Thảo luận tài chính quốc tế Các nguồn tài trợ cho cán cân vãng lai

37 229 0
Thảo luận tài chính quốc tế  Các nguồn tài trợ cho cán cân vãng lai

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Các nguồn tài trợ cho cán cân vãng lai Học viện Ngân Hàng Nhóm 1 lớp NHC-K10. Thảo luận TCQT Các thành viên: 1. Nguyễn Thị Hoàng Hoa 2. Hoàng Thị Hải Anh 3. Nguyễn Văn Vui 4. Nguyễn Phương Loan 5. Vũ Thùy Linh 6. Trần Tuyết Ngọc 7. Phạm Phương Minh 8. Trần Thị Thu Thủy 9. Nguyễn Thị Lan Anh 10. Lê Thị Thanh Huyền Hà Nội, tháng 11 năm 2009 Nhóm 1_NHC_K10. 1 Các nguồn tài trợ cho cán cân vãng lai Câu hỏi: Các nguồn tài trợ cho thiếu hụt cán cân vãng lai là gì? Có nên để cho cán cân vãng lai tự bù đắp thiếu hụt? Trả lời: Để trả lời câu hỏi, trước hết chúng ta hãy xem qua tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai ở VN trong những năm gần đây. Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á xảy ra năm 1997, cán cân vãng lai của Việt Nam sau gần một thập kỷ thâm hụt đã bắt đầu thu hẹp từ năm 1998 và chuyển sang thặng dư từ năm 1999. Tuy nhiên, thặng dư cán cân vãng lai của Việt Nam không ổn định trong giai đoạn 1991- 2001 và kể từ năm 2002, cán cân vãng lai lại chuyển sang thâm hụt, đặc biệt trong năm 2007 thâm hụt thương mại ở mức lớn 11 tỷ USD, thâm hụt vãng lai khoảng 7 tỷ USD ( 11%GDP). Thông thường với các nước trên thế giới, thâm hụt ở mức 5% GDP đã là rất đáng lo ngại. Nhóm 1_NHC_K10. 2 Các nguồn tài trợ cho cán cân vãng lai Để có một cái nhìn khách quan về tình hình nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai ở VN, chúng ta cần so sánh tình hình của các nước có điều kiện và hoàn cảnh gần gũi ta Tài khoản vãng lai của các nước khu vực châu Á năm 2007 (% của GDP) ( Nguồn: Báo cáo của Merrill Lynch ) Ngoại trừ Ấn Độ cũng thâm hụt tài khoản vãng lai, VN là nước duy nhất trong khối ASEAN thâm hụt tài khoản vãng lai. Nhưng kể cả so với Ấn Độ thì về mặt tương đối, mức độ thâm hụt ở VN là quá lớn, lên tới gần 10% GDP ( Ấn Độ chỉ 2%). So với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Singapo, Thái Lan, Malayxia… thì tình hình thâm hụt tài khoản vãng lai ở VN là rất đáng lo ngại. Có thể nói trong điều kiện của một nền kinh tế mở thì tình trạng thặng dư hay thâm hụt tài khoản vãng lai là một điều hoàn toàn bình thường. Với riêng VN, trong điều kiện nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, ở giai đoạn đầu của sự phát triển, thâm hụt tài khoản vãng lai là điều hết sức bình thường, và nhiề khi là cần thiết để có thể tận dụng được nguồn vốn từ bên ngoài để phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên nếu Nhóm 1_NHC_K10. 3 Các nguồn tài trợ cho cán cân vãng lai con số chỉ ở mức vừa phải (thường là dưới 5%) thì không đáng lo ngại, nhưng khi vượt ngưỡng này thì sẽ gây rủi ro cho nền kinh tế. Tài khoản vãng lai các thị trường mới nổi 2007 (% của GDP) ( Nguồn: Báo cáo của Merrill Lynch ) Nhìn biểu đồ trên thì VN không phải là nước duy nhất thâm hụt tài khoản vãng lai trong các nước được đánh giá là nền kinh tế mới nổi, nhưng về mức độ so sánh thì VN vượt xa các nước khác. Vậy các nguồn để có thể bù đắp cho sự thâm hụt tài khoản vãng lai là gi? Ta thấy: CA + K + OFB = BOP Như vậy, để bù đắp thâm hụt của cán cân vãng lai, ta có thể sử dụng nguồn từ cán cân vốn hoặc từ OFB hoặc có thể để cho CA tự bù đắp bằng cách phá giá nội tệ. 1. Bù đắp thâm hụt CA bằng K hoặc OFB. Có thể bù đắp cán cân vãng lai từ các nguồn sau:  Kiều hối Nhóm 1_NHC_K10. 4 Các nguồn tài trợ cho cán cân vãng lai  Cán cân vốn • Cán cân vốn dài hạn:  Đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp  Vay dài hạn • Cán cân vốn ngắn hạn • Chuyển giao vốn một chiều  Sd OFB Nhóm 1_NHC_K10. 5 Các nguồn tài trợ cho cán cân vãng lai Bảng tổng kết cán cân vãng lai và cán cân vốn của Việt Nam từ 1999 đến năm 2008 và dự tính năm 2009 Từ bảng tổng kết trên ta có thể rút ra nhận xét rằng: CA liên tục thâm hụt từ năm 2005 đến năm 2008 và mức độ thâm hụt ngày càng tăng dần. trong khi Nhóm 1_NHC_K10. 6 Các nguồn tài trợ cho cán cân vãng lai đó K từ năm 2005 đến năm 2008 liên tục thặng dư vì Việt Nam đã sử dụng K để bù đắp thâm hụt của CA là chủ yếu. Ví dụ: Thiếu hụt năm 2007 được giải quyết bằng ba nguồn tài chính từ nước ngoài đổ vào: (1) Kiều hối chuyển về nước 6,3 tỉ USD bằng 9,8% GDP, (2) đầu tư trực tiếp của nước ngoài khoảng 4 tỉ USD, và (3) phần còn lại là đầu tư gián tiếp vào thị trường chứng khoán và vay mượn ngắn hạn. Xét các nguồn cụ thể: 1.1. Lượng ngoại tệ chuyển từ nước ngoài vào Việt Nam: Từ năm 1999 đến năm 2008 lượng ngoại tệ chuyển vào Việt Nam không ngừng tăng: Năm 1999, lượng ngoại tệ chuyển vào Việt Nam đạt 1,18 tỷ USD, năm 2005 là 3,8 tỷ USD thì năm 2007 đã đạt 6,43 tỷ USD. Trong đó quan trọng nhất là nguồn kiều hồi chuyển về Việt Nam. Các quy định về quản lý ngoại hối thể hiện trong nghị định 63/1999NĐ- CP đến pháp lệnh ngoại hối năm 2005 đã từng bước tự do hóa các giao dịch vãng lai, đặc biệt là chính sách kiều hối ngày càng thông thoáng, phù hợp với thông lệ quốc tế. Người nhận kiều hối không phải đóng thuế thu nhập, giá trị kiều hối chuyển về nước không hạn chế, các đơn vị chi trả kiều hối đừa tiền đến tận nhà cho người thụ hưởng….ngoài ra Việt Nam trở thành thành viên tổ chức thương mại thế giới WTO cùng với những ổn định về chính trị, sự tăng trưởng cao về kinh tế, sự sôi động của thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản, sự cải thiện mạnh mẽ về môi trường đầu tư, thị trường lao động khởi sắc và mức độ hội nhập kinh tế quốc tế cao trong những năm qua…cho phép thu hút lượng kiều hối chuyển về nước liên Nhóm 1_NHC_K10. 7 Các nguồn tài trợ cho cán cân vãng lai tục tăng nhanh. Kiều hối hiện nay được chuyển về nước theo nhiều con đường như chuyển tiền qua ngân hàng, qua các công ty chuyển tiền nhanh, qua các đại lý làm dịch vụ kiều hối,chuyển tiền tự do, tự mang vào khi nhập cảnh nên càng tạo điều kiện ngoại hối vào Việt Nam. Viện trợ chính thức không hoàn lại là 0,188 tỉ USD. Đây là nguồn quan trọng góp phần gia tăng dự trữ ngoại hối của Việt Nam trong thời gian này. Nguồn: Thời báo Kinh tế - Kinh tế VN và thế giới 2005 – 2006; website: vnexpress.net Dự báo năm 2009 giảm nhiều so với năm 2008: Hôm 17 tháng 6, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu nói rằng kiều hối trong năm 2009 có thể đạt mức 5,6 đến 5,7 tỉ đô la, thấp hơn 20% so với năm trước. Dự báo của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam xuất phát từ tình hình thực tế là trong 6 tháng đầu năm nay, lượng kiều hối mà Việt Nam nhận được chỉ là 2,83 tỷ đô la. Giải thích về nguyên nhân khiến cho kiều hối chuyển về Việt Nam giảm sút, giới quan sát đã nêu bật yếu tố khủng hoảng toàn cầu. Kiều hối nói chung xuất phát từ hai nguồn chính : tiền dành dụm của người Việt Nam trong Nhóm 1_NHC_K10. 8 Các nguồn tài trợ cho cán cân vãng lai nước đi xuất khẩu lao động gởi về cho gia đình, và tiền của người Việt định cư ở nước ngoài gởi về giúp đỡ thân nhân trong nước. Do khủng hoảng kinh tế, nhiều nước trước đây thu nhận nhiều lao động Việt Nam đã bắt đầu sa thải nhân viên có sẵn, hay đình chỉ việc thu nhận nhân công mới. Hệ quả là nguồn kiều hối đến từ giới này cạn dần. Theo một ghi nhận của chính bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam vào đầu tháng 9, thì trong 8 tháng đầu năm nay, mới chỉ có hơn 45.000 lao động Việt Nam được gởi ra nước ngoài làm việc, trong lúc chỉ tiêu toàn năm của Nhà nước là xuất khẩu được 90.000 lao động. Trước đó, báo chí Việt Nam liên tục loan tin về những trường hợp công nhân Việt Nam từ Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản, Cộng Hoà Séc, Slovakia phải hồi hương vì bị mất công ăn việc làm. Tuy nhiên, số tiền gởi về nước của các lao động Việt Nam hiện ở nước ngoài chỉ chiếm một phần nhỏ trong số kiều hối gởi về nước. Theo nhật báo Mỹ Wall Street Journal, gần 2 phần ba lượng kiều hối mà Việt Nam nhận được trong thời gian qua đến từ Hoa Kỳ, nơi có một cộng đồng người Việt hải ngoại đông đảo. Kinh tế Hoa Kỳ đang trải qua một giai đoạn khó khăn, nạn thất nghiệp gia tăng, các yếu tố này tất nhiên tác động đến lượng tiền gởi về Việt Nam. Theo Wall Street Journal, chính quyền Mỹ đã ước tính là kiều hối mà cộng đồng người Việt tại Mỹ chuyển về Việt Nam trong năm nay có thể giảm khoảng 10%. 1.2.Cán cân vốn a. Đầu tư trực tiếp • Đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh từ 2000-2008 . Nhóm 1_NHC_K10. 9 Các nguồn tài trợ cho cán cân vãng lai Đó là do môi trường kinh doanh được cải thiện hơn, lợi thế về chi phí đầu tư như chi phí lao động đang cạnh tranh với các nước trong khu vực. Đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, luật pháp được hoàn thiện cho phù hợp với luật quốc tế. Nguồn FDI thu hút ngày càng tăng còn do cơ sở hạ tầng của Việt Nam được nâng cấp nhanh, đặc biệt là các cảng biển, đường giao thông và các nhà máy điện. Ngoài ra, thủ tục hành chính tuy còn phức tạp nhưng đã được cải thiện rất nhiều trong thời gian qua. Việc công khai minh bạch trong vấn đề thông tin, các chính sách, cơ chế quản lý dần tạo được niềm tin của các nhà đầu tư đối với Việt Nam. Hơn nữa, môi trường chính trị ổn định, giá nhân công rẻ cũng là ưu điểm củaViệt Nam trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Vốn thực hiện của đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng đều đặn từ 2000 đến 2007, đặc biệt 2007 được coi là năm đột biến trong thu hút vốn FDI. Trong giai đoạn 2001- 2005 cam kết đầu tư FDI bình quân tại Việt Nam đạt trên 3 tỷ USD/năm, cam kết nguồn vốn ODA bình quân đạt gần 3 tỷ USD/năm. Trong đó giải ngân FDI và ODA trung bình khoảng 1,5 tỷ USD/năm. Đặc biệt năm 2007 giả ngân FDI là 6,55 tỷ USD tăng mạnh so với những năm trước. trong năm 2008, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký đạt mức kỷ lục 64 tỷ USD, gần gấp 3 lần năm 2007, trong đó 60,3 tỷ USD là vốn đầu tư đăng ký mới, 3,7 tỷ USD là vốn đăng ký tăng thêm. Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm 54,1% tổng vốn đăng ký tương đương 32,6 tỷ USD; lĩnh vực dịch vụ 27,4 tỷ USD, chiếm 45,5%. Tuy nhiên con số trong khoản mục đầu tư trực tiếp nước ngoài ròng thì chúng ta chỉ tính đến con số giải ngân thực tế. Đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoại mở rộng sang các nước Nga, Mĩ, Đức và các nước trong khu vực vào các lĩnh vực khai khoáng, chế biến Nhóm 1_NHC_K10. 10 [...]... cả tổng cầu và tổng cung Có ý kiến cho rằng, để giải quyết tình thế cấp thiết, trong ngắn hạn, Chính Nhóm 1_NHC_K10 14 Các nguồn tài trợ cho cán cân vãng lai phủ nên chấp nhận mức lãi suất cao nhằm huy động được vốn cho các gói kích thích kinh tế Nhu cầu huy động vốn để tài trợ cho các gói kích thích kinh tế là không hạn chế Trong số các kênh huy động tiền để tài trợ cho mục tiêu cấp thiết trên, phát... cho CA tự cải thiện bằng cách phá giá nội tệ 2 Phá giá nội tệ để CA tự cải thiện Chúng ta biết cán cân vãng lai bao gồm: cán cân thương mại, cán cân dịch vụ, cán cân thu nhập và cán cân chuyển giao vãng lai một chiều Song, Yếu tố tỉ giá thay đổi khi phá giá nội tệ hầu như ko ảnh hưởng cán cân thu nhập và cán cân chuyển giao vãng lai một chiều, do đó khi nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố tỷ giá lên cán. .. thái ban đầu của cán cân vãng lai là cân bằng: X – E.M = 0 hay X/EM = 1 (7) được viết lại là: ( ) dCA = M η +η − 1 x m dE (8) Phương trình (8) là điều kiện Marshall-Lerner Điều kiện này được phát biểu như sau: Nếu trạng thái xuất phát của cán cân vãng lai là cân bằng thì khi phá giá nội tệ sẽ dẫn đến: Nhóm 1_NHC_K10 22 Các nguồn tài trợ cho cán cân vãng lai - Cải thiện được cán cân vãng lai, tức là dCA/dE... nghị Tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) lần thứ 15 (diễn ra ngày 45/12/2008) cho biết mức cam kết ODA được nhóm các nhà tài trợ quốc tế đưa ra cho Việt Nam trong năm 2009 đạt 5,014.67 tỷ USD, thấp hơn mức cam kết đưa ra năm ngoái là 8% Sở dĩ các nhà tài trợ vẫn đưa ra những tín hiệu tích cực về cam kết ODA cho Việt Nam là do các nhà tài trợ đều đánh giá Việt Nam sử dụng khá hiệu quả nguồn vốn này... được ổn định kinh tế lâu dài và còn có thể làm cho cán cân vãng lai xấu đi vì nó làm cho TNQD giảm Việc giảm thu nhập khiến giảm sức mua của người tiêu dùng trong nước và nếu sức mua giảm trong dài hạn và lớn hơn sự giảm giá của đồng nội tệ, áp lực xã hội sẽ gia tăng, đặt ra nhiều khó khăn cho chính sách tài khóa và phân phối thu nhập Nhóm 1_NHC_K10 34 Các nguồn tài trợ cho cán cân vãng lai Còn trong trường... cầu hàng hóa nhập khẩu cũng có hệ số co giãn hoàn hảo  Cán cân vãng lai chỉ bao gồm cán cân thương mại và cán cân dịch vụ Nhóm 1_NHC_K10 20 Các nguồn tài trợ cho cán cân vãng lai  Tỉ giá được yết theo phương pháp trực tiếp Phá giá làm cho tỉ giá danh nghĩa tăng nên làm tỉ giá thực tăng, từ đó cải thiện được sức cạnh tranh thương mại quốc tế, nghĩa là kích thích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu Khối lượng... Phát triển châu Á (ADB) Khoản cho vay này đã được ADB chính thức phê duyệt hôm 15/9/2009 Thủ tướng Chính phủ cũng đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu phương án giải ngân khoản vay có thời hạn 5 năm này Ngoài việc góp phần bổ sung nguồn vốn cho gói kích thích kinh tế, khoản Nhóm 1_NHC_K10 15 Các nguồn tài trợ cho cán cân vãng lai ngoại tệ 500 triệu USD này... dung của 2 Nghị quyết trên, Việt Nam phát hành 1 tỷ USD trái phiếu Chính phủ ra thị Nhóm 1_NHC_K10 12 Các nguồn tài trợ cho cán cân vãng lai trường vốn quốc tế Kỳ hạn trái phiếu quốc tế phát hành trong năm 2007 mở rộng từ 10-30 năm, trong đó ưu tiên kỳ hạn 15 và 20 năm Số trái phiếu quốc tế phát hành theo 2 Nghị quyết trên được dành cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng... thức hoạt động tín dụng bậc cao), vì vậy, xét trên khía cạnh bù đắp cho thâm hụt CA, luồng vốn ngắn hạn chảy vào Việt Nam dựa trên các nguồn: Tín dụng thương mại quốc tế Là hoạt động tài trợ ngoại thương giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Công cụ của tín dụng thương mại như hối phiếu, kỳ phiếu… 0,270 Các nguồn tài trợ cho cán cân vãng lai Tín dụng của doanh nghiệp xuất khẩu đối với doanh nghiệp nhập... giúp những nước này ứng phó với bão tố tài chính IMF nới lỏng việc cho vay TT - Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra những cải cách lớn trong cách thức và thủ tục cho vay với 185 nước thành viên Đây được coi là một phần trọng tâm trong nhiệm vụ của tổ chức này giúp bình ổn tài chính toàn cầu Nhóm 1_NHC_K10 19 Các nguồn tài trợ cho cán cân vãng lai Trong một động thái mà AFP đánh giá là “đột phá”, IMF đã công . 11 năm 2009 Nhóm 1_NHC_K10. 1 Các nguồn tài trợ cho cán cân vãng lai Câu hỏi: Các nguồn tài trợ cho thiếu hụt cán cân vãng lai là gì? Có nên để cho cán cân vãng lai tự bù đắp thiếu hụt? Trả. cân vãng lai từ các nguồn sau:  Kiều hối Nhóm 1_NHC_K10. 4 Các nguồn tài trợ cho cán cân vãng lai  Cán cân vốn • Cán cân vốn dài hạn:  Đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp  Vay dài hạn • Cán cân. 1_NHC_K10. 14 Các nguồn tài trợ cho cán cân vãng lai phủ nên chấp nhận mức lãi suất cao nhằm huy động được vốn cho các gói kích thích kinh tế. Nhu cầu huy động vốn để tài trợ cho các gói kích

Ngày đăng: 27/05/2015, 17:22

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Cán cân ngắn hạn bao gồm nhiều hạng mục phong phú và chủ yếu là: tín dụng thương mại ngắn hạn, hoạt động tiền gửi, mua bán các giấy tờ có giá ngắn hạn, các khoản tín dụng ngân hàng ngắn hạn, kinh doanh ngoại hối…

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan