Chương 6: Kim loại nhóm I, II, III

17 992 1
Chương 6: Kim loại nhóm I, II, III

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngày soạn: 11/1/2010 Phê duyệt Ngày giảng: 13/1/2010 Tiết 40: THỰC HÀNH TÍNH CHẤT, ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI. SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Biết được : Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm : − So sánh mức độ phản ứng của Al, Fe và Cu với ion H + trong dung dịch HCl. − Fe phản ứng với Cu 2+ trong dung dịch CuSO 4 . − Zn phản ứng với : a) dung dịch H 2 SO 4 ; b) dung dịch H 2 SO 4 có thêm vài giọt dung dịch CuSO 4 . Dùng dung dịch KI kìm hãm phản ứng của đinh sắt với dung dịch H 2 SO 4 . 2. Kĩ năng - Sử dụng dụng cụ hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên. - Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học. Rút ra nhận xét. - Viết tường trình thí nghiệm. * Tích hợp môi trường : Hiểu được: - Sự biến đổi của các chất do tác dụng của dòng điện, sự tạo thành dòng điện trong pin điện hóa. - Sự ăn mòn kim loại trong môi trường và biện pháp chống ăn mòn kim loại trong môi trường tự nhiên. 3. Thái độ - tình cảm - Có ý thức say mê khoa học bộ môn - Có ý thức xử lí chất thải sau thí nghiệm. - Thực hiện thí nghiệm và xử lí chất thải sau thí nghiệm, bảo vệ môi trường, lớp học. II. CHUẨN BỊ Dụng cụ thí nghiệm và hoá chất cho một nhóm thực hành 1. Dụng cụ thí nghiệm - Giá để ống nghiệm: 1 - Ống nghiệm: 6 - Kẹp ống nghiệm: 2 - Ống hút nhỏ giọt: 3 (Nếu các lọ đựng dung dịch không có loại nắp kèm ống nhỏ giọt) - Kẹp kim loại: 1 2. Hoá chất - 2 mẩu vụn Al, 2 mẩu vụn Fe, 2 mẩu vụn Cu có kích thước tương đương. - Dung dịch HCl loãng. - 1 đinh sắt dài khoảng 4 cm. - Dung dịch CuS0 4 . - Dung dịch H 2 S0 4 loãng. - 1 viên Zn. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG 1. Ổn định lớp: C2: C5: C8: 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra. 3. Bài mới: Hoạt động của HS Hoạt động của GV I. Nội dung thí nghiệm và cách tiến hành Thí nghiệm 1: Dãy điện hoá của kim loại Lấy 3 ống nghiệm, mỗi ống đựng khoảng 3 ml dung dịch HCl loãng. Cho 3 mẫu kim loại có kích thước tương đương là Al, Fe, Cu vào 3 ống nghiệm. Quan sát, so sánh lượng bọt khí hiđro thoát ra ở các ống nghiệm trên. Rút ra kết luận về mức độ hoạt động của các kim loại. Thí nghiệm 2: Điều chế kim loại bằng cách dùng kim loại mạnh khử ion của kim loại yếu trong dung dịch Đánh sạch gỉ một chiếc đinh sắt rồi thả vào dung dịch CuSO 4 . Sau khoảng 10 phút, quan sát màu của chiếc đinh sắt và màu của dung dịch. Rút ra kết luận và viết phương trình hoá học của phản ứng. - Lấy 2 ống nghiệm sạch, rót dung dịch CuSO 4 vào + Cho 1 đinh Fe vào 1 ống nghiệm (1). + 1 ống nghiệm (2) để so sánh màu của dung dịch sau phản ứng. Thí nghiệm 3: Sự ăn mòn điện hoá - Rót vào 2 ống nghiệm, mỗi ống khoảng 3 ml dung dịch H 2 SO 4 loãng và cho vào mỗi ống một mẩu kẽm. Quan sát tốc độ bọt khí thoát ra. - Nhỏ thêm 2 - 3 giọt dung dịch CuSO 4 vào một trong 2 ống. So sánh lượng bọt khí thoát ra ở 2 ống nghiệm. Rút ra kết luận và giải thích. II. Viết tường trình Thí nghiệm 1: Dãy điện hoá của kim loại - Hướng dẫn HS cách cho các mẩu vụn Al, Fe, Cu vào ống nghiệm đựng dung dịch HCl: nghiêng ống nghiệm khoảng 45 0 để cho các mẩu kim loại trượt từ từ dọc theo thành trong ống nghiệm. - Tại sao phải dùng các mẩu kim loại có kích thước tương đương? Thí nghiệm 2: Điều chế kim loại bằng cách dùng kim loại mạnh khử ion của kim loại yếu trong dung dịch - Tại sao phải đánh sạch gỉ ở đinh sắt? - Hướng dẫn HS cách cho đinh sắt vào ống nghiệm đựng dung dịch CuSO 4 : + Đế của đinh Fe hướng về phía đáy của ống nghiệm, đầu nhọn của đinh hướng lên phía miệng ống nghiệm. + Cho đinh trượt từ từ theo thành trong ống nghiệm đang nghiêng khoảng 45 0 . - Chỉ dùng lượng dung dịch CuSO 4 ngập một nửa đinh. - Quan sát và so sánh 2 phần đinh: ngập và không ngập trong dung dịch CuSO 4 . - So sánh màu của 2 dung dịch ở 2 ống nghiệm (1) và (2). Thí nghiệm 3: Sự ăn mòn điện hoá - Cần khắc sâu kiến thức cho HS: + TN 1: Zn bị ăn mòn hóa học nên tốc độ ăn mòn chậm do đó bọt khí H 2 thoát ra chậm. + TN 2: Zn bị ăn mòn điện hóa nên tốc độ ăn mòn nhanh do đó bọt khí H2 thoát ra nhanh. → Ăn mòn điện hóa là kiểu ăn mòn nghiêm trọng nhất trong tự nhiên. D. NỘI DUNG TƯỜNG TRÌNH THÍ NGHIỆM * Mẫu bài tường trình thí nghiệm: BÀI TƯỜNG TRÌNH THÍ NGHIỆM Môn Hóa - Lớp 12A - Học kỳ - Hệ số 1 Lớp: Nhóm: 1) 2) 3) 4) Điểm Lời phê của giáo viên STT Tên thí nghiệm Cách tiến hành thí nghiệm Hiện tượng (thực tế)quan sát được Giải thích hiện tượng Viết PTHH của các phản ứng Ngày soạn: 17/1/2010 Phê duyệt Ngày giảng: 21/1/2010 Chương 6 KIM LOẠI KIỀM, KIM LOẠI KIỀM THỔ, NHÔM Tiết 41: KIM LOẠI KIỀM VÀ HỢP CHẤT CỦA KIM LOẠI KIỀM I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Hiểu được : - Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử, năng lượng ion hoá, số oxi hoá, thế điện cực chuẩn, tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên của kim loại kiềm. - Tính chất hoá học : Tính khử mạnh nhất trong số các kim loại (tác dụng với nước, axit, phi kim). - Phương pháp điều chế, ứng dụng của kim loại kiềm. Biết được : Một số ứng dụng quan trọng của một số hợp chất như NaOH, NaHCO 3 , Na 2 CO 3 , KNO 3 . Hiểu được : Tính chất hoá học của một số hợp chất : NaOH (kiềm mạnh) ; NaHCO 3 (lưỡng tính, phân huỷ bởi nhiệt) ; Na 2 CO 3 (muối của axit yếu) ; KNO 3 (có tính oxi hoá mạnh khi đun nóng). 2. Kĩ năng - Dự đoán tính chất hoá học, kiểm tra và kết luận về tính khử rất mạnh của kim loại kiềm. - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, sơ đồ rút ra được nhận xét về tính chất, phương pháp điều chế. - Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của kim loại kiềm, viết sơ đồ điện phân và phương trình hoá học điều chế kim loại kiềm bằng phương pháp điện phân. - Giải được bài tập tổng hợp có nội dung liên quan. - Dự đoán tính chất hoá học, kiểm tra và rút ra kết luận về tính chất hoá học của một số hợp chất kim loại kiềm. - Tiến hành thí nghiệm nghiên cứu tính chất một số hợp chất. - Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của một số hợp chất. - Giải được bài tập : Tính thành phần phần trăm khối lượng muối kim loại kiềm trong hỗn hợp chất phản ứng, một số bài tập tổng hợp có nội dung liên quan. * Tích hợp môi trường Hiểu được: - Tính chất, ứng dụng, phương pháp điều chế kim loại kiềm, một số hợp chất kim loại kiềm. - Nguồn và chất gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất kim loại kiềm và một số hợp chất. - Tiến hành thí nghiệm nhận biết kim loại kiềm và một số hợp chất. - Xử lí chất thải sau thí nghiệm hợp lí. 3. Thái độ - tình cảm - Ý thức được tác động của con người trong sản xuất hóa học tới môi trường xung quanh. II. CHUẨN BỊ 1. Hóa chất + chất rắn: Na, NaOH, NaHCO 3 , Na 2 CO 3 , KNO 3 + dung dịch: HCl, CuSO 4 , phenolphtalein + H 2 O cất. 2. Dụng cụ thí nghiệm - Ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, giá ống nghiệm, đèn cồn 3. Phim - Kim loại kiềm tác dụng với H 2 O, thuốc nổ đen. 4. Tranh ảnh về ứng dụng của NaOH, NaHCO 3 , Na 2 CO 3 , KNO 3 III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Nêu vấn đề - đàm thoại. - Học sinh thảo luận tổ nhóm. - Học sinh thuyết trình (lớp khá, giỏi). IV. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG 1. Ổn định lớp: C2: C5: C8: 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra. 3. Bài mới: Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên A. KIM LOẠI KIỀM I. Vị trí của kim loại kiềm trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử Kim loại kiềm thuộc nhóm IA của bảng tuần hoàn, gồm các nguyên tố liti (Li), natri (Na), kali (K), rubiđi (Rb), xesi (Cs) và franxi (Fr) Cấu hình electron nguyên tử: Li: [He] 2s 1 Na: [Ne] 3s 1 K: [Ar]4s 1 Rb: [Kr] 5s 1 Cs: [Xe] 6s 1 II. Tính chất vật lí - Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim, dẫn điện tốt, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp, khối lượng riêng nhỏ, độ cứng thấp. - Ta hãy tìm hiểu tại sao kim loại kiềm có nhiệt * Hoạt động 1: I. Vị trí của kim loại kiềm trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử - HS đọc SGK và xem bảng tuần hoàn để xác định nhóm KLK gồm những nguyên tố nào, tên, ký hiệu hóa học, số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) - Yêu cầu HS học thuộc 3 trị số Z của Li, Na, K - HS viết cấu hình electron nguyên tử đầy đủ và thu gọn của Li, Na, K - HS đọc SGK để biết vì sao nhóm KLK chỉ đề cập đến 5 nguyên tố * Hoạt động 2: II. Tính chất vật lí - HS đọc SGK rồi xem bảng 6.1 và rút ra kết luận về sự biến đổi tính chất vật lý của KLK: độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp, khối lượng riêng nhỏ, độ cứng thấp. Đó là do kim loại kiềm có mạng tinh thể lập phương tâm khối, cấu trúc tương đối rỗng, kích thước nguyên tử và ion lớn nên kim loại kiềm có khối lượng riêng nhỏ. Mặt khác, trong tinh thể các nguyên tử và ion liên kết với nhau bằng liên kết kim loại yếu. Vì vậy, kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp, độ cứng thấp. III. Tính chất hoá học - Các nguyên tử kim loại kiềm có năng lượng ion hoá khá nhỏ, vì vậy kim loại kiềm có tính khử rất mạnh. M → M + + e -Tính khử tăng dần từ liti đến xesi. -Trong hợp chất, các kim loại kiềm có số oxi hoá +1. 1. Tác dụng với phi kim Kim loại kiềm khử dễ dàng các nguyên tử phi kim thành ion âm: a) Tác dụng với oxi: - Natri cháy trong khí oxi khô tạo ra natri peoxit (Na 2 O 2 ) 2Na + O 2 → Na 2 O 2 (natri peoxit) - Natri cháy trong không khí khô ở nhiệt độ phòng tạo ra natri oxit (Na 2 O) 4Na + O 2 → 2Na 2 O(natri oxit) b) Tác dụng với clo 2K + Cl 2 → 2KCl 2. Tác dụng với axit Kim loại kiềm khử mạnh ion H+ trong dung dịch axit HCl và H 2 SO 4 loãng thành khí hiđro: 2Na + 2HCl → 2NaCl + H 2 3. Tác dụng với nước Kim loại kiềm khử nước dễ dàng ở nhiệt độ thường, giải phóng khí hiđro. 2K + 2H 2 O → 2KOH + H 2 + nhiệt độ nóng chảy giảm dần + nhiệt độ sôi nói chung giảm dần + độ cứng nói chung giảm dần - GV: KLK là những KL có độ cứng thấp nhất (mềm nhất) nên có thể cắt chúng dễ dàng bằng dao. - HS đọc SGK để hiểu nguyên nhân của những đặc điểm về tính chất vật lý của KLK. * Hoạt động 3: III. Tính chất hoá học - HS đọc SGK để biết tính chất hóa học đặc trưng và sự biến đổi tính chất đó trong nhóm KLK, xác định số oxi hóa của các KLK trong hợp chất. - GV nêu vấn đề: Em hãy giải thích vì sao đi từ Li đến Cs tính khử giảm dần. - HS vận dụng kiến thức học được ở lớp 10 để trả lời. - GV điều chỉnh hoặc ôn lại kiến thức để HS nắm đúng kiến thức. - HS lên bảng viết PTHH của các phản ứng KLK tác dụng với O 2 , Cl 2 , H 2 O, dung dịch H 2 SO 4 loãng, dung dịch HCl. 3. Tác dụng với nước - Nếu có điều kiện: + HS làm TN: cho mẩu Na bằng hạt đậu xanh vào ống nghiệm đựng H 2 O (lấy đến 1/2 ống nghiệm), sau khi Na phản ứng hết, nhỏ vài giọt phenolphtalein vào dung dịch trong ống nghiệm. - GV thông báo: + KLK khử H 2 O dễ dàng ở nhiệt độ thường, nếu lấy lượng KLK phản ứng nhiều thì phản ứng gây nổ, rất nguy hiểm. (Vì vậy khi cho HS làm thực hành thí nghiệm thì GV chỉ cắt mẩu KLK bằng hạt đậu xanh) + Độ mãnh liệt của phản ứng tăng dần từ Li đến Cs. IV. Ứng dụng, trạng thái tự nhiên và điều chế 1. Ứng dụng Kim loại kiềm có nhiều ứng dụng quan trọng: - Dùng chế tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp. Thí dụ, hợp kim natri - kali có nhiệt độ nóng chảy là 70 0 C dùng làm chất trao đổi nhiệt trong các lò phản ứng hạt nhân. - Hợp kim liti - nhôm siêu nhẹ, được dùng trong kĩ thuật hàng không. - Xesi được dùng làm tế bào quang điện. 2. Trạng thái tự nhiên Trong thiên nhiên, các kim loại kiềm không có ở dạng đơn chất mà chỉ tồn tại ở dạng hợp chất. Trong nước biển có chứa một lượng tương đối lớn muối NaCl. Đất cũng chứa một số hợp chất của kim loại kiềm ở dạng silicat và aluminat. 3. Điều chế - Muốn điều chế kim loại kiềm từ các hợp chất, cần phải khử các ion của chúng. M + + e → M - Vì ion kim loại kiềm rất khó bị khử nên phải khử bằng dòng điện (phương pháp điện phân). - Quan trọng nhất là điện phân muối halogenua của kim loại kiềm nóng chảy. + KLK phản ứng với H 2 O dễ dàng, mãnh liệt như thế nên phản ứng KLK tác dụng với dung dịch axit H 2 SO 4 loãng, HCl thường gây nổ nguy hiểm. *Hoạt động 4: IV. Ứng dụng, trạng thái tự nhiên và điều chế - HS đọc SGK Nội dung ứng dụng và trạng thái tự nhiên 3. Điều chế - GV dẫn dắt HS theo dàn bài mình đề ra (Nội dung kiến thức này HS đã được học trong bài Điều chế kim loại) - Nguyên tắc điều chế kim loại kiềm: dùng dòng điện một chiều trên catot khử ion kim loại kiềm trong muối halogenua của kim loại kiềm nóng chảy M + + e → M - Sơ đồ điện phân: điện phân NaCl nóng chảy Catot (cực âm) Na + + e → Na Anot (cực dương) 2Cl - → Cl 2 + 2e - Phương trình điện phân: 2NaCl đpnc → 2Na + Cl 2 * Hoạt động 5: Luyện tập và củng cố - Bài tập: 1, 2, 3, 4 SGK Ngày soạn: 18/1/2010 Phê duyệt Ngày giảng: 20/1/2010 Tiết 42: KIM LOẠI KIỀM VÀ HỢP CHẤT CỦA KIM LOẠI KIỀM (TIẾP) I. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG 1. Ổn định lớp: C2: C5: C8: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút: Câu 1: viết PTHH thực hiện dãy chuyển hóa sau: Na → 1 Na 2 S → 2 NaCl → 3 Na → 4 Na 2 O → 5 NaOH Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 7,8gam một KLK vào 360 gam nước sau phản ứng thu được 2,24 lít khí (đktc) và dung dịch X. a. Tìm tên kim loại. b. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch X. 3. Bài mới: Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên B. MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỀM I. Natri hiđroxit 1. Tính chất - Natri hiđroxit (NaOH) hay xút ăn da là chất rắn, không màu, dễ nóng chảy t nc = 322 0 C, hút ẩm mạnh (dễ chảy rữa), tan nhiều trong nước và toả ra một lượng nhiệt lớn nên cần phải cẩn thận khi hoà tan NaOH trong nước. - Khi tan trong nước, NaOH phân li hoàn toàn thành ion: NaOH → Na + + OH - - Natri hiđroxit tác dụng được với oxit axit, axit và muối: CO 2 + 2NaOH → Na 2 CO 3 + H 2 O CO 2 + 2OH - → 2 3 CO − + H 2 O HCl + NaOH → NaCl + H 2 O H + + OH - → H 2 O CuSO 4 + 2NaOH → Na 2 SO 4 + Cu(OH) 2 ↓ Cu 2+ + 2OH - → Cu(OH) 2 2. Ứng dụng - Natri hiđroxit là hoá chất quan trọng, đứng hàng thứ hai sau axit sunfuric. - Natri hiđroxit được dùng để nấu xà phòng, chế phẩm nhuộm, tơ nhân tạo, tinh chế quặng nhôm trong công nghiệp luyện nhôm và dùng trong công nghiệp chế biến dầu mỏ, II. Natri hiđrocacbonat 1. Tính chất - Natri hiđrocacbonat (NaHCO 3 ) là chất rắn màu trắng, ít tan trong nước - NaHCO 3 dễ bị nhiệt phân huỷ tạo ra Na 2 CO 3 và khí CO 2 → ↑ 0 t 3 2 3 2 2 2NaHCO Na CO + CO + H O * Hoạt động 1: I. Natri hiđroxit 1. Tính chất - HS đọc SGK - HS viết phương trình phân tử, phương trình ion rút gọn của các pư theo SGK - GV có thể cho thêm các TD khác để HS luyện tập viết PTHH của các PƯ: NaOH tác dụng với SO 2 ,NO 3 , H 2 SO 4 , FeCl 3 - HS làm TN: + hòa tan NaOH rắn vào H 2 O, lấy dung dịch NaOH mới thu được cho tác dụng với dung dịch CuSO 4 2. Ứng dụng - HS đọc SGK - Nếu có điều kiện GV giới thiệu thêm hình ảnh. * Hoạt động 2: II. Natri hiđrocacbonat - HS đọc SGK - HS làm TN: + Hòa tan 1 lượng nhỏ NaHCO 3 để thu dung dịch NaHCO 3 + Dùng giấy pH thử môi trường của dung dịch NaHCO 3 - NaHCO 3 có tính lưỡng tính (vừa tác dụng được với dung dịch axit, vừa tác dụng được với dung dịch bazơ). NaHCO 3 + HCl → NaCl + CO 2 ↑+ H 2 O NaHCO 3 + NaOH → Na 2 CO 3 + H 2 O 2. Ứng dụng NaHCO 3 được dùng trong công nghiệp dược phẩm (chế thuốc đau dạ dày, ) và công nghiệp thực phẩm (làm bột nở, ). III. Natri cacbonat 1. Tính chất - Natri cacbonat (Na 2 CO 3 ) là chất rắn màu trắng, tan nhiều trong nước. - Ở nhiệt độ thường, natri cacbonat tồn tại ở dạng muối ngậm nước Na 2 CO 3 .10H 2 O, ở nhiệt độ cao muối này mất dần nước kết tinh trở thành natri cacbonat khan, nóng chảy ở 850 0 C. - Na 2 CO 3 là muối của axit yếu (axit cacbonic) và có những tính chất chung của muối. 2. Ứng dụng Na 2 CO 3 là hoá chất quan trọng trong công nghiệp thuỷ tinh, bột giặt, phẩm nhuộm, giấy, sợi, IV. Kali nitrat 1. Tính chất Kali nitrat (KNO 3 ) là những tinh thể không màu, bền trong không khí, tan nhiều trong nước. Khi đun nóng ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ nóng chảy (333 0 C), KNO 3 bắt đầu bị phân huỷ thành O 2 và KNO 2 . 2KNO 3 o t → 2KNO 2 + O 2 2. Ứng dụng KNO 3 được dùng làm phân bón (phân đạm, phân kali) và được dùng để chế tạo thuốc nổ. Thuốc nổ thông thường (thuốc súng) là hỗn hợp gồm 68% KNO 3 , 15% S và 17% C (than). Phản ứng cháy của thuốc súng xảy ra theo phương trình: 2KNO 3 + 3C + S o t → N 2 ↑ + 3CO 2 ↑ + K 2 S + Rót dung dịch HCl vào dung dịch NaHCO 3 →HS quan sát hiện tượng - GV yêu cầu HS viết phương trình phân tử, phương trình ion rút gọn, xác định vai trò các chất tham gia phản ứng của phản ứng giữa. + Dung dịch NaHCO 3 và dung dịch HCl + Dung dịch NaHCO 3 và dung dịch NaOH ⇒ GV dẫn dắt HS tới kết luận: + NaHCO 3 có tính lưỡng tính + Tính lưỡng tính của NaHCO 3 là do ion HCO 3 - - HS đọc ứng dụng của NaHCO 3 trong SGK. - Nếu có điều kiện: GV giới thiệu thêm hình ảnh. * Hoạt động 3: III. Natri cacbonat - HS đọc SGK - HS làm TN: + hòa tan Na 2 CO 3 rắn vào H2O + dùng giấy pH thử môi trường của dung dịch Na 2 CO 3 + dung dịch Na 2 CO 3 tác dụng với dung dịch HCl + dung dịch Na 2 CO 3 tác dụng với dung dịch CaCl 2 - HS viết PTHH của các phản ứng. - HS đọc ứng dụng của Na 2 CO 3 trong SGK. * Hoạt động 4: IV. Kali nitrat - HS đọc SGK * Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà -Bài tập 5, 6, 7, 8 SGK Ngày soạn: 21/1/2010 Phê duyệt Ngày giảng: 26/1/2010 Tiết 43: KIM LOẠI KIỀM THỔ VÀ HỢP CHẤT CỦA KIM LOẠI KIỀM THỔ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Hiểu được : - Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử, tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, năng lượng ion hoá, số oxi hoá, thế điện cực chuẩn của kim loại dụng với oxi, clo, axit). - Tính chất hoá học cơ bản, ứng dụng của Ca(OH) 2 , CaCO 3 , CaSO 4 kiềm thổ. - Tính chất hoá học : Tính khử mạnh chỉ sau kim loại kiềm (tác.2H 2 O - Khái niệm về nước cứng (tính cứng tạm thời, vĩnh cửu, toàn phần), tác hại của nước cứng ; Cách làm mềm nước cứng. 2. Kĩ năng - Dự đoán, kiểm tra và kết luận được tính chất hoá học chung của kim loại kiềm thổ. - Tiến hành một số thí nghiệm nghiên cứu tính chất hoá học. - Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học. - Giải được bài tập : Tính thành phần phần trăm khối lượng kim loại trong hỗn hợp phản ứng ; Xác định tên kim loại và một số bài tập khác có nội dung liên quan. - Dự đoán, kiểm tra dự đoán bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học của Ca(OH) 2 . - Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học. - Nhận biết một số ion kim loại kiềm thổ bằng phương pháp hoá học. - Giải được bài tập : Tính thành phần phần trăm khối lượng muối trong hỗn hợp phản ứng, bài tập khác có nội dung liên quan. * Tích hợp môi trường Hiểu được: - Tính chất, ứng dụng, phương pháp điều chế kim loại kiềm thổ, một số hợp chất kim loại kiềm thổ. - Nguồn và chất gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất kim loại kiềm thổ và một số hợp chất . - Sự biến đổi các chất trong môi trường tự nhiên: Sự tạo thành thạch nhũ trong hang động, sự bào mòn núi đá vôi, sự tạo thành cặn ở đáy ấm, nồi hơi, - Nước cứng là một thành phần của môi trường tự nhiên. - Thành phần hóa học, tác hại của nươc cứng. - Phương pháp làm nước cứng mất tính cứng. - Tác động của con người nhằm cải tạo môi trường. - Tiến hành thí nghiệm nhận biết kim loại kiềm thổ và một số hợp chất. - Xử lí chất thải sau thí nghiệm hợp lí. - Nhận biết được nước cứng. - Thực hiện biện pháp biến nước cứng thành nước mềm. 3. Thái độ - Ý thức tác động của con người trong sản xuất hóa học tới môi trường xung quanh. - Ý thức được ảnh hưởng của môi trường tới sinh hoạt của con người và tác động của con người tới môi trường. II. CHUẨN BỊ 1. Hóa chất + vụn Mg, bột Mg, Ca(OH) 2 rắn, đá vôi, thạch cao + dung dịch: HCl, HNO 3 , nước vôi trong, Na 2 CO 3 , CH 3 COOH 2. Dụng cụ thí nghiệm Ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, giá ống nghiệm, đèn cồn 3. Tranh ảnh (hoặc dùng trình chiếu pwer point): núi đá vôi, thạch nhũ, đá hoa, đá phấn, hang thạch nhũ ở Phong Nha, Vịnh Hạ Long, vỏ, mai bò, hến, mực. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Nêu vấn đề - đàm thoại. - Học sinh thảo luận tổ nhóm. - Học sinh thuyết trình (lớp khá, giỏi). IV. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG 1. Ổn định lớp: C2: C5: C8: 2. Kiểm tra bài cũ: Làm BT 6 - SGK 3. Bài mới: Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên A. KIM LOẠI KIỀM THỔ I. Vị trí của kim loại kiềm thổ trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử - Kim loại kiềm thổ thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn, gồm các nguyên tố beri (Be), magie (Mg), canxi (Ca), stronti (Sr), bari (Ba) và rađi (Ra) - Nguyên tử của các kim loại kiềm thổ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns 2 (n là số thứ tự của lớp). Be : [He] 2s 2 ; Mg : [Ne] 3s 2 ; Ca : [Ar] 4s 2 ; Sr : [Kr] 5s 2 ; Ba : [Xe] 6s 2 II. Tính chất vật lí - Các kim loại kiềm thổ có màu trắng bạc, có thể dát mỏng. - Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các kim loại kiềm thổ tuy cao hơn các kim loại kiềm nhưng vẫn tương đối thấp. - Khối lượng riêng tương đối nhỏ, nhẹ hơn nhôm (trừ bari). - Độ cứng hơi cao hơn các kim loại kiềm nhưng vẫn tương đối mềm - Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và khối lượng riêng của các kim loại kiềm thổ không * Hoạt động 1: I. Vị trí của kim loại kiềm thổ trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử - HS đọc SGK và xem bảng tuần hoàn để xác định nhóm KLKT gồm những nguyên tố nào, tên, ký hiệu hóa học, số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) - Yêu cầu HS học thuộc 2 trị số Z của Mg, Ca - HS viết cấu hình electron nguyên tử đầy đủ và thu gọn của Mg, Ca - HS đọc SGK để biết vì sao nhóm KLKT chỉ đề cập đến 5 nguyên tố * Hoạt động 2: II. Tính chất vật lí - HS đọc SGK rồi xem bảng 6.2 và rút ra kết luận về sự biến đổi tính chất vật lý của KLKT: + nhiệt độ nóng chảy + nhiệt độ sôi + khối lượng riêng - HS đọc SGK để hiểu nguyên nhân của những đặc điểm về tính chất vật lý của KLKT [...]...theo mt quy lut nht nh nh cỏc kim loi kim ú l do cỏc kim loi kim th cú kiu mng tinh th khụng ging nhau III Tớnh cht hoỏ hc - Cỏc nguyờn t kim loi kim th cú nng lng ion hoỏ nh, vỡ vy kim loi kim th cú tớnh kh mnh M M2+ + 2e - Tớnh kh tng dn t beri n bari - Trong hp cht, cỏc kim loi kim th cú s oxi hoỏ +2 1 Tỏc dng vi phi kim Kim loi kim th kh cỏc nguyờn t phi kim * Hot ng 3: III Tớnh cht hoỏ hc - HS c... nc, Mg kh chm Cỏc kim loi cũn li kh mnh nc gii phúng khớ hiro Ca + 2H 2 O Ca(OH)2 + H 2 * Hot ng 4: Luyn tp v cng c Bi 6 - SGK - Phiu hc tp s 1: GV ụn luyn tp cho HS cỏch lm dng bi toỏn xỏc nh kim loi (lm t lun trc ri mi chuyn sang trc nghim) Bi 2, 5, 7 - SGK - Bi tp v nh: 1, 3, 4, 8 SGK Ngy son: Ngy ging: 16/1/2011 18/1/2011 Phờ duyt Tit 44: KIM LOI KIM TH V HP CHT CA KIM LOI KIM TH IV THIT K CC... 16/1/2011 18/1/2011 Phờ duyt Tit 45: KIM LOI KIM TH V HP CHT CA KIM LOI KIM TH (Tip) I CHUN B 1 Húa cht + Dung dch: Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2, nc vụi trong, x phũng, Na2CO3, Na3PO4, Ba(NO3)2, CaCl2, CaSO4, MgSO4 + H2O ct 2 Dng c thớ nghim ng nghim, kp ng nghim, giỏ ng nghim, ốn cn, 3 Trỡnh chiu Power Point: hỡnh nh, mụ phng, phim thớ nghim II THIT K CC HOT NG 1 n nh lp: 2 Kim tra bi c: Lm BT 7 SGK t111 3... CA KIM LOI KIM TH IV THIT K CC HOT NG 1 n nh lp: 2 Kim tra bi c: Trỡnh by tchh ca KLKT? Vit PTHH minh ha 3 Bi mi: Hot ng ca hc sinh Hot ng ca giỏo viờn B MT S HP CHT QUAN TRNG CA CANXI Trong s cỏc hp cht ca kim loi kim th, quan trng nht l cỏc hp cht ca canxi vỡ chỳng cú nhiu ng dng trong thc tin 1 Canxi hiroxit - Canxi hiroxit (Ca(OH)2) cũn gi l vụi t i, l cht rn mu trng, ớt tan trong nc Nc vụi trong... Vi dung dch axit H2SO4 loóng ,HCl H2SO4 loóng, dung dch HCl Kim loi kim th kh mnh ion H+ trong cỏc - HS lm TN: Mg tỏc dng vi dung dch dung dch H2SO4 loóng, HCl thnh khớ H2 HCl +2 0 0 +1 - GV nờu cõu hi: Vỡ sao KLKT cú th kh Mg + 2 H Cl Mg Cl2 + H 2 +5 3 +6 b) Vi dung dch axit H2SO4 c ,HNO3 N trong HNO3 loóng xung N ; S ; trong +5 Kim loi kim th cú th kh N trong HNO3 H2SO4 c xung 2 (xung mc oxi húa... sụng, sui, h v nc ngm GV dn dt hc sinh nờu ra cỏc cõu hi Nc thiờn nhiờn thng cha nhiu mui ca cỏc nhúm bn tr li kim loi nh canxi, magie, st, + Nc cng l gỡ? Nc mm l gỡ? Nc cha nhiu ion Ca2+ v Mg2+ c gi l nc + Nc cú tớnh cng tm thi l gỡ? cng + Vỡ sao li gi l nc cú tớnh cng 2+ 2+ Nc cha ớt ion Ca v Mg c gi l nc tm thi? mm + Nc cú tớnh cng vnh cu l gỡ? Ngi ta phõn bit nc cng cú tớnh cng tm thi, + Vỡ sao... v gim hng v III Cỏch lm mm nc cng Nguyờn tc lm mm nc cng l lm gim nng cỏc ion Ca2+, Mg2+ trong nc cng * Hot ng 2: II Tỏc hi ca nc cng - HS c SGK - HS lm thớ nghim kim chng: + ng nghim 1: ng dung dch Ca(HCO3)2 + ng nghim 2: ng H2O ct Rút dung dch nc x phũng vo 2 ng nghim Quan sỏt hin tng v rỳt ra kt lun - GV din ging thờm v gii thiu mt s thớ d c th, cho HS xem mt s tranh nh * Hot ng 3: III Cỏch lm... cng vnh cu l tớnh cng gõy nờn bi cỏc mui sunfat, clorua ca canxi v magie Khi un s i, cỏc mui ny khụng b phõn hu nờn khụng to kt ta, do ú khụng lm mt tớnh cng ny c) Tớnh cng ton phn gm c tớnh cng tm thi v tớnh cng vnh cu II Tỏc hi ca nc cng Nc cng gõy nhiu tỏc hi trong i sng cng nh trong sn xut un nc cng lõu ngy trong ni hi, ni s b ph mt lp cn Lp cn dy 1 mm lm tn thờm 5% nhiờn liu, thm chớ cú th gõy n... + H2O Long vi cỏc hang ng, nỳi ỏ vụi Cỏc phn ng trờn gii thớch s to thnh thch nh + cỏc a phng cú a hỡnh nỳi ỏ (CaCO3) trong cỏc hang ỏ v i, cn trong m vụi nh min Bc, min Trung nc ta, nc, GV liờn h thc t: hin tng úng cn ỏ vụi dựng lm vt liu xõy dng, sn xut v i, xi trong phớch nc, m un nc mng, thu tinh, ỏ hoa dựng lm cỏc cụng trỡnh m thut (tc tng, trang trớ, ) ỏ phn d nghin thnh bt mn lm ph gia... axit ca H2CO3 yu 1000 C CaCO3 CaO + CO2 hn tớnh axit ca CH3COOH nờn ỏ vụi Phn ng trờn xy ra trong quỏ trỡnh nung vụi (CaCO3) tan trong dung dch Trong t nhiờn, canxi cacbonat tn ti dng ỏ CH3COOH v i, ỏ hoa, ỏ phn v l thnh phn chớnh ca v v mai cỏc loi sũ, hn, mc, - GV din ging thờm v khỏi nim nhit thng, CaCO3 tan dn trong nc cú cht ch tn ti trong dung dch HS ho tan khớ CO2 to ra canxi hirocacbonat . soạn: 17/1/2010 Phê duyệt Ngày giảng: 21/1/2010 Chương 6 KIM LOẠI KIỀM, KIM LOẠI KIỀM THỔ, NHÔM Tiết 41: KIM LOẠI KIỀM VÀ HỢP CHẤT CỦA KIM LOẠI KIỀM I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Hiểu được : -. các kim loại kiềm. Đó là do các kim loại kiềm thổ có kiểu mạng tinh thể không giống nhau. III. Tính chất hoá học - Các nguyên tử kim loại kiềm thổ có năng lượng ion hoá nhỏ, vì vậy kim loại. trên. Rút ra kết luận về mức độ hoạt động của các kim loại. Thí nghiệm 2: Điều chế kim loại bằng cách dùng kim loại mạnh khử ion của kim loại yếu trong dung dịch Đánh sạch gỉ một chiếc đinh

Ngày đăng: 26/05/2015, 07:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan