháp nâng cao mối quan hệ giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân 1 Giải pháp tăng cường sự thúc đẩy hợp tác tích cực giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân 1.1 Giải pháp tích cực cho công cụ thuế - Điều... trạng lấn át Ở Việt Nam, tuy đầu tư công đã đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đầy đầu tư tư nhân, thực trạng chung hiện nay vẫn là đầu tư công đang có hiện tư ng lấn át đầu tư tư nhân Từ năm 2000, Việt Nam theo đuổi mô hình tăng trưởng chủ yếu dựa vào vốn đầu tư, tổng đầu tư toàn xã hội liên tục tăng và duy trì ở mức cao Tỷ lệ vốn/GDP đã tăng từ 35,4% năm 2001 lên 41.9% năm 2010 Bình quân cho cả... của quốc gia và của các địa phương - Đối với các ngành công nghiệp mũi nhọn, áp dụng chính sách của các ngành công nghiệp ưu tiên và được Nhà nước hỗ trợ một phần chi phí (không quá 50% vốn đầu tư) đối với các dự án bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất 2.1.3 Đầu tư công kêu gọi tư nhân vào các dự án hợp tác công tư PPP giúp tạo thêm lợi ích cho đầu tư tư nhân Khi 1 DN tư nhân đầu tư vào 1 dự án,... doanh nghiệp đầu tư vào các dự án, thúc đẩy đầu tư tư nhân phát triển c An ninh quốc phòng Đầu tư cho an ninh quốc phòng là nhiệm vụ không thể thiếu của đầu tư công Với môi trường chính trị ổn định, Việt Nam là mảnh đất lí tư ng để đầu tư (nếu chỉ xét trên góc độ hòa bình và ổn định) Theo báo cáo của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Việt Nam dành 10,4% (58.593 tỷ đồng) năm 2009 chi cho quốc phòng và an ninh trên... kiện cho KTTN phát triển Theo đó, cần coi KTTN là bộ phận cấu thành và động lực phát triển ngày càng quan trọng của nền kinh tế quốc dân 2.2.2 Nguyên nhân gây ra thực trạng đầu tư công lấn át đầu tư tư nhân a Đầu tư công làm ảnh hưởng đến biến đổi lãi suất, từ đó ảnh hưởng đến việc đầu tư của khu vực tư nhân Năm Chi Nhà nước cho đầu tư phát Lãi suất cơ bản triển (tỷ vnđ) 2005 79199 7,5-7,8%/năm 2006... cao và tin tư ng Có tới 57% doanh nghiệp Mỹ hoạt động trong khu vực đánh giá Việt Nam là điểm đến hấp dẫn nhất để mở rộng đầu tư, với chi phí thấp và nền tảng chính trị ổn định Nhờ có vậy, trong những năm gần đây đầu tư tư nhân của các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam đang ngày càng tăng, với lượng vốn đầu tư ngày càng lớn Hiện có 25 trong Top 500 công ty hàng đầu của Mỹ có kế hoạch đầu tư vào... việc đình công, chống phá được giải quyết nhanh chóng,… Chính vì vậy, tăng cường đầu tư cho an ninh quốc phòng, tạo nền kinh tế chính trị ổn định đã phần nào làm gia tăng, thu hút đầu tư tư nhân trong và ngoài nước, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư tư nhân ở Việt Nam d Giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất trong các nguồn lực đầu vào Dù còn nhiều bất cập và hạn... tình trạng độc quyền nhà nước, thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp Môn học: Kinh tế đầu tư Page 29 Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Phạm Văn Hùng 6 Nhóm KẾT LUẬN Nói tóm lại tại Việt Nam đầu tư công tuy có vai trò thúc đẩy bổ sung nhưng phần lớn đang có xu hướng lấn át đầu tư tư nhân Đầu tư công tạo môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi cho đầu tư tư nhân bằng việc tạo môi trường an ninh hòa bình và ổn định, hệ . phát triển của đầu tư tư nhân. II. Thực trạng mối quan hệ giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân ở Việt Nam 1. Tác động của đầu tư tư nhân tới đầu tư công 1.1. Khu vực tư nhân đóng góp một phần không. khả năng và được phép phát hành chứng khoán qua các đợt IPO và PO 3. Mối quan hệ giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân 3.1. Tác động của đầu tư tư nhân tới đầu tư công 3.1.1. Đầu tư tư nhân là yếu. cập đến ở mục 1.2) 2.2. Đầu tư công lấn át đầu tư tư nhân 2.2.1. Phân tích thực trạng lấn át Ở Việt Nam, tuy đầu tư công đã đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đầy đầu tư tư nhân, thực trạng chung

Ngày đăng: 29/05/2015, 15:32

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

  • KHOA ĐẦU TƯ

  • ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:

  • MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ CÔNG VÀ ĐẦU TƯ TƯ NHÂN. LIÊN HỆ THỰC TRẠNG VIỆT NAM

  • Lớp học phần : Kinh tế đầu tư 1 (114)_4

  • Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Văn Hùng

  • Nhóm sinh viên thực hiện:

  • ĐẶT VẤN ĐỀ

  • I. Các vấn đề lí luận chung về mối quan hệ giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân

    • 1. Đầu tư công

    • 2. Đầu tư tư nhân

    • 3. Mối quan hệ giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân

      • 3.1. Tác động của đầu tư tư nhân tới đầu tư công

        • 3.1.1. Đầu tư tư nhân là yếu tố đóng góp không nhỏ cho ngân sách nhà nước phục vụ cho đầu tư công, góp phần vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế

        • 3.1.2. Đầu tư tư nhân chia sẻ công việc xây dựng cơ sở hạ tầng với đầu tư công

        • 3.2. Tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân

          • 3.2.1. Đầu tư công thúc đẩy bổ sung cho đầu tư tư nhân

            • a. Đầu tư công vào quốc phòng an ninh, cung cấp các cơ sở hạ tầng KT-XH, tạo môi trường vĩ mô an toàn cũng như giảm được chi phí sản xuất cho khu vực tư nhân để tăng cường đầu tư.

            • b. Nhu cầu hàng hóa dịch vụ từ chính phủ khiến cầu về sản phẩm của khu vực tư nhân gia tăng, khuyến khích khu vực này đầu tư nhiều hơn do kỳ vọng về doanh thu và lợi nhuận tốt hơn.

            • c. Đầu tư công có thể kêu gọi đầu tư tư nhân cùng hợp tác đầu tư trong 1 số dự án, tạo ra sự ổn định và nhiều lợi ích cho khu vực tư nhân.

            • d. Đầu tư công giúp định hướng phát triển ngành, tạo hướng đi cho đầu tư tư nhân

            • 3.2.2. Đầu tư công lấn át đầu tư tư nhân

              • a. Nhu cầu của chính phủ về hàng hóa dịch vụ có thể khiến lãi suất gia tăng, nguồn vốn trở nên đắt đỏ hơn, theo đó, tác động tiêu cực đến khu vực tư nhân.

              • b. Ngoài ra, việc tài trợ cho chi tiêu đầu tư từ ngân sách nhà nước, thường được thực hiện bởi tăng thuế, đã cạnh tranh một cách trực tiếp với khu vực tư nhân trong việc tiếp cận các nguồn lực tài chính khan hiếm của nền kinh tế.

              • c. Đầu tư công dẫn đến tăng nợ công, giảm nguồn vốn của đầu tư tư nhân.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan