luận văn kế toán Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần xây dựng Vinashin

89 201 0
luận văn kế toán  Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần xây dựng Vinashin

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, cùng với sự đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, hệ thống cơ sở hạ tầng của nước ta đã có sự phát triển vượt bậc, đóng góp đáng kể cho sự phát triển của đất nước. Thành công của ngành xây dựng cơ bản trong những năm qua đã tạo tiền đề không nhỏ trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Với đặc điểm nổi bật của ngành xây dựng cơ bản là vốn đầu tư lớn, thời gian thi công dài nên vấn đề đặt ra là phải quản lý cho tốt, có hiệu quả đồng thời khắc phục tình trạng thất thoát, lãng phí trong quá trình sản xuất nhằm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp. Để giải quyết những vấn để trên mỗi doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây lắp nói riêng cần có các thông tin phục vụ cho công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Do đó, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một trong những công việc rất quan trọng. Chi phí được tập hợp một cách đầy đủ, chính xác sẽ góp phần tích cực trong việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư. Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần xây dựng Vinashin, em đã đi sâu tìm hiểu công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. Dựa vào tình hình thực tế tại Công ty kết hợp với phần lý luận đã được học ở nhà trường, em đã chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần xây dựng Vinashin”. Nội dung chuyên đề gồm 3 phần: Phần I: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Cổ phần xây dựng Vinashin Phần II: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty PHẦN I THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VINASHIN 2.1. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 2.1.1.Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty Công ty cổ phần xây dựng Vinashin được thành lập theo quyết định số 555 QĐ/TCCB-LĐ ngày 17/12/2001 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam. Công ty cổ phần Xây dựng Vinashin được thành lập dựa trên cơ sở góp vốn giữa Xí nghiệp xây dựng dân dụng và công nghiệp thuộc Công ty xây dựng và ứng dụng công nghệ mới và một số thể nhân, trong đó vốn góp của nhà nước chiếm 51%. Đăng ký kinh doanh số 0103000709 ngày 21/12/2001 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp. Trụ sở chính: 109 Quán Thánh, Phường Quán Thánh, Quận Ba Đình, TP Hà Nội. Văn phòng giao dịch: Số 01, ngách 371/3 Đê La Thành, Quận Đống Đa, TP Hà Nội. Vốn điều lệ của công ty là 50 tỷ đồng do các cổ đông góp vốn Công ty cổ phần Xây dựng Vinashin là một đơn vị có chức năng thi công, tư vấn, khảo sát, thiết kế các công trình giao thông, dân dụng, công nghiệp, công trình thuỷ, công trình thuỷ lợi, công trình biển, và đặc biệt là các công trình thuỷ công và hạ tầng cơ sở phục vụ cho ngành công nghiệp tàu thuỷ. Công ty ra đời trong thời kỳ đổi mới gặp nhiều khó khăn, với nguồn vốn ngân sách ít. Trong khi đó Công ty phải đầu tư rất nhiều trang thiết bị máy móc chuyên dụng phục vụ thi công các công trình lớn tạo công ăn việc làm cho người lao động và thúc đẩy công ty phát triển. Song Vinashin đã dần thành công và ngày càng khẳng định được vai trò của mình trên trường quốc tế. Công ty cổ phần xây dựng Vinashin là một thành viên của tập đoàn kinh tế vững mạnh Công ty đang ngày một phát triển và khẳng định được vai trò của mình trong lĩnh vực xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng. Khi ngành công nghiệp đóng tàu ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng cho các nhà máy đóng tàu như cầu tàu, bến cảng,…dẫn đến phương hướng hay tiềm năng phát triển của công ty là rất khả quan. Công ty đã góp phần thành công trong việc đóng mới con tàu Vinashin Sun và đã mở ra chân trời mới cho ngành Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam. Tiếp đó là hàng loạt con tàu đạt chất lượng cao được đóng ở các nhà máy đóng tàu Bạch Đằng, Hạ Long, Nam Triệu, Phà Rừng, với các hợp đồng đóng tàu có trọng tải từ 6.500 tấn đến 53.000 tấn, theo các đơn đặt hàng của Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Đan Mạch. Hiện nay, Công ty đang đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm các công trình mới để nâng cao uy tín, cũng như thương hiệu của mình trên thị trường. Với chủ trương lấy ngành nghề truyền thống làm mũi nhọn phát triển chính thì Công ty cũng tăng cường các hoạt động liên doanh, liên kết với các tổ chức, doanh nghiệp trong ngoài công ty trên cơ sở phát huy hết năng lực của công ty nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, thu hút thêm vốn đầu tư cũng như các khách hàng. Công ty kinh doanh rất nhiều ngành nghề trong đó chủ yếu là lĩnh vực xây dựng. Các ngành nghề kinh doanh của công ty: -Xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, công nghiệp và dân dụng, các công trình cảng, công trình cơ sở hạ tầng, công trình cấp thoát nước. -Xây dựng các công trình điện, trạm điện có điện áp đến 35 KV -Dịch vụ kĩ thuật ứng dụng công nghệ mới -Sản xuất vật liệu xây dựng và cấu kiện bê tông đúc sẵn -Kinh doanh bất động sản -Sản xuất và buôn bán các sản phẩm nội, ngoại thất, tiêu dùng -Tư vấn khảo sát, thiết kế các loại: Công trình cảng, công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, công trình hạ tầng, công trình giao thông vận tải, công trình thuỷ lợi, công trình cấp thoát nước, công trình âm thanh và ánh sáng. -Thi công lắp đặt công trình âm thanh ánh sáng, thông gió -Buôn bán máy móc, vật tư, thiết bị công trình -Kinh doanh đầu tư và phát triển nhà Sản phẩm chính của Công ty là các công trình, hạng mục công trình có quy mô lớn, kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc. Thời gian từ khi khởi công đến khi hoàn thành công trình bàn giao đưa vào sử dụng thường kéo dài. Thị trường của Công ty rộng lớn kéo dài từ Bắc vào Nam. Công ty có rất nhiều công trình nằm trải dài từ Bắc vào Nam như Công trình cầu tàu Hạ Long (Quảng Ninh), Công trình Phà Rừng, Dung Quất-Đê chắn cát, công trình kè bờ Hậu Giang (Hậu Giang)… Tình hình tài chính của công ty được duy trì ổn định và phát triển trong một số năm gần đây. Có thể khái quát về tình hình phát triển của công ty thông qua một số chỉ tiêu đạt được năm 2006-2007 được thể hiện trong báo cáo tài chính như sau: Bảng 1: Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng Vinashin giai doạn 2006-2007 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 (Quý III) 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 358.065 689.052 2.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 358.065 689.052 3. Giá vốn hàng bán 338.073 674.691 4.Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 19.992 14.361 5.Doanh thu hoạt động tài chính 1.652 1.555 6. Chi phí tài chính 7.286 5.010 7. Chi phí bán hàng - - 8. Chi phí quản lý doanh nghiệp 9.388 4.933 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 4.970 5.973 10. Thu nhập khác 192,488 197,129 11. Chi phí khác 63,488 51,129 12. Lợi nhuận khác 129,000 146,000 13. Tổng lợi nhuận trước thuế 5.099 6.123 14. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 1.053 1.714 15. Lợi nhuận sau thuế 4.046 4.409 16. Tổng tài sản 383.655 515.000 17. Nguồn vốn chủ sở hữu 33.993 40.582 18. Nộp ngân sách nhà nước 2.530 4.352 19. Thu nhập bình quân/người/tháng 2,12 2,22 Như vậy, doanh thu năm 2007 tăng 192% so với năm 2006. Trong đó doanh thu chủ yếu từ việc xây dựng và thiết kế các nhà máy đóng tàu và công trình cảng. Doanh thu của các ngành như tư vấn thường chiếm tỷ trọng nhỏ hơn. Các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước trong năm 2007 giảm xuống còn 63,27% so với năm 2006. Tiền lương của người lao động được tăng lên qua các năm. Đó là nhân tố khẳng định tình hình tài chính của doanh nghiệp là tốt, đồng thời cũng là nhân tố kích thích người lao động làm việc tích cực hơn, gắn bó giữa doanh nghiệp và người lao động. Ngoài ra có thể đánh giá tình hình tài chính của Công ty thông qua một số chỉ tiêu tài chính như ROA, ROE, khả năng thanh toán, bố trí cơ cấu tài sản và nguồn vốn. Một số chỉ tiêu tài chính được phản ánh trong bảng sau: Bảng 2: Một số chỉ tiêu tài chính (trích từ báo cáo tài chính) Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 (Quý III) 1.Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản % 92,73 93,00 2.Tài sản dài hạn/Tổng tài sản % 7,27 7,00 3.Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn % 91,11 92,12 4.Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn % 8,89 7,88 5.Tổng tài sản/Nợ phải trả Lần 1,10 1,20 6. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Lần 1,02 1,03 7. Khả năng thanh toán nhanh Lần 0,1 0,13 8.Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/Doanh thu % 1,42 0,89 9.Tỷ suất LN trước thuế/Tổng tài sản % 1,33 1,19 10.Tỷ suất LN sau thuế/Tổng tài sản % 1,12 0,86 11.Tỷ suất LN sau thuế/Vốn chủ sở hữu % 13,75 10,85 2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động SXKD của Công ty cổ phần xây dựng Vinashin Công ty cổ phần xây dựng Vinashin là một doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, có con dấu riêng, mở tài khoản tại ngân hàng. Xuất phát từ đặc điểm đó, bộ máy tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến. Mô hình tổ chức của công ty được khái quát theo mô hình sau: Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần xây dựng Vinashin: HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT Phòng hành chính nhân sự Phòng kế hoạch - dự án Phòng Tài chính kế toán Phòng thiết kế Phòng kỹ thuật thi công Đội thi công cơ giới Đội xây dựng số 1 Đội xây dựng số 2 Đội xây dựng số 3 Đội xây dựng số 4 Đội xây dựng số 5  Hội đồng quản trị: Đứng đầu hội đồng quản trị là chủ tịch hội đồng quản trị. Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đứng đầu công ty, lãnh đạo công ty thông qua các Nghị quyết, quyết định tại các cuộc họp của hội đồng và giám sát việc thực hiện các quyết định, nghị quyết đó.  Ban giám đốc: Giám đốc do HĐQT bổ nhiệm, là người đại diện theo pháp luật của công ty, có quyền quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo điều lệ Công ty và Pháp luật của nhà nước. Giám đốc chịu trách nhiệm trước HĐQT về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Các phó giám đốc chịu trách nhiệm về kỹ thuật và kinh doanh. Các phó giám đốc hỗ trợ cho giám đốc trong quản lý và điều hành công việc hàng ngày của công ty.  Ban kiểm soát: Ban kiểm soát kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính.  Phòng hành chính nhân sự: Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc, phòng có nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo về công tác tổ chức cán bộ, quản lý lao động. Trong quá trình sản xuất kinh doanh phải điều động nhân lực sao cho phù hợp- có phương án quy hoạch. Điều động, đề bạt cán bộ có khả năng, trình độ chuyên môn vào những việc mà họ phát huy được. Có chiến lược quy hoạch cán bộ nguồn, lập kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, nâng cao tay nghề, nghiệp vụ chuyên môn và trình độ lý luận. Quản lý lao động, theo dõi hợp đồng lao động.  Phòng kế hoạch- Dự án: Phòng kế hoạch dự án chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc về công tác kế hoạch, lập dự toán khảo sát thiết kế, vật tư thiết bị. Nắm bắt thông tin tìm kiếm việc làm, lập kế hoạch theo dõi các công trình (Đầu vào). Phòng kế hoạch dự án lập các kế hoạch theo tiến độ công trình từ ngày khởi công đến khi hoàn thành, lập các hồ sơ tham gia đấu thầu…Báo cáo tiến độ các công việc.  Phòng Tài chính kế toán: Phòng Tài chính kế toán có chức năng tham mưu cho Giám đốc về công tác tài chính. Tổ chức và quản lý nguồn tài chính, sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả, quản lý tài sản cố định và tài sản lưu động, thu nhập, tổng hợp số liệu và phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.  Phòng thiết kế: Công ty có 2 phòng thiết kế là thiết kế dân dụng và thiết kế thủy công. Có chức năng nhiệm vụ thiết kế các công trình Công ty trúng thầu hoặc chỉ định thầu theo đề cương kĩ thuật được duyệt. Đề xuất những giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhất vào trong lĩnh vực thiết kế các công trình xây dựng cả về dân dụng và công trình thuỷ công.  Phòng kỹ thuật thi công: Phòng kỹ thuật thi công các công trình đã được phê duyệt trúng thầu. Thực hiện các công việc cụ thể này là các đội xây dựng, đội thi công cơ giới. Các phòng ban trong công ty có chức năng nhiệm vụ riêng nhưng giữa chúng có mối quan hệ rất chặt chẽ, tạo điều kiện cho công ty phát triển vững mạnh. 2.1.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất Có thể khái quát mô hình hoá quy trình sản xuất kinh doanh của Công ty như sau: Sơ đồ 2: Mô hình hoá quy trình sản xuất- kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựng Vinashin 2.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại công ty 2.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Để thích ứng với hoạt động kinh doanh của Công ty bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức khái quát qua sơ đồ sau Sơ đồ 3: Mô hình bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần xây dựng Vinashin: Chủ đầu tư mời thầu Nhận hồ sơ Thắng thầu Tham gia đấu thầu Lập dự án thi công và lập dự toán Chuẩn bị nguồn nhân lực, NVL, vốn Tiền hành xây dựng Nghiệm thu, bàn giao, xác lập kết quả Kế toán trưởng Kế toán Tài sản cố định Kế toán doanh thu Kế toán tổng hợp Kế toán các khoản tiền và công nợ kế toán lương, chi phí, giá thành Nhân viên hạch toán ban đầu, báo sổ từ đơn vị trực thuộc Báo sổ [...]... xuất và giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Công ty cổ phần xây dựng Vinashin là đơn vị có chức năng thi công, tư vấn, khảo sát, thiết kế các công trình giao thông, dân dụng công nghiệp, công trình thuỷ, hạ tầng cơ sở phục vụ cho ngành công nghiệp tàu thuỷ Sản phẩm chính của công ty là sản phẩm xây lắp Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của Công ty là các công trình Phương pháp tập hợp chi phí: ... chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác + Tài khoản 627: Chi phí sản xuất chung Là các chi phí sản xuất của đội công trình xây dựng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác + Tài khoản 154: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Được dùng để tập hợp chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm + Tài... vậy, khi công trình hoàn thành kế toán chỉ cần tổng cộng chi phí sản xuất ở các tháng từ lúc khởi công tới lúc hoàn thành sẽ tính được giá thành thực tế của công trình theo từng khoản mục chi phí * Tài khoản sử dụng: Các tài khoản được công ty sử dụng để tiến hành hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: + Tài khoản 621: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Là chi phí của các loại vật liệu... tiếp .Chi phí sản xuất phát sinh tại công trình nào thì được phân bổ cho công trình đó Giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp được xác định khi công trình hoàn thành đưa vào xây dựng Kỳ tính giá thành: Theo năm Hàng tháng, bộ phận công trường tập hợp chứng từ gửi về phòng kế toán Các chi phí được tập hợp hàng tháng theo khoản mục chi phí và chi tiết cho từng đối tượng sử dụng Vì vậy, khi công trình hoàn. .. tiên và cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội, là yếu tố cơ bản nhất, quyết định nhất trong quá trình sản xuất Chi phí lao động là một trong những chi phí cơ bản cấu thành nên giá trị sản phẩm do Công ty sản xuất ra Chi phí nhân công trực tiếp ở Công ty cổ phần xây dựng Vinashin bao gồm các khoản phải trả cho người lao động thuộc quản lý của Công ty và cả lao động thuê ngoài Quản lý chi phí. .. thành sản phẩm + Tài khoản 632: Giá vốn hàng bán Được dùng để phản ánh giá vốn hàng bán của công trình hoàn thành bàn giao Ví dụ: Tại công trình xây dựng Đà Bán Ụ Hạ Long thì thời hạn thực hiện hợp đồng như Công ty đã thoả thuận với bên A - Khởi công: 01/01/2005 - Hoàn thành: 31/12/2007 2.3.2 Hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần xây dựng Vinashin 2.3.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp... đồ sau: Sơ đồ 4: Trình tự ghi sổ kế toánchi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo hình thức nhật ký chung tại Công ty cổ phần xây dựng Vinashin Chứng từ gốc về CPSX và các bảng phân bổ Nhập số liệu vào máy tính Phần mềm kế toán Sổ chi tiết 621,622,623,627,154 Sổ nhật ký chung Sổ cái TK 621,622,623,627,154,632 Bảng cân đối số phát sinh Sổ tổng hợp CPSX và thẻ tính giá thành Báo cáo Ghi chú Nhập số liệu... phí nhân công tốt là điều kiện giúp cho Công ty hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất của Công ty mình Chi phí nhân công trực tiếp là một trong những khoản mục chi phí giá thành sản phẩm Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương cơ bản, các khoản phụ cấp tiền lương phụ, lương của công nhân điều khiển máy thi công, lương của bộ phận quản lý đội, các khoản trích theo lương…có tính chất... bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mền kế toán Theo quy trình của phần mền kế toán máy, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ chi tiết Hệ thống sổ kế toán của Công ty gồm: sổ nhật ký chung, sổ chi tiết các tài khoản, sổ cái, bảng tổng hợp chi tiết, bảng cân đối phát sinh Sổ kế toán được mở vào đầu kỳ kế toán năm Cuối kỳ kế toán thực hiện khoá sổ kế toán trước khi lập báo... công xây lắp, nó chi m khoảng 10% đến 15% tổng doanh thu và thầu phụ của công trình Tại Công ty cổ phần xây dựng Vinashin chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: -Lương chính của công nhân trực tiếp sản xuất thi công, công nhân điều khiển máy, công nhân quản lý đội xây dựng - Lương làm thêm ngoài giờ, lương phụ - Lương ngoài các khoản phụ cấp lương - Các khoản trích theo lương Để tập hợp CPNCTT Công ty . phần: Phần I: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Cổ phần xây dựng Vinashin Phần II: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây. tập tại Công ty cổ phần xây dựng Vinashin, em đã đi sâu tìm hiểu công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. Dựa vào tình hình thực tế tại Công ty kết hợp với phần. sản phẩm xây lắp tại Công ty PHẦN I THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VINASHIN 2.1. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật và tổ chức bộ

Ngày đăng: 26/05/2015, 10:57

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • PHẦN I

  • THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

  • XÂY DỰNG VINASHIN

    • 2.1. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

      • 2.1.1.Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty

      • 2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động SXKD của Công ty cổ phần xây dựng Vinashin

      • 2.1.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất

      • 2.2.2. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán

        • 2.2.2.1. Các chính sách kế toán chung

        • 2.2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán:

        • 2.2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán

        • 2.2.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán

        • 2.3. Hạch toán chi phí sản xuất xây lắp tại công ty

          • 2.3.1. Đặc điểm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty

          • 2.3.2. Hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần xây dựng Vinashin

            • 2.3.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

            • 2.3.2.2. Kế toán chi phí nhân công

            • 2.3.2.3. Kế toán chi phí máy thi công

            • Chỉ tiêu

            • Nguyên giá

              • 2.3.2.4. Kế toán chi phí sản xuất chung

              • 2.3.2.5. Kế toán tổng hợp chi phí, kiểm kê, đánh giá sản phẩm xây lắp dở dang

              • 2.4. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng Vinashin

              • PHẦN II

              • HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan