luận văn marketing Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA tại tỉnh Ninh Bình

72 790 3
luận văn marketing Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA tại tỉnh Ninh Bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CAM ĐOAN Em là Nguyễn Tiến Dũng, sinh viên lớp CQ47/08.04, khoa Tài chính quốc tế, Học viện Tài chính. Trong thời gian đi thực tập tại Phòng Kinh tế Đối ngoại – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Bình, em đã lựa chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA tại tỉnh Ninh Bình” cho luận văn tốt nghiệp của mình. Em xin cam đoan bản luận văn là công trình độc lập của em, các tư liệu, tài liệu có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo sự tin cậy. Em xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về lời cam đoan này. Sinh viên thực hiện Nguyễn Tiến Dũng 1.1 2 MỤC LỤC Danh mục tài liệu tham khảo 3 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt ADB Asia Development Bank Ngân hàng phát triển Châu Á CG Cosultant Grups Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ DAC Development Assistance Committee Ủy ban Hỗ trợ Phát triển DANIDA Danish International Development Agency Tổ chức Hỗ trợ Phát triển Quốc tế Đan Mạch ĐBSH Đồng bằng Sông Hồng EDCF Economic Development Coporation Ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc FDI Foreign Direct Investmant Đầu tư trực tiếp nước ngoài IBRD International Bank for Reconstruction and Development Ngân hàng thế giới về Tái thiết và Phát triển IMF International Monetary Fund Quỹ tiển tệ quốc tế NSNN Ngân sách Nhà nước ODA Offical Development Assistance Hỗ trợ Phát triển chính thức OECD Oganination for Economic Coporation and Development Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế WB World Bank Ngân hàng thế giới 4 DANH MỤC CÁC BẢNG Nội dung Trang Bảng 2.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 19 Bảng 2.2 Tình hình cam kết, ký kết và giải ngân vốn ODA từ 1994 – 2003 21 Bảng 2.3 Tình hình cam kết, ký kết và ngiaỉ ngân vốn ODA từ 2006 - 2012 22 Bảng 2.4 Cơ cấu vốn ODA trong tổng vốn đầu tư giai đoạn 2007 – 2012 24 Bảng 3.1 Hiệu ứng sử dụng ODA Tín dụng chuyên ngành (JBIC) đối với khu vực nông thôn Ninh Bình 42 Hình 2.1 Tình hình cam kết, ký kết và giải ngân vốn ODA từ 1994 – 2003 22 Hình 2.2 Tình hình cam kết, ký kết và giải ngân vốn ODA từ 2006 – 2012 24 5 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cực Nam của vùng đồng bằng Sông Hồng, cách Hà Nội hơn 90 km về phía Nam, nằm trên tuyến giao thông huyết mạch Bắc – Nam. Với lợi thế gần thủ đô và vùng trung tâm kinh tế phía Bắc, Ninh Bình có vị trí địa lý và giao thông tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm qua, Ninh Bình đã cố gắng cho sự phát triển kinh tế, xã hội , với tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững bằng việc thu hút đầu tư tất cả các nguồn lực, trong đó phát huy tối đa nội lực với vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, các nguồn vốn trong dân cư và doanh nghiệp dân doanh, đến kêu gọi thu hút đầu tư các nguồn lực bên ngoài như nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) và vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Trong đó, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức chiếm một vị trí quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh. Thực tế cho thấy, các chương trình, dự án vốn ODA được triển khai đã và đang phát huy hiệu quả sau đầu tư, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, nâng cao đời sống văn hóa, vật chất, tinh thần của nhân dân và bảo vệ môi trường sinh thái, đáp ứng được mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được trong thời gian qua, việc quản lý và sử dụng vốn ODA cho phát triển kinh tế - xã hội còn một số hạn chế, như: Tỷ lệ vốn thực hiện so với cam kết chưa tương xứng, công tác chuẩn bị dự án chưa tốt, tiến độ thực hiện dự án còn chậm, việc điều hành, quản lý của các Ban quản lý dự án còn lung túng (nhất là các ban phân cấp ở huyện). Những hạn chế trên dẫn đến việc sử dụng vốn ODA của tỉnh chưa thật hiệu quả. Thách thức đặt ra đối với Ninh Bình hiện nay là phải tìm những giải pháp thích hợp để có thể nâng cao hiệu quả sử dụng hiệu nguồn vốn ODA. 6 Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này em đã chọn đề tài “ Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA tại tỉnh Ninh Bình” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đính của đề tài Thông qua hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về ODA, các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA, tìm hiểu thực trạng hiệu quả sử dụng vốn ODA tại tỉnh Ninh Bình, từ đó đưa ra được các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Là những vấn đề có liên quan đến hiệu quả sử dụng ODA. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu chủ yếu của luận văn là hiệu quả sử dụng ODA thuộc các chương trình, dự án được triển khai tại địa bàn tỉnh Ninh Bình từ năm 2006 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác –Lênin, trong quá trình thực hiện luận văn đã áp dụng các phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp và so sánh…Các phương pháp này được sử dụng kết hợp hoặc riêng biệt trong quá trình nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ hơn các kết luận đưa ra trong luận văn. 5. Bố cục luận văn Khóa luận được trình bày 60 trang in. Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, kết cấu của đề tài chia làm 3 chương: Chương 1 – ODA và hiệu quả sử dụng vốn ODA Chương 2 – Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn ODA tại tỉnh Ninh Bình Chương 3 – Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA tại tỉnh Ninh Bình Sau đây là nội dung chi tiết của các chương. 7 Chương 1 ODA VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA 1.1 KHÁI QUÁT VỀ ODA 1.1.1 Xuất xứ, khái niệm của ODA Tháng 4/1944, trước tình hình Đại chiến thế giới thứ hai sắp kết thúc, 44 nước đã tham gia Hội nghị tài chính quốc tế tại Bretton Wood, Mỹ. Hội nghị đã quyết định thành lập Quỹ tiền tệ quốc tế (IFM), Ngân hàng Tái thiết và Phát triển (IBRD). IBRD chính thức đi vào hoạt động ngày 25/6/1946, còn IFM là tháng 3/1947. Sau khi chiến tranh kết thúc năm 1945, các nước Châu Âu đều bị chiến tranh tàn phá. Riêng Mỹ ít bị thiệt hại, thậm chí còn phất lên nhờ chiến tranh. GDP năm 1945 của Mỹ là 213,5 tỉ USD, bằng khoảng 48% GDP thế giới, tăng gần 2 lần so với 125,8 tỉ USD năm 1942. Để giúp đỡ các Đồng minh Tây Âu khôi phục kinh tế, phát huy ảnh hưởng chính trị, đồng thời ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, Mỹ đã triển khai “ Kế hoạch tái thiết châu Âu”, mà sau này được gọi là “ Kế hoạch Marshall”, thông qua Ngân hàng thế giới, chủ yếu là IBRD. Thông qua kế hoạch này, Mỹ đã thực hiện tài trợ ồ ạt, được ví là “những trận mưa dollar” khổng lồ cho Tây Âu với tên gọi là Viện trợ Mỹ (USA Aid – USAID). Trong USAID gồm 2 phần, phần viện trợ không hoàn lại và một phần cho vay ưu đãi với thời hạn dài, lãi suất thấp, song, viện trợ không hoàn lại là chủ yếu. Chỉ tính từ năm 1947 đến năm 1951, đã có 12 tỉ USD thuộc USAID được đổ xuống châu Âu. Trong những năm 1950, để thực hiện cái gọi là “Ngăn chặn làn sóng cộng sản lan tràn xuống phía Nam”, Mỹ viện trợ ồ ạt cho các nước đồng minh phương Đông như Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan và một số nước Đông Nam Á… thông qua USAID lên tới khoảng 7 tỉ USD, được ví như là “ Kế hoạch Marshall 2” . Cuối năm 1960, Tổ chức các nước có nền kinh tế phát triển (OECD) được thành lập, đồng thời thống nhất coi việc tài trợ giúp đỡ các nước đang phát triển thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội như là một nghĩa vụ được thực hiện thường xuyên của các nước phát triển. trên cơ sở đó, ủy ban hỗ trợ phát triển chính thức (Development Assistance Comeete – DAC) được thành lập và có nhiệm vụ huy động một phần thu nhập của các nước phát triển để tài trợ cho các nước đang phát triển tương tư như USAID đã làm trước đây. Từ đó, các chương trình tài trợ phát triển cho các quốc gia chính thức mang tên Hỗ trợ phát triển chính thức (Offical Development Assistance – ODA) được thực hiện. Từ những thập niên 1970, 1980 trở đi, ODA được chuyển qua thực hiện bởi các tổ chức tài chính – tín dụng quốc tế, như WB, IMF, ADB… cùng với các khoản tài trợ song phương của chính phủ các nước phát triển hoặc các nước có điều kiện phát triển hơn. Như vậy, Hỗ trợ phát triển chính thức là sự hỗ trợ, giúp đỡ về mặt tài chính chủ yếu là của chính phủ các nước phát triển, các tổ chức liên chính phủ dành cho chính phủ các nước đang phát triển để thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội thông qua viện trợ quốc tế không hoàn lại và cho vay ưu đãi. Theo quy định của OECD, một khoản tài trợ quốc tế được gọi là ODA khi có yếu tố không hoàn lại (mức cho không) đạt từ 25% trở lên. 1.1.2 Phân loại ODA Có nhiều tiêu chí để phân loại ODA 1.1.2.1 Theo hình thức tài trợ Viện trợ không hoàn lại: Là các khoản tài trợ mà người nhận không có nghĩa vụ phải hoàn trả, yếu tố không hoàn lại là 100%. Cho vay ưu đãi: Là các khoản cho vay nhưng phải đảm bảo yếu tố không hoàn lại từ 25% trở lên. Viện trợ hỗn hợp: Gồm một phần viện trợ không hoàn lại và một phần cho vay (có thể có ưu đãi hoặc không ưu đãi), nhưng tổng yếu tố không hoàn lại phải từ 25% trở lên. 1.1.2.2 Theo mục đích sử dụng Hỗ trợ căn bản: Là các khoản ODA dành cho việc thực hiện nhiệm vụ chính của chương trình, dự án đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Thông thường đây là các khoản cho vay ưu đãi. Hỗ trợ kỹ thuật: Là các khoản tài trợ dành cho chuyển giao tri thức, chuyển giao công nghệ, phát triển thể chế, nghiên cứu đầu tư các chương trình, dự án, phát triển nguồn nhân lực,… Thông qua chúng là các khoản viện trợ không hoàn lại. 1.1.2.3 Theo các điều kiện để được nhận tài trợ ODA không ràng buộc: Là khoản tài trợ mà người nhận không phải chịu bất cứ ràng buộc nào. ODA có ràng buộc: Người nhận phải chịu một số ràng buộc nào đó khi nhận tài trợ, như ràng buộc người sử dụng, chỉ được mua sắm hàng hóa, thuê chuyên gia, thuê thầu,… theo chỉ định; ràng buộc theo mục đích sử dụng, chỉ được sử dụng cho một số mục đích nhất định, hay đối tượng hưởng lợi nào đó qua các chương trình, dự án. ODA hỗn hợp: Có thể một phần có những ràng buộc, một phần không có ràng buộc. 1.1.2.4 Theo hình thức thực hiện các khoản tài trợ ODA hỗ trợ dự án: Là hình thức chủ yếu của ODA nghĩa là ODA sẽ được xác định cho các dự án cụ thể, có thể là hỗ trợ cơ bản, hỗ trợ kỹ thuật, viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay ưu đãi. ODA hỗ trợ phi dự án: Khoản tài trợ không gắn với các dự án cụ thể, như hỗ trợ cán cân thanh toán, hỗ trợ trả nợ,… ODA hỗ trợ chương trình: Là khoản ODA dành cho mục đích tổng quát nào đó trong một thời gian nhất định, thường gắn với nhiều dự án chi tiết cụ thể trong một chương trình dự án tổng thể. Hình thức này đặc biệt chú trọng từ những năm 1990 và được áp dụng với các quốc gia đã sử dụng ODA có hiệu quả. [...]... những vấn đề cơ bản về ODA, và hiệu quả sử dụng vốn ODA Sau đây sẽ là nội dung chi tiết của Chương 2 Chương 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI TỈNH NINH BÌNH 2.1 TÌNH HÌNH THU HÚT, SỬ DỤNG ODA TẠI NINH BÌNH 2.1.1 Vài nét về tỉnh Ninh Bình 2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý Ninh Bình có diện tích tự nhiên hơn 1.400km2, nằm ở cực nam đồng bằng Bắc bộ, tỉnh Ninh Bình có trực đường sắt... vay khi đến hạn 1.2 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA 1.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn ODA Hiệu quả sử dụng vốn ODA là một khái niệm rất rộng và tổng hợp bao hàm ý nghĩa toàn diện về kinh tế, chinh trị - xã hội Hiệu quả sử dụng vốn ODA là mối quan hệ so sánh giữa các lợi ích trực tiếp và gián tiếp mà nền kinh tế - xã hội thu được so với số vốn ODA bỏ ra để đạt được những lợi ích đó Các lợi ích ở đây có thể... biết đọc, biết viết, - Khả năng hấp thụ và hiệu quả sử dụng vốn ODA theo ngành - Chuyển đổi cơ cấu kinh tế Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA theo ngành, chúng ta cũng dựa trên sự phát triển của toàn ngành trong kỳ đánh giá  Nhóm chỉ tiêu định tính Nhóm chỉ tiêu định tính phản ánh những tiêu chí đánh giá không lượng hóa được Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA dựa trên các tiêu chí này phụ thuộc nhiều... cực trên rất nhiều mặt Tuy nhiên, nếu ODA không được quản lý và sử dụng tốt sẽ phát sinh ra không ít các mặt trái, tiêu cực như tình trạng tham nhũng, lãng phí, sử dụng vốn kém hiệu quả, … Đặc biệt, đối với khoản ODA vay, có thể để lại gánh nặng nợ, thậm chí nguy cơ vỡ nợ quốc gia 1.1.4 Quy trình thu hút, quản lý và sử dụng ODA Quy trình thu hút, quản lý, sử dụng ODA là quá trình gặp gỡ giữa nhu cầu... nghiệp: 03 dự án (vốn ODA: 205,5 tỷ đồng); Công nghiệp: 02 dự án (vốn ODA: 805,3 tỷ đồng); Giao thông: 03 dự án (vốn ODA: 130,8 tỷ đồng); Cộng đồng: 03 dự án (vốn ODA: 344,1 tỷ đồng); Y tế: 04 dự án (vốn ODA: 255,3 tỷ đồng); số dự án ODA do địa phương trực tiếp quản lý (UBND tỉnh là cơ quan chủ quản): 08 dự án với tổng số vốn ODA là: 1159,3 tỷ đồng; số dự án ODA do Trung ương là cơ quan chủ quản (địa phương... các dự án sử dụng vốn ODA vào lĩnh vực này Ngoại trừ 2 dự án lớn của quốc gia là dự án nâng cấp Quốc lộ 1A và 10A (Ninh Bình là một trong số những địa phương hưởng lợi) không được nghiên cứu trong khuôn khổ luận văn này, Ninh Bình có 18 dự án hạng mục về giao thông được triển khai, chủ yếu tại khu vực nông thôn Đây là các dự án sử dụng vốn vay JBIC và được điều phối bởi Ban quản lý dự án tín dụng chuyên... cán bộ quản lý dự án nhất thiết phải có những phẩm chất đạo đức tốt Thật vậy, hiện nay chịu ảnh hưởng của cơ chế quản lý cũ, nhiều người còn có tâm lý bao cấp, coi ODA là thứ cho không, Chính phủ vay, Chính phủ trả nợ Do vậy, thiếu trách nhiệm trong việc quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn này Thực chất ODA không phải là nguồn vốn dễ kiếm và không phải là cho không Cả ODA không hoàn lại và ODA vốn vay... trợ phải có một tiềm lực tài chính nhất định  Năng lực và đạo đức cán bộ quản lý và sử dụng vốn ODA Năng lực và đạo đức của các cán bộ thực hiện chương trình, dự án ODA cũng là một nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn ODA Các cán bộ này cần phải có năng lực về đàm phán, ký kết dự án, triển khai thực hiện quản lý vốn, có kiến thức chuyên môn sâu về pháp luật, kinh tế, kỹ thuật, ngoại... dân tỉnh trong việc quản lý, thu hút và sử dụng vốn ODA, là cầu nối giữa địa phương với trung ương và với các đơn vị thụ hưởng ODA khác; có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị, cơ quan soạn thảo các văn kiện chương trình, dự án và triển khai thực hiện theo đúng các quy định của nhà nước 2.1.2.1 Cam kết, ký kết và giải ngân nguồn vốn ODA Có thể thấy rằng, quy mô vốn ODA ký kết trong những năm đầu của tỉnh. .. trợ ODA sẽ phải thành lập các Ban chuẩn bị chương trình, dự án ODA Các văn kiện có liên quan như: Cơ chế tài chính trong nước đối với sử dụng ODA; Vốn chuẩn bị cho chương trình, dự án; Kế hoạch chuẩn bị chương trình, dự án; Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi chương trình, dự án; Báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình, dự án sử dụng vốn ODA 1.1.4.6 Thẩm định, phê duyệt chương trình, dự án ODA Các văn . tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA, tìm hiểu thực trạng hiệu quả sử dụng vốn ODA tại tỉnh Ninh Bình, từ đó đưa ra được các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này. 3. Đối tượng,. Kết luận, kết cấu của đề tài chia làm 3 chương: Chương 1 – ODA và hiệu quả sử dụng vốn ODA Chương 2 – Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn ODA tại tỉnh Ninh Bình Chương 3 – Giải pháp nâng cao hiệu quả. quản lý trả nợ độc lập và thành lập quỹ trả nợ quốc gia để có thể chủ động trả nợ vay khi đến hạn. 1.2 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA 1.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn ODA Hiệu quả sử dụng vốn ODA

Ngày đăng: 26/05/2015, 15:58

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CAM ĐOAN

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

  • DANH MỤC CÁC BẢNG

  • LỜI MỞ ĐẦU

    • 1.1.2 Phân loại ODA

    • 1.1.3 Vai trò của ODA

    • 1.1.4 Quy trình thu hút, quản lý và sử dụng ODA

    • 1.2 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA

      • 1.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn ODA

      • 1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA

      • 1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn ODA

      • 2.1 TÌNH HÌNH THU HÚT, SỬ DỤNG ODA TẠI NINH BÌNH

        • 2.1.1 Vài nét về tỉnh Ninh Bình

        • Năm 2000

        • Năm 2005

        • Năm 2011

        • Năm 2012

        • Công nghiệp, xây dựng

        • 21,6

        • 38,3

        • 47,0

        • 46,35

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan