Tiểu luận môn kinh tế môi trường xử lý nước thải sinh hoạt

28 1.2K 1
Tiểu luận môn kinh tế môi trường xử lý nước thải sinh hoạt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề. Nước là nguồn gốc sự sống của con người và muôn loài. Nước chiếm khoảng 71% diện tích trái đất và khoảng 70% trọng lượng cơ thể người. Hiện nay, nguồn nước sạch trên trái đất đang dần cạn kiệt do bị nhiễm bẩn nghiêm trọng và một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm là do nguồn nước thải sinh hoạt. Nước thải sinh hoạt chiếm 80% trong tổng số nước thải ở các thành phố lớn. hầu hết nước thải sinh hoạt đều thải trực tiếp nước thải vào hệ thống thoát nước không qua xử lý. Số liệu thống kê mới đây cho thấy, trung bình một ngày Hà Nội thải 458000 m 3 nước thải, trong đó 41% là nước thải sinh hoạt, 57% nước thải công nghiệp, 2% nước thải bệnh viện. Chỉ có khoảng 4% nước thải được xử lý. Việc thải một lượng lớn chất thải hữu cơ ra môi trường sẽ tạo nguồn ô nhiễm và các dịch bệnh, ảnh hưởng tới toàn cộng đồng, gây những hậu quả nghiêm trọng cho môi trường . Từ thực trạng trên, vấn đề cấp thiết đặt ra là tìm phương án khả thi để giảm thiểu lượng nước thải và tải lượng ô nhiễm, đồng thời tiến hành xử lý ô nhiễm nước thải sinh hoạt trước khi thải ra môi trường. 1.2 Mục tiêu Giới thiệu các phương pháp, nguyên tắc trong công nghệ xử ký nước thải sinh hoạt có hiệu quả, tiết kiệm chi phí, an toàn đồng thời đưa ra những nghiên cứu và ứng dụng của các phương pháp được ứng dụng vào thực tế. 1.3 Phương pháp thực hiện Trong quá trình thực hiện đề tài xử lý nước thải sinh hoạt nhóm đã tham khảo các nguồn tài liệu từ sách giáo trình , các bài báo cáo khoa học, các quy trình công nghệ về xử lý nước thải, các công cụ tìm kím đáng tin cậy và sử dụng các phần mềm hỗ trợ việc tính toán để đưa ra số liệu hợp lý. II. TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2.1 Giới thiệu đối tượng nghiên cứu 2.1.1 Định nghĩa nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt của cộng đồng: tắm, giặt giũ,tẩy rửa, vệ sinh cá nhân,vệ sinh nhà cửa… Chúng thường được thải ra từ các căn hộ, nhà dân, cơ quan, trường học, bệnh viện, chợ, và các công trình công c ộ ng khác. Như vậy, NTSH được hình thành trong quá trình sinh hoạt của con người. Lượng nước thải sinh hoạt của một khu dân cư phụ thuộc vào dân số, vào tiêu chuẩn cấp nước và đặc điểm của hệ thống thoát nước. Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt cho một khu dân cư phụ thuộc vào khả năng cung cấp nước của các nhà máy nước hay các trạm cấp nước hiện có. Các trung tâm đô thị thường có tiêu chuẩn cấp nước cao hơn so với các vùng ngoại thành và nông thôn, do đó lượng nước thải sinh hoạt tính trên một đầu người cũng có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn. N ướ c thải sinh hoạt ở các trung tâm đô thị thường thoát bằng hệ thống thoát nước dẫn ra các sông rạch, còn các vùng ngoại thành và nông thôn do không có hệ thống thoát nước nên nước thải thường được tiêu thoát tự nhiên vào các ao hồ hoặc thoát bằng biện pháp t ự th ấ m. 2.1.2 Thành phần, cấu tạo Bảng 1 - Giá trị các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt(QCVN 14 : 2008/BTNMT) TT Thông số Đơn vị Giá trị C A B 1. pH − 5 - 9 5 - 9 2. BOD 5 (20 0 C) mg/l 30 50 3. Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 50 100 4. Tổng chất rắn hòa tan mg/l 500 1000 5. Sunfua (tính theo H 2 S) mg/l 1.0 4.0 6. Amoni (tính theo N) mg/l 5 10 7. Nitrat (NO 3 - )(tính theo N) mg/l 30 50 8. Dầu mỡ động, thực vật mg/l 10 20 9. Tổng các chất hoạt động bề mặt mg/l 5 10 10. Phosphat (PO 4 3- ) (tính theo P) mg/l 6 10 11. Tổng Coliforms MPN/ 100 ml 3.000 5.000 Trong đó: - Cột A quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào các nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (có chất lượng nước tương đương cột A1 và A2 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt). - Cột B quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (có chất lượng nước tương đương cột B1 và B2 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt hoặc vùng nước biển ven bờ). Thành phần của nước thải sinh hoạt gồm 2 loại:  Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh  Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt: cặn bã từ nhà bếp, các chất rửa trôi, kể cả làm vệ sinh sàn nhà. Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ hàm lượng chất hữu cơ cao (55-65% tổng lượng chất bẩn), chứa nhiều vi sinh vật, vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ cần thiết cho các quá trình chuyển hóa chất bẩn trong NT . Chất hữu cơ chứa trong nước thải bao gồm các hợp chất như protein (40-50%);hydrat cacbon(40-50%). Nồng độ chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt dao động trong khoảng 150-450mg/l theo trọng lượng khô. Có khoảng 20-40% chất hữu cơ khó bị phân huỷ sinh học. Các hợp chất hữu cơ có thể tồn tại dưới các dạng hòa tan, keo, không tan, bay hơi, không bay hơi, dễ phân hủy, khó không hủy, Phần lớn các chất hữu cơ trong nước đóng vai trò là cơ chất đối với vi sinh vật. Nó tham gia vào quá trình dinh dưỡng và tạo năng lượng cho vi sinh vật. Ơ những khu dân cư đông đúc, điều kiện vệ sinh thấp kém, nước thải sinh hoạt không được xử lý thích đáng là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ngoài ra còn có cả các thành phần vô cơ như: H 2 S, Sunfit, ammonia, Nitơ,… vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm. 2.1.3 Tác hại đến môi trường Tác hại đến môi trường của nước thải sinh hoạt do các thành phần ô nhiễm tồn tại trong nước thải gây ra. COD,BOD: sự khoáng hóa, ổn định chất hữu cơ tiêu thụ một lượng lớn và gây thiếu hụt oxy của nguồn tiếp nhận dẫn đến ảnh hưởng đến hệ sinh thái môi trường nước. nếu ô nhiễm quá mức, điều kiện yếm khí có thể hình thành. Trong quá trình phân hủy yếm khí sinh ra các sản phẩm như H 2 S,NH 3 ,CH 4 ,… làm cho nước có mùi hôi thúi và làm giảm pH của môi trường. SS: lắng đọng ở nguồn tiếp nhận, gây điều kiện yếm khí. Nhiệt độ: nhiệt độ của nước thải sinh hoạt thường không ảnh hưởng đến đời sống của thủy sinh vật nước. Vi trùng gây bệnh: gây ra các bệnh lan truyền bằng đường nước như tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, vàng da,… Ammoniac, P: đây là những nguyên tố dinh dưỡng đa lượng. nếu nồng độ trong nước quá cao dẫn đến hiện tượng phú dưỡng hóa ( sự phát triển bùng phát của các loại tảo, làm cho nồng độ oxy trong nước rất thấp vào ban đêm gây ngạt thở và diệt vong các sinh vật, trong khi đó vào ban ngày nồng độ oxy rất cao do các quá trình quang hợp của tảo thải ra). Màu: gây mất mỹ quan. Dầu mỡ: gây mùi, ngăn cản khuếch tán oxy lên bề mặt. 2.2 Các phương pháp xử lý 2.1.1 Xử lý cơ học Xử lý cơ học là nhằm loại bỏ các tạp chất không hòa tan chứa trong nước thải và được thực hiện ở các công trình xử lý: song chắn rác, bể lắng cát, bể lắng, bể lọc các loại a) S on g ch ắ n r á c h o ặ c l ư ớ i ch ắ n r á c Song chắn rác (SCR), lưới chắn rác làm nhiệm vụ giữa lại các chất bẩn kích thướclớn có nguồn góc hữu cơ. Loại bỏ tất cả các tạp vật có thể gây sự cố trong quá trính vận hành hệ thống XLNT như: tắc ống bơm, đường ống hoặc ống dẫn Trong XLNT đô thị người ta dùng song chắn để lọc nước và dùng máy nghiền nhỏ các vật bị giữ lại, còn trong XLNT công nghiệp người ta đặt thêm lưới chắn. SCR được phân loại theo cách vớt rác: +SCR vớt rác thủ công, dùng cho trạm xử lý có công suất nhỏ dưới 0,1 m 3 /ngày +SCR vớt rác cơ giới bằng các bằng cào dùng cho trạm có công suất lớn hơn 0,1 m 3 /ngày Rác được vớt 2-3lần trong ngày và được nghiền để đưa về bể ủ bùn hoặc xả trực tiếp phía trước thiết bị. Bể lắng cát được thiết kế trong công nghệ xử lý nước thải nhằm loại bỏ các tạp chất vô cơ, chủ yếu là cát chứa trong nước thải. b) B ể lắn g c á t Trong XLNT, quá trình lắng được sử dụng để loại các tạp chất ở dạng huyền phù thô ra khỏi nước thải. Theo chức năng, các bể lắng được phân thành: bể lắng cát , bể lắng sơ cấp, bể lắng thứ cấp.Yêu cầu: có hiệu suất lắng cao và xả bùn dễ dàng. Cũng có thể sử dụng bể lắng như công trình xử lý cuối cùng, nếu điều kiện vệ sinh nơi đó cho phép. Bể lắng sơ cấp: đặt trước công trình xử lý sinh học dùng để gữi lại các chất hữu cơ không tan trong NT trước khi cho NT vào các bể xử lý sinh học và loại bỏ các chất rắn có khả năng lắng (tỉ trọng lớn hơn tỉ trọng của nước) và các chất nổi (tỉ trọng bé hơn tỉ trọng nước). Nếu thiết kế chính xác bể lắng sơ cấp có thể loại bỏ 50 -70% chất rắn lơ lửng, 25 - 40% BOD của NT. Bể lắng thứ cấp: đặt sau công trình xử lý sinh học. Căn cứ vào chiều nước chảy phân biệt các loại: bể lắng ngang, đứng, radian 2.2.2 Xử lý sinh học Cơ sở của phương pháp xử lý sinh học nước thải là dựa vào vào khả năng oxy hóa các liên kết hữu cơ dạng hòa tan và không hòa tan của vi sinh vật- chúng sử dụng các liên kết đó như là nguồn thức ăn của chúng  Các công trình xử lý sinh học có nguồn gốc tự nhiên: Hồ sinh vật, hệ thống xử lý bằng thực vật nước(lục bình,lau, sậy,rong-tảo, ), cánh đồng tưới, cánh đồng lọc, đất ngập nước,  Các công trình xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo : Bể lọc sinh học các loại, quá trình bùn hoạt tính, lọc sinh học tiếp xúc dạng trống quay(RBC), hố sinh học thổi khí, mương oxy hóa, a) Đĩa quay sinh học(RBC) Được áp dụng đầu tiên ở Cộng Hòa Liên Bang Đức 1960, sau đó ở Mỹ và Canada để khử BOD và Nitrat rất hiệu quả. RBC gồm hàng loạt đĩa tròn, thẳng bằng polystryren(PS) hoặc PVC lắp trên một trục bằng thép có đường kính 3,5m. Các đĩa được đặt ngập một phần trong nước thải và quy từ từ với vận tốc 1-3 vòng/phút. Trong quá trình vận hành, các vi sinh vật sẽ sinh trưởng gắng kết trên bề mặt đĩa và hình thành lớp màng mỏng nhày trên bề mặt ướt của đĩa (1-4mm).khi đĩa quay, lần lượt làm cho lớp màng vi sinh vật tiếp xúc với chất hữu cơ trong nước thải và với không khí để hấp thụ oxy. Đĩa quay cũng là cơ chế để tách các chất rắn thừa ra khỏi bề mặt các đĩa nhờ lực ly tâm. b) XLNT bằng bùn hoạt tính Các vi sinh vật thường tồn tại ở trạng thái huyền phù. Bể được sục khí để đảm bảo yêu cầu oxy và duy trì bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng. Huyền phù lỏng của các vi sinh vật trong bể thông khí được gọi chung là chất lỏng hỗn hợp và sinh khối (MLSS). Khi NT đi vào bể thổi khí (bể aeroten), các bông bùn hoạt tính được hình thành mà hạt nhân của nó là các phần tử cặn lơ lửng. Các loại vi khuẩn hiếu khí đến cư trú, phát triển dần cùng với các động vật nguyên sinh, nấm, xạ khuẩn,… tạo nên các bông bùn màu nâu sẫm, có khả năng hấp thụ các chất hữu cơ hòa tan, keo và không hòa tan phân tán nhỏ. Vi khuẩn và vi sinh vật sống dùng chất hữu cơ và chất ding dưỡng (N, P) lam thức ăn để chuyển hóa chúng thành các chất trơ không hòa tan và thành tế bào mới. Dẫn đến trong bể aeroten lượng bùn hoạt tính tăng dần lên, sau đó được tách ra tại bể lắng đợt 2, một phần được quay trở lại đầu bể aeroten để tham gia xử lý NT theo chu trình mới Quá trình cứ tiếp diễn đến khi chất thải cuối cùng không thể là thức ăn của các vi sinh vật được nữa. Nếu trong NT đậm đặc chất hữu cơ khó phân hủy, cần có thời gian để chuyển hóa thì phần bùn hoạt tính tuần hoàn phải được tách riêng và sục khí oxy cho chúng tiêu hóa thức ăn đã hấp thụ. Quá trình này gọi là tái sinh bùn hoạt tính.Như vậy quá trình XLNT bằng bùn HT bao gồm các giai đoạn sau: +Khuấy trộn tạo điều kiện tiếp xúc NT với bùn HT +Cung cấp oxy để vi khuẩn và vi sinh vật oxy hóa chất hữu cơ +Tách bùn HT ra khỏi NT +Tái sinh bùn HT tuần hoàn và đưa chúng về bể aeroten Yêu cầu chung về vận hành: +Các bể aeroten phải đảm bảo bề mặt tiếp xúc lớn giữa không khí, NT và bùn. +Không khí được cấp vào NT bằng: nén khí qua bộ phận khuếch tán ngập trong nước bằng sục khí hoặc dùng khuấy cơ học thổi vào chất lỏng bằng thông khí cơ học. +NT đưa vào DO ≥ 2mg/l, SS ≤ 150mg/l (đối với hàm lượng sản phẩm dầu mỏ thì ≤ 25mg/l), pH 6,5-9, nhiệt độ 6-30 o C, độc tố: GHCP, khoáng hòa tan: đầy đủ, BOD (chất hữu cơ dễ bị phân hủy), nồng độ các chất dinh dưỡng khác: đảm bảo. Phân loại bể aeroten: +Theo chế độ thủy động lực có: bể aeroten đẩy, khuấy trộn, trung gian +Theo phương pháp tái sinh bùn hoạt tính: loại có tái sinh tách riêng, loại không có tái sinh tách riêng +Theo tải lượng bùn: loại tải trọng cao, trung bình, thấp +Theo số bậc: 1 bậc, 2 bậc, nhiều bậc +Theo chiều dẫn NT vào: xuôi chiều, ngược chiều 2.2.3 Xử lý hóa học(Khử trùng nước thải) Khử trùng nước thải là giai đoạn cuối cùng của công nghệ xử lý nước nước thải nhằm loại bỏ các vi trùng vá virus gây bệnh trước khi xả vào nguồn nước. Để khử trùng nước thải có thể sử dụng clo và các hợp chất chứa clo, có thể tiến hành khử trùng bằng ozon, tia hồng ngoại, ion, bạc, nhưng cần nhắc kỹ về mặt kinh tế. K h ử t r ùn g nư ớ c t h ả i b ằ n g c l o Rẻ tiền, đơn giản, hiệu quả cao Thường dùng: clo lỏng, natri hypoclorit lỏng NaClO, canxi hypoclorit rắn CaCl 2 (ClO) 2 .H 2 O Tổng lượng Cl 2 , ClO - trong nước gọi là lượng clo hoạt tính. Khử trùng được tiến hành theo các bước: -Xáo trộn hóa chất khử trùng với NT trong các bể trộn 1-2 phút -Thực hiện phản ứng tiếp xúc hóa chất khử trùng với NT trong các bể tiếp xúc và máng dẫn NT ra nguồn với thời gian 15-20 phút, phụ thuộc vào các điều kiện xáo trộn và phản ứng. Tuy nhiên, nếu trong NT chứa nhiều chất hữu cơ chúng sẽ kết hợp với clo tạo các sản phẩm độc hại, dễ gây hại cho nguồn nước đặc biệt đối nguồn nước cấp cho mục đích sinh hoạt. -Khử trùng bằng clo nước: để định lượng clo, xáo trộn clo với hơi nước công tác, điều chế và vận chuyển đến nơi sử dụng người ta thường dùng cloratơ (cloratơ hoạt động liên tục đều, cloratơ hoạt động liên tục tỷ lệ với lưu lượng nước, cloratơ chân không). Nguyên tắc hoạt động của cloratơ: các banlon clo sử dụng để trên cân để theo dõi lượng clo tiêu thụ. Đối với clo hơi khi nén vào banlon có thể bị lẫn bụi vì vậy trước khi qua lưu lượng kế, clo cần được khử bụi, lưu lượng được điều chỉnh bằng lưu lượng kế và hóa lỏng bằng nước sạch. Thường dùng cloratơ chân không có áp lực thấp hơn áp suất không khí do đó hơi clo không bay ra ngoài. Các banlon clo được cung [...]... nguồn nước của sông Đáy Các giải pháp tổng thể quản lý và bảo vệ môi trường là chưa hoàn chỉnh hoặc chưa có, do vậy các cấp quản lý từ huyện tới xã rất lúng túng trong công tác quản lý môi trường Qua nghiên cứu tìm hiểu về các công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt trong nước cũng như nước ngoài, Trung tâm Tư vấn và Công nghệ Môi trường (Tổng cục Môi trường) đã đề xuất xây dựng mô hình xử lý nước thải sinh. .. lượng nước sau xử lý đạt TCVN 5945-2005 và QCVN 14/2008-BTNMT, mức A Với quy mô lớn như khu đô thị, bệnh viện, mô hình Trạm Xử lý nước thải hợp khối AFSB cũng cho phép nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn A Như vậy, nước thải đầu ra tại cụm bể xử lý và trạm xử lý nước thải hợp khối, hoàn toàn có thể tái sử dụng Các mô hình làm sạch nước thải sinh hoạt trên đây như mô hình BASTAFAT và AFSB cho phép nước thải. .. bơm, bể lắng đứng, máng tràn bậc thang, bể thu nước, bãi lọc trồng cây, hồ sinh học và cảnh quan cây xanh Toàn bộ nước thải của thị trấn được đấu nối về hệ thống để xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường Sau 2 tháng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt thị trấn Me đi vào hoạt động, hiệu quả xử lý nước thải cho thấy, trong các bãi lọc, phân hủy sinh học đóng vai trò lớn nhất trong việc loại... dựng Vinaconex Xuân Mai và một số đơn vị khác đã nghiên cứu thành công công nghệ xử lý nước thải và công nghệ chế tạo các bể xử lý nước thải tại chỗ, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của người dân tại các cụm dân cư và khu đô thị Đối với nước thải từ các hộ thải nước đơn lẻ, nước thải sau xử lý chảy vào cống thoát nước, có loại bể tự hoại chế tạo bằng bê tông cốt thép đúc sẵn ở quy mô công nghiệp,... trong việc xử lý nước thải sinh hoạt với nồng độ BOD khá thấp như hiện nay (theo kết quả của các nghiên cứu gần đây) ở thành phố Đà Nẵng là hết sức cấp thiết, góp phần hỗ trợ chủ đầu tư đưa ra quyết định chính thức trong viêc lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp cho tương lai 3.2 Các ứng dụng của xử lý nước thải sinh hoạt trong thực tế 3.2.1 Công ty phát triển công nghệ và phát triển môi trường. .. khu vực thị trấn Me, làm giảm ô nhiễm môi trường sông Me, sông Hoàng Long và góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy Đồng thời, đây là mô hình mẫu để triển khai thực hiện toàn lưu vực nhằm xử lý nước thải sinh hoạt và khôi phục cảnh quan sinh thái 3.2.4 Mô hình xử lý nước thải cho cụm dân cư và khu đô thị Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường (IESE) (Đại học Xây dựng) phối... XLNT sinh hoạt khu dân cư Hòa Lợi Hệ thống XLNT sinh hoạt khu dân cư Việt Sing Asiatech là công ty môi trường đi đầu với việc áp dụng công nghệ mới vào thực tiễn như: AAO&MBR, AO&MBR, AAO&MBBR, MBBR, MBR, UNITANK, SBR, UF… tiết kiệm được ½ diện tích sử dụng, nước thải sau xử lý hoàn toàn đạt tiêu chuẩn xã thải do nhà nước ban hành Hình ảnh chi tiết hệ thống XLNT sinh hoạt KDC Hòa Lợi 3.2.2 Mô hình xử lý. .. án đáp ứng mục tiêu đề ra là xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ thân thiện với môi trường, vừa khôi phục cảnh quan môi trường Việc lựa chọn thị trấn Me làm địa điểm thực hiện dự án vì đây là nơi có tính đại diện, điển hình rất cao cho các khu dân cư tập trung, đặc biệt là cho lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy và các vùng của đồng bằng Bắc bộ Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ thấm lọc... Bastaf xử lý nước thải tại tuyến cụm dân cư xã Vĩnh Sơn 1.100 m2 Toàn bộ nước thải sinh hoạt phát sinh trong tuyến cụm dân cư là 80 m3 ngày/đêm được thu gom theo hệ thống thu gom nước thải chung và đưa về bể Bastaf với vận tốc dòng chảy V = 0,3m/h, ở điều kiện yếm khí để xử lý Nước thải đi qua ngăn lắng với thời gian lưu là 1 ngày đủ để làm lắng những cặn có kích thước lớn, tiếp sau đó nước thải được... sự phát triển sinh học dạng “lơ lửng” gọi là “bùn hoạt tính” duy trì trong môi trường giàu oxy Sự phát triển sinh học này rất nhanh giúp phá hủy chất hữu cơ có trong nước thải đầu vào Sự phá hủy các chất hữu cơ bằng bùn hoạt tính gây ra khối lượng tế bào chết lớn, làm tăng khối lượng chất rắn bùn hoạt tính Nước thải sau khi lưu tại mương oxy hóa khoảng 24h, hỗn hợp gồm nước thải và bùn hoạt tính – thường . nguồn nước thải sinh hoạt. Nước thải sinh hoạt chiếm 80% trong tổng số nước thải ở các thành phố lớn. hầu hết nước thải sinh hoạt đều thải trực tiếp nước thải vào hệ thống thoát nước không qua xử. vùng nước biển ven bờ). Thành phần của nước thải sinh hoạt gồm 2 loại:  Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh  Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt: . lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp cho tương lai. 3.2. Các ứng dụng của xử lý nước thải sinh hoạt trong thực tế. 3.2.1. Công ty phát triển công nghệ và phát triển môi trường Á Đông (Asiatech) Hệ

Ngày đăng: 26/05/2015, 09:18

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I. MỞ ĐẦU

    • 1.1 Đặt vấn đề.

    • 1.2 Mục tiêu

    • 1.3 Phương pháp thực hiện

    • II. TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

      • 2.1 Giới thiệu đối tượng nghiên cứu

        • 2.1.1 Định nghĩa nước thải sinh hoạt

        • 2.1.2 Thành phần, cấu tạo

        • 2.1.3 Tác hại đến môi trường

        • 2.2 Các phương pháp xử lý

          • 2.1.1 Xử lý cơ học

          • 2.2.2 Xử lý sinh học

          • 2.2.3 Xử lý hóa học(Khử trùng nước thải)

          • 2.2.4 Quy trình công nghệ

          • III. CÁC NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG

            • 3.1 Các nghiên cứu

            • 3.2. Các ứng dụng của xử lý nước thải sinh hoạt trong thực tế.

              • 3.2.1. Công ty phát triển công nghệ và phát triển môi trường Á Đông (Asiatech)

              • 3.2.2. Mô hình xử lý nước thải bằng bể Bastaf tại Vĩnh Phúc.

              • 3.2.3. Mô hình xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư và đô thị dọc lưu vực sông Nhuệ - Sông Đáy

              • 3.2.4. Mô hình xử lý nước thải cho cụm dân cư và khu đô thị

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan