Luận án tiến sỹ - Phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đến năm 2020

191 444 0
Luận án tiến sỹ - Phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đến năm 2020

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN ÁN: Công cuộc đổi mới nền kinh tế của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân Dân Lào được tiến hành theo hướng mở cửa, đã và đang mang lại những thành tựu quan trọng tạo ra thế và lực mới cho nền kinh tế, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để Lào đẩy nhanh quá trình hội nhập vào nền kinh tế của khu vực và thế giới. Trong báo cáo chính trị tại Đại hội VIII của DNDCM Lào đã khẳng định: “Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ phải đi đôi với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, kết hợp nội lực và ngoại lực thành nguồn lực tổng thể để phát triển đất nước”. Theo chủ trương đó, Đảng và Nhà nước Lào đã tiến hành mở cửa nền kinh tế, từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại quốc tế và xuất nhập khẩu hàng hoá. Sự kiện CHDCND Lào trở thành thành viên của ASEAN có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển quan hệ đối ngoại cũng như phát triển kinh tế xã hội, đã khẳng định được một quốc gia Lào đang từng bước hội nhập ngày càng sâu rộng vào thị trường quốc tế. Quá trình đổi mới nền kinh tế sau hơn 30 năm từ một nền kinh tế “tự cung, tự cấp”, đến nay nền kinh tế CHDCND Lào đã có những bước phát triển vượt bậc với tốc độ phát triển kinh tế đạt được 7,7 %/năm, trong đó lĩnh vực nông lâm 3,6%, công nghiệp 13,7%, dịch vụ 7,8%. Bên cạnh đó, mức thu nhập bình quân đầu người năm 2009-2010 đạt 961 USD/năm, cơ cấu kinh tế có sự phát triển vượt bậc, trong năm 2009-2010 ngành nông-lâm chiếm 29,9% của GDP, ngành công nghiệp chiếm 24,6 % của GDP, ngành dịch vụ chiếm 38,5% của GDP, và kim ngạch xuất khẩu năm 2008-2009 đạt 1.124,4 triệu USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là Cà phê, hàng nông sản, điện, khoáng sản, sản phẩm gỗ, dệt may và mặt hàng khác [4]. Sự tăng trưởng kinh tế ngoạn mục khi nước CHDCND Lào chuyển đổi từ nền kinh tế “tự cung, tự cấp” sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, là một thành tựu quan trọng của chính sách mở cửa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài và mở rộng thị trường xuất khẩu phục vụ phát triển kinh tế đất nước trong giai đoạn mới của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Lào. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập này, nền kinh tế “non trẻ” của Lào cũng phải đối mặt với vô vàn những khó khăn, thách thức từ quá trình hội nhập. Trước hết là các biến động tài chính thế giới, trong đó gần đây nhất là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động tiêu cực tới tốc độ phát triển kinh tế của CHDCND Lào. Đứng trước nguy cơ khủng hoảng kinh tế, các nước trên thế giới đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm đảm bảo sự an toàn cho nền kinh tế của mình, điều này đã tác động tiêu cực đến tình hình xuất khẩu của Lào trong vài năm trở lại đây. Từ đó dẫn tới, thị trường xuất khẩu của Lào bị thu hẹp làm cho kim ngạch xuất khẩu bị giảm mạnh. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, thị trường xuất khẩu hàng hoá đóng một vai trò quan trọng và tất yếu, nó là một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ phát triển của bất kỳ một nền kinh tế nào. Tuy nhiên, Chính phủ Lào đã nỗ lực triển khai và thực hiện các chính sách khuyến khích thúc đẩy sản xuất trong nước nhằm đáp ứng sự tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu. Nền nông nghiệp của Lào đã từng bước tăng trưởng về sản xuất, tiêu dùng và đặc biệt là xuất khẩu hàng hóa vượt qua nhiều khó khăn, thách thức trong công cuộc hội nhập kinh tế toàn cầu. Hiện, nhiều mặt hàng hóa xuất khẩu chủ lực như cà phê, gạo, gỗ và các sản phẩm về gỗ đã và đang từng bước khẳng định được vị trí trên trường quốc tế. Tuy nhiên, cho đến nay, kim ngạch xuất khẩu của Lào vẫn còn thấp và kém so với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới, nhiều mặt hàng xuất khẩu dường như vẫn không thể cạnh tranh được về cả giá và chất lượng. Thị trường xuất khẩu của Lào không ngừng được mở rộng trên khắp các châu lục (châu Âu, châu Á, châu Phi và châu Mỹ) nhưng mức độ thâm nhập sâu vào thị trường còn hạn chế. Nhằm tận dụng khai thác một cách có hiệu quả tiềm năng ngành nông nghiệp, cần phải khai thác và mở rộng hơn nữa thị trường xuất khẩu cho hàng hóa Lào. Trước thực trạng mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa, tăng cường khả năng cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu của Lào trong quá trình mở cửa, hội nhập khu vực và thế giới, đề tài luận án “Phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đến năm 2020” mang tính cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn, góp một phần quan trọng vào việc nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Lào, mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận án PHOXAY SITTHISONH i MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 3 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 6 Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản và nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa trong thương mại quốc tế 6 Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào trong thời gian qua, đặc biệt là giai đoạn từ 2001 tới nay 6 Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa của Lào đến năm 2020 6 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 6 Đối tượng nghiên cứu: Thị trường xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào đứng trên góc độ vĩ mô 6 Phạm vi nghiên cứu: Trên cơ sở các tài liệu thứ cấp và số liệu điều tra về tình hình thị trường xuất khẩu hàng hóa của Lào từ năm 2001 đến năm 2010, luận án tập trung nghiên cứu động thái và giải pháp phát triển đến năm 2020 6 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6 6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 7 7. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN 8 ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ CHDCND : Cộng hòa Dân chủ Nhân Dân Lào NDCM : Nhân dân cách mạng ASEAN : Hiệp hội các các quốc gia Đông Nam Á XHCN : Xã hội chủ nghĩa GDP : Tổng sản phẩm quốc nội WTO : Tổ chức thương mại thế giới EU : Liên minh Châu Âu HACCP : Hệ thống quản lý thực phẩm an toàn LICENSING : Cấp giấy phép sản xuất chế tạo FRANCHISING : Nhượng quyền thương mại ASIA : Châu Á IMF : Quỹ tiền tệ Quốc tế GMS : Hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông v DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ BẢNG 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 3 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 6 Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản và nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa trong thương mại quốc tế 6 Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào trong thời gian qua, đặc biệt là giai đoạn từ 2001 tới nay 6 Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa của Lào đến năm 2020 6 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 6 Đối tượng nghiên cứu: Thị trường xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào đứng trên góc độ vĩ mô 6 Phạm vi nghiên cứu: Trên cơ sở các tài liệu thứ cấp và số liệu điều tra về tình hình thị trường xuất khẩu hàng hóa của Lào từ năm 2001 đến năm 2010, luận án tập trung nghiên cứu động thái và giải pháp phát triển đến năm 2020 6 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6 6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 7 7. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN 8 vi PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN ÁN Công cuộc đổi mới nền kinh tế của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân Dân Lào được tiến hành theo hướng mở cửa, đã và đang mang lại những thành tựu quan trọng tạo ra thế và lực mới cho nền kinh tế, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để Lào đẩy nhanh quá trình hội nhập vào nền kinh tế của khu vực và thế giới. Trong báo cáo chính trị tại Đại hội VIII của DNDCM Lào đã khẳng định: “Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ phải đi đôi với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, kết hợp nội lực và ngoại lực thành nguồn lực tổng thể để phát triển đất nước”. Theo chủ trương đó, Đảng và Nhà nước Lào đã tiến hành mở cửa nền kinh tế, từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại quốc tế và xuất nhập khẩu hàng hoá. Sự kiện CHDCND Lào trở thành thành viên của ASEAN có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển quan hệ đối ngoại cũng như phát triển kinh tế xã hội, đã khẳng định được một quốc gia Lào đang từng bước hội nhập ngày càng sâu rộng vào thị trường quốc tế. Quá trình đổi mới nền kinh tế sau hơn 30 năm từ một nền kinh tế “tự cung, tự cấp”, đến nay nền kinh tế CHDCND Lào đã có những bước phát triển vượt bậc với tốc độ phát triển kinh tế đạt được 7,7 %/năm, trong đó lĩnh vực nông lâm 3,6%, công nghiệp 13,7%, dịch vụ 7,8%. Bên cạnh đó, mức thu nhập bình quân đầu người năm 2009-2010 đạt 961 USD/năm, cơ cấu kinh tế có sự phát triển vượt bậc, trong năm 2009-2010 ngành nông-lâm chiếm 29,9% của GDP, ngành công nghiệp chiếm 24,6 % của GDP, ngành dịch vụ chiếm 38,5% của GDP, và kim ngạch xuất khẩu năm 2008-2009 đạt 1.124,4 triệu USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là Cà phê, hàng nông sản, điện, khoáng sản, sản phẩm gỗ, dệt may và mặt hàng khác [4]. 1 Sự tăng trưởng kinh tế ngoạn mục khi nước CHDCND Lào chuyển đổi từ nền kinh tế “tự cung, tự cấp” sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, là một thành tựu quan trọng của chính sách mở cửa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài và mở rộng thị trường xuất khẩu phục vụ phát triển kinh tế đất nước trong giai đoạn mới của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Lào. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập này, nền kinh tế “non trẻ” của Lào cũng phải đối mặt với vô vàn những khó khăn, thách thức từ quá trình hội nhập. Trước hết là các biến động tài chính thế giới, trong đó gần đây nhất là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động tiêu cực tới tốc độ phát triển kinh tế của CHDCND Lào. Đứng trước nguy cơ khủng hoảng kinh tế, các nước trên thế giới đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm đảm bảo sự an toàn cho nền kinh tế của mình, điều này đã tác động tiêu cực đến tình hình xuất khẩu của Lào trong vài năm trở lại đây. Từ đó dẫn tới, thị trường xuất khẩu của Lào bị thu hẹp làm cho kim ngạch xuất khẩu bị giảm mạnh. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, thị trường xuất khẩu hàng hoá đóng một vai trò quan trọng và tất yếu, nó là một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ phát triển của bất kỳ một nền kinh tế nào. Tuy nhiên, Chính phủ Lào đã nỗ lực triển khai và thực hiện các chính sách khuyến khích thúc đẩy sản xuất trong nước nhằm đáp ứng sự tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu. Nền nông nghiệp của Lào đã từng bước tăng trưởng về sản xuất, tiêu dùng và đặc biệt là xuất khẩu hàng hóa vượt qua nhiều khó khăn, thách thức trong công cuộc hội nhập kinh tế toàn cầu. Hiện, nhiều mặt hàng hóa xuất khẩu chủ lực như cà phê, gạo, gỗ và các sản phẩm về gỗ đã và đang từng bước khẳng định được vị trí trên trường quốc tế. Tuy nhiên, cho đến nay, kim ngạch xuất khẩu của Lào vẫn còn thấp và kém so với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới, nhiều mặt hàng xuất khẩu dường như vẫn không thể cạnh tranh được về cả giá và chất lượng. Thị trường xuất khẩu của Lào 2 không ngừng được mở rộng trên khắp các châu lục (châu Âu, châu Á, châu Phi và châu Mỹ) nhưng mức độ thâm nhập sâu vào thị trường còn hạn chế. Nhằm tận dụng khai thác một cách có hiệu quả tiềm năng ngành nông nghiệp, cần phải khai thác và mở rộng hơn nữa thị trường xuất khẩu cho hàng hóa Lào. Trước thực trạng mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa, tăng cường khả năng cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu của Lào trong quá trình mở cửa, hội nhập khu vực và thế giới, đề tài luận án “Phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đến năm 2020” mang tính cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận và thực ti‚n, góp một phần quan trọng vào việc nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Lào, mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào giai đoạn đến năm 2020 đã được nhiều công trình nghiên cứu liên quan đề cập tới ở các mức độ và nội dung khác nhau cả về mặt lý luận và thực ti‚n. Trên từng góc độ nghiên cứu cho các giai đoạn khác nhau các công trình đề cập một số khía cạnh về thị trường xuất nhập hàng hóa của nước CHDCND Lào, điển hình một số công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề này như chiến lược phát triển công nghiệp chế biến và thương mại của nước CHDCND Lào giai đoạn năm 2011 đến năm 2020. Bản chiến lược này tập trung làm rõ mục tiêu, quan điểm và biện pháp phát triển công nghiệp chế biến và thương mại của nước CHDCND Lào đến năm 2020 [3]. Nội dung chính là đề xuất chiến lược phát triển công nghiệp chế biến và thương mại, trong đó có một số định hướng cả thị trường xuất khẩu. Nội dung chiến lược chỉ tập trung phát triển nguồn hàng từ công nghiệp chế biến cho xuất khẩu, chưa đề cập đầy đủ về phương hướng và biện pháp phát triển thị trường. 3 Chiến lược phát triển thương mại thời kỳ 2001-2010 của nước CHDCND Lào [1] cũng đã xác định mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể cho xuất nhập khẩu hàng hóa của Lào, trong đó có cả vấn đề thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa nhưng nội dung, biện pháp phát triển chỉ đề cập đến năm 2010, những biến động, dự báo tình hình cho giai đoạn đến năm 2020 không được đề cập trong chiến lược, phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa cũng chưa được đề cập đầy đủ trong đề án này. Luận văn Thạc sỹ Kinh tế với đề tài "Thực hiện chiến lược phát triển thương mại của nước CHDCND Lào giai đoạn 2001 - 2010" [21] đã đề cập những vấn đề cơ bản về chiến lược phát triển thương mại, thực trạng chiến lược thương mại ở Lào hiện nay và giải pháp thực hiện chiến lược phát triển thương mại ở Lào trong thời gian tới. Đây là tài liệu tham khảo tốt về chiến lược phát triển cho các cơ quan hoạch định chính sách Lào, nhưng tác giả Phatho mới chỉ tập trung thương mại nói chung chưa đề cập cụ thể đến thị trường xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào. Đề tài "Phương hướng phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2001 - 2010 và tầm nhìn đến năm 2020" của tác giả Trịnh Thị Phương Nhung - Trường Đại học Ngoại thương, năm 2003 đã đề cập những luận cứ xây dựng định hướng phát triển thị trường xuất khẩu, phương hướng phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam, giai đoạn 2001 - 2010, tầm nhìn đến năm 2020 và các giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu. Đây là công trình nghiên cứu từ thực ti‚n phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam nên rất bổ ích cho việc nghiên cứu kinh nghiệm, tham khảo, đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu của nước CHDCND Lào. Tuy vậy, công trình nghiên cứu thị trường xuất khẩu hàng hóa xuất phát từ đặc thù và tiềm năng, lợi thế của Việt Nam, nhiều mặt hàng mà Lào không có điều kiện phát triển. Lào phát triển thị trường xuất khẩu phải dựa vào lợi thế của mình, tận dụng cơ hội từ hội nhập ASEAN [18]. 4 Một công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ về "Giải pháp phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội trong quá trình hội nhập" [20] cũng đã đề cập đến các vấn đề về mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa của thành phố Hà Nội, nội dung và các chỉ tiêu đánh giá. Từ thực trạng hiện nay, đề tài đã đề xuất giải pháp phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa trong hội nhập quốc tế. Đây là công trình nghiên cứu với nhiều tư liệu phong phú, tuy nhiên đề tài chưa đi sâu phân tích, dự báo bối cảnh đến năm 2020 và cả các biện pháp để phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa. Luận văn thạc sĩ kinh tế về "Thúc đẩy xuất khẩu nông sản của nước CHDCND Lào đến năm 2010" thực hiện năm 2008 đã nghiên cứu các lý thuyết về thương mại quốc tế, đặc điểm nhu cầu thị trường mà Lào xuất khẩu. Từ đánh giá thực trạng xuất khẩu nông sản của CHDCND Lào, tác giả đề xuất phương hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của CHDCND Lào giai đoạn đến 2010. Tuy vậy, đề tài mới chỉ tập trung mặt hàng nông sản và thời gian nghiên cứu cho giai đoạn đến 2010 [27]. Tác giả Phoxay Sitthisonh trong công trình nghiên cứu của mình về "Thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của tính Savannaket nước CHDCND Lào", năm 2006 cũng đã đề cập tổng quan về xuất khẩu hàng hóa, các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa của tỉnh, đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Savanakhet đến 2005. Tuy vậy đề tài mới chỉ tập trung nghiên cứu trong phạm vi nghiên cứu một tỉnh của nước CHDCND Lào, chưa có tầm nhìn đến năm 2020. Tuy có các công trình nghiên cứu đến thúc đẩy xuất khẩu, phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa ở trong và ngoài nước nhưng chỉ đề cập chung cho giai đoạn đến 2010 hoặc cho các doanh nghiệp, các tỉnh và thành phố. Tóm lại, chưa có công trình nào đề cập đến phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào giai đoạn đến năm 2020, do đó chưa có tính hệ thống, bao quát trong bối cảnh chung cho thị trường xuất khẩu của Lào đến năm 2020. 5 Đề tài luận án: "Phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào đến năm 2020" không trùng lặp với bất kỳ đề tài, với bất kỳ công trình nào kể trên. 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản và nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa trong thương mại quốc tế. - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào trong thời gian qua, đặc biệt là giai đoạn từ 2001 tới nay. - Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa của Lào đến năm 2020. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: Thị trường xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào đứng trên góc độ vĩ mô. - Phạm vi nghiên cứu: Trên cơ sở các tài liệu thứ cấp và số liệu điều tra về tình hình thị trường xuất khẩu hàng hóa của Lào từ năm 2001 đến năm 2010, luận án tập trung nghiên cứu động thái và giải pháp phát triển đến năm 2020. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện đề tài luận án sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau bao gồm phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu cụ thể. Phương pháp luận được sử dụng trong nghiên cứu đề tài luận án đó là phương pháp Luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, phương pháp hệ thống logics. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp tổng hợp, phân tích, phương pháp so sánh, nghiên cứu, vận dụng các quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước CHDCND Lào về phát triển thị trường, thương mại trong thời gian tới. Trên cơ sở dữ liệu thu thập 6 [...]... triển thị trường xuất khẩu hàng hóa trong thương mại quốc tế Chương 2: Thực trạng phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn 2001 - 2010 Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đến năm 2020 9 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TRONG THƯƠNG... lược phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào * Theo vị trí địa lý, chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa của Lào bao gồm: - Chiến lược chuyển dịch cơ cấu các khu vực thị trường xuất khẩu hàng hóa; - Chiến lược đa dạng hóa thị trường xuất khẩu nhằm hạn chế tối đa và phân tán các rủi ro; - Chiến lược phát triển các thị trường xuất khẩu trọng điểm; - Chiến lược gắn thị trường. .. phải đa phương hóa thị trường, việc làm này nhằm phân tán rủi ro không phụ thuộc vào thị trường nhất định và phòng ngừa những biến động đột ngột của thị trường xuất khẩu hàng hóa Không chỉ phát triển thị trường nước ngoài mà còn phải phát triển 26 cả thị trường tiêu thụ hàng hóa xuất khẩu trên thị trường trong nước như xuất khẩu ra ngoài các khu chế xuất; - Phát triển các thị trường xuất khẩu trọng điểm:... xuất khẩu hàng hoá bao gồm cả thị trường xuất khẩu hàng hoá trực tiếp (người tiêu thụ cuối cùng), và thị trường xuất khẩu hàng hoá gián tiếp (xuất khẩu qua trung gian) Chẳng hạn, một nước nào đó tạm nhập tái xuất hàng hoá của Lào hoặc nhập hàng hoá của Lào rồi đem xuất khẩu sang thị trường khác cũng được coi là thị trường xuất khẩu hàng hoá của Lào Cần nhấn mạnh rằng, thị trường xuất khẩu hàng hoá không... xuất khẩu hàng hóa cần được phát triển và nâng cao chất lượng tăng trưởng xuất khẩu, phải xuất phát từ sự chuyển dịch của các quốc gia, thị trường trên thế giới để xác định thị trường và mặt hàng xuất khẩu - Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án Từ việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng thị trường xuất khẩu hàng hóa của Lào những năm gần đây luận án đã chỉ ra một số nguyên nhân chủ. .. trường xuất khẩu với thị trường nhập khẩu công nghệ nguồn; - Chiến lược xâm nhập và phát triển thị trường xuất khẩu mới; - Chiến lược củng cố và mở rộng thị phần ở các thị trường xuất khẩu truyền thống hiện có * Theo chất lượng của hàng hóa xuất khẩu, các chiến lược sau: - Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu các sản phẩm đã qua chế biến sâu, tinh chế; - Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu. .. dung phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa 1.1.2.1 Phương thức phát triển thị trường xuất khẩu a Phát triển thị trường theo chiều rộng Theo phương thức này, việc phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa tập trung vào tăng khối lượng xuất khẩu tất cả các mặt hàng trên từng khu vực thị trường (trước hết là các mặt hàng đang có tiềm năng mở rộng quy mô sản xuất để xuất khẩu) đồng thời mở rộng thị trường. .. xuất khẩu và nước nhập khẩu: thị trường xuất siêu và thị trường nhập siêu Căn cứ vào mức độ mở cửa của thị trường, mức bảo hộ, tính chặt chẽ và khả năng xâm nhập thị trường: thị trường “dễ tính” và thị trường “khó tính” Căn cứ vào sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp của nước xuất khẩu: Thị trường xuất khẩu có ưu thế cạnh tranh và thị trường xuất khẩu không... được, tiến hành phân tích, so sánh, diễn giải để nghiên cứu và đề xuất giải pháp cho đề tài luận án 6 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN - Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận Từ kết quả nghiên cứu lý luận về phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa cấp quốc gia, luận án đã khẳng định, phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa là kết quả của các giải pháp về cơ chế, chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng. .. QUỐC TẾ 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1.1 Kinh tế thị trường và phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa 1.1.1.1 Khái quát về kinh tế thị trường a Tổng quan về thị trường Thị trường là một khái niệm khá quen thuộc trong đời sống kinh tế hiện nay Có quan điểm cho rằng thị trường là tổng hóa các mối quan hệ mua bán hay thị trường là nơi gặp . hóa của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn 2001 - 2010. Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đến năm 2020. 8 CHƯƠNG. cập đến phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào giai đoạn đến năm 2020, do đó chưa có tính hệ thống, bao quát trong bối cảnh chung cho thị trường xuất khẩu của Lào đến năm 2020. 5 Đề. thế giới, đề tài luận án Phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đến năm 2020 mang tính cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận và thực ti‚n,

Ngày đăng: 25/05/2015, 16:26

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

  • 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

  • Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản và nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa trong thương mại quốc tế.

  • Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào trong thời gian qua, đặc biệt là giai đoạn từ 2001 tới nay.

  • Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa của Lào đến năm 2020.

  • 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

  • Đối tượng nghiên cứu: Thị trường xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào đứng trên góc độ vĩ mô.

  • Phạm vi nghiên cứu: Trên cơ sở các tài liệu thứ cấp và số liệu điều tra về tình hình thị trường xuất khẩu hàng hóa của Lào từ năm 2001 đến năm 2010, luận án tập trung nghiên cứu động thái và giải pháp phát triển đến năm 2020.

  • 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  • 6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

  • 7. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan