CHUYÊN ĐỀ RÔBINXƠN NGOÀI ĐẢO HOANG

8 538 5
CHUYÊN ĐỀ RÔBINXƠN NGOÀI ĐẢO HOANG

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Văn bản này được trích từ tác phẩm nổi tiếng Rôbinxơn Cruxô của Điphô, một nhà văn Anh, sống vào khoảng cuối thế kỉ XVII, đầu thế kỉ XVIII Cách thời đại ngày nay đến gần 300 năm nhưng Rôbinxơn Cruxô vẫn được nhiều bạn đọc say mê, không chỉ bởi cốt truyện li kì, hấp dẫn mà còn bởi văn phong mới mẻ, hiện đại, vừa trong sáng vừa dí dỏm. Rôbinxơn Cruxô là lời ca ngợi lao động, ca ngợi sức mạnh của con người trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên. Đoạn trích trong sách giáo khoa kể chuyện lúc Rôbinxơn đã một mình sống ở ngoài đảo hoang khoảng 15 năm.

CHUYÊN ĐỀ RÔ-BIN-XƠN NGOÀI ĐẢO HOANG (Trích Rô-bin-xơn Cru-xô của Đ. Đi-phô) I- GỢI Ý 1. Tác giả: Đi-phô (1660-1731) là nhà văn Anh, sinh ở Luân Đôn. Ông là nhà văn có tư tưởng tiến bộ, thể hiện qua những tác phẩm nổi tiếng như: Rô- bin-xơn Cru-xô, Thủ lĩnh Xinh-gơ-tơn, Đại tá Jêc, Rô-xa-na, 2. Tác phẩm: Văn bản này được trích từ tác phẩm nổi tiếng Rô-bin-xơn Cru-xô của Đi-phô, một nhà văn Anh, sống vào khoảng cuối thế kỉ XVII, đầu thế kỉ XVIII- Cách thời đại ngày nay đến gần 300 năm nhưng Rô-bin-xơn Cru- xô vẫn được nhiều bạn đọc say mê, không chỉ bởi cốt truyện li kì, hấp dẫn mà còn bởi văn phong mới mẻ, hiện đại, vừa trong sáng vừa dí dỏm. Rô-bin-xơn Cru-xô là lời ca ngợi lao động, ca ngợi sức mạnh của con người trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên. Đoạn trích trong sách giáo khoa kể chuyện lúc Rô-bin-xơn đã một mình sống ở ngoài đảo hoang khoảng 15 năm. 3. Tóm tắt: Có thể chia đoạn trích là hai phần: một phần tả trang phục, một phần tả diện mạo. Trang phục thì kì cục còn diện mạo cũng hài hước không kém, tuy vậy, qua cách miêu tả của tác giả, bạn đọc có thể hình dung được ít nhiều những gian nan vất vả mà nhân vật đã phải trải qua, đồng thời cảm nhận được một nghị lực phi thường, tình yêu cuộc sống mãnh liệt được biểu hiện qua những lời nhân vật tự miêu tả mình, nhất là qua tiếng cười chỉ chực bật ra sau những câu chữ. II - GIÁ TRỊ TÁC PHẨM 1. Có thể chia đoạn trích là hai phần: một phần tả trang phục, một phần tả diện mạo. Trang phục thì kì cục còn diện mạo cũng hài hước không kém, tuy vậy, qua cách miêu tả của tác giả, bạn đọc có thể hình dung được ít nhiều những gian nan vất vả mà nhân vật đã phải trải qua, đồng thời cảm nhận được một nghị lực phi thường, tình yêu cuộc sống mãnh liệt được biểu hiện qua những lời nhân vật tự miêu tả mình, nhất là qua tiếng cười chỉ chực bật ra sau những câu chữ. 2. Có lẽ rất lâu nữa, nhân loại vẫn còn phải nhắc đến câu nói nổi tiếng của Đô-xtôi-ép-xki: "Cái đẹp cứu thế giới". Thế giới sẽ mãi trường tồn chừng nào con người còn tin yêu cái đẹp và không ngừng sáng tạo ra cái đẹp. Điều gì đã khiến Rô-bin-xơn Cru-xô, một người bị tách rời khỏi xã hội văn minh đến hơn hai mươi tám năm trời, xung quanh không người thân thuộc, trong tay chỉ có vài món vật dụng thô sơ, không những đã sống sót mà còn có thể tạo dựng cho mình một cuộc sống ngày càng đầy đủ và phong phú hơn? Chúng ta sẽ tìm thấy câu trả lời khi đọc cuốn truyện, thậm chí, chỉ cần đọc những dòng miêu tả qua một đoạn trích rất ngắn này. Thông thường trong những hoàn cảnh tương tự người ta rất dễ tuyệt vọng. Không tuyệt vọng sao được khi chứng kiến toàn bộ thuỷ thủ đoàn bị chết, chỉ còn mỗi mình bị quăng lên hoang đảo, tương lai hoàn toàn mờ mịt, không biết khi nào mới về được quê hương. Sự tuyệt vọng nếu không giết chết con người thì cũng dễ làm cho người ta trở nên ngày càng tàn tạ, dẫn đến đầu hàng số phận, gục ngã trước hoàn cảnh. Lời văn trong truyện (cụ thể là trong đoạn trích này) giống như những dòng nhật kí ghi lại một cách tỉ mỉ và chi tiết từng diễn biến, sự kiện đã và đang xảy ra. Tuy vậy, chúng ta không hề nhận thấy cảm giác tuyệt vọng hay buồn chán. Thay vào đó là tiếng cười sảng khoái, tràn đầy niềm tin của một người đã không ngừng đấu tranh để vượt lên trên hoàn cảnh, không bao giờ từ bỏ niềm hi vọng được trở về với cuộc sống bình thường. Mở đầu đoạn trích, nhân vật "tôi" đã tưởng tượng: "Nếu có ai đó ở nước Anh gặp một kẻ như tôi lúc bấy giờ, chắc tôi sẽ làm cho họ hoảng sợ hoặc phá lên cười sằng sặc; và lắm khi tôi đứng lặng ngắm nghía bản thân mình, tôi cứ mỉm cười tưởng tượng tôi lang thang khắp miền Y-oóc- sai với trang bị và áo quần như vậy ". Có thể nhận thấy ngay rằng, không cần phải trở về nước Anh, ngay lúc đó nhân vật "tôi" cũng đang "phá lên cười sằng sặc" bởi cái bộ dạng kì quái của mình. Từ cái mũ "to tướng, cao lêu đêu chẳng ra hình thù gì", chiếc áo có vạt "dài tới khoảng lưng chừng hai bắp đùi" cho đến cái quần "loe đến đầu gôi", lại thêm một đôi chẳng biết nên gọi là bít tất hay là giày, tất cả đều bằng da dê. Điều đó trước hết cho thấy một sự thực: Rô-bin-xơn đã không còn lấy một mảnh vải mà may áo quần (làm gì có thứ vải nào còn lại được qua mấy chục năm trời?). Nhưng đằng sau đó là một sự thật đáng khâm phục: để có thể tồn tại được, Rô-bin-xơn đã làm tất cả những gì có thể (trong truyện kể anh ta còn thuần hoá và nuôi được cả dê, trồng được lúa mạch để làm bánh ). Những thứ trang phục kì quái ấy (mũ, quần áo, giày, đai lưng để đeo các vật dụng sinh hoạt, ô che nắng mưa ) đều được chế tạo phù hợp nhằm thay thế một cách tốt nhất cho quần áo thông thường. Chỉ qua trang phục thôi, chúng ta cũng đã thấy ý chí và nghị lực của nhân vật "tôi" lớn đến mức nào. Thay vì bị hoàn cảnh éo le khuất phục, Rô-bin-xơn đã không ngừng lao động, cải tạo nó để nó phục vụ cho cuộc sống của mình. Phần cuối đoạn trích là mấy dòng dành để tả diện mạo. Không nhiều và cũng không thật cụ thể như khi tả trang phục nhưng mỗi chi tiết đều rất đặc sắc, khắc hoạ rất rõ chân dung của nhân vật lúc bấy giờ. Quả thật, nếu không phải là lời văn mà là anh chàng Rô-bin-xơn ấy hiện lên sừng sững trước mắt ta với bộ dạng ấy thì hoặc là ta phải "khiếp sợ" hoặc là "phá lên cười sằng sặc" như chính lời nhân vật "tôi" dự đoán. Một bộ trang phục từ đầu đến cuối toàn bằng da dê (trong hoàn cảnh ấy, dù có tỉ mẩn đến đâu cũng khó có thể gọi là đẹp), quanh người lỉnh kỉnh toàn vật dụng (cưa, rìu, thuốc súng ), trên mép ngất nghểu một bộ ria "dài đến mức có thể dùng treo mũ" Có lẽ bởi sợ hung mạo ấy sẽ gây ấn tượng không tốt đến bạn đọc nên ngay câu đầu tiên tả diện mạo, tác giả đã "rào trước đón sau": "Còn về diện mạo của tôi, nó không đến nỗi đen cháy như các bạn có thể nghĩ về một kẻ chẳng quan tâm tí gì đến da dẻ của mình lại sống ở vào khoảng chín mười độ vĩ tuyến miền xích đạo". Có thể nói yếu tố có giá trị lớn nhất, gây ấn tượng mạnh mẽ nhất đối với bạn đọc chính là lời văn miêu tả. Con người luôn tự trào lộng về mình ấy cũng là con người ý thức rất rõ về giá trị và nghị lực của mình. Chỉ riêng việc chăm chút cho bộ ria thôi, Rô-bin-xơn cũng đã tính toán rất kĩ: một "cặp ria mép to tướng kiểu Hồi giáo như ria vài gã Thổ Nhĩ Kì tôi gặp ở Xa-lê vì người Ma-rốc không để ria theo kiểu như người Thổ ". Nếu chỉ nhìn ở khía cạnh bề ngoài thì sự chăm chút ấy chẳng có nghĩa gì (thậm chí có thể coi là vô tích sự), thế nhưng đó lại là minh chứng rõ ràng nhất cho tình yêu cuộc sống, cho khát vọng trở về với cuộc sống bình thường của Rô-bin-xơn. Hầu như trong cả đoạn trích này, nhân vật "tôi" không hề tỏ ra cô đơn. Dù đang sống một mình trên hòn đảo hoang vu, xa cách loài người cả về không gian và thời gian, cách miêu tả của Rô-bin-xơn luôn mang đến cho ta cảm giác nhân vật đang sống giữa xã hội thân thuộc và vui nhộn của mình. Cảm giác về cuộc sống bình thường không hề mất đi, trái lại, nó càng được bộc lộ sâu sắc và mãnh liệt hơn. Mở đầu là sự hình dung gặp một ai đó "ở nước Anh", cụ thể hơn là cảnh lang thang "khắp miền Y-oóc-sai", những tấm da dê được khâu rất khéo thành bộ trang phục đủ lệ bộ như của con người, xén một bộ ria thì luôn hình dung do giống người này mà lại không giống người khác, kết thúc lại là cảnh "mọi người phải khiếp sợ nếu như là ở nước Anh". Khao khát trở về với cuộc sống bình thường mãnh liệt đến mức tác giả luôn hình dung mình đang sống, đang dạo khắp nước Anh, thậm chí cả châu Âu và châu Phi. Dù chỉ là một đoạn trích nhưng Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang đã giúp chúng ta hình dung rất rõ những gian nan, vất vả mà nhân vật đã phải trải qua, đồng thời ca ngợi tinh thần lạc quan, ý chí vượt lên mọi khó khăn gian khổ của con người. . CHUYÊN ĐỀ RÔ-BIN-XƠN NGOÀI ĐẢO HOANG (Trích Rô-bin-xơn Cru-xô của Đ. Đi-phô) I- GỢI Ý 1. Tác giả: Đi-phô (1660-1731). đang dạo khắp nước Anh, thậm chí cả châu Âu và châu Phi. Dù chỉ là một đoạn trích nhưng Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang đã giúp chúng ta hình dung rất rõ những gian nan, vất vả mà nhân vật đã phải trải qua,. về với cuộc sống bình thường của Rô-bin-xơn. Hầu như trong cả đoạn trích này, nhân vật "tôi" không hề tỏ ra cô đơn. Dù đang sống một mình trên hòn đảo hoang vu, xa cách loài người cả

Ngày đăng: 28/05/2015, 13:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan