PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH 9 Bài 25

7 389 0
PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH 9 Bài 25

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ- sử 9- Bài 25 Bài 25 NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946-1950) ược đồ chiên dịch Việt Bắc 1. Ảnh Lực lượng vũ trang Thủ đô anh dũng chiến đấu, ảnh thể hiện các chiến sĩ ta đang chiếm lĩnh điểm cao các nóc nhà để chiến đấu với địch. Bộ đội ta dùng thang leo lên mái nhà. Vũ khí tác chiến của các chiến sĩ là súng trường, lựu đạn, dao găm… Trang phục của các anh là áo trấn thủ, đầu đội mũ đan bằng tre có bịt vải ni lông… Điều đó nói lên trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến, trang bị của bộ đội ta còn rất thô sơ, thiếu thốn. Nhưng với tinh thần ‘Không có gì quý hơn độc lập, tự do”,các anh đã kiên cường dũng cảm chiến đấu, giam chân địch 2 tháng trong thành phố, đạp tan âm mưu cả địch nhằm đánh úp cơ quan đầu não của ta tại Hà Nội, tạo điều kiện cho quân dân ta chuyển vào kháng chiến lâu dài…. Từ đầu tháng 12/1946, thực dân Pháp liên tục gây xung đột với công an và tự vệ của ta, đặc biệt nghiêm trọng là vụ thảm sát tại Yên Ninh, Hàng Bún, Hà Nội ngày 17/12/1946. Trước hành động láo xược đó, ngày 19/12/1946, Hồ Chủ tịch đã ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến “… Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Lực lượng vũ trang thủ đô anh dũng chiến đấu. Ảnh : Tư liệu Đáp lại lời kêu gọi, các chiến sĩ tự vệ Hà Nội đã thề Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Lực lượng tự vệ chiến đấu và Vệ quốc đoàn trong Liên khu 1 Hà Nội được biên chế thành hai trung đoàn. Trung đoàn 48 làm nhiệm vụ đánh địch ở các của ô và Trung đoàn 52 (Trung đoàn Thủ đô) làm nhiệm vụ kìm giữ chân địch ở nội thành. Suốt hơn 20 ngày, cuộc chiến đấu không cân sức giữa ta và địch diễn ra ác liệt tại các cửa ô, thực dân Pháp đã chiếm được các cửa ngõ, chúng tập trung định tiêu diệt lực lượng ta ở Liên khu I (nội thành). Ngày 7/2/1947, từ 4 mặt, quân Pháp mở rộng cuộc công kích vào Liên khu I, trên khắp các phố Bờ Sông, Cầu Gỗ, Hàng Nón, Hàng Thiếc, Hàng Lược, Hàng Đường, Hàng Chiếu, Chợ Đồng Xuân, đã diễn ra những trận giao chiến quyết liệt. Những cánh quân địch hàng trăm tên ngày đêm bắn phá, máy bay địch dội bom từng dãy phố, đại bác địch bắn sập từng căn nhà, súng phun lửa thiêu từng căn gác. Xe tăng húc đổ nhà, xông vào giữa phố. Cả Hà Nội 36 phố phường nhà xiêu, mái xụp. Các chiến sĩ cảm tử của Trung đoàn Thủ đô đã chiến đấu giành giữ từng căn nhà, từng mảnh tường, từng góc phố. Địch ngoài hè, ta từ trong nhà đánh ra, địch vào tầng dưới, ta từ tầng trên đánh xống; xe tămg địch xông vào giữa chợ, ta bám từng quầy hàng, có những đội viên cảm tử như Trần Đan một mình dùng lựu đạn đánh lui nhiều đợt xung phong của địch, mặc dù bị cụt tay vẫn giữ vững trận địa ở phố Hàng Thiếc; chiến sĩ Minh bị đạn khói làm mờ cả 2 mắt vẫn bắn cản địch ở phố Hàng Nón; chiến sĩ Bật dũng cảm dùng trung liên đợi địch đến gần bắn xuyên táo diệt hàng chục tên địch trên phố Hàng Khoai. Có những người thợ dũng cảm chiến đấu đến hết đạn, lựu đạn, đã dùng dao thái thịt quần nhau với giặc hết phản thịt này đến bàn thịt khác, đâm chết hàng chục tên địch giữa chợ Đồng Xuân. Có những thiếu niên liên lạc như em Lai, nửa đêm leo ống máng nước nhà truyền tin, tiếp đạn, dẫn đường cho bộ đội cơ động kịp thời giải vây. Quân ta sau 7 ngày đêm chiến đấu đã diệt hơn 200 tên địch tại mặt trận Liên khu 1 Hà Nội, đưa tổng số địch bị tiêu diệt lên hơn 2000 tên. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ giam chân địch, đêm ngày 17/2/1947, Trung đoàn Thủ đô được lệnh rút khỏi Hà Nội. Đoàn quân lặng lẽ bí mật di theo ven bờ sông Hồng mà giặc Pháp hoàn toàn không biết. Chúng tin vào vòng vây dày đặc bốn bề tưởng chừng con chim cũng khó bay qua, ở giữa sông trên bãi Phúc Xá, tiểu đội tự vệ do đồng chí Nguyễn Văn Nại chỉ huy đã dẫn đường cho trung đoàn vượt qua mọi hiểm nghèo để ra đi an toàn, 20 chiếc thuyền của đồng bào và chị em du kích đã đưa bộ đội qua sông. Sau khi làm tròn nhiệm vụ đón và bảo vệ bộ phận rút ra sau cùng, tiểu đội đồng chí Nại bố trí ở bãi dâu theo dõi địch. Đến sáng, địch phát hiện được, chúng đuổi theo, tiểu đội của đồng chí Nại đã chiến đấu dũng cảm và kìm chân địch lại để quân ta rút lui an toàn, cả tiểu đội đã hy sinh anh dũng góp phần vào chiến thắng oanh liệt của Liên khu I và cuộc rút quân thần kỳ của “Trung đoàn thủ đô”. 2.Lược đồ chiến thắng Việt Bắc thu -đông 1947 Lược đồ chiên dịch Việt Bắc *Nội dung: Thu đông 1947, với âm mưu dùng quân sự nhanh chóng thanh toán Chính phủ kháng chiến, thực dân Pháp quyết định dùng lực lượng lớn thuỷ, lục, không quân, với 12.000 tên, mở cuộc tấn công quy mô lớn lên Việt Bắc. Kế hoạch tấn công của Pháp triển khai theo các hướng: - Ngày 7 và 8 tháng 19/1947, Binh đoàn bộ đường không do Sôvanhắc chỉ huy nhảy dù xuống Bắc Kạn, Chợ Mới, Chợ Đồn. - Binh đoàn bộ binh thuộc địa từ Lạng Sơn theo đường số 4 lên Cao Bằng, Bắc Kạn nhằm tạo thành gọng kìm bao vây việt Bắc ở mặt phía Đông và Bắc. Binh đoàn bộ binh hỗn hợp và lính thuỷ lính bộ do Comnguynam chỉ huy từ Hà Nội ngược sông Hồng và sông Lô tạo thành gọng kìm lớn thứ 2 lên Tuyên Quang, Chiêm Hoá, bao vây Việt Bắc ở phía Tây. - Các tiểu đoàn nhảy dù dự bị chiến địch do Phôsay Phơrăngxoa chỉ huy ở sân bay sẵn sàng đổ bộ tiếp xuống những nơi phát hiện thấy cơ quan đầu não kháng chiến. Đây là cuộc tiến công chiến lược của Pháp, phạm vi chiến dịch rộng 12 tỉnh, các cánh quân hình thành những mũi thọc sâu vào hậu phương của ta. Với những gọng kìm dài từ 300 – 400km, đánh thẳng vào trung tâm căn cứ địa Việt Bắc, nhằm phá tan cơ quan đầu não, tiêu diệt chủ lực và khủng bố nhân dân, lập chính phủ bù nhìn. Thực hiện chỉ thị của trung ương đảng (15/10/1947) “Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp” bộ chỉ huy hạ quyết tâm: “đánh mạnh ở mặt trận sông Lô và đường số 4, phải phá vận tải tiếp tế của địch, phục kích các đường rừng đánh đường sông. Tại những căn cứ của địch luôn quấy rối. Đối với những vị trí thì bao vây tiêu diệt các khu khác đánh mạnh để phối hợp với Việt Bắc? Tại Bắc Kạn, quân địch vừa nhảy dù xuống, lập tức bị các lực lượng của ta bao vây, bắn tỉa, khiến các cánh quân bị lạc không liên hệ được với nhau. ở đây, trung đoàn vệ quốc Cao Bằn đã bắn rơi tại chỗ máy bay chỉ huy, tiêu diệt toàn bộ cơ quan tham mưu chiến dịch của địch. Bản kế hoạch tấn công của Pháp rơi vào tay ta. Trên đường số 3, quân ta đã phục kích, tập kích địch trên 20 trận lớn, nhỏ ở chợ Mới, chợ Đồn, chợ Chu, Phủ Thông,… cắt đứt đường tiếp tế của địch, buộc chúng phải rút lui khỏi chợ Đồn, chợ Rã vào cuối tháng 11/1947. Ở mặt trận đường số 4, các đơn vị bộ binh của ta đã phục kích, tiêu diệt hàng trăm tên địch tại Đông Khê, Thất Khê, Lũng Nhai, Tràng Xá. Đặc biệt là trận phuc kích tiêu diệt gọn cả đoàn gồm 27 xe cơ giới và hơn 1 đại đội địch tại đèo Bông Lau, thu toàn bộ vũ khí. Đường số 4 trở thành con đường máu của địch. Ta cắt đường tiếp tế, không cho địch gặp được binh đoàn bộ binh hỗn hợp và lính thuỷ đánh bộ của Comnguynan, cô lập chúng. Cuối cùng 2 gọng kìm Đông và Tây của địch không khép kín mà bị bẻ gẫy. Trên mặt trận sông Lô, quân ta đã liên tục trặn đánh địch hàng chục trận. Ta bắn chìm từng đoàn tàu chiến giặc tại Quan Bộ, Đoan Hùng, Khe Lau. Sông Lô đầy xác và tàu giặc. Phối hợp với Việt Bắc, ở các chiến trường khác trên toàn quốc, quân dân ta đã hoạt động mạnh, kiềm chế địch, không cho chúng tập trung binh lực nhiều vào chiến trường chính. Kết quả là ta đã tiêu diệt một bộ phận lớn sinh lực địch: hơn 6 nghìn tên bị loại khỏi vòng chiến đấu, 16 máy bay bị hạ, 11 tàu chiến, ca nô bị bắn chìm, hàng trăm xe bị phá, thu nhiều vũ khí và quân dụng… Đại bộ phận quân Pháp phải rút khỏi Việt Bắc; cơ quan đầu não kháng chiến được bảo vệ an toàn, căn cứ địa Việt Bắc được giữ vững, bộ đội ta không những không bị tiêu diệt mà còn trưởng thành về cách đánh. -Hướng dẫn sử dụng: Trước hết GV cho HS quan sát lược đồ và tổ chức cho HS trả lời các câu hỏi sau: Trình bày trên lược đồ âm mưu kế hoạch tấn công lên Việt Bắc của Pháp Dựa vào lược đồ trình bày diễn biến chiến dịch Việt Bắc. ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc? Sau khi HS trả lời câu hỏi GV nhận xét, bổ sung và chốt ý như nội dung đã trình bày. Đoàn thị Hồng Điệp sưu tầm và tổng hợp . PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ- sử 9- Bài 25 Bài 25 NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP ( 194 6- 195 0) ược đồ chiên. -Hướng dẫn sử dụng: Trước hết GV cho HS quan sát lược đồ và tổ chức cho HS trả lời các câu hỏi sau: Trình bày trên lược đồ âm mưu kế hoạch tấn công lên Việt Bắc của Pháp Dựa vào lược đồ trình. sinh anh dũng góp phần vào chiến thắng oanh liệt của Liên khu I và cuộc rút quân thần kỳ của “Trung đoàn thủ đô”. 2 .Lược đồ chiến thắng Việt Bắc thu -đông 194 7 Lược đồ chiên dịch Việt Bắc *Nội

Ngày đăng: 25/05/2015, 07:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ- sử 9- Bài 25

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan