Tài liệu ôn thi TN THPT 2011-Môn Địa lí -P2

24 153 0
Tài liệu ôn thi TN THPT 2011-Môn Địa lí -P2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2011  Môn: Địa lí ĐỊA LÍ KINH TẾ 1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế a) Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế - Cơ cấu ngành kinh té trong GDP ở nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp và xây dựng, giảm tỉ trọng khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp), tỉ trọng khu vực III (dịch vụ) chuyển biến tích cực tuy chưa ổn định - Trong nội bộ từng khu vực có sự chuyển biến khá rõ: + Khu vực I : giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thuỷ sản sản; + Khu vực II : giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác, tăng mạnh tỉ trong công nghiệp chế biến; + Khu vực III : tăng mạnh kế cấu hạ tâng kinh tế, phát triển đô thị; nhiều dịch vụ mới, hiện đại ra đời. Tuy nhiên, nhận định chung dó là sự chuyển dịch tích cực, đúng hướng, tuy nhiên, vẫn còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển ở đoạn mới. - Cơ cấu kinh tế trong tưng ngành kinh tế cũng thay đổi mạnh mẽ : Trong nông nghiệp, ngành trồng trọt cây lương thực có hạt (lúa, ngô), cây công nghiệp xuất khẩu (cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, ), chăn nuôi phát triển khá, đặc biệt là chăn nuôi công nghệp (lợn, bò sữa, gia cầm. Ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh đánh bắt thuỷ sản biển xa bờ, nuôi cá, tôm xuất khẩu. Trong từng ngành công nghiệp cũng có sự chuyển biến tích cực : có cấu sản phẩm thay đổi theo hướng tăng tỉ trọng sản phẩm cos giá trị gia tăng cao, có chất lượng và khả năng cạnh tranh; giảm sản phẩm chất lượng thấp, không phù hợp với thị trường. b) Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế - Thành phần kinh tế nhà nước giảm về tỉ trọng nhưng giữ vai trò chủ đạo - Tỉ trọng khu vực kinh tế tư nhân tăng mạnh. - Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cũng tăng mạnh c) Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế - Hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh; các khu công nghiệp tập trung, các khu chế xuất có qui mô lớn; - Cơ cấu kinh tế giữa các vùng trên cơ sở phát huy thế mạnh và hội nhập kinh tế quốc tế: Tiêu biểu là Đông Nam Bộ phát triển mạnh nhất công nghiệp, dịch vụ; Đông bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất và xuất khẩu lương thực. - Hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm : Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Từng vùng kinh tế trọng điểm nổi lên các tuyến, các cực phát triển : TP Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bà Rịa - Vùng Tàu ở Đông Nam Bộ; Hà Nội - Hải Phong - Hạ Long ở Bắc Bộ; Dung Quất - Đà Nẵng ở miền Trung, ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ. I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP 1. Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta 1.1. Nền nông nghiệp nhiệt đới a. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới. Tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2011  Môn: Địa lí Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hoá theo chiều Bắc - nam và theo chiều cao có ảnh hưởng đến cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp. Chế độ nhiệt ẩm dồi dào là điều kiện thuận lợi để cây trồng phát triển quanh năm. - Mùa đông lạnh : có thể phát triển vụ đông ở Đồng bằng sông Hồng và cây trồng vật nuôi cận nhiệt, ôn đới ở vùng núi. - Sự phân hoá địa hình ảnh hưởng đến hệ thống canh tác và tạo thế mạnh cho mỗi vùng. b. Nước ta đang khai thác có hiệu quả đặc điểm của nền nông nghiệp nhiệt đới - Cây trồng, vật nuôi được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp. - Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng và tính mùa vụ được khai thác tốt hơn. - Sản xuất nông sản xuất khẩu được đẩy mạnh 1.2. Phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hoá góp phần nâng cao hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới. Hiện tại nền nông nghiệp nước ta tồn tại song song nền nông nghiệp tự cấp tự túc, sản xuất theo lối cổ truyền và nền nông nghiệp hàng hoá, áp dụng kỹ thuật hiện đại. - Nền nông nghiệp cổ truyền đặc trưng là sản xuất nhỏ, công cụ thủ công, năng xuất lao động thấp, vẫn còn phổ biến ở nhiều vùng lãnh thổ nước ta, đặc biệt ở những vùng khó khăn - Nền nông nghiệp hàng hoá đặc trưng là sản xuất chú trọng đến thị trường tiêu thụ, sản xuất tập trung, áp dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, gắn liền chế biến và dịch vụ nông nghiệp. Nông nghiệp hàng hoá phổ biến ở vùng có điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội thuận lợi cho sản xuất với quy mô lớn. 1.3. Kinh tế nông thôn nước ta đang chuyển dịch rõ nét a) Hoạt động nông nghiệp là bộ phận chủ yếu của kinh tế nông thôn - Kinh tế nông thôn chủ yếu dựa vào nông – lâm – ngư nghiệp, nhưng các hoạt động phi nông nghiệp ngày càng chiếm tỉ trọng lớn hơn. b) Kinh tế nông thôn bao gồm nhiều thành phần kinh tế - Các doanh nghiệp nông – lâm nghiệp và thuỷ sản, các hợp tác xã nông – lâm nghiệp và thuỷ sản, kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại. c) Cơ cấu kinh tế nông thôn đang từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá và đa dạng hoá. - Hình thành các vùng nông nghiệp chuyên môn hoá, kết hợp nông nghiệp với công nghiệp chế biến, hướng nhanh ra xuất khẩu. - Đa dạng hoá kinh tế nông thôn nhằm khai thác tốt điều kiện tự nhiên, nguồn lao động và đáp ứng thị trường. - Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn thể hiện qua các sản phẩm nông – lâm – thuỷ sản 2. Vấn đề phát triển nông nghiệp 2.1. Ngành trồng trọt a) Sản xuất lương thực - Điều kiện tự nhiên phù hợp phát triển sản xuất lương thực, tuy nhiên thường xuyên có thiên tai đe doạ. - Những đặc điểm chủ yếu trong sản xuất lương thực. + Diện tích trồng lúa tăng, cơ cấu mùa vụ thay đổi, tiến hành thâm canh nên năng xuất đã tăng. + Sản lượng lúa tăng, trở thành nước xuất khẩu gạo lớn (3,5 tr tấn / năm). Tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2011  Môn: Địa lí + Đồng bằng Sông Cửu Long là vùng sản xuất lúa lớn nhất cả nước. b) Sản xuất cây thực phẩm - Rau đậu được trồng khắp nơi, ven thành phố lớn (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải phòng ) - Diện tích rau trên 500 nghìn ha (đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long) - Diện tích đậu trên 200 nghìn ha (Đông Nam Bộ và Tây Nguyên) c) Sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả - Có nhiều điều kiện thuận lợi : khí hậu nhiệt đới ẩm, đất thích hợp cho cây công nghiệp. Có nguồn lao động dồi dào, có các cơ sở chế biến. - Chủ yếu là cây công nghiệp nhiệt đới, + Cây lâu năm (cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dừa chè ) chủ yếu ở trung du miền núi. Việt Nam đứng thứ 2 trên thế giới về sản xuất cà phê. + Cây hàng năm (mía, lạc, đậu tương, bông, đay ) ở đồng bằng và vùng phù xa cổ. + Cây ăn quả (chuối, cam, xoài, nhãn, vải ) phát triển khá mạnh ở đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. 2.2. Ngành chăn nuôi - Tỉ trọng ngành chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp tăng, theo xu hướng sản xuất hàng hoá. - Các cở sở sản xuất thức ăn cho chăn nuôi được đảm bảo, dịch vụ về giống, thú y có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên năng suất còn thấp, chất lượng chưa cao. a) Lợn và gia cầm là hai nguồn cung cấp thịt chủ yếu - Lợn cung cấp trên 3/4 sản lượng thịt các loại (25 triệu con) - Gia cầm tăng (250 triệu con) - Tập trung nhiều nhất ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long b) Chăn nuôi gia súc ăn cỏ chủ yếu còn dựa vào đồng cỏ tự nhiên. - Đàn trâu ổn định (2,8 triệu con), chủ yếu ở trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. - Đàn bò tăng (từ 1,9 triệu lên 4,1 triệu con), chủ yếu ở Bắc trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. - Nuôi bò sữa tập trung chủ yếu ven TP Hồ Chí Minh, Hà Nội (50 nghìn con) - Chăn nuôi dê, cừu cũng tăng mạnh. 3. Vấn đề phát triển thuỷ sản và lâm nghiệp 3.1. Ngành thuỷ sản a. Điều kiện phát triển ngành thuỷ sản - Điều kiện tự nhiên : + Bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng, nguồn lợi hải sản phong phú, tổng trữ lượng hải sản khá lớn (3,9 – 4,0 triệu tấn) và có giá trị xuất khẩu cao. Nước ta có nhiều ngư trường, bãi triều, đầm phá, rừng ngập mặn thuân lợi cho nuôi trồng thuỷ sản nớc lợ. + Có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, ô trũng thuận lợi nuôi cá nớc ngọt. - Điều kiện kinh tế xã hội: + Nhân dân có truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thhuỷ sản, phương tiện đánh bắt đợc trang bị tốt, khâu chế biến đợc chú ý mở rộng. + Chính sách của nhà nước tác động tích cực tới ngành này. Thị trờng tiêu thụ ngày càng đợc mở rộng ở cả trong nớc và nớc ngoài (châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ). Tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2011  Môn: Địa lí - Khó khăn: Có nhiều bão, phơng tiện đánh bắt, cơ sở chế biến có năng xuất thấp. Môi trờng bị suy thoái, nguồn lợi thuỷ sản bị đe doạ. b. Sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản - Sản lượng thuỷ sản ngày càng tăng (2002 – 2,6 triệu tấn). Nuôi trồng thuỷ sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu và giá trị xuất khẩu. - Khai thác thuỷ sản: sản lượng tăng (2002 gấp 2,4 lần so với 1990). Phân bố hầu hết các tỉnh ven biển nhng chủ yếu ở duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ (Kiên Giang, Bà Rịa-Vũng tàu, Bình Thuận, Cà Mau). - Nuôi trồng thuỷ sản: Chủ yếu nuôi tôm phát triển mạnh ở duyên hải nhưng nhiều nhất là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Nghề nuôi cá nước ngọt cũng phát triển. 3.2. Ngành lâm nghiêp a) Có vai trò về mặt kinh tế và sinh thái - 3/4 diện tích là đồi núi. Diện tích rừng ngập mặn cũng khá rộng. b) Tài nguyên rừng giầu có, nhng đã bị suy thoái - Hệ sinh thái rừng Việt Nam rất phong phú và đa dạng: gồm các loài nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới núi cao. Đa dạng sinh học thuộc loại phong phú nhất trong khu vực. - Ba loại rừng : + Rừng phòng hộ (5,3 triệu ha) là các khu rừng đầu nguồn có ý nghĩa điều hoà nớc sông, ngoài ra có rừng ven biển, rừng chắn sóng. + Rừng đặc dụng: các vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn + Rừng sản xuất: chủ yếu kinh doanh kết hợp phòng hộ. - Diện tích rừng đã bị suy giảm nghiêm trọng (1945 : 14 triệu ha; 1980 : 8 triệu ha). c) Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp - Trồng rừng: có 1,8 triệu ha chủ yếu là rừng nguyên liệu, rừng phòng hộ, mỗi năm trồng được 200.000 ha, tuy nhiên có hàng nghìn ha rừng đã bị phá và bị cháy hàng năm. - Khai thác và chế biến gỗ lâm sản: Có các lâm trờng quản lý, trồng rừng, khai thác và chế biến lâm sản (2500-3500 nghìn m 3 gỗ/năm). Công nghiệp chế biến gỗ cũng được phát triển (gỗ và các sản phẩm từ gỗ, sản xuất giấy ) 4. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp 4.1. Các nhân tố tác động tới tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nước ta - Sự tác động tổng hợp, đồng thời của các nhân tố tự nhiên, kinh tế – xã hội, kỹ thuật, lịch sử đến hoạt động nông nghiệp ở các vùng lãnh thổ khác nhau là cơ sở cho tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. - Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên tạo nền của sự phân hoá lãnh thổ nông nghiệp. - Nhân tố kinh tế – xã hội, kỹ thuật, lịch sử, tác động đến sự phân hoá lãnh thổ nông nghiệp. 2. Các vùng nông nghiệp ở nước ta Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nước ta được xác định theo 7 vùng nông nghiệp và công nghiệp chế biến, bao gồm : + Trung du và miền núi Bắc Bộ : chủ yếu là đồi núi, mật độ dân số ít, trình độ thâm canh thấp, hướng chuyên môn hoá cây công nghiệp và chăn nuôi đại gia súc. + Đồng bằng sông Hồng : Đất phù xa, mật độ dân số cao, trình độ thâm canh cao, hướng chuyên môn cây lương thực thực phẩm có năng xuất cao. Tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2011  Môn: Địa lí + Bắc Trung Bộ: đồng bằng hẹp duyên hải, cây công nghiệp hàng năm, nuôi thuỷ sản. + Duyên hải Nam Trung Bộ : đất khá tốt, ven biển, trình độ thâm canh cao, trồng chủ yếu cây công nghiệp hàng năm, nuôi thuỷ sản. + Tây Nguyên : cao nguyên badan, trồng cây công nghiệp hàng năm. + Đông Nam Bộ : đất phù sa cổ, là vùng kinh tế trọng điểm, trình độ thâm canh cao, chủ yếu cây công nghiệp lâu năm, nuôi trồng thuỷ sản. + Đồng bằng sông Cửu Long : đất phù sa màu mỡ, trình độ thâm canh cao, chuyên môn hoá là cây lúa, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả, thuỷ sản 3. Những thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nước ta a) Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nước ta thay đổi theo hai xu hướng chính - Tăng cường chuyên môn hoá sản xuất, phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu. Điều kiện kinh tế – xã hội thuận lợi đang cho phép khai thác có hiệu quả hơn các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của các vùng. - Đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp, kinh tế nông thôn nhằm khai thác hợp lý điều kiện tự nhiên, sử dụng tốt nguồn lao động, giảm thiểu rủi ro khi có biến động thị trường. b) Kinh tế trang trại có bước phát triển mới, thúc đẩy sản xuất nông, lâm, thuỷ sản, theo hướng sản xuất hàng hoá. - Kinh tế trang trại đi lên từ kinh tế hộ gia đình chuyển sang sản xuất hàng hoá. - Trang trại phát triển sớm và tập trung nhiều nhất ở Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. - Trang trại có xu hướng phát triển chủ yếu tập trung chăn nuôi thuỷ sản, chăn nuôi, trồng cây lâu năm và kinh doanh tổng hợp. II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP 1 . Cơ cấu ngành công nghiệp 1.1. CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP THEO NGÀNH - Cơ cấu công nghiệp theo ngành được thể hiện ở giá trị sản xuất của từng ngành (nhóm ngành) trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp. Nó được hình thành phù hợp với các điều kịên cụ thể ở trong và ngoài nước trong mỗi giai đoạn nhất định. Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng: 3 nhóm với 29 ngành. Trong cơ cấu ngành công nghiệp hiện nay nổi lên một số ngành công nghiệp trọng điểm. Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta đang chuyển địch hướng tới hội nhập kinh tế thế giới. Định hướng hoàn thiên cơ cấu ngành công nghiệp : - Xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt, thích hợp với điều kiện mới; - Đẩy mạnh các ngành công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng; tập trung phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí; phát triển công nghiệp nặng; điều chỉnh các ngành công nghiệp khác theo yêu cầu thực tiễn. 1.2. CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP THEO LÃNH THỔ - Hoạt động công nghiệp tập trung ở một số khu vực : Ở Bắc Bộ : Đồng bằng sông Hồng và phụ cận là khu vực có mức độ tập trung cao nhất trong cả nước. Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hoá khác nhau lan toả theo các tuyến giao thông huyết mạch Tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2011  Môn: Địa lí Ở Nam Bộ : Hình thành dải công nnghihanhfvowis các trung tâm công nghiệp hàng đầu : TP Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu. Dọc theo duyên hải miền Trung : Đà Nẵng và thành phố Vinh, Qui Nhơn, Nha Trang; Các khu vực còn lại, nhất là miền núi, công nghiệp phát triển chậm, phân tán. - Sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp nước ta là kết quả tác động của hàng loạt nhân tố : Những khu công nghiệp tập trung gắn liền với : tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động có tay nghề, cơ sơ hạ tầng, vị trí địa li thuận lơị; Những khu vực kém phát triển về công nghiệp là : thiếu đồng bộ của các nhân tố trên, đặc biệt là giao thông vận tải. Hiện nay, Đông Nam Bộ chiếm tỉ trong khoảng 1/2 GDP công nghiệp cả nước. Thứ hai là Đồng bằng sông Hồng; Đông bằng sông Cửu Long có trọng thấp hơn. Ba vùng này chiếm khoảng 80% GDP công nghiệp cả nước. 1.3. CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ. Ba thành phần quan trọng là : khu vực nhà nước; khu vực ngoài nhà nước; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.Xu hướng chung là : giảm mạnh khu vực nhà nước, tăng khu vực ngoài nhà nước, đặc biệt khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. 2. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM. 2.1 Vấn đề phát triển công nghiệp năng lượng. a. CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC NGUYÊN, NHIÊN LIỆU * Công nghiệp khai thác than - Than nước ta có nhiều loại với trữ lượng lớn tập trung chủ yếu ở bể than Đông Bắc. Than Quảng Ninh chiếm 90% trữ lượng than cả nước, chất lượng cao; ngoài ra than có ở nhiều địa phương với qui mô nhỏ. Than nâu phân bố ở Đồng bằng sông Hồng với độ sâu 300 - 1000 m, trữ lượng hàng chục tỉ tấn. Than bùn tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt ở khu vực rừng U Minh. -Than được khai thác từ lâu dưới hai hình thức : khai thác lộ thiên khai thác hầm lò. Năm 2005 sản lượng than khai thác đạt hơn 35 triệu tấn. * Công nghiệp khai thác dầu, khí - Dầu khí của nước ta tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu thềm lục địa : Đó là các bể sông Hồng, Trung Bộ. Cửu Long, Nam Côn Sơn, Thổ Chu - Mã Lai; - Khai thác dầu, khí là ngành công nghiệp mới hình thành từ năm 1986, đang phát triển mạnh. Công nghiệp điện tuabin khí, hoá dầu phát triển với các dự án lớn như khu công nghiệp hoá dầu Dung Quất, Đạm Phú Mỹ, khí - điện đạm Cà Mau. Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam bắt đầu đầu tư khai thác dầu khí ở một số nước trên thế giới. b. CÔNG NGHIỆP ĐIỆN LỰC * Tình hình phát triển và cơ cấu Công nghiệp điện lực có lịch sử phát triển hơn thế kỉ, bắt đầu từ 1892 với nhà máy nhiệt điện đầu tiên xây dựng ở Hải Phòng. Điện được coi là ngành cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng. Hiện nay ngành điện phát triển mạnh. Năm 2005 sản xuất được 52, 1 tỉ kWh. Mạng lưới điện toàn quốc đã hình thành, đặc biệt là hệ thống tải điên siêu cao áp 500 kV Bắc Nam. Hiện nay sản xuất diện chủ yếu từ Tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2011  Môn: Địa lí than, dầu khí tự nhiên, thuỷ điện. Điện nguyên tử đang được nghiên cứu triển khai trong tương lai gần. * Thuỷ điện - Tiềm năng thuỷ điện nước ta rất lớn, ước tính khoảng 30 nghìn mW với sản lượng khoảng 160 - 270 tỉ kWh, tập trung lớn ở lưu vực sông Hồng, khoảng 37%, sông Đồng Nai khoảng 19%. - Các nhà máy thuỷ điện lớn như Thuỷ điện Hoà Bình (1920 MW), Thác Bà (110 MW), ,, Trị An (400 MW), Yaly (700 MW), và nhiều nhà máy thủy điện khác hoạt động có hiệu quả. Các dự án lướn như Thuỷ điện Sơn La (2400 MW), Tuyên Quang (342MW) đã được xây dựng. * Nhiệt điện - Cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc chủ yếu là than, ở miền Trung, miền Nam trước đây chủ yếu là nguồn dâu FO nhập khẩu. Tư 1994 có các nhiệt điện tuabin khí đặt ở bà Rịa, Phú Mĩ, cà mau. - Các cơ sở nhiệt điện lớn : Phả lại 1 và 2, Uông Bí, Ninh BìnhBisPhus Mỹ, Bà Rịa - Vũng tàu, Hiệp Phước, Thủ Đức, 2.2. Vấn đề phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản a. CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM * Công nghiệp chế biến sản phẩm trồng trọt - Công nghiệp xay xát phát triển mạnh, tốc độ tăng nhanh, tập trung ở TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long. - Công nghiệp đường mía được hình thành từ lâu, tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung. Vấn đề đặt ra hiện nay là đảm bảo sự cân đối giữa vùng nguyên liệu với cơ sở chế biến gắn với cơ chế thị trường. - Công nghiệp chế biến chè, cà phê, thuốc lá phát triển mạnh: Ngành chế biến chè tập trung ở Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên; ngành chế chế biến cà phê tập trung ở Tây Nguyên, một phần ở Đông Nam Bộ; ngành chế biến thuốc lá tập trung ở Đông Nam Bộ. - Công nghiệp chế biến rượu, bia, nước giải khát phát triển nhanh. Ngành này có mặt ở hầu khắp các tỉnh, song tập trung nhất ở các đô thị lớn (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng ). - Ngoài ra còn phải kể đến một số ngành khác như chế biến dầu thực vật, sản phẩm đồ hộp rau quả * Công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi Các cơ sở lớn chuyên chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa tập trung ở TP Hồ Chí Minh và một số địa phương chủ động được nguồn nguyên liệu như Lâm Đồng, Mộc Châu, Ba Vì. Các cơ sở chế biến thịt hộp và các sản phẩm từ thịt phân bố chủ yếu ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi chưa phát triển do cơ sở nguyên liệu bị hạn chế, hơn nữa đây chưa phải là ngành truyền thông và mới phát triển trong những năm gần đây. * Công nghiệp chế biến thủy hải sản. Dựa trên cơ sở nguồn nguyên liệu phong phú, ngành chế biến thuỷ hải sản có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Nghề làm mắm đời rất sớm, có 3 địa danh nổi tiếng : Cát Hải, Tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2011  Môn: Địa lí Phan Thiết, Phú Quốc. Ngành chế biến tôm đông lạnh và cá tra, cá ba tra mới phát triển với tốc độ tăng trưởng nhanh nhờ khai thác thị trường trong nước và quốc tế. Nghề làm muối có mặt ở hầu hết các tỉnh ven biển. Nổi tiếng nhất là các địa danh truyền thống : Cà Ná (Ninh Thuận), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Văn Lý (Nam Định) 3. CÁC HÌNH THỨC CHỦ YẾU CỦA TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP a) Điểm công nghiệp Nước ta có nhiều điểm công nghiệp. Các điểm công nghiệp đơn lẻ thường hình thành ở các tỉnh miền núi Tây Bắc, Tây Nguyên. b) Khu công nghiệp - Khu công nghiệp (được hiểu là khu công nghiệp tập trung) là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp mới hình thành từ những năm 90 cuối thế ki XX đến nay. Khu công nghiệp do Chính phủ quyết định thành lập, có ranh giới xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống. Ngoài khu công nghiệp tập trung còn khu chế xuất, khu công nghệ cao. Tính đến 8/2007, nước ta đã hình thành 150 khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu công nghệ cao với tổng diện tích hơn 32300 ha. Các khu công nghiệp tập trung phân bố không đều theo lãnh thổ, tập trung nhất là ở Đông Nam Bộ, Đồng bănng sông Hồng, Duyên hải miền Trung. c) Trung tâm công nghiệp Theo vai trò trong phân công lao động theo lãnh thổ, có thể phân thành các nhóm : Các trung tâm có ý nghĩa quốc gia ( TP Hồ Chí Minh, Hà Nội); Các trung tâm có ý nghĩa vùng (Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ); Các trung tâm địa phương (Việt Trì, Thái Nguyên, Vinh, Nha Trang). Theo qui mô, các trung tâm công nghiệp được phân ra : rất lớn, lớn, vừa, nhỏ d) Vùng công nghiệp Cả nước có 6 vùng công nghiệp : Vùng 1 (Trung du miền núi Bắc Bộ); vùng 2 (Đồng bằng sông Hồng, Quảng ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh); vùng 3 (Từ Quảng Bình đến Ninh Thuận); vùng 4 (Tây Nguyên trừ Lâm Đồng); vùng 5 (Đông Nam Bộ, Bình Thuận, Lâm Đồng); vùng 6 (Đồng bằng sông Cửu Long). III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH DỊCH VỤ 1. Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải 1.1. ĐƯỜNG BỘ (ĐƯỜNG Ô TÔ) Sự phát triển - Đã được mở rộng và phát triển. Về cơ bản, mạng lưới đượng bộ đã phủ kín các vùng. Số lượng phương tiện tăng nhanh, chất lượng xe cũng tốt hơn. Năm 2004 so với 1990: khối lượng hàng hoá vận chuyển đường bộ tăng 3,6 lần, hàng hoá luân chuyển tăng 4,3 lần, khối lượng hành khách vận chuyển tăng 3,5 lần. - Tuy nhiên, so với một số nước trong khu vực mật độ đường còn thấp, chất lượng đường còn nhiều hạn chế. Các tuyến đường chính - Quốc lộ 1 (dài 2300 km) và đường Hồ Chí Minh (đang xây dựng) là tuyến đường xương sống của cả hệ thống đường bộ nước ta. - Một số quốc lộ quan trọng theo hướng Đông – Tây. - Đường bộ xuyên Á trên lãnh thổ Việt Nam. Tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2011  Môn: Địa lí 1.2. ĐƯỜNG SẮT Sự phát triển - Tổng chiều dài là 3142, 69 km. - So với trước năm 1991, hiện nay, hiệu quả và chất lượng phục vụ được nâng lên rõ rệt. - Năm 2004 so với năm 1990: khối lượng hàng hoá, hành khách vận chuyển, luân chuyển đều tăng. Các tuyến đường chính - Đường sắt Thống Nhất (Hà Nội-T.P Hồ Chí Minh) 1726 km chạy theo hướng Bắc- Nam. - Các tuyến đường khác: Hà Nội – Hải Phòng, Hà nội – Lào Cai, Hà Nội - Đồng Đăng… - Các tuyến đuờng sắt xuyên Á trên lãnh thổ Việt Nam đang được xây dựng, nâng cấp. 1.3. ĐƯỜNG SÔNG Sự phát triển - Nước ta nhiều sông ngòi nhưng mới chỉ sử dụng 11 000 km vào mục đích giao thông. Đường sông được khai thác còn ở mức thấp do hiện tượng sa bồi, mực nước thay đổi. - Phương tiên vận tải đa dạng nhưng ít được hiện đại hoá. Có hàng trăm cảng sông nhưng tổng năng lực bốc xếp chỉ khoảng 100 triệu tấn/năm. - Năm 2004 so với năm 1990: khối lượng hàng hoá, hành khách vận chuyển, luân chuyển đều tăng. Các tuyến đường chính - Hệ thống sông Hồng – Thái Bình. - Hệ thống sông Mê Công - Đồng Nai. - Một số sông lớn miền Trung. 1.4. ĐƯỜNG BIỂN Sự phát triển - Vị thế giao thông đường biển sẽ càng được nâng cao trong xu thế mở cửa và hội nhập. - Cả nước có 73 cảng biển, tập trung chủ yếu ở Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Các cảng và cụm cảng quan trọng là : Hải Phòng, Cái Lân, Đà Nẵng – Liên Chiểu – Chân Mây, Dung Quất, Nha Trang, Sài Gòn, Vũng Tàu – Thị Vải. - Năm 2004 so với năm 1990: khối lượng hàng hoá vận chuyển tăng 7,2 lần, khối lượng hàng hoá luân chuyển tăng 4,7 lần. Các tuyến đường biển chính - Các tuyến ven bờ chủ yếu theo hướng Bắc – Nam; quan trọng nhất là tuyến Hải Phòng – Thành phố Hồ Chí Minh, dài 1500 km. 1.5. ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG Sự phát triển - Là ngành non trẻ nhưng phát triển rất nhanh. Năm 2004 so với năm 1990: khối lượng hàng hoá vận chuyển tăng 24,6 lần, hàng hoá luân chuyển tăng 57,5 lần. Khối lượng hành khách vận chuyển tăng 11 lần, hành khách luân chuyển tăng 20, 5 lần. - Cả nước có 19 sân bay, trong đó có 5 sân bay quốc tế. Các tuyến hàng không - Các tuyến bay trong nước chủ yếu từ : Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. - Nước ta có đường bay tới nhiều nước trong khu vực và thế giới. 1.6. ĐƯỜNG ỐNG Tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2011  Môn: Địa lí Ngày càng phát triển gắn với sự phát triển của ngành dầu khí. Các tuyến đường chính - Tuyến đường ống vận chuyển sản phẩm xăng dầu B 12 (Bãi Cháy – Hạ Long) tới các tỉnh Đồng bằng sông Hồng. - Các đường ống dẫn khí từ nơi khai thác vào đất liền ở khu vực thềm lục địa phía nam. 2. Vấn đề phát triển thông tin liên lạc 2.1. BƯU CHÍNH Vai trò và đặc điểm - Góp phần “rút ngắn” giữa các vùng miền, giữa nông thôn và thành thị, giữa nước ta với quốc tế. Giúp cho người dân ở vùng nông thôn, miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa tiếp cận được với thông tin, chính sách của Nhà nước. - Bưu chính là ngành có tính phục vụ cao, mạng lưới rộng khắp. Tình hình phát triển - Việt Nam hiện có hơn 300 bưu cục với bán kính phục vụ là 8,5 km, 18 nghìn điểm phục vụ và hơn 8 nghìn điểm bưu điện - văn hoá xã. - Tuy nhiên: Mạng lưới phân bố chưa đều, công nghệ còn lạc hậu. - Ngành bưu chính sẽ phát triển theo hướng hiện đại, bên cạnh hoạt động công ích sẽ đẩy mạnh hoạt động kinh doanh để trở thành ngành kinh doanh có hiệu quả 2.2. VIỄN THÔNG Sự phát triển - Những năm gần đây, viễn thông nước ta tăng trưởng với tốc độ cao, đạt mức trung bình 30%/năm. Năm 2005 có 15,8 triệu thuê bao điện thoại, đạt 19 thuê bao/100 dân. Điện thoại đã đến hầu hết các xã trong toàn quốc. - Đang được hiện đại hoá bằng mạng kĩ thuật số, tự động hoá cao và đa dịch vụ. Mạng lưới viễn thông - Tương đối đa dạng và không ngừng phát triển, gồm: + Mạng điện thoại : mạng nội hạt và mạng đường dài, mạng cố định và mạng di động. Năm 2005 so với năm 1990: số thuê bao điện thoại tăng 112 lần; về kĩ thuật, công nghệ đã được số hoá hoàn toàn. + Mạng phi thoại: đang được mở rộng và phát triển với nhiều loại hình dịch vụ mới, kĩ thuật tiên tiến như: Mạng Faxcimin (Fax), mạng truyền trang báo trên kênh thông tin. + Mạng truyền dẫn: Được sử dụng với nhiều phương thức khác nhau, gồm mạng dây trần, mạng truyền dẫn viba, mạng truyền dẫn cáp sơi quang, mạng viễn thông quốc tế. Ngoài ra, nước ta còn hoà mạng thông tin Internet thế giới. Năm 2005 đã có 7,5 triệu người sử dụng Internet, chiếm 9% dân số. 3. Vấn đề phát triển thương mại 3.1. NỘI THƯƠNG a. Tình hình phát triển - Việc buôn bán trao đổi hàng hoá ở nước ta đã diễn ra từ lâu với sự ra đời và phát triển của một số đô thị như Thăng Long, Phố Hiến, Hội An. Dưới thời Pháp đã hình thành hệ thống chợ tương đối lớn như chợ Đồng xuân, chợ Sắt, chợ Đông Ba, chợ Bến Thành… . Nền nông nghiệp nhiệt đới a. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thi n nhiên cho phép nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới. Tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2011  Môn: Địa lí Khí. phú, đa dạng. Tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2011  Môn: Địa lí - Địa hình: Việt Nam có cả địa hình đồi núi, đồng bằng, biển và hải đảo; có hơn 200 hang động đẹp; có di sản thi n nhiên. Tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2011  Môn: Địa lí ĐỊA LÍ KINH TẾ 1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế a) Chuyển dịch cơ cấu ngành

Ngày đăng: 29/05/2015, 09:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan