PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH 9 Bài 27

14 411 0
PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH 9 Bài 27

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ- sử 9- Bài 27 Bài 27 Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954) 1.Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp quyết định chủ trương tác chiến Đông Xuân 1953-1954 Bộ Chính trị trung ương Đảng họp quyết định chủ trương tác chiến Đông Xuân. Do việc Pháp – Mỹ thực hiện âm mưu mới với việc đề ra kế hoạch quân sự Na-va trong cuộc chiến tranh Đông Dương, tháng 9/1953, Bộ chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng đã họp tại khu Núi Hồng huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên (thuộc căn cứ địa Việt Bắc) để bàn về chủ trương tác chiến Đông Xuân năm 1953 – 1954. Trong ảnh là cảnh chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng bí thư Trường Chinh và các uỷ viên Bộ chính trị đang bàn về kế hoạch tác chiến. Đứng từ trái qua phải là Nguyễn Chí Thanh, Phạm Văn Đồng, Hồ Chí Minh, Trường Chinh và cuối cùng là Võ Nguyên Giáp. Ở trên bàn là bản đồ quân sự. Chủ tịch Hồ Chí Minh đang cầm thước chỉ trên bản đồ. Tất cả những người khác ở trong ảnh đang chăm chú theo dõi và suy nghĩ để đi đến quyết định phương án tác chiến cuối cùng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp thay mặt Tổng quân uỷ trình bày 2 phương án tác chiến do Bộ tổng tham mưu chuẩn bị : Thứ nhất, phương án tập trung toàn bộ hay phần lớn chủ lực đối phó với địch ở đồng bằng Bắc bộ. Thứ 2, phương án điều động lực lượng mở các cuộc tiến công vào các hướng khác. Bộ chính trị đã phân tích tình hình, chỉ ra chỗ mạnh, chỗ yếu của địch, cũng như của ta, cuối cùng quyết định đưa bộ đội chủ lực ta lên hướng Tây bắc, buộc địch phải phân tán lực lượng đối phó, ta nhân đó tranh thủ tiêu diệt sinh lực của chúng, đồng thời đẩy mạnh hoạt động ở các chiến trường sau lưng địch. -Hướng dẫn sử dụng GV cho HS quan sát bức tranh và giới thiệu khái quát về bức tranh. Sau đó tổ chức cho HS trả lời câu hỏi sau: Trước âm mưu mới của Pháp- Mĩ Bộ chính trị đã có quyết định mới gì trong Đông –Xuân 1953-1954? Nội dung bức ảnh thể hiện không khí như thế nào? Em có biết gì về những nhân vật trong bức ảnh đó? 2. Hình thái chiến trường trên các mặt trận Đông –Xuân (1953-1954) Hình thái chiến trường trên các mặt trận Đông – Xuân -Nội dung: Để cứu vãn tình thế, đế quốc Pháp, Mỹ đã đề ra “kế hoạch Na va” nhằm chuyển bại thành thắng. Điểm mấy chốt của kế hoạch này là tăng quân số và tập trung quân xây dựng lực lượng cơ động chiến lược mạnh, nhằm giành lại quyền chủ động. Để đập tan “Kế hoạch Na va” ngay từ bước đầu ta đã chủ trương đánh vào những nơi sơ hở của địch, buộc chúng phải phân tán lực lượng, tranh thủ tiêu diệt thật nhiều sinh lực địch…. Do vậy, sau đồng bằng Bắc Bộ, ta đã buộc địch phải phân tán ra các hướng: * Giữa tháng 11/1953, bộ đội chủ lực của ta tiến lên Tây Bắc nhằm giải phóng Lai Châu, uy hiếp Điện Biên Phủ. Na va buộc phải tăng quân cho Điện Biên Phủ, biến nơi đây thành nơi tập trung quân thứ 2 của địch. * Cuối năm 1953, liên quân Việt – Lào tiến đánh địch ở Trung Lào, giải phóng được 4 vạn km 2 đất đai. Địch hốt hoảng phải điều quân từ đồng bằng Bắc bộ đến cứu nguy và biến Sê-nô thành nơi tập trung quân thứ 3 của địch. Quân ta thừa thắng đánh xuống hạ Lào, rồi cùng quân giải phóng Campuchia đánh thông cả miền Đông và Đông bắc Campuchia. *Đầu năm 1954, ta tấn công địch ở Tây Nguyên, giải phóng Kon tum và cả vùng Bắc Tây Nguyên, buộc địch phải ngừng cuộc tấn công liên khu V để điều quân lên tây nguyên, biến Plâyku thành nơi tập trung binh lực thứ 4 của địch. * Tiếp đó, liên quân Lào – Việt tấn công Thượng Lào, uy hiếp Luông pha băng, Nava buộc phải dùng cầu hàng không đưa quân từ đồng bằng Bắc Bộ lên, biến Luông Pha Băng và Mường Sài thành nơi tập trung quân thứ 5 của địch. Phối hợp với bộ đội chính quy trên các chiến trường, ở vùng sau lưng địch, chiến tranh du kích phát triển mạnh, góp phần phân tán lực lượng địch”. Đến đây, giáo viên có thể hỏi học sinh: “Nhìn trên bản đồ, em hãy nhận xét kết quả các cuộc tấn công của ta và hình thái chiến trường Đông Dương?” Sau khi học sinh trao đổi, giáo viên chốt lại: - Các cuộc tấn công của ta đã buôc địch từ một nơi tập trung quân phải phân tán thành 5 nơi, kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản. - Vùng giải phóng của ta ngày càng mở rộng, vùng chiếm đóng của địch càng bị thu hẹp. +Phương pháp sử dụng: Trước hết, GV yêu cầu HS quan sát lược đồ và tổ chức cho HS trả lời các câu hỏi: Trình bày cuộc tiến công của ta trong Đông xuân 1953-1954 Nhận xét về thắng lơi của ta trong Đông Xuân 1953-1954 Sau khi HS trả lời, Gv nhận xét, bổ sung và kết luận như nội dung trên 3. Lược đồ các đợt tấn công của quân ta vào Điện Biên Phủ -Nôị dung: Điện Biên Phủ là một cánh đồng rộng lớn, nằm dọc theo sông Nậm Rốm, ở giữa vùng rừng núi Tây Bắc, dài chừng 18km, rộng từ 6 – 8 km, giữa là Châu Lị Mường Thanh. Đế quốc Pháp, Mỹ coi Điện Biên Phủ là một địa bàn chiến lược hết sức quan trọng. Địch xây dựng ở đây 8 cụm cứ điểm, chia làm 3 khu phòng thủ: trung tâm, Bắc và Nam với 49 cứ điểm, 2 sân bay. - Phân khu trung tâm Mường Thanh tập trung 2/3 lực lượng địch, có cơ quan chỉ huy, trận địa pháo, sân bay, hậu cần và hệ thống cứ điểm trên cao. -Phân khu Bắc gồm các cứ điểm độc lập, Bản Kéo, và cụm cứ điểm Him Lam. -Phân khu Nam là một cụm cứ điểm có trận địa pháo và sân bay Hồng Cúm. Mỗi cụm cứ điểm là một hệ thống hoả lực nhiều tầng, các đường hào chi chít lối những cứ điểm lại với nhau. Toàn bộ cơ quan chỉ huy, nơi đặt súng đạn, chỗ ngủ đều nằm chìm dưới mặt đất. Mỗi cứ điểm đều được bao bọc bằng nhiều tuyến chiến hào, những ụ súng chi chít, đất đắp dày trên 3m và một rừng dây thép gai xung quanh dày từ 20-50m, có bãi mìn dày đặc, có lưới dây điện sát mặt đất. Lực lượng của địch ở đây lên tới 16.200 tên, gồm đủ các binh chủng: bộ binh, pháo binh, công binh, thiết giáp, không quân”. Đây là một tập đoàn cứ điểm mạnh, vì lực lượng quân địch đông, trang bị vũ khí hiện đại, công sự và cách bố phòng rất kiên cố. Vì vậy, địch coi “con nhím khổng lồ Điện Biên Phủ” là “một pháo đài bất khả xâm phạm. Đối với đợt tấn công thứ nhất, giáo viên lược thuật trên bản đồ: “ngày 13/3, quân ta tấn công Him Lam. Sau một đợt pháo bắn yểm hộ, bộ binh ta tiến lên chiếm các cứ điểm. Đại đội bộc phá của anh Phan Đình Giót được lệnh tiến lên trước. Địch bắn ráo riết, tuy bị thương vong nhiều, nhưng các chiến sĩ bộc phá vẫn tiến và phá được 4 hàng rào, một mảng lô cốt 1. Anh Giót đã bị thương xong lô cốt 3 vẫn phụt lửa như mưa, ngăn bức tiến của đồng đội. Anh quyết định bò lên dưới làn mưa đạn, đến tận chân tường lô cốt 3, rồi nhổm lên áp chặt lưng vào lỗ châu mai. Hoả lực của địch tắt hẳn, xung kích của ta ào ạt xông lên. Nửa giờ sau lá cờ chiến thắng của ta phất cao trên cứ điểm Him Lam. Giải phóng xong Him Lam, ta tiến đánh Độc Lập, Bản Kéo (ở đây cần sử dụng chân dung Phan Đình Giót để lược thuật). Sau 5 ngày chiến đấu, ta đã diệt 2 nghìn địch, hạ 12 máy bay, uy hiếp trực tiếp sân bay Mường Thanh. Tên Pirốt chỉ huy pháo binh địch ở Điện Biên Phủ phải dùng lựu đạn tự tử”. Đợt 2 từ (30/3 đến 24/4), ta tấn công vào khu đông Mường Thanh. Giáo viên dựa vào sách giáo khoa kết hợp với bản đồ để trình bày. Đợt 3 (từ 1/5 đến 7/5) ta chiếm các cao điểm còn lại ở phía Đông và tấn công trung tâm Mường Thanh – Hồng Cúm. Giáo viên dựa vao bản đồ để tường thuật: “Tối 1/5, quân ta xung phong bất ngờ tiêu diệt địch, chiếm toàn bộ đồi C1 và một số cao điểm khác, thu hẹp phạm vi chiếm đóng của địch ở phía Tây. Chiều 6/5 ta đào đường ngầm vào tận đỉnh đồi A1, tiếng nổ của khối bộc phá 1nghìn kg thuốc nổ đã phá tan điểm cao cuối cùng nguy hiểm này, đồng thời mở đầu hiệu lệnh tổng công kích của quân ta. 17 giờ 30 ngày 7/5, quân ta đánh thẳng vào trung tâm Mường Thanh. Như một cơn nốc, các chiến sĩ của đại đội Tạ Quốc Luật vượt qua cầu Mường Thanh, theo vết xe tăng địch mà tiến sâu vào khu trung tâm. một tên sĩ quan nguỵ bị bắt, đã chỉ cho các anh hầm Đờ cát x tơ ri. Đó là cái núi những bao tải đất chồng chất lên nhau. Khi các anh tiến đến gần, 4 chiếc xe tăng đỗ quanh hầm nhả đạn để bảo vệ chỉ huy. Vinh và Nhỏ đã bò sát tới gần ném lựu đạn vào xe, một chiếc bốc cháy, một chiếc đứt xích, còn lại 2 chiếc khác bỏ chạy, để lại hầm chỉ huy không người bảo vệ. Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật cùng với Vinh, Nhỏ và một số chiến sĩ khác xông vào cửa hầm và ném lựu đạn. Trong đám khói mịt mù, một tên lính Pháp giơ tay hàng. Họ giáp mặt tướng Đờ cát xtơ ri quần áo sạch sẽ,đeo một cặp huân chương trên ngực, mặt tái nhợt. Bộ tham mưu của tập đoàn cứ điểm đứng quanh phía sau. Chiến sĩ Vinh xông tới chĩa mũi lê sáng quắc vào ngực y và quát “giơ tay lên!”. Theo lệnh Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật, Đờ cát xtơ ri cùng với bộ tham mưu của y lủi thủi chui ra khỏi hầm, cúi đầu đi giữa những lòng súng của các chiến sĩ Vinh, Nhỏ… Về Sở chỉ huy của ta, Đờ cát xtơ ri và toàn bộ bộ chỉ huy bị bắt sống. Lá cờ quyết chiến, quyết thắng của ta tung bay trên nóc hầm Đờ cát xtơ ri. Đêm hôm đó, ta tiêu diệt nốt Hồng Cúm. Chiến dịch Điện Biên Phủ hoàn toàn thắng lợi”. Kết thúc phần diễn bíên, giáo viên có thể đọc một đoạn thơ của Tố Hữu trong bài “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”, hoặc bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Quan ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ”: … “Hơn 50 ngày ta đánh đồn, ta chiếm một đồn lại một đồn. Quân giặc chống cự tuy rất hăng, Quân ta anh dũng ít ai bằng. Na Va, Cô Nhi đều méo mặt, Quân giặc tan hoang, ta vây chặt Giăc kéo từng loạt ra hàng ta, Quân ta vui hát “khải hoàn ca”. Mười ba quan năm đầu hàng nốt, Tên tướng chỉ hu y cũng bị nhốt. Một vạn sáu ngàn tên giặc tây, Đều là tù binh hoặc bỏ thây…” -Hướng dẫn sử dụng: GV cho HS quan sát lược đồ nêu các câu hỏi: Hãy cho biết vị trí của Điên Biên Phủ? Trình bày trên lược đồ diễn biến chiến dịch Điên Biên Phủ. Ý nghĩa của chiến dịch Điên Biên Phủ? Sau khi HS trả lời, GV nhận xét và kết luận như trên. 4. Hình. Bộ đội ta kéo pháo vào Điện Biên Phủ Quân ta kéo pháo lên các điểm cao - Điều mà pháo binh Pháp không thể ngờ -Nội dung : Bộ đội ta kéo pháo vào trận địa. Ảnh: Tư liệu. Trong ảnh là cảnh bộ đội của đại đoàn 351 đang kéo pháo vào Điện Biên Phủ. Đường Tuần Giáo đi Điện Biên Phủ dài 80km. Đoạn đường này hẹp lại nhiều cua, có đến hơn 100 cầu lớn, nhỏ nhưng đều bị hỏng, muốn xe ôtô và pháo lên được Điện Biên Phủ thì phải gấp rút mở lại đường. Ta đã điều 2 trung đoàn bộ binh từ lực lượng bao vây ra cùng trung đoàn công binh 151 tập trung làm suốt ngày đêm. Sau 11 ngày, đường Tuần Giáo đi Điện Biên Phủ đã được khai thông. Tuy vậy, đường vẫn còn rất xấu. Đầu tháng 1/1954, đại đoàn 351 pháo binh tiến vào tuyến đường Tuần Giáo - Điện Biên Phủ. Đến km 69, vì đường làm gấp, nhiều chỗ không thể cho xe pháo qua được, nên phải dùng sức người kéo với đoạn đường dài 15km. Việc dùng sức người để kéo khối sắt thép nặng hàng tấn vượt qua núi cao, vực thẳm là một việc làm vô cùng khó khăn nhưng cũng thật là vĩ đại và kỳ công. Ta dự định trong 3 đêm sẽ đưa pháo vào đến bản Nghịu, nhưng trong thực tế đã kéo tới 7 đêm mà pháo vẫn chưa đến được vị trí tập kết. Trước tình hình đó, Bộ chỉ huy chiến dịch đã quy định: Đại đoàn 351 pháo binh đưa lực lượng vào khu vực Nà Tim, Nà Hi để giảm khoảng 3 ngày đường kéo pháo. Trong ảnh, chúng ta thấy các chiến sĩ pháo binh đang gò lưng kéo khẩu pháo lên đèo, cả người và pháo đều phải nguỵ trang bằng lá cây. Đường rừng thì hẹp, bề ngang chỉ vừa đủ bề ngang của khẩu pháo. Các chiến sĩ đã buộc dây chão vào khẩu pháo và đứng thành 2 hàng, người nọ đứng sát vào người kia. Quan sát kỹ bức ảnh, ta còn thấy ở đuôi khẩu pháo còn có chiến sĩ đẩy pháo và pháo kéo dến đâu thì phải có người chèn pháo đến đấy, đề phòng pháo trượt xuống dốc. Ngoài ra, có một chiến sĩ đứng ngoài 2 hàng hô: 1,2,3 hò dô ta…! cứ thế, cứ thế với lòng yêu nước, quyết tâm tiêu diệt giặc, các chiến sĩ pháo binh của quân đội ta đã kéo được các khẩu pháo vào trận địa, sẵn sàng nã những đòn sấm sét xuống đầu quân thù. -Hướng dẫn sử dụng: GV cho HS quan sát bức tranh và tổ chức HS trả lời các câu hỏi sau: Hãy cho biết công cuộc chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra như thế nào? Ý nghĩa của việc chuẩn bị đó? Sau khi HS trả lời GV kết luận như nội dung trên 5.Hình. Lá cờ chiến thắng bay trên nóc hầm tướng Đờ Cát -xtơ-ri Bộ đội ta phất cờ trên nóc hầm của tướng DE CASTRIES. -Nội dung : Đây là hình ảnh các chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam đứng trên nóc hầm của tướng Đờ Cat-xtơ-ri, một chiến sĩ tay cầm cờ đỏ sao vàng, đang phất đi phất lại, lá cờ tung bay trước gió; còn 2 chiến sĩ kia đang cầm chắc tay súng, lắp hầm được làm bằng thép uốn cong, xếp liền khít với nhau thành hình mái vòm; xung quanh hầm, đất cát ngổn ngang, thỉnh thoảng nhô lên những chiếc cặp, có lẽ là vết tích của hàng rào dây thép gai. Chấp hành mệnh lệnh của bộ chỉ huy chiến dịch, tranh thủ thời cơ tổng công kích vào tập đoàn cứ điểm, từ hướng Đông, Trung đoàn 209 tiến thẳng vào Mường Thanh. ở phía Tây, trung đoàn 36 tiến vào cứ điểm cuối cùng che trở cho sở chỉ huy của giặc. Trung đoàn 88 cũng mở đường qua sân bay để tiến vào xào huyệt cuối cùng của chúng. Thế của ta như nước vỡ bờ, bộ đội ta đánh đến đâu, địch phải kéo cờ trắng đầu hàng tới đó. Nhiều toán địch lũ lượt kéo nhau ra nộp vũ khí. 17 giờ 15 phút, một cánh quân của đại đoàn 312 tiến tới sát nắp hầm chỉ huy địch. Trung đội trưởng Chu Bá Thệ phát hiện trên lắp hầm của Đờ Cat -xtơ-ri có một lá cờ trắng đang phất. Đại đội trưởng Tạ Quốc Lập lập tức cùng 2 chiến sĩ Vinh và Nhỏ tiến vào sở chỉ huy địch. 17 giờ 30 phút thiếu tướng Đờ Cat -xtơ-ri cùng toàn bộ Bộ tham mưu bị bắt sống. Chính lúc ấy, lá cờ quyết chiến quyết thắng của quân đội ta tung bay trên lắp hầm sở chỉ huy địch -Hướng dẫn sử dụng: Cho HS quan sát bức tranh tổ chức cho HS tìm hiểu nội dung như trình bày ở trên. . PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ- sử 9- Bài 27 Bài 27 Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc ( 195 3- 195 4) 1.Bộ Chính. càng bị thu hẹp. +Phương pháp sử dụng: Trước hết, GV yêu cầu HS quan sát lược đồ và tổ chức cho HS trả lời các câu hỏi: Trình bày cuộc tiến công của ta trong Đông xuân 195 3- 195 4 Nhận xét về. 24/4), ta tấn công vào khu đông Mường Thanh. Giáo viên dựa vào sách giáo khoa kết hợp với bản đồ để trình bày. Đợt 3 (từ 1/5 đến 7/5) ta chiếm các cao điểm còn lại ở phía Đông và tấn công trung

Ngày đăng: 25/05/2015, 07:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ- sử 9- Bài 27

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan