Câu hỏi lịch sử các học thuyết kinh tế

78 1.1K 4
Câu hỏi lịch sử các học thuyết kinh tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1. Thế nào là CNTT? Cho biết những nội dung chủ yếu của CNTT? 2. Cho biết những cống hiến và hạn chế của CNTT? 3. Cho biết hoàn cảnh lịch sử ra đời và những tư tưởng chủ yếu của CNTT? 4. Vai trò của CNTT đối với sự ra đời của phương thức SX TBCN và sự phát triển của KT học TS? YN của CNTT đối với VN hiện nay? 5. Vì sao CNTT đánh giá cao vai trò của tiền, coi tiền là tiêu chuẩn căn bản của của cải quốc gia? 6. Theo C.Mác “trong tất cả mọi thời kì, vàng bạc là chìa khóa để mở tâm can của giai cấp tư sản”. Câu nói đó có đúng với thời kì thống trị của CNTT hay không? Vì sao? 7. Nhận xét câu nói của Thomasmun “Thương mại là hòn đá thử vàng đối với sự phồn thịnh của 1 quốc gia. Không có phép lạ nào khác để kiếm tiền trừ thương mại” và rút ra YN thực tiễn đối với nước ta hiện nay. 8. NX luận điểm của Moncretien “Nội thương là hệ thống ống dẫn. Ngoại thương là máy bơm. Muốn tăng của cải phải có ngoại thương, nhập dẫn của cải qua nội thương” và rút ra YN thực tiễn đối với nước ta hiện nay. 9. Anh/chị có sùng bái tiền tệ không? 10.Hoàn cảnh xuất hiện và đặc điểm chủ yếu của CNTN. 11.Trường phái trọng nông đã phê phán những quan điểm của CNTT như thế nào? 12.Trình bày nội dung lí thuyết sản phẩm thuẩn túy của F.Quesnay. Cho biết những hạn chế của lí thuyết này. 13.Tại sao nói trong lí thuyết sản phẩm thuần túy chúng ta thấy CNTN có một bước lùi so với CNTT? 14.YN của biểu KT của F.Quesnay? 15.Phân tích 1 lí luận kinh tế của chủ nghĩa trọng nông: Học thuyết về trật tự tự nhiên. 16.Hoàn cảnh lịch sử ra đời và đặc điểm chủ yếu của KTCTTSCĐ Anh. 17.So sánh đặc điểm chủ yếu của KTCTTSCĐ Anh và Pháp. 18. Phương pháp nghiên cứu của trường phái kinh tế chính trị học tư sản cổ điển Anh? Dùng một lí luận kinh tế để chứng minh/thể hiện. 19.Chứng minh rằng W.Petty là nhà KT học của thời kì quá độ từ CNTT sang KTCTTSCĐ. 20.Chứng minh rằng Petty là người đặt nền móng cho nguyên lí GT – lao động. 21.Hãy chỉ ra những cống hiến và hạn chế của trường phái cổ điển Anh trong lí luận giá trị lao động. 1 22.Theo Petty, “GTHH là sự phản ánh tiền tệ giống như ánh sáng của mặt trăng là sự phản ánh ánh sáng của mặt trời”. NX luận điểm trên. 23.Theo Petty, “lao động là cha, đất đai là mẹ của của cải”. NX luận điểm trên. 24.Phân tích nhận xét của K.Marx: phương pháp của Adam Smith mang tính 2 mặt, một mặt là khoa học còn mặt khác là tầm thường. Hãy lấy lí thuyết GT của A.Smith để chứng minh nhận xét trên. 25.Chứng minh rằng AS đã đơn giản hóa các chức năng khác của tiền, đưa chức năng phương tiện lưu thông lên hàng đầu. 26.Chứng minh rằng: A.Smith là nhà lí luận giá trị lao động song lí luận giá trị của ông vẫn chứa đựng nhiều mâu thuẫn và sai lầm. 27. Chứng minh rằng AS đã mắc sai lầm trong xác định cơ cấu GTHH. 28.Cho biết những cống hiến của Ricardo trong lí thuyết GT – lao động. 29.Cống hiến và hạn chế của KTCTTSCĐ Anh trong lí thuyết tiền tệ. 30.Vì sao Ricardo phủ nhận khủng hoảng KT? Theo K.Marx, nguyên nhân của khủng hoảng KT là gì? 31.Tại sao nói D.Ricardo đưa trường phái cổ điển Anh lên đến đỉnh cao nhưng không thể đến tận cùng được? 32.Dựa vào lí luận giá trị lao động của các đại biểu W.Petty, A.Smith, D.Ricardo để chứng minh: trường phái cổ điển Anh mặc dù có nhiều đóng góp trong việc xây dựng và phát triển lí luận giá trị lao động song vẫn không thể phát triển lí luận đó tới cùng. K.Marx đã có những cống hiến gì mới vào lí luận giá trị lao động? 33.A.Smith và D.Ricardo bàn luận như thế nào về cơ cấu giá trị hàng hóa? K.Marx đã bổ sung và phát triển như thế nào? 34.W.Petty, A.Smith, D.Ricardo đã đề cập như thế nào về quy luật lưu thông tiền tệ. Cho biết những hạn chế chủ yếu của các đại biểu trường phái cổ điển Anh trong lí luận tiền tệ. 35.Trình bày nội dung của học thuyết về “bàn tay vô hình” của A.Smith. Trong hệ thống học thuyết kinh tế hiện đại, học thuyết này có vai trò như thế nào. 36.Theo P.Samuelson, A.Smith là nhà tiên tri của tư tưởng tự do kinh tế, dựa vào học thuyết kinh tế của A.Smith để chứng minh điều đó. 37.Những học thuyết kinh tế nào đã kế thừa và phát triển tư tưởng tự do kinh tế của A.Smith. 38.Cho biết ý nghĩa lí luận và thực tiễn được rút ra từ việc nghiên cứu lí luận “bàn tay vô hình” của A.Smith. 39.Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm chủ yếu của KTCT tầm thường. 40.Nội dung thuyết nhân khẩu của Malthus và nhận xét. 2 41.Lí thuyết GT – ích lợi của J.B.Say, lí thuyết khủng hoảng KT. Tại sao Say phủ nhận khủng hoảng KT? K.Marx đã giải thích khủng hoảng KT ntn? 42.Cho biết hoàn cảnh ra đời và đặc điểm chủ yếu của trường phái tân cổ điển. 43.Vì sao nói trường phái tân cổ điển vừa có những kế thừa vừa có điểm khác biệt với trường phái cổ điển. Hoặc: So sánh đặc điểm phương pháp luận của trường phái tân cổ điển – trường phái cổ điển. 44.Tại sao trường phái tân cổ điển còn được gọi là trường phái giới hạn? Dựa vào các lí thuyết của nó để chứng minh. 45.Trình bày lí luận ích lợi giới hạn và giá trị giới hạn của trường phái thành Viên (Áo), Tư tưởng “giới hạn” trong kinh tế đã được học thuyết kinh tế của những trường phái nào vận dụng và phát triển? 46.Chứng minh rằng trường phái giới hạn ở Áo đã xa rời nguyên lí GT – lao động mà đi theo nguyên lí GT – ích lợi. 47.Trình bày nội dung lí thuyết năng suất giới hạn của J.B.Clark. Dựa trên cơ sở nào mà Clark đưa ra nguyên tắc trả lương cho CN theo sản phẩm giới hạn? Theo em, nguyên tắc trả lương như vậy có còn tồn tại quan hệ bóc lột không, vì sao? (hoặc: nêu cơ sở để Clark đưa ra lí thuyết phân phối thu nhập) 48.Trình bày nội dung lí thuyết cân bằng tổng quát các loại TT của Leon Wallas. Lí thuyết này có khắc phục được khủng hoảng KT, thất nghiệp, lạm phát…không? 49.Vì sao nói thuyết cân bằng tổng quát các loại TT của Leon Wallas thể hiện sự kế thừa, phát triển “bàn tay vô hình” của Adam Smith, đồng thời thể hiện rõ phương pháp luận của trường phái tân cổ điển? 50.Trình bày nội dung, YN lí thuyết giá cả Marshall và rút ra ý nghĩa lí luận và thực tiễn từ việc nghiên cứu lý thuyết này. Lí thuyết này có khắc phục được khủng hoảng KT không? Vì sao? (khủng hoảng thừa cung>cầu: đặc trưng của CNTB) 51.Trình bày đặc điểm phương pháp luận của trường phái Tân cổ điển, hãy chỉ rõ lý thuyết giá cả của Alfred Marshall đã thể hiện đặc điểm phươngpháp luận của trường phái Tân cổ điển. 52.Chứng minh rằng lý thuyết kinh tế của trường phái Tân cổ điển là cơ sở hình thành kinh tế học vi mô. 53.Hoàn cảnh lịch sử ra đời và đặc điểm chủ yếu của trường phái Keynes. 3 54.Phân tích đặc điểm phương pháp luận trong lý thuyết việc làm của Keynes. Vì sao nói lý thuyết này vừa có sự kế thừa lại vừa thể hiện khuynh hướng đối lập với trường phái tân cổ điển 55.So sánh đặc điểm của trường phái keynes và trường phái tân cổ điển 56.Vì sao trường phái Keynes lại được gọi là trường phái trọng cầu? 57.Quan điểm trọng cầu đã thể hiện ntn trong lý thuyết việc làm của keynes? 58.Cho biết quan điểm của Keynes về vấn đề thất nghiệp của CNTB. Trình bày tóm tắt lý thuyết việc làm của Keynes? 59.Cho biết quan điểm của Keynes về khuynh hướng tiêu dùng và khuynh hướng tiết kiệm. Vai trò của khuynh hướng tiêu dùng giới hạn đối với đầu tư? 60.Cho biết quan điểm của Keynes về lãi suất. Vì sao trong lý thuyết KT của Keynes, lãi suất lại được coi là công cụ điều tiết vĩ mô quan trọng? 61.Cho biết ý nghĩa của lý thuyết số nhân đầu tư trong học thuyết của Keynes? 62.Cho biết sự tác động của những khuynh hướng tâm lý đến đầu tư và việc làm trong lý thuyết chung về việc làm? 63.Trình bày nội dung về lý thuyết sự can thiệp nhà nước về KT của Keynes. Cho biết vai trò của nhà nước trong lý thuyết này? Vì sao Keynes được đánh giá là công trình sư về chủ nghĩa tư bản nhà nước? 64.Cho biết đặc điểm chủ yếu của lý thuyết Keynes. Những đặc điểm đó được thể hiện trong lý thuyết về sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế như thế nào? Cho biết học thuyết kinh tế nào hạn chế bàn tay của nhà nước, học thuyết nào coi trọng cả hai bàn tay? 65.Cho biết những cống hiến và hạn chế của Lý thuyết KT của Keynes. 66.Chứng minh rằng lý thuyết kinh tế của Keynes là cơ sở hình thành kinh tế vĩ mô. 67.Cho biết nguyên nhân dẫn đến sự khôi phục lại lý thuyết tự do kinh tế và đặc trưng nổi bật của chủ nghĩa tự do mới. 68.Phân tích đặc điểm phương luận của chủ nghĩa tự do mới, so sánh những đặc điểm giống và khác nhau về đặc điểm của 2 trường phái tự do cũ và tự do mới 69.Trình bày những đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa tự do mới, đặc điểm này được thể hiện như thế nào trong lý thuyết nền kinh tế thị trường xã hội của CHLB Đức? 70.Phân tích lý thuyết trọng tiền hiện đại của Mitol Friedman. Phân biệt sự khác nhau cơ bản với lý thuyết kinh tế của Keynes. 4 71.Trình bày những quan điểm của trường phái trọng cung đồng thời chỉ rõ lý thuyết trọng cung đối lập với học thuyết kinh tế của Keynes ở những điểm nào. 72.Phân tích nguyên nhân xuất hiện và đặc điểm phương pháp luận của trường phái chính hiện đại. 73.Phân tích đặc điểm phương pháp luận của trường phái chính hiện đại. So sánh với đặc điểm phương pháp luận của chủ nghĩa tự do mới. 74.Cơ chế thị trường đã được Paul A.Samuelson đề cập như thế nào trong lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp? Cho biết trong sự phát triển của kinh tế học, trường phái nào nhấn mạnh về cơ chế thi trường? 75.Theo Paul A.Samuelson: “sau khi đã tìm hiểu kĩ về “bàn tay vô hình” chúng ta không nên quá say mê với vẻ đẹp của cơ chế thị trường, coi đó là hiện thân của sự hoàn hảo, là tinh túy của sự hài hòa nằm ngoài tầm tay của mọi người”. Hãy phân tích luận điểm trên và cho biết học thuyết kinh tế của trường phái nào nhấn mạnh “bàn tay vô hình”. 76.Tại sao khi nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường, nhà nước lại phải can thiệp vào kinh tế? Trong lịch sử các trường phái nào đề cao vai trò tự điều tiết của cơ chế thị trường? trường phái nào đề cao cơ chế của nhà nước? 77.Trình bày khái quát về lý thuyết nền kinh tế hỗn hợp của Paul A.Samuelson. Liên hệ với nền kinh tế nước ta hiện nay 78.Theo Samueslson: “Điều hành một nền kinh tế không có chính phủ hoặc thị trường thì cũng như định vỗ tay bằng một bàn tay vậy” Hãy nhận xét luận điểm nói trên và rút ra ý nghĩa thực tiễn từ luận điểm đó. 79.Phân tích đặc trưng cơ bản của các nước đang phát triển. 80.Tăng tưởng KT, phát triển KT là gì? Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng KT. 81.Trình bày nội dung lí thuyết cất cánh của W.W.Rostow. YN đối với nước ta? 82.Cho biết quan điểm của Samuelson về “cú hích” từ bên ngoài đối với các nước đang phát triển. Theo anh/chị, cú hích đó có cần thiết đối với nước ta không? 83.Trình bày tóm tắt nội dung cái vòng luẩn quẩn và YN thực tiễn của nó. 84.So sánh sự khác nhau giữa lí thuyết mô hình KT nhị nguyên và châu Á gió mùa. Theo anh/chị, lí thuyết nào hiệu quả, phù hợp với VN hơn? 5 ĐÁP ÁN Câu 1: Thế nào là CNTT? Cho biết những nội dung chủ yếu của CNTT? * Khái niệm: CNTT là hệ tư tưởng của giai cấp tư sản thương nghiệp trong thời kì tích lũy nguyên thủy TB. Nó thuyết minh sự ra đời của CNTB đòi hỏi phải tích lũy vốn tiền tệ và nhà nước phải có những chính sách như thế nào để thúc đẩy nhanh chóng sự ra đời của CNTB. * Những nội dung chủ yếu của CNTT: - đánh giá cao vai trò của tiền, coi tiền là tiêu chuẩn căn bản của của cải quốc gia. Một nước càng có nhiều tiền (vàng) thì càng giàu có. Tất cả các chính sách KT phải nhằm một mục đích là làm gia tăng khối lượng tiền tệ. HH chỉ là phương tiện để đạt đến cái đích cuối cùng là tiền tệ. Trong bài “Lại bàn về tài chính nước Phổ” (21/2/1849)” K.Marx khẳng định “Trong tất cả các thời kì, vàng bạc là chìa khóa để mở tâm can của giai cấp TS”. Nguyên nhân: + chưa hiểu được bản chất của tiền, thấy rằng tiền và HH là khác nhau + họ đang trong thời kì tích lũy vốn tiền tệ (theo C.Mác “các nước châu Âu đang “khát” tiền) - khi đánh giá các hoạt động nghề nghiệp: coi tiền là tiêu chuẩn để đánh giá mọi hình thức nghề nghiệp + hoạt động nào mang lại tiền cho QG là tích cực + hoạt động nào không mang lại tiền cho QG là tiêu cực, không có lợi Quan niệm sai lầm rằng công nghiệp chỉ thay đổi hình thái chứ không thay đổi về chất, vì không làm ra tiền lại mất tiền mua nguyên liệu nên là hoạt động tiêu cực (trừ CN khai thác vàng, bạc); hoạt động nông nghiệp chỉ là trung gian giữa tích cực và tiêu cực, không làm tăng thêm vã cũng không làm tiêu hao của cải; rằng chỉ có hoạt động ngoại thương mới là nguồn gốc thật sự của của cải. “Nội thương là hệ thống ống dẫn. Ngoại thương là máy bơm. Muốn tăng của cải phải có ngoại thương, nhập dẫn của cải qua nội thương” (Moncretien, đại biểu người Pháp). - cho rằng bản chất của lợi nhuận thương nhiệp là kết quả của trao đổi không ngang giá, là sự lừa gạt như trong chiến trannh, mua rẻ bán đắt, ăn cắp và lừa đảo. Không một người nào thu được lợi mà lại không làm thiệt kẻ khác. 6 Nội thương không làm cho khối lượng của cải tiền tệ của QG tăng lên, mà chỉ là sự móc túi lẫn nhau. Muốn gia tăng khối lượng tiền tệ của QG phải dùng ngoại thương. Dân tộc này được lợi thì dân tộc khác phải chịu thiệt. Muốn giành phần thắng trong quan hệ ngoại thương thì phải xuất siêu (xuất nhiều, nhập ít). - đánh giá cao vai trò KT của nhà nước, dựa vào nhà nước để làm giàu cho giai cấp TS, coi chính sách nhà nước giữ vai trò quyết định đối với nền KT mà không chú trọng các qui luật KT khách quan do họ chưa biết đến các qui luật này. Câu 2: Cho biết những cống hiến và hạn chế của CNTT? * Những cống hiến của CNTT: - Về thực tiễn: các quan điểm của CNTT đã giúp giai cấp TS thương nghiệp tích lũy vốn tiền tệ, tạo điều kiện vật chất cho CNTB ra đời nhanh chóng. - Về lí luận: CNTT tạo tiền đề lí luận để các trường phái KT học sau này tiếp tục phát triển: + xem xét của cải dưới hình thái giá trị + đề cập đến mối quan hệ lưu thông HH – tiền tệ + đề cập vai trò KT của nhà nước ( cơ sở cho các trường phái sau này XD lí thuyết “bàn tay hữu hình”) * Những hạn chế: - Các quan điểm của CNTT ít có tính lí luận mà thường được nêu ra dưới hình thức lời khuyên, xuất phát từ kinh nghiệm thực tiễn Vì vậy những lời khuyên đó đúng – sai chỉ là ngẫu nhiên, chưa phản ánh được bản chất hiện tượng. - đối tượng nghiên cứu: CNTT chỉ nghiên cứu lĩnh vực lưu thông, tức là chỉ khảo sát cái vỏ bên ngoài của quá trình SX Cho nên CNTT cho rằng lưu thông tạo ra GT và GT thặng dư là quan điểm sai lầm - CNTT chưa phát hiện ra các qui luật KT khách quan, nên đã đề cao đến mức gần như tuyệt đối hóa vai trò điều tiết KT của nhà nước. Câu 3: Cho biết hoàn cảnh lịch sử ra đời và những tư tưởng chủ yếu của CNTT? * Hoàn cảnh lịch sử ra đời của CNTT: 7 - về KT: + TK XV, XVI, ở các nước Tây Âu: KTHH phát triển Quan hệ HH – tiền tệ được mở rộng: tiền tệ được dùng không chỉ với tư cách là phương tiện lưu thông mà còn được dùng với tư cách tư bản. + các thành tựu mới về khoa học như vật lí học, thiên văn học…gắn với tên tuổi của Khôngpernik, Kepne Galile (VD: tìm đường sang châu Mĩ là đi vòng qua châu Phi đến châu Á, đóng được tàu biển đi dài ngày…)  các quan hệ KT không chỉ đóng khung trong phạm vi 1 nước mà còn mở rộng ra bên ngoài QG, lôi cuốn các nước vào vòng quan hệ giao lưu KTTG  thương nghiệp phát triển, đặc biệt là ngoại thương - về chính trị: là thời kì quá độ từ chế độ PK sang chế độ TBCN: CNPK đang tan rã, CNTB đang hình thành Đây là thời kì tích lũy nguyên thủy TB. Biện pháp tích lũy: tác động của qui luật GT: Tự phát thúc đẩy LLSX phát triển Tự phát điều tiết SX và lưu thông Tự phát phân hóa người SX: giàu – nghèo Tuy nhiên để chờ sự tác động của qui luật GT thì rất chậm chạp. Vì vậy ngay từ khi mới ra đời, giai cấp TS đã dùng bạo lực để tước đoạt TLSX của những người SX nhỏ, buôn bán nô lệ và thương nghiệp trao đổi không ngang giá (mua rẻ bán đắt). Trong đó, hoạt động thương nghiệp là hoạt động giúp TS thương nghiệp tích lũy vốn tiền tệ nhanh chóng nhất.  xuất hiện quan điểm, tư tưởng coi trọng thương nghiệp được gọi là CNTT. - về tư tưởng: cùng với phong trào Phục hưng chống tư tưởng đen tối thời Trung cổ và CNN duy vật chống lại các thuyết giáo duy tâm của nhà thờ (như Bruno, Balcon ở Anh) là hệ tư tưởng tư sản (thực dụng hơn) ra đời thay thế cho hệ tư tưởng PK (bảo thủ hơn) KL: như vậy, CNTT ra đời trong điều kiện lịch sử là thời kì tan rã của chế độ PK, thời kì tích lũy nguyên thủy của CNTB, khi KTHH và ngoại thương đã phát triển. * Những tư tưởng chủ yếu: xem câu 1. 8 Câu 4: Vai trò của CNTT đối với sự ra đời của phương thức SX TBCN và sự phát triển của KT học TS? YN của CNTT đối với VN hiện nay? * Vai trò của CNTT: - đối với sự ra đời của phương thức SX TBCN: các quan điểm của CNTT giúp giai cấp TS thương nghiệp tích lũy vốn tiền tệ, tạo điều kiện vật chất cho CNTB ra đời nhanh chóng. - đối với sự phát triển của KT học TS: CNTT tạo tiền dề lí luận để các trường phái KT học sau này tiếp tục phát triển: + xem xét của cải dưới hình thái giá trị + đề cập đến mối quan hệ lưu thông HH – tiền tệ + đề cập vai trò KT của nhà nước ( cơ sở cho các trường phái sau này XD lí thuyết “bàn tay hữu hình”) * YN của CNTT đối với VN hiện nay: - KT nước ta đang phát triển theo hướng mở cửa, hội nhập… đòi hỏi phải có chính sách bảo hộ đúng mức, hợp lí, tuy nhiên về lâu dài cần thúc đẩy SX trong nước, nâng cao sức cạnh tranh của hàng SX trong nước, chứ không thể dựa vào hàng rào thuế quan bảo hộ, áp dụng các chính sách, biện pháp hỗ trợ và tạo điều kiện cho nhà SX nâng cao sức cạnh tranh của HH như chính sách lãi suất, thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị nguyên liệu nhập… - Để nâng cao giá trị HH XK, nhà nước cần có các chính sách hạn chế XK HH dưới dạng nguyên liệu thô, nên tập trung phát triển CN chế biến bằng nhiều hình thức như kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước… nên khuyến khích nhập nguyên liệu về chế biến rồi XK nhằm tận dụng lợi thế về nguồn nhân công rẻ ở nước ta hiện nay. - Đẩy mạnh quan hệ KT với các nước trong khu vực và trên TG, thực hiện chính sách ngoại thương tích cực, dần dần phát triển ngoại thương nước ta theo hướng xuất siêu. - Củng cố vai trò điều tiết KT của nhà nước và dần dần tự do hóa nền KT, hạn chế sự độc quyền trong nền KT. Câu 5: Vai trò của CNTT đối với sự ra đời của phương thức SX TBCN và sự phát triển của KT học TS? YN của CNTT đối với VN hiện nay? CNTT đánh giá cao vai trò của tiền, cho tiền là tiêu chuẩn căn bản của của cải QG vì: * CNTT chưa hiểu được bản chất của tiền, thấy rằng tiền và HH là khác nhau, họ cho rằng HH chỉ là phương tiện làm tăng tiền. Thực tế, tiền là một loại HH đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả các loại HH. Nó là sự thể hiện chung của GT, đồng thời nó biểu hiện quan hệ SX giữa những người SX HH. 9 * Họ đang trong thời kì tích lũy nguyên thủy TB, nền KT châu Âu rất cần một số lượng vốn tiền tệ lớn - Karl Marx đánh giá các nước châu Âu đang “khát” tiền - Theo CNTT, cần phải cân đối tiền tệ theo hướng thu > chi, phải mang tiền về càng nhiều càng tốt bằng ngoại thương, cướp bóc thuộc địa và cướp biển (theo bảng cân đối tiền tệ), phải đẩy mạnh ngoại thương theo hướng XK > NK, QG là nước xuất siêu (theo bảng cân đối thương mại) - Friedrich Engels nhận xét: “Các dân tộc chống đối nhau như những kẻ bủn xỉn, hai tay ôm khư khư túi tiền quí báu, nhìn sang người láng giềng với con mắt ghen tị, đa nghi” Câu 6: Theo C.Mác “trong tất cả mọi thời kì, vàng bạc là chìa khóa để mở tâm can của giai cấp tư sản”. Câu nói đó có đúng với thời kì thống trị của CNTT hay không? Vì sao? (tương tự câu 5) Câu 7: Nhận xét câu nói của Thomasmun “Thương mại là hòn đá thử vàng đối với sự phồn thịnh của 1 quốc gia. Không có phép lạ nào khác để kiếm tiền trừ thương mại” và rút ra YN thực tiễn đối với nước ta hiện nay. * Nhận xét: - theo quan điểm lịch sử - cụ thể: xét trong thời điểm câu nói này được phát biểu là TK XVI – XVII: có thể nói luận điểm này đúng. + do trình độ phát triển của LLSX thấp, năng suất lao động XH chưa cao, do đó GT thặng dư m rất thấp hoặc không có, cho nên để giàu lên nhanh chóng giai cấp TS cần phát triển ngoại thương, trao đổi không ngang giá + nhưng đứng trên thời điểm khi LLSX đã phát triển, năng suất lao động XH tăng lên, thì quan điểm này chỉ đúng khi đánh giá tầm quan trọng của thương mại, của lưu thông trong quá trình tái SX, rằng QG không thể phát triển nếu không có thương mại (quá trình tái SX: SX, phân phối, trao đổi, lưu thông) + quan điểm này sai khi cho rằng nguồn gốc của của cải là ở trong lưu thông, rằng lưu thông tạo ra GT. Trên thực tế, nguồn gốc của của cải là ở trong khâu SX. * Ý nghĩa thực tiễn đối vs nước ta hiện nay: Luận điểm này đến nay vẫn còn YN: nước ta phải phát triển thương mại đặc biệt là ngoại thương. Muốn vậy phải đẩy mạnh quan hệ KT với các nước trong khu vực và trên TG, phải nâng cao giá trị HH XK, thực 10 [...]... cứu lí thuyết này còn có ý nghĩa cần nghiên cứu một cách khách quan, khoa học về cơ chế TT Sự điều tiết của Nhà nước là cần thiết để ngăn ngừa, khắc phục những thất bại của TT Câu 37: Những học thuyết kinh tế nào đã kế thừa và phát triển tư tưởng tự do kinh tế của A.Smith Sau này, trong lịch sử, có rất nhiều nhà kinh tế, rất nhiều học thuyết kinh tế ra đời kế thừa và phát huy tư tưởng tự do kinh tế của... chỉ thực hiện các chức năng KT khi những chức năng đó vượt qua khả năng của các tổ chức tư nhân * Trong hệ thống học thuyết kinh tế hiện đại, học thuyết này có vai trò quan trọng, là cơ sở lí luận để cho các trường phái KT học sau này kế tục, phát triển lí thuyết cơ chế TT tự do cạnh tranh Câu 36: Theo P.Samuelson, A.Smith là nhà tiên tri của tư tưởng tự do kinh tế, dựa vào học thuyết kinh tế của A.Smith... giá trị thặng dư Câu 34: W.Petty, A.Smith, D.Ricardo đã đề cập như thế nào về quy luật lưu thông tiền tệ Cho biết những hạn chế chủ yếu của các đại biểu trường phái cổ điển Anh trong lí luận tiền tệ (xem các câu trước) Câu 35: Trình bày nội dung của học thuyết về “bàn tay vô hình” của A.Smith Trong hệ thống học thuyết kinh tế hiện đại, học thuyết này có vai trò như thế nào * Nội dung lí thuyết “BTVH”:... manh nha phát hiện ra các qui luật KT Câu 18: Phương pháp nghiên cứu của trường phái kinh tế chính trị học tư sản cổ điển Anh? Dùng một lí luận kinh tế để chứng minh/thể hiện * Phương pháp nghiên cứu của trường phái kinh tế chính trị học tư sản cổ điển Anh? - Họ không chỉ nghiên cứu các hiện tượng KT mà còn đi sâu phân tích bản chất của các hiện tượng KT, phân tích các phạm trù KT (như phạm trù GT, giá... thức quan trọng về vai trò của cơ chế thị trường trong điều tiết nền kinh tế Trong cơ chế này, mọi việc lựa chọn sản xuất và tiêu dùng của các chủ kinh tế đều đc thực diện dưới tác động của các quy luật kinh tế khách quan, theo mệnh lệnh của thị trường Cơ chế thị trường là cơ chế điều chỉnh linh hoạt các nguồn lực trong nền kinh tế theo hướng hiệu quả, tự nó có thể tạo ra sự cân đối cung-cầu trên thị... lí thuyết tái SX Câu 15: Phân tích 1 lí luận kinh tế của chủ nghĩa trọng nông: Học thuyết về trật tự tự nhiên Học thuyết về trật tự tự nhiên (tự do KT), đại biểu Francois Quesnay: - Ông thừa nhận vai trò tự do của con người, coi đó là luật tự nhiên của con người mà không thể thiếu được - Chống lại chế độ PK, xem đó là một chế độ không bình thường dựa trên sự dốt nát, coi đó là 1 sai lầm của lịch sử. .. mặt, mặt khoa học và mặt tầm thường 17 + Sử dụng phương pháp trừu tượng hóa để tìm hiểu các mối liên hệ bên trong của các hiện tượng KT nên đã rút ra những kết luận chính xác, khoa học + Do hạn chế về thế giới qian và phương pháp luận, về điều kiện lịch sử nên khi gặp phải những vấn đề phức tạp, họ chỉ hệ thống hóa, mô tả một cách hời hợt rồi rút ra những kết luận sai lầm, thậm chí phi lịch sử * Dùng một... KT TBCN 32 thì các nhà KTCT học tầm thường lại xa rời phương pháp trừu tượng hóa khoa học mà chỉ nhận xét, hệ thống hóa các hiện tượng KT một cách hời hợt, bên ngoài - Nếu như các nhà KTCTCĐ đưa ra nguyên lí GT – lao động thì trường phái KTCT học tầm thường lại xa rời nguyên lí này và đưa ra nguyên lí GT – ích lợi - Nếu như các nhà KTCTCĐ phân tích khách quan các hiện tượng KT, vạch ra các qui luật vận... độ khi Thái độ khách quan, khoa học nghiên cứu Chỉ nghiên cứu KT thuần túy, Phạm vi KT ứng dụng, không để cập các vấn đề chính trị - XH nghiên cứu - Sử dụng cụm từ kinh tế 36 Trường phái cổ điển Nguyên lí GT – lao động Lĩnh vực sản xuất Tâm lí chủ quan trong phân tích KT Nghiên cứu các vấn đề KT trong mối quan hệ với các vấn đề chính trị - XH - Sử dụng cụm từ kinh tế ... tiêu dùng - Sử dụng phương pháp vi mô trong phân tích KT - Đi từ những vấn đề KT của một doanh nghiệp để rút ra những kết luận áp dụng vào nền KT – XH nói chung - Tích cực sử dụng phương pháp toán học trong phân tích KT Phối hợp các phạm trù toán học với các phạm trù KT để đưa ra các lí thuyết KT (như chi phí SX – giới hạn, giới hạn–ích lợi, hệ số co giãn cầu với giá,…) - Chỉ nghiên cứu các vấn đề KT . tri của tư tưởng tự do kinh tế, dựa vào học thuyết kinh tế của A.Smith để chứng minh điều đó. 37.Những học thuyết kinh tế nào đã kế thừa và phát triển tư tưởng tự do kinh tế của A.Smith. 38.Cho. biết học thuyết kinh tế của trường phái nào nhấn mạnh “bàn tay vô hình”. 76.Tại sao khi nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường, nhà nước lại phải can thiệp vào kinh tế? Trong lịch sử các. lý thuyết Keynes. Những đặc điểm đó được thể hiện trong lý thuyết về sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế như thế nào? Cho biết học thuyết kinh tế nào hạn chế bàn tay của nhà nước, học thuyết

Ngày đăng: 27/05/2015, 22:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan