Đề thi vào lớp 10 chuyên Lam Sơn

3 220 0
Đề thi vào lớp 10 chuyên Lam Sơn

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM THANH HOÁ ĐỀ THI VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN LAM SƠN NĂM HỌC 2010 - 2011 Đề chính thức Môn thi: Sinh học Ngày thi: 20 tháng 6 năm 2010 Câu Nội dung Điểm 1 1,5 - Các kiểu gen có thể có: + Nếu 3 cặp gen nằm trên 3 cặp NST tương đồng thì có kiểu gen: AaBbDd + Nếu 3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng thì có các kiểu gen: bd BD Aa ; bD Bd Aa ; ad AD Bb ; aD Ad Bb ; ab AB Dd ; aB Ab Dd + Nếu 3 cặp gen nằm trên 1 cặp NST tương đồng thì có các kiểu gen: abd ABD ; abD ABd ; aBD Abd ; aBd AbD 0,25 0,25 0,25 - Số loại giao tử tạo thành: + Nếu có kiểu gen AaBbDd thì sẽ tạo ra tối đa 8 loại giao tử. + Nếu 3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng thì sẽ tạo ra tối đa 4 loại giao tử với mỗi loại kiểu gen. + Nếu 3 cặp gen nằm trên 1 cặp NST tương đồng thì sẽ tạo ra tối đa 2 loại giao tử với mỗi loại kiểu gen. 0,25 0,25 0,25 2 1,0 - Điểm giống và khác nhau: + Giống nhau: Đều có bộ NST đơn bội ở trạng thái kép. + Khác nhau: Có bộ NST khác nhau về nguồn gốc bố, mẹ. 0,25 0,25 - Cần phải xảy ra giảm phân II vì: + Làm cho bộ NST trong giao tử là bộ đơn bội ở trạng thái đơn(n). + Là cơ sở cho việc tái tổ hợp bộ NST lưỡng bội(2n) đặc trưng của loài qua thụ tinh. 0,25 0,25 3 1,0 a) Xác định bộ NST 2n của loài, kí hiệu: - Nhận thấy 23 là số lẻ nên 23 = n 2n = 46. - Kí hiệu bộ NST trong tế bào 2n của loài: 44A + XX hoặc 44A + XY. 0,25 0,25 b) Xác định quá trình phân bào, kì phân bào: - Vì bộ NST trong tế bào là bộ đơn bội ở trạng thái kép(n = 23 NST kép) nên tế bào đang thực hiện quá trình giảm phân. - Tế bào trên đang ở kì cuối của giảm phân I hoặc kì đầu hay kì giữa của giảm phân II. 0,25 0,25 4 1,0 * Số nuclêôtit của gen bình thường: - Theo bài ra ta có tổng số nuclêôtit của gen là: N = (2 x 4080 A 0 ) : 3,4 A 0 = 2400(nuclêôtit) <=> 2A + 2G = 2400 A + G = 1200 (1). Ta lại có: (A + T)/(G + X) = 2/3 A = 2/3G(2) Từ (1) và (2) ta có: A = T = 480(nuclêôtit); G = X = 720(nuclêôtit) 0,25 0,25 0,25 * Số nuclêôtit của gen đột biến: A = T = 480 - 1 = 479(nuclêôtit) G = X = 720 + 1 = 721(nuclêôtit) 0,25 5 1,5 a) Ta có 2n = 24 n = 12 cặp NST khác nhau nên có thể cho tối đa 12 dạng thể ba nhiễm (2n + 1 = 25) khác nhau ứng với 12 cặp NST tương đồng. 0,5 b) Số loại giao tử được tạo ra từ cây cà chua, kí hiệu: * TH 1: Cặp NST mang cặp gen Aa không phân ly trong giảm phân I sẽ tạo ra 2 loại giao tử dị bội: Aa (n+1), O (n-1). * TH 2: Cặp NST mang cặp gen Aa không phân ly trong giảm phân II thì tạo ra 3 loại giao tử: hoặc AA(n+1), a(n) và O(n-1) hoặc aa(n+1), A(n) và O(n-1) hoặc AA(n+1), aa(n + 1) và O(n-1). * TH 3:Cặp NST mang cặp gen Aa không phân ly trong giảm phân I và II thì tạo ra 2 loại giao tử: O(n - 1) và AAaa(n + 3). * TH 4: Cặp NST mang cặp gen Aa phân li bình thường sẽ tạo ra 2 loại giao tử(n) A và a. 0,25 0,25 0,25 0,25 6 1,0 Tại vì: - Gen xấu là những gen biểu hiện thành kiểu hình có hại và thường ở trạng thái lặn. - Những gen ở trạng thái lặn không được biểu hiện ra kiểu hình khi ở trạng thái dị hợp vì bị gen trội lấn át và chỉ biểu hiện thành kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp. - Khi tiến hành tự thụ phấn bắt buộc ở cây trồng và giao phối cận huyết ở vật nuôi qua nhiều thế hệ thì tỷ lệ đồng hợp tăng lên, dị hợp giảm tạo thành các dòng thuần. - Khi đó các tính trạng xấu do gen lặn quy định được biểu hiện ra kiểu hình nên người ta sẽ dễ loại bỏ chúng khỏi quần thể 0,25 0,25 0,25 0,25 7 1,5 a Lúa là thức ăn của chuột, do đó khi lúa phát triển mạnh thì thức ăn của chuột dồi dào làm cho sức sinh sản của quần thể chuột tăng, sự tử vong giảm. Kết quả là số lượng cá thể của quần thể chuột tăng lên và ngược lại. - Rắn sử dụng chuột làm thức ăn, do đó khi số lượng cá thể của quần thể rắn tăng sẽ làm cho số lượng cá thể của quần thể chuột giảm và ngược lại. 0,25 0,25 b Mối quan hệ Lúa - Chuột - Rắn sẽ tạo nên hiện tượng khống chế sinh học đảm bảo sự cân bằng sinh học trong hệ sinh thái. - Con người đã ứng dụng hiện tượng khống chế sinh học trong biện pháp đấu tranh sinh học để phòng trừ các sinh vật gây hại cho cây trồng: + Dùng thiên địch để khống chế sinh vật gây hại. + Vệ sinh đồng ruộng, luân canh để loại bỏ hoàn toàn nguồn thức ăn của sinh vật gây hại trong một thời gian. 0,25 0,25 c. - Những biện pháp nói trên vừa có tác dụng giảm tác hại của sinh vật gây hại đối với trồng trọt, chăn nuôi vừa đảm bảo cân bằng sinh thái và không hoặc hạn chế tới mức thấp nhất việc sử dụng các hoá chất bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường. - Bằng những hiểu biết của mình về sinh thái học, em có thể làm các việc sau đây: + Bảo vệ các sinh vật có ích, các sinh vật là thiên địch của sinh vật gây hại. + Tuyên truyền việc ứng dụng các biện pháp sinh học để phòng trừ sâu bệnh và sinh vật gây hại, hạn chế việc sử dụng một cách bừa bãi thuốc hoá học bảo vệ thực vật. 0,25 0,25 8 1,5 a) - P t/c , F 1 đồng tính và thể hiện tính trạng của một bên bố hoặc mẹ nên tính trạng hoa đơn, đỏ là trội hoàn toàn so với tính trạng hoa kép, trắng. 0,25 Qui ước: Gen A: hoa đơn, gen a: hoa kép. Gen B: hoa đỏ, gen b: hoa trắng. - Khi cho F 1 lai với cây có hoa kép, trắng thu được ở đời lai gồm 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 1 : 1 : 1: 1. Đây là kết quả của phép lai phân tích hai cặp gen nằm trên hai cặp NST tương đồng khác nhau. + KG của P là AAbb và aaBB. + KG của cây F 1 là AaBb; KG của cây có hoa kép, trắng (đem lai với cây F 1 ) là aabb. - SĐL: 0,5 0,25 b) Cho F 1 tự thụ phấn, ta có SĐL: F 1 x F 1 : Hoa đơn, đỏ x Hoa đơn, đỏ AaBb AaBb Gt: 1/4 AB : 1/4 Ab : 1/4 aB : 1/4 ab 1/4 AB : 1/4 Ab : 1/4 aB : 1/4 ab Ở F 2 ta có tỉ lệ cây thuần chủng có hoa kép, đỏ là: 1/4 aB x 1/4 aB = 1/16 aaBB hay 6,25%. 0,5 Lưu ý khi chấm: Thí sinh có thể trình bày bài làm theo cách khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa. Hết . VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM THANH HOÁ ĐỀ THI VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN LAM SƠN NĂM HỌC 2 010 - 2011 Đề chính thức Môn thi: Sinh học Ngày thi: 20 tháng 6 năm 2 010 Câu Nội dung Điểm 1 1,5 - Các kiểu. loại giao tử với mỗi loại kiểu gen. 0,25 0,25 0,25 2 1,0 - Điểm giống và khác nhau: + Giống nhau: Đều có bộ NST đơn bội ở trạng thái kép. + Khác nhau: Có bộ NST khác nhau về nguồn gốc bố, mẹ. 0,25 0,25 -. học trong biện pháp đấu tranh sinh học để phòng trừ các sinh vật gây hại cho cây trồng: + Dùng thi n địch để khống chế sinh vật gây hại. + Vệ sinh đồng ruộng, luân canh để loại bỏ hoàn toàn nguồn

Ngày đăng: 29/05/2015, 04:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan