FDI và sự mở rộng thị trường địa lý của các công ty đa quốc gia

17 646 1
FDI và sự mở rộng thị trường địa lý của các công ty đa quốc gia

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Các công ty khi tham gia vào thị trường kinh doanh đều có mong muốn lớn nhất, đó là lợi nhuận. Khi lợi nhuận trong khuôn khổ một quốc gia nào đó đạt đến ngưỡng tối đa, họ sẽ có tham vọng tiến ra thị trường quốc tế. Sự tập trung hóa về mặt địa lý không thể ngăn cản được bước chân của các tập đoàn đa quốc gia xâm nhập vào những thị trường mới lạ bên ngoài, chinh phục những đối tượng khách hàng mới và tìm kiếm những khoản lợi nhuận kếch xù, lớn hơn rất nhiều lần lợi nhuận đạt được nếu như các tập đoàn này chỉ tập trung khai thác thị trường trong nước. Do đó, thị trường nước ngoài đã, đang và sẽ luôn luôn là mục tiêu của hầu hết các doanh nghiệp trên thế giới. Việc làm đó đã làm nảy sinh một vấn đề mới đối với ngành địa lý kinh tế - “chuyên ngành khoa học sử dụng tiếp cận địa lý trong nghiên cứu nền kinh tế”, đó là vấn đề “Sự mở rộng thị trường địa lý đối với các tập đoàn đa quốc gia”. Luôn gắn liền với hoạt động mở rộng thị trường địa lý của các tập toàn là hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI – Foreign Direct Investment). Vai trò của FDI được thể hiện rất rõ qua việc đóng góp vào các yếu tố quan trọng của tăng trưởng như bổ sung nguồn vốn đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu, chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm… FDI đã và đang trở thành một trong những nhân tố chính làm thúc đẩy nền kinh tế các nước phát triển vượt bậc đồng thời cũng mang lại những lợi thế không thể bỏ qua đối với các nhà đầu tư nước ngoài bởi những thị trường mới hứa hẹn nhiều tiềm năng lợi nhuận. Đề tài cũng đồng thời mang đến cái nhìn tổng quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và thực trạng của nó tại trên thế giới. 2 NỘI DUNG CHÍNH 1. Tổng quan về FDI: Sự tập trung hóa về mặt địa lý đồng thời về mặt sở hữu, nhưng sự phi tập trung hóa của biên giới quốc gia đang vượt ngoài sự sản xuất, hay đầu tư trực tiếp nước ngoài, đã bùng nổ vào cuối thế kỉ 20. Năm 1976, với sự công bố luận án tiến sĩ của Stephen Hymer, “Sự vận hành quốc tế của các doanh nghiệp quốc gia: một nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài” (The International Operations of National Firms: A Study of Direct Foreign Investment), các học giả bắt đầu chú ý rằng hiện tượng tập trung quyền sở hữu xuyên không gian địa lý sử dụng một chiến lược điều hành nhiều công ty cũng áp dụng xuyên các đường biên giới quốc gia. Thách thức căn bản của thực trạng đang nổi lên này là giải quyết câu hỏi, “Tại sao các doanh nghiệp gắn sự điều khiển quyền sở hữu đối với tài sản được đặt bên ngoài ranh giới quốc gia thay vì viện đến các quan hệ thương mại hoặc thỏa thuận cho phép?” Sự điều khiển quyền sở hữu này chính là hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư phổ biến được các công ty đa quốc gia áp dụng trong chiến lược mở rộng phạm vi kinh doanh của mình. Hình thức đầu tư này không chỉ yêu cầu các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân nước ngoài bỏ vốn mà đồng thời yêu cầu nhà đầu tư phải trực tiếp tham gia vào quá trình quản lí hoạt động của công ty tại nước nhận đầu tư. FDI là một khoản đầu tư dài hạn, phản ánh lợi ích dài hạn và được điều hành bởi một thực thể đóng tại một nước (nhà đầu tư nước ngoài hoặc công ty mẹ) và một công ty (công ty con nước ngoài) hoạt động tại một nước khác. FDI có nhiều hình thức được phân loại theo mục đích FDI và hình thức góp vốn. Theo mục đích đầu tư, Hội nghị về thương mại và phát triển của Liên Hợp Quốc (UNCTAD - United Nations Conference on Trade and Development) đã phân thành 4 loại: FDI tìm kiếm tài nguyên, FDI tìm kiếm thị trường, FDI tìm kiếm hiệu quả sản xuất và FDI tìm kiếm tài sản chiến lược. Căn cứ vào hình thức góp vốn, đầu tư trực tiếp nước ngoài được phân thành các hình thức: Hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài những hình thức như trên, trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, còn tồn tại hình thức xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT), xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (BTO) và xây dựng – chuyển giao (BT). 2. Nguyên nhân của đầu tư trực tiếp nước ngoài: Những lý do gì khiến các công ty đa quốc gia thực hiện đầu tư ra nước ngoài? Sau đây là những lý do cơ bản cho việc đầu tư trực tiếp nước ngoài: Một là, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hàng loạt thuộc địa giành được độc lập, làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân cũ, chấm dứt việc chia cắt thị trường thế giới thành những khu vực độc quyền của “mẫu quốc”. Thương mại, đầu tư dần dần được tự do hơn cùng với xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế. Môi trường kinh tế - chính trị này đã tạo điều kiện cho đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển. Hai là, đầu tư trực tiếp nước ngoài được coi như một phương thức tối thiểu hóa rủi ro từ hoạt động kinh doanh của các công ty từ một nước duy nhất. Các công ty phải chịu rủi ro rất lớn nếu đồng vốn của họ tập trung duy nhất ở một quốc gia. Vì vậy, đa dạng hóa tài sản của mình 3 bằng phương thức đầu tư trực tiếp nước ngoài là một cách giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài. Ba là, các công ty đa quốc gia có thể khai thác triệt để lợi thế cạnh tranh của mình thông qua hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài. Với ưu thế về tài chính, công nghệ, khả năng lãnh đạo và uy tín quốc tế, các công ty đa quốc gia có thể dễ dàng xâm nhập và chiếm thị phần ở nước ngoài tư các công ty địa phương. Lợi nhuận từ hoạt động của các công ty con ở nước ngoài sẽ được chuyển vào công ty mẹ và khi đó công ty sẽ đạt được mục tiêu tăng tài sản cho các cổ đông của mình. Bốn là, các công ty đa quốc gia tận dụng lợi thế cạnh tranh của mình để khai thác nguồn nguyên liệu, cải tiến kỹ thuật và hạ giá thành của sản phẩm, trong khi vẫn đáp ứng được yêu cầu về lợi nhuận cao của mình. Theo các học thuyết tập trung vào sự mở rộng địa lý của các doanh nghiệp cụ thể, sản xuất theo tập đoàn bắt đầu ở địa phương. Sau khi đi vào sản xuất thì doanh nghiệp mở rộng về mặt địa lý sau đó vận chuyển sản phẩm xuyên qua không gian địa lý. Do đó, sản phẩm được đưa đến các thị trường khác nhau, trong khi sự sản xuất và quyền sở hữu thì vẫn ở địa phương. Để giảm thiểu chi phí và khai thác các loại hình kinh tế theo quy mô, doanh nghiệp tiếp đó thay thế sản xuất theo hướng nhiều nhà máy bằng sản xuất vận hành ở một nơi và vận chuyển sản phẩm xuyên qua không gian địa lý. Theo đuổi một chiến lược đầu tư trực tiếp nước ngoài đơn giản liên quan chỉ liên quan đến các nền kinh tế đã đạt được quy mô lớn hơn xuyên không gian địa lý. Theo như Kozul-Wright và Rowthorn (1998:76) theo dõi và rút ra rằng, “2 yếu tố quyết định trong quá trình này là quy mô doanh nghiệp và sự thâm nhập thị trường. Khi quy mô đủ đạt được ở một thị trường mới thì nó trở nên dễ dàng thành lập các đơn vị sản xuất địa phương ở một quy mô đủ lớn để khai thác nền kinh tế theo quy mô. Vì các doanh nghiệp lớn xu hướng có xuất khẩu lớn và nhiều vốn hơn tại các chi nhánh của họ, họ sẽ đầu tư nhiều nhất một cách bình thường và sự đầu tư này nhìn chung sẽ được thu hút đến các thị trường lớn và đang mở rộng.” 3. Cơ sở khoa học: John Dunning (1993) tranh luận rằng không một học thuyết đơn lẻ nào về đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể giải thích hoạt động kinh tế xuyên quốc gia một cách thích hợp và dễ hiểu, đặc biệt, là các tập đoàn đa quốc gia. Thay vào đó, Dunning đề xuất kết hợp nhiều học thuyết được thừa nhận rộng rãi nhất vào một điển hình. Đặc biệt, điển hình này bao hàm cả các thuyết công nghệ mới về trao đổi và các thuyết về cạnh tranh không hoàn hảo. Các thuyết công nghệ mới là một nhánh trực tiếp của định luật căn bản cho trao đổi quốc tế, học thuyết Heckscher-Ohlin, sau này được mở rộng thành mô hình Heckscher-Ohlin-Samuelson (Learner 1984). Theo học thuyết Heckscher – Ohlin, tỉ lệ các nhân tố hiệu quả xác định cấu trúc trao đổi. Trước hết, học thuyết Heckscher – Ohlin, hay mô hình Heckscher – Ohlin, cần được giải thích một cách đầy đủ với các giả thiết của nó Các giả thiết của mô hình này được đưa ra bao gồm: - Mô hình 2-2-2, tức là: 2 quốc gia, 2 sản phẩm và 2 yếu tố sản xuất (L & K – lao động và tư bản); 4 - Cả 2 quốc gia có cùng trình độ kỹ thuật – công nghệ; thị hiếu hay sở thích người tiêu dùng giống nhau; - Lợi suất theo quy mô là không đổi; - Chuyên môn hóa không hoàn toàn trong sản xuất ở cả 2 quốc gia; - Cạnh tranh hoàn toàn; - Các yếu tố sản xuất chuyển động hoàn toàn trong mỗi quốc gia nhưng không chuyển động trên địa bàn quốc tế và thương mại là hoàn toàn tự do, không tính chi phí vận chuyển, không có thuế quan và những cản trở khác. Giải thích: Sản phẩm K (Capital – Vốn) L (Labour – Lao động) X K x L x Y K y L y Trong đó: - K x , K y lần lượt là lượng vốn cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm X và Y - L x , L y lần lượt là lượng lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm X và Y - Nếu Y Y X X L K L K > thì X: sản phẩm thâm dụng vốn (hàng hóa X sử dụng vốn nhiều hơn tương đối so với lao động); Y: sản phẩm thâm dụng lao động (hàng hóa Y sử dụng lao động nhiều hơn tương đối so với vốn) và ngược lại. Giả sử: giá của tư bản tại quốc gia A giá của lao động tại quốc gia A giá của tư bản tại quốc gia B giá của lao động tại quốc gia B tiền trả để thuê tư bản tại quốc gia A tiền lương trả cho công nhân tại quốc gia A tiền trả để thuê tư bản tại quốc gia B tiền lương trả cho công nhân tại quốc gia B Ta có: Giá cả Quốc gia A Quốc gia B K L Giá cả Quốc gia A Quốc gia B K L 5 Nếu B L K A L K P P P P         >         hoặc B B A A W r W r > thì quốc gia A là dư thừa lao động và quốc gia B là dư thừa tư bản và ngược lại. Từ những phân tích mô hình Heckscher – Ohlin ở trên, ta có thể rút ra kết luận như sau: Nếu tồn tại một sự dư thừa của tư bản hiện hữu đối với lao động, một đất nước có xu hướng xuất khẩu các hàng hóa có hàm lượng tư bản cao, dư thừa lao động đối với tư bản dẫn đến xuất khẩu các hàng hóa có hàm lượng lao động cao. Trong khi trọng tâm của mô hình ban đầu là vào các yếu tố đầu vào của tư bản và lao động, sau này nó mở rộng cả vốn nhân lực và lao động có tay nghề và công nghệ. Các thuyết công nghệ mới tập trung vào vai trò của nghiên cứu và phát triển (R&D - research and develop) và sự hình thành của tri thức kinh tế mới trong việc hình thành nên lợi thế so sánh và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Gruber et al. (1967) gợi ý rằng chi phí R&D phản ánh lợi thế so sánh đương thời là kết quả từ các sản phẩm và các kĩ thuật sản xuất chưa được thích nghi bởi các nhà cạnh tranh nước ngoài. Do đó, các ngành công nghiệp có yếu tố R&D tương đối cao được cho rằng sẽ cho phép lợi thế so sánh của các doanh nghiệp từ những quốc gia phát triển nhất. 4. Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài: Thứ nhất là doanh nghiệp phải có khả năng được định hướng hướng đến các thị trường ngoài nước cụ thể mà vượt trội so với doanh nghiệp đặt tại các nước khác. Những đặc tính doanh nghiệp cụ thể này, Dunning 1 gọi là lợi thế quyền sở hữu, dưới dạng tài sản vô hình. Trong khi những tài sản cụ thể này không thể kéo dài mãi trong dài hạn, doanh nghiệp có sự tiếp cận duy nhất đối với những tài sản như thế này trong ngắn và trung hạn. Nhóm nhân tố thứ hai ảnh hưởng đến xu hướng cho doanh nghiệp gắn liền với đầu tư trực tiếp nước ngoài là những lợi ích đổ dồn về các doanh nghiệp từ việc khai thác các lợi thế quyền sở hữu cụ thể ở mỗi doanh nghiệp phải vượt ngoài những gì đạt được từ bán hoặc cấp quyền chúng cho các doanh nghiệp nước ngoài. Đó là, những lợi thế từ sự nội địa hóa các tài sản và mở rộng các hoạt động của doanh nghiệp bao gồm sự sản xuất ở một nước ngoài phải vượt ngoài việc hướng ngoại hóa các quyền sở hữu thông qua các cơ chế như cấp quyền, hợp đồng quản lí, nhượng quyền, các thỏa thuận dịch vụ kĩ thuật, các dự án “chìa khóa trao tay” (turnkey project), và thầu khoán. Cuối cùng, nhóm thứ 3 ảnh hưởng đến xu hướng cho doanh nghiệp gắn liền với đầu tư trực tiếp nước ngoài là những lợi thế được trao cho doanh nghiệp để mở rộng sản xuất từ chính nước nhà vào nước ngoài. Đó là, phải tồn tại ít nhất một vài nhân tố đầu vào (bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên) bên ngoài nước nhà cung cấp lợi thế cho sản xuất ở nước ngoài. Nếu không thì doanh nghiệp sẽ chọn sản xuất thuần ở chính nước nhà của họ và xuất khẩu đến các thị trường nước ngoài. Nhìn chung, lợi thế nội địa hóa trong doanh nghiệp càng lớn thì động cơ mà các doanh nghiệp gắn với đầu tư trực tiếp nước ngoài càng lớn. Giải thích một vài thuật ngữ có liên quan: 1 Bằng cách tổng hợp các thuyết công nghệ mới về thương mại và các mô hình cạnh tranh không hoàn hảo, Dunning (1981) đề xuất một thuyết tổng hợp về đầu tư trực tiếp nước ngoài 6 Công ty đa quốc gia (MNC): thường được hiểu là một công ty đặt trụ sở tại một nước nhưng lại có những hoạt động sản xuất kinh doanh tại những nước khác. Cấp quyền (Licensing): là một thỏa thuận trong đó người sở hữu các tài sản trí tuệ trao cho một doanh nghiệp khác quyền sử dụng tài sản đó trong một khoảng thời gian nhất định nhằm đổi lấy tiền bản quyền hay các khoản phí bù khác. Nhượng quyền (franchising): là một hình thức kinh doanh đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Đã có nhiều khái niệm được nêu ra của nhiều trường phái khác nhau nhằm giải thích, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh nhượng quyền đạt hiệu quả. Theo Hiệp hội nhượng quyền kinh doanh Quốc tế (The International Franchise Association) Hiệp hội lớn nhất nước Mỹ và thế giới đã nêu ra khái niệm như sau: “Nhượng quyền thương mại là mối quan hệ theo hợp đồng, giữa bên giao và bên nhận quyền, theo đó bên giao đề xuất hoặc phải duy trì sự quan tâm liên tục tới doanh nghiệp của bên nhận trên các khía cạnh như bí quyết kinh doanh (know-how), đào tạo nhân viên; bên nhận hoạt động dưới nhãn hiệu hàng hóa, phương thức và phương pháp kinh doanh do bên giao sở hữu hoặc kiểm soát; và bên nhận đang hoặc sẽ tiến hành đầu tư đáng kể vốn vào doanh nghiệp bằng các nguồn lực của mình”. Theo điều 284 Luật thương mại Việt Nam năm 2005: “Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây: - Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền; - Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh”. Các dự án chìa khóa trao tay (turnkey project): được hiểu như là một loại dự án đang được xây dựng bởi một nhà phát triển và bán hoặc chuyển giao cho một người mua ở trạng thái sẵn sàng sử dụng. Có những doanh nghiệp cũng có sản phẩm là công nghệ, bí quyết. Tuy nhiên, vì nhiều lí do (có thể là do họ không muốn lộ bí quyết, có thể là do công nghệ quá phức tạp), họ không thể dung phương pháp cấp phép mà phải sử dụng chìa khóa trao tay. Ở phương pháp này, doanh nghiệp nội địa phải huy động nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng và đào tạo nhân lực sử dụng công nghệ cho doanh nghiệp nước ngoài. Việc cần là của doanh nghiệp nước ngoài chỉ là sử dụng. Điều này tương tự như A lắp một chiếc xe hoàn chỉnh, và trao cho B chiếc chìa khóa, cắm vào là chạy. A sẽ thu lại bằng tiền thu được khi vận hành cơ sở hạ tầng, hoặc bằng khoản tiền B chi trả cho A. Phương pháp này thường được sử dụng khi xây dựng cơ sở hạ tầng cho chính phủ nước sở tại. Chìa khóa trao tay giúp doanh nghiệp nội địa dễ dàng ứng phó với các biến chuyển do chính trị, và cũng bớt gặp phải rắc rối hơn so với đầu tư trực tiếp (nhiều chính phủ hay làm khó dễ doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào). Năng lực mua hàng là khả năng thương lượng của người mua hàng. 7 5. Thực trạng FDI trên thế giới: Lược đồ 1: Dòng vốn FDI chảy vào của các nước trên thế giới 2 Nguồn: Báo cáo đầu tư thế giới của UNCTAD cập nhật đến ngày 26/07/2011 Như có thể dễ dàng thấy trên lược đồ, các nước có nền kinh tế hàng đầu thế giới như Mỹ và Trung Quốc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài rất lớn, trên 100 tỉ đô la Mỹ. Tiếp theo đó là các nước công nghiệp phát triển như Canada, Australia, … có mức thu hút đầu thư trực tiếp nước ngoài cũng rất lớn, dao động trong khoảng từ 50 đến 100 tỉ đô la Mỹ. Ngược lại, một loạt các nước ở khu vực châu Phi, vốn FDI chảy vào các nước này ở mức rất thấp, dưới 3 tỉ đô la Mỹ. Việt Nam có mức thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trung bình thấp, khoảng dưới 10 tỉ đô la Mỹ. Nguyên nhân chủ yếu của sự khác biệt này chính là cơ sở hạ tầng, điều thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Các nước ở top đầu có cơ sở hạ tầng rất tốt, đủ để đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe nhất của nhà đầu tư nước ngoài. Trong khi đó, cơ sở hạ tầng các nước châu Phi vẫn còn quá lạc hậu, chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, ổn định chính trị là yếu tố mà các quốc gia này còn thiếu. Những cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo vẫn xảy ra liên tục, khiến các nhà đầu tư không thể tin tưởng đổ vốn đầu tư vào thị trường này do còn quá nhiều rủi ro. 2 hp://chartsbin.com/view/2213 8 Lược đồ 2: Dòng vốn FDI đầu tư ra nước ngoài 3 Nguồn: Báo cáo đầu tư thế giới của UNCTAD cập nhật đến ngày 26/07/2011 Cũng như vậy, Mỹ vẫn dẫn đầu trong việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài với dòng vốn trên 100 tỉ đô la Mỹ. Tiếp theo đó là các nước ở khu vực Tây Âu, với mức đầu tư ra nước ngoài rất lớn, từ 80 tỉ đến 100 tỉ đô la Mỹ. Ngược lại, Mông Cổ, các nước ở Đông Nam Á, châu Phi, Trung Đông, Đông Âu và một vài nước ở khu vực Nam Mỹ đầu tư rất ít ra nước ngoài, dưới 6 tỉ đô la Mỹ. Các nước kém phát triển và các nước đang phát triển không thể nào đầu tư ra nước ngoài nhiều do họ rất thiếu vốn để phục vụ cho đầu tư phát triển hạ tầng trong nước trong khi các tập đoàn đa quốc gia đến từ các nước phát triển nhất luôn sẵn sàng chi những khoản tiền khổng lồ để tìm kiếm những thị trường hấp dẫn, vượt qua không gian địa lý để đầu tư và dễ dàng chiếm lĩnh lấy thị trường mới do sở hữu những công nghệ hàng đầu, kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý chuyên nghiệp. Do đó, bức tranh đầu tư ra nước ngoài nổi bật nhất ở những nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới và nhạt nhòa ở những khu vực có kinh tế kém phát triển. Bên cạnh đó, thực trạng của top 5 tập đoàn đa quốc gia có tài sản nước ngoài lớn nhất trên thế giới sẽ giúp hiểu thêm về vai trò quan trọng của việc đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các tập đoàn đa quốc gia. Bảng 3: 5 công ty đa quốc gia có tài sản ở nước ngoài lớn nhất thế giới (2013) 4 Đơn vị: Triệu đô la Mỹ STT Tập đoàn Quốc Ngành Tài sản Doanh thu 3 http://chartsbin.com/view/2214 4 http://www.unctad.org/Sections/dite_dir/docs/WIR2014/WIR14_tab28.xls 9 gia công nghiệp Nước ngoài Tổng cộng Nước ngoài Tổng cộng 1 General Electric Corporation Mỹ Điện tử 331 160 656 560 74 382 142 937 2 Royal Dutch Shell plc Anh Dầu mỏ 301 898 357 512 275 651 451 235 3 Toyota Motor Corporation Nhật Bản Ô tô 274 380 403 088 171 231 256 381 4 Exxon Mobil Corporation Mỹ Dầu mỏ 231 033 346 808 237 438 390 247 5 Total SA Pháp Dầu mỏ 226 717 238 870 175 703 227 901 Nguồn: UNCTAD Như có thể thấy trên bảng số liệu, tập đoàn đa quốc gia hàng đầu của Mỹ General Electric Corporation có đến hơn 50% tổng tài sản là đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt tập đoàn dầu mỏ Pháp Total SA có đến 94,9% tổng tài sản được phân tán ra nước ngoài. Bên cạnh đó, doanh thu của các tập đoàn này từ các thị trường nước ngoài cũng ở mức rất cao. Chẳng hạn, Toyota Motor Corporation của Nhật có xấp xỉ 66,8% doanh thu đến từ các thị trường ngoài nước. Rõ ràng, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành một chiến lược trong phát triển của các tập đoàn hàng đầu thế giới. Chính bởi lý do hạn chế rủi ro, họ đã đem hơn một nửa tài sản của mình phân tán ra nước ngoài đầu tư. Và chính lượng vốn FDI đổ vào các nước khác đã đem lại cho họ doanh thu khổng lồ, chiếm đến 2/3 tổng doanh thu của tập đoàn trên toàn thế giới. Điều đó nói lên rằng, để phát triển công ty của mình, tất yếu các nhà lãnh đạo tập đoàn sẽ phải tính đến chuyện mở rộng thị trường xuyên không gian địa lý trong dài hạn. 6. Bài học trên thế giới về các nhóm nhân tố: Bài học Walmart – Cifera 5 những năm 90 của thế kỉ 20 về nhóm nhân tố thứ nhất: Được thành lập năm 1962 bởi Sam Walton, trải qua đã bốn thập kỷ, Wal-Mart đã phát triển nhanh chóng và trở thành một công ty bán lẻ lớn nhất thế giới với doanh thu 330 tỷ USD, 1,8 triệu nhân viên, và khoảng 7000 cửa hàng. Đến năm 1991, các hoạt động của Wal-Mart vẫn chỉ giới hạn tại Mỹ. Ở đó Wal-Mart đã thiết lập một lợi thế cạnh tranh dựa vào sự kết hợp giữa việc mua bán hàng hóa có hiệu quả, năng lực mua hàng , và các chính sách quan hệ con người. Ngoài ra, Wal-Mart còn dẫn dầu trong việc ứng dụng hệ thống thông tin để theo dõi doanh thu bán hàng và hàng tồn kho, phát triển một trong những hệ thống phân phối có hiệu quả nhất thế giới, và là một trong những công ty đầu tiên khuyến khích nhân viên sở hữu cổ 5 Trích từ địa chỉ: http://thptanlac.vn/lenghiavn/qtkd11/kinhdoanhquocte(16-2-2012)/Walmart.doc Dịch từ “Wal-Mart’s Global Expansion”, trong International Busines, Charles Hill, McGraw-Hill/ Irwin, xuất bản lần thứ 7, 2009 10 [...]... cạnh tranh ở những thị trường bên ngoài nước Mỹ và nó đã quyết định mở rộng hoạt động kinh doanh đến 13 quốc gia khác Wal-Mart đã thâm nhập vào thị trường Canada, Anh, Đức, Nhật, Hàn Quốc, bằng cách mua lại các nhà bán lẻ đã có sẵn trên thị trường đó và sau đó nó chuyển giao hệ thống quản lý thông tin, logistics, và các kỹ năng quản lý của mình sang các chi nhánh này Còn ở các quốc gia khác, Wal-Mart... đến quá trình mở rộng thị trường địa lý của các doanh nghiệp Quá trình xâm nhập vào các thị trường hấp dẫn ở nước ngoài xảy ra khi quy mô đủ đạt được ở một thị trường mới thì doanh nghiệp sẽ dễ dàng mở ra những nhà máy, khu công nghiệp ở tại địa phương trên một quy mô đủ lớn để khai thác nền kinh tế theo quy mô Các chi nhánh của công ty mẹ sẽ lan tỏa ra khắp nơi, mở rộng ra bên ngoài thị trường trong... lợi thế so sánh cho các công ty nói riêng và cho cả một quốc gia nói chung Do đó, đề tài Mở rộng thị trường địa lý: Các công ty đa quốc gia nói riêng và chuyên ngành khoa học đặc thù địa lý kinh tế nói chung đã đóng góp những tri thức quý giá cho những hoạt động kinh tế thực tiễn, giúp các doanh nghiệp đạt được lợi nhuận như họ mong muốn khi tiến ra quốc tế chinh phục những thị trường mới lạ 16 DANH... phục những thị trường hấp dẫn hơn Khối lượng vốn đổ vào đầu tư sẽ tăng lên để phục vụ công cuộc chinh phục các thị trường mới này Đề tài cũng chỉ ra những nhóm nhân tố đặc biệt quan trọng, có ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại khi các tập đoàn đa quốc gia tiến hành gia nhập vào các thị trường địa lý vượt ra bên ngoài biên giới của quốc gia mình Những nhóm nhân tố này cung cấp cho các doanh nghiệp... tuổi và thu về những khoản lợi nhuận kếch xù, một con số nằm ngoài sức tưởng tượng nếu đem so sánh với khi họ chi dậm chân tại thị trường trong nước Vì lí do đó, cụm từ thị trường nước ngoài” đã, đang và sẽ luôn là miếng bánh hấp dẫn mời chào các doanh nghiệp trên thế giới Đề tài Sự mở rộng thị trường địa lý và các tập đoàn đa quốc gia đã giải thích một cách ngắn gọn nguyên nhân, mục đích và những... Phương thức thâm nhập thị trường của các công ty đa quốc gia, trang 30 – 32 http://goo.gl/IqjlYd 15 ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN Như một quy luật tất yếu, khi bước chân vào thị trường kinh doanh, mọi hoạt động kinh tế của các công ty tham gia đều chỉ nhằm hướng đến một mục tiêu hàng đầu, hay có thể nói là gần như duy nhất, đó chính là lợi nhuận, lí do khiến cho các doanh nghiệp không ngừng mở rộng phạm vi kinh... cung ứng hàng hóa chính của Wal-Mart là những công ty quốc tế lâu đời; ví dụ như GE (thiết bị gia dụng), Unilever (hàng hóa thức ăn), và Procter & Gamble (các sản phẩm chăm sóc cá nhân) là những nhà cung ứng chính của Wal-Mart và họ đã có các hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế từ rất lâu Cùng với sự mở rộng ra thị trường quốc tế, WalMart đã dùng quy mô tăng trưởng của nó để đòi hỏi có được... một công ty mang nhiều đặc trưng Mỹ Trong lúc các phương thức bán lẻ của nó rất hợp với thị trường Mỹ, nhưng lại không hiệu quả ở các nước nơi mà cơ sở hạ tầng khác với thị trường Mỹ, thị hiếu và sở thích khách hàng cũng khác, và các nhà bán lẻ có sẵn ở đó đã chiếm lĩnh thị trường Không lo sợ về những cảnh báo đó, vào năm 1991, Wal-Mart bắt đầu phát triển ra thị trường quốc tế với việc khai trương các. .. vực mà hiện nay nó đang chiếm lĩnh thị phần từ những siêu thị nó thành lập) Tuy nhiên vào năm 1990, Wal-Mart nhận ra rằng cơ hội phát triển của nó ở Mỹ đang trở nên bị giới hạn hơn Các nhà lãnh đạo công ty tính toán rằng vào đầu những năm 2000, các cơ hội phát triển nội địa sẽ bị kiềm hãm lại do thị trường đã bão hòa Vì vậy, công ty đã quyết định mở rộng hoạt động kinh doanh ra thị trường toàn cầu Đầu... xuất bản Chính trị quốc gia (2006); trang 103 – 106 Case study: Sự mở rộng toàn cầu của Wal-Mart http://thptanlac.vn/lenghiavn/qtkd11/kinhdoanhquocte(16-2-2012)/Walmart.doc Chiến lược Marketing của KFC tại thị trường Việt Nam, trang 19-20 http://luanvan.co/luan-van/chien-luoc-marketing-cua-kfc-tai-thi-truong-viet-nam20518/ Phương thức thâm nhập thị trường của các công ty đa quốc gia, trang 30 – 32 . Wal-Mart http://thptanlac.vn/lenghiavn/qtkd11/kinhdoanhquocte(16-2-2012)/Walmart.doc - Chiến lược Marketing của KFC tại thị trường Việt Nam, trang 19-20 http://luanvan.co/luan -van/ chien-luoc-marketing -cua- kfc-tai -thi- truong- viet-nam- 20518/ -. tại quốc gia A giá của lao động tại quốc gia A giá của tư bản tại quốc gia B giá của lao động tại quốc gia B tiền trả để thuê tư bản tại quốc gia A tiền lương trả cho công nhân tại quốc gia A tiền. gia A tiền trả để thuê tư bản tại quốc gia B tiền lương trả cho công nhân tại quốc gia B Ta có: Giá cả Quốc gia A Quốc gia B K L Giá cả Quốc gia A Quốc gia B K L 5 Nếu B L K A L K P P P P         >         hoặc

Ngày đăng: 29/05/2015, 08:29

Mục lục

  • LỜI NÓI ĐẦU

  • NỘI DUNG CHÍNH

    • 1. Tổng quan về FDI:

    • 2. Nguyên nhân của đầu tư trực tiếp nước ngoài:

    • 3. Cơ sở khoa học:

    • 4. Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài:

    • 5. Thực trạng FDI trên thế giới:

    • 6. Bài học trên thế giới về các nhóm nhân tố:

    • 7. Bài học ở Việt Nam về các nhóm nhân tố:

    • ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN

    • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan