PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH 9 Bai 12

7 346 0
PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH 9 Bai 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ- sử 9- Bài 12 Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học- kĩ thuật sau chiến tranh 1.Hình . Cừu Đô-li, động vật đầu tiên ra đời bằng phương pháp sinh sản vô tính. Cừu Đôly Nội dung: Cừu Đô-li ra đời tháng 3-1997 thông qua phương pháp sinh sản vô tính. Quá trình sinh sản vô tính được các nhà khoa học tiến hành như sau: Đầu tiên , các nhà khoa học lấy ra một tế bào từ tuyến sữa của một con cừu mẹ đang mang . Nuôi dưỡng tế bào thai, đây là một tế bào bình thường và không có khả năng sinh sản.ngoài cơ thể mẹ trong khoảng thời gian 6 tháng, người ta tách nhân tế bào của nó ra dự phòng. Tiếp theo, các nhà khoa học lại lấy ra một tế bào trứng chưa thụ tinh của một con cừu mẹ khác, loại bỏ đi nhân tế bào ở bên trong, đồng thời đổi nhân tế bào của tế bào tuyến sữa của concừu mẹ thứ nhất. Cuối cùng, thông qua phóng điện kích hoạt, người ta cho hình thành một phôi thai nhỏ bé, sau đó cấy ghép phôi thai này vào trong tử cung của con cừu mẹ thứ ba. Quá trình này hoàn toàn giống với giai đoạn sau của quá trình mang thai thông thường. Về góc độ khoa học, cừu Đô-li chỉ là con đẻ của con cừu mẹ cung cấp gen nhân tế bào tuyến sữa.Sau khi Đô-li trưởng thành, nó có hình dáng giống hẹt như mẹ. “Hai người mẹ” kia chỉ là mẹ đẻ thay thế mà thôi. Ngày 13-4-1998, chính Đô-li cũng đã làm mẹ, nó giống như tất cả các con cừu mẹ thông thường. “Đô-li” đã đẻ ra một con cừu non một cách thuận lợi, và người ta đặt tên đứa con của Đô-li là Ban-ny, còn cha của Ban-ny là một chú sơn dương đực bình thường sống ở xứ Uên(nước Anh). Như vậy, việc nghỉên cứu và thực hiện thành công động vật ra đồi bằng phương pháp sinh sản vô tính (cừu Đô-li) đã khẳng định sự phát triển của khoa học – kĩ thuật ngày nay trên nhiều lĩnh vực, trong đó có sinh học. Phương pháp sử dụng: Đây là bức ảnh chụp con cừu Đô-lil, động vật đầu tiên dược ra đời bằng phương pháp sinh sản vô tính, một thành tựu mới của cuộc cách mạng khoa hoc- kĩ thuật ngày nay. GV sử dụng kênh hình này để minh hạ khi giảng dạy mục I- Những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa hoc- kĩ thuật. GV cho HS quan sát bức ảnh và đặt câu hỏi để hướng sự tập trung và tò mò muốn hiểu biết của các em: - Cừu “Đô-li” được ra đời vào thời gian nào? - Sự ra đời của động vật đầu tioên bằng phương pháp sinh sản vô tính có ý nghĩa gì? Sau khi HS trả lời, GV tường thật ngắn gọn về quá trình thực hiện sinh sản vô tính cừu Đô-li như nội dung trên. 2.Hình. Năng lượng xanh (điện mặt trời) ở Nhật Bản: Nội dung: Trong nửa sau thế kỉ XX, nhân loại trải qua cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật lần thứ hai ( ddược bắt đầu từ những năm 40) với quy mô rộng,nội dung sâu sắc và toàn diện, đã làm thay đổi vô cùng to lớn mọi mặt của đời sống nhân loại. Nền văn minh thế giới đã có những bước nhảy vọt chưa từng thấy. Năng lượng trong thiên nhiên không phải là vô tận mà nhu cầu về năng lượng trong sản xuất và đời sống sinh hoạt lại tăng rất nhanh. Trong những nguồn năng lượng mà nhân loại đang sử dụng hiện nay thì than, dầu lửa và khí đốt được con người sử dụng rộng rãi nhất. Nhưng, ba nguồn năng lượng này ngày càng vơi cạn trên hành tinh của chúng ta, và nó càng trở lên thiếu thốn nghiêm trọng đối với những quốc gia nghèo về tài nguyên thiên nhiên như Nhật Bản. Bởi vì, dân số ngày càng tăng, đồng nghĩa với sinh hoạt của con người tăng lên và nhu cầu sử dụng điện năng cũng ngày càng tăng. Chỉ 10 năm trở lạu đây (1990-2000) nhu cầu về năng lượng trên thế giới đã tăng hơn hai lần, trong đó tiêy thụ điện năng tăng 3,6 lần. Để giải quyết những vấn đề bức thiết đó, các nước Mỹ, Nga và Nhật Bản, Tây Âu…không ngừng nghiên cứu và ứng dụng những nguồn năng lượng mới hết sức vô tận như năng lượng nguyên tử, năng lượng nhiệt hạch, năng lượng mặt trời, năng lượng thuỷ triều, năng lượng gió…Hiện nay trên thế giới, việc sử dụng năng lương nguyên tử và năng lượng mặt trời đang trở lên phổ biến, và trong một tương lai không xa, nó sẽ thay thế dần ngành nhiệt điện và thuỷ điện. Năng lượng mặt trời còn được gọi là năng lượng xanh hay chất đốt cao thượng, nó không những góp phần giải quyết nạn khủng hoảng năng lượng, mà còn giải thoát thế giới khỏi sự đe doạ ô nhiễm môi trường, một ván đề có ý nghĩa lớn đối với tương lai của nhân loại. Nhật Bản chính là quốc gia đi đầu trong việc nghiên cứu và ứng dụng loại năng lượng này. Hìn 25 là hình ảnh những ngôi nhà được sử dụng năng lượng xanh (năng lượng mặt trời) vô tận, thay thế cho các nguồn năng lượng khác. Phương pháp đơn giản nhất khi sử dụng ngồn năng lượng này là lợi dụng hiệu ứng lồng kính như sau: - Người ta dùng một cái hộp, bên trên đậy bằng một tấm kính, dưới đáy có một tấm tôn sơn đen. - Khi ánh sáng mặt trời chiếu sáng, bức xạ mặt trời sẽ chiếu qua tấm kính, ánh sáng có thể nhìn thấy được và tấm tôn đen sẽ hấp thụ một phần năng lượng, còn một phần bị phản xạ lại dưới dạng bức xạ hồng ngoại. - Bức xạ hồng ngoại bị “cầm tù”qua tấm kính và tấm tôn đen. Hiện tượng này gọi là “hiệu ứng nhà kính”, và nó sẽ tự cho phát điện. - Điều đặc biệt hơn nữa là nguồn điện năng này liên tục được “tích luỹ”,cho phép người sử dụng điện trong nhiều ngày, ngay cả khi thời tiết thay đổi- không có ánh nắng mặt trời. Việc sử dụng nguồn năng lượng xanh này không hề độc hại, ô nhiễm cho môi trường, ngược lại nó rất tiện dụng. Vì vậy,tận dụng năng lượng mặt ttrời để làm “hiệuứng lồng kính” sản sinh ra điện năng đang được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước nghèo tài nguyên như Nhật Bản. Bên cạnh việc sử dụng năng lượng mặt trời để chiếu sáng, Nhật Bản còn chế tạo và phát minh ra các máy lọc nước mặn bằng năng lượng mặt trời, thiết bị đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời. Ví dụ, năm 1960số lượng thiết bị đun nước bằng năng lượng mặt trời ở Nhật Bản là 350 000 cái thì đến 1973 là 2 triệu cái. ở các nước Mĩ, Anh, Pháp, Nga,…việc sử dụng năng lượng mặt trời cũng được ứng dụng khá phổ biến. Phương pháp sử dụng: Đây là hình ảnh năng lượng xanh (điện mặt trời) ở Nhật Bản- một thành quả của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật. GV sử dụng kênh hình này để dạy mục I- những thành tựu chủ yêú và ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật. Trước khi khai thác nội dung kênh hình, GV cho HS quan sát bức ảnh đồng thời tập trung sự chú ý của các em bằng một số câu hỏi: - Vì sao con người ta phải sử dụng năng lượng mặt trời để thay thế các nguồn năng lượng trước đây? - Việc sử dụng năng lượng mặt trời có từ khi nào? -Người ta sử dụng năng lượng mặt trời như thế nào? nó có đặc điểm gì khác so với các nguồn năng lượng trước đây? Sau khi tập trung sự chú ý của HS vào chủ đề,GVcó thể tiến hành khai thác nội dung như hướng dẫn và kết luận. 3.Hình. Con người đặt chân lên mặt trăng. Tấm ảnh nổi tiếng của sứ mệnh Apollo 11: Phi hành gia Aldrin trên mặt trăng ngày 20-7- 1969 – do phi hành gia Armstrong chụp (có thể thấy Amstrong phản chiếu trong kính của Aldrin). Nội dung: Bay vào vũ trụ và thám hiểm Mặt Trăng cùng các hành tinh khác là mơ ước từ ngàn xưa của bao thế hệ loài người và cũng là bước tiến phi thường thể hiện trí tuệ con người trong nửa sau thế kỉ XX. Đúng như lời mhận xét của C.Xi-ôn-cốp-xki trong nửa đầu thế kỉ XX- người đặt nền móng cho ngành vũ trụ viết: “trái đất là cái nôi nuôi dưỡng con người. Nhung cũng như đứa trẻ không thể sống mãi trong nôi, con người sẽ không mãi mãi dừng lại trên trái đất, mà sẽ từng bước chập chững đi xa dần trái đất, đi lên các hành tinh và xa hơn nữa là vào khoảng không vũ trụ”. Nhưng làm thế nào để có thể bay vào vũ trụ khi mà lực hút của trái đất thì vô cùng lớn? Theo tính toán của các nhà khoa học Liên Xô và Mĩ, cái cản trở lớn nhất của con người khi bay vào vũ trụ đó là sức hút của trái đất, nó như một sức mạnh vô hình trói chặt con người và vạn vật vào đó. Họ tính rằng, một vạt thể từ dưới đất phóng lên nếu muốn thoát khỏi sức hút của trái đất, không bị rơi xuống nữa và bay vòng quanh trái đất thì phải đạt “ tốc độ vũ trụ cấp một” bằng 7,92 km/giây,tức là gần 28800 km/giờ, nếu tốc độ tăng hơn 9 km/giây thì vật thể sẽ quay quanh trái đất theo hình elíp, tốc độ càng lớn thì hình elíp càng dẹt. Nếu tốc độ đạt đến 11,2 km/giây, tức đạt tới “ tốc độ vũ trụ cấp hai” thì vật thể sẽ thoát hẳn sức hút của trái đất, không bay quanh trái đất nữa nhưng sẽ bị mặt trời hút và trở thành một hành tinh nhân tạo của mặt trời. Nếu đạt tốc độ 16,5 km/giây thì không những thoát khỏi sức hút của trái đất, mà còn thoát khỏi cả sức hút của mặt trời và đi tới các hành tinh khác. Tốc độ này gọi là tốc độ vũ trụ cấp ba.Liên Xô và Mĩ là hai quốc gia đi đầu trong việc nghiên cứu về lĩnh vực này. Tháng 4-1959,Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công trạm tự động về phía mặt trăng, đặt quốc huy Liên Xô lên bề mặt mặt trăng và chụp được ảnh phía mặt khuất của mặt trăng truyền về trái đất. Thực hiện kế hoạch A-pô-lo, đồng thời tioến hành cuộc chạy đua vào vũ trụ cùng với Liên Xô, nước Mĩ đã quyết tâm đua người lên mặt trăng. Sau thất bại của cộc thí nghiệm lần đầu phóng A-pô=lô 1 (1967), những nghiên cứu nỗ lực của các nhà khoa họcMĩ đã mang lại sự thành công trong các thử nghiệm sau này. Ngày 20-7-1969, nước Mĩ phóng tàu A-pô-lô 11, lần đầu tiên đưa con người lên mặt trăng lấy mẫu đất đá và an toàn trở về trái đất. Hai nhà du hành vũ trụ Mĩ tham gia trong chuyến bay này đã ở đó 21 giờ 36 phút. Trong ảnh là “nhà du hành vũ trụ” của Mĩ đang di chyển trên bề mặt trăng. Anh ta đang tìm cách quan sát và chụp các bức ảnh để gửi về trái đất. Việc đáp xuống mặt trăng đầy bụi bặm và đất đá là rất khó khăn, nhưng N.Am-strong đã đi lại trên mặt trăng và chụp được những bức ảnh quý giá mang về trái đất, giúp các nhà khoa học Mĩ nghiên cức và phân tích. Với sự kiện hai nhà du hành vũ trụ Mĩ đặt chân lên mặt trăng đã đánh dấu bước ngoặt trong việc chinh phục mặt trăng của loài người, thực hiện được giấc mơ từ cổ xưa của con người là đi bộ trên mặt trăng. Phương pháp sử dụng: Đây là bức ảnh chụp một nhà du hành vũ trụ Mĩ đặt chân lên mặt trăng ngày 20-7-1969. GV sử dụng kênh hình này để dạy mục I- Nhũng thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học -kĩ thuật. Trước khi khai thác nội dung kênh hình, GV hướng dẫn các em quan sát bức ảnh, chú ý đến chi tiết bề mặt cuă Mặt Trăng. GV đặt một số câu hỏi để tẩptung sự chú ý của các em vào chủ đề cần khai thác: - Người đang đi trên Mặt Trăng là ai? Đây có phải là người ngoài hành tinh không? - Anh ta đến từ nước nào? Vì sao họ lại “cử” anh ta lên Mặt Trăng? - Anh ta đang làm gì? Sau khi Hs trả lời, GV tiến hành khai thác nội dung bức ảnh và đưa ra kết luận. Đoàn thị Hồng Điệp sưu tầm và tổng hợp . PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ- sử 9- Bài 12 Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học- kĩ thuật sau chiến tranh 1.Hình. trăng. Phương pháp sử dụng: Đây là bức ảnh chụp một nhà du hành vũ trụ Mĩ đặt chân lên mặt trăng ngày 20-7- 196 9. GV sử dụng kênh hình này để dạy mục I- Nhũng thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa. ứng dụng khá phổ biến. Phương pháp sử dụng: Đây là hình ảnh năng lượng xanh (điện mặt trời) ở Nhật Bản- một thành quả của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật. GV sử dụng kênh hình này để dạy

Ngày đăng: 28/05/2015, 08:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ- sử 9- Bài 12

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan