CƠ hội và THÁCH THỨC TRONG VIỆC THỰC THI HIỆP ĐỊNH TRIPs tại VIỆT NAM

13 858 3
CƠ hội và THÁCH THỨC TRONG VIỆC THỰC THI HIỆP ĐỊNH TRIPs tại VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG VIỆC THỰC THI HIỆP ĐỊNH TRIPs TẠI VIỆT NAM I NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HIỆP ĐỊNH TRIPs 1. Lịch sử của Hiệp định TRIPS Hiệp định TRIPS được thiết lập với ý nghĩa là một phần của Những Thoả thuận Thương mại Đa phương trong vòng Đàm phán Uruguay trong khuôn khổ Thỏa thuận chung về Thuế quan và Thương mại (GATT). Đây là lần đầu tiên các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại quốc tế được đàm phán trong khuôn khổ của GATT. Kết quả của các cuộc đàm phán đó được thể hiện trong Thỏa thuận Thiết lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Hiệp định TRIPS là Phụ lục 1C của Thỏa thuận Thiết lập Tổ chức WTO. Hiệp định có hiệu lực bắt buộc đối với tất cả các Thành viên WTO, được thông qua tại Marrakesh ngày 15 tháng 4 năm 1994 và có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 1995. Hiệp định là một trong những trụ cột quan trọng nhất của WTO và bảo hộ sở hữu trí tuệ trở thành một phần không thể tách rời trong hệ thống thương mại đa phương của WTO. 2. Hiệp định TRIPS: Quyền sở hữu trí tuệ và tự do trong thương mại quốc tế (a) Hiệp định TRIPS: Thỏa thuận đa phương toàn diện nhất về sở hữu trí tuệ cho đến nay Trong mối tương quan với các thỏa thuận quốc tế khác về sở hữu trí tuệ, Hiệp định TRIPS được coi là toàn diện nhất xuất phát từ những đặc điểm sau đây của Hiệp định: (i) là kết quả của sự kết hợp một số công ước quốc tế ra đời trước đó; (ii) thiết lập các tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu trong thời hạn cụ thể cho hầu hết các đối tượng sở hữu trí tuệ, đó là quyền tác giả và quyền liên quan, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế (bao gồm giống cây trồng), thiết kế bố trí mạch tích hợp, thông tin bí mật; (iii) chứa đựng những quy định mở; (iv) thiết lập những quy định thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Thứ nhất, Hiệp định TRIPS là kết quả của sự kết hợp những điều ước quốc tế quan trọng nhất trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Những điều ước quốc tế này là Công ước Paris, Công ước Bern, Công ước Rome, Công ước Washington. Quy định của những điều ước quốc tế này có hiệu lực bắt buộc thậm chí đối với những quốc gia chưa phê chuẩn điều ước, ngoại trừ Công ước Rome có hiệu lực bắt buộc với những nước đã là thành viên của Công ước. Sự kết hợp của các công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ nêu trên trong Hiệp định TRIPS được xem xét và giải thích trong khuôn khổ Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO trong các vụ US-Section 211 Appropriations Act (US-Havana Club) và EC-Bananas (Điều 22.6) (Ecuador). Trong vụ US-Section 211 Appropriations Act (US-Havana Club), Cơ quan phúc thẩm chỉ ra rằng các nước thành viên có nghĩa vụ bảo hộ tên thương mại theo Điều 8 Công ước Paris (1967) bởi vì quy định này đã được chuyển tải vào Điều 2 Hiệp định TRIPS. Thứ hai, Hiệp định TRIPS thiết lập các tiêu chuẩn tối thiểu đối với bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho tất cả các Thành viên WTO bất kể mức độ phát triển. Đối với mỗi đối tượng sở hữu trí tuệ, Hiệp định TRIPS thiết lập những tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu mà các nước thành viên phải tuân thủ. Nội dung chính của những tiêu chuẩn này là đối tượng được bảo hộ, đối tượng không được bảo hộ, quyền (bao gồm thời hạn bảo hộ tối thiểu), những trường hợp ngoại lệ của những tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu. Những tiêu chuẩn này được thể hiện trong Hiệp định TRIPS dưới hai dạng. Trước hết, Hiệp định TRIPS đòi hỏi các Thành viên WTO tuân thủ những quy định cơ bản, quan trọng của Công ước Paris và Công ước Berne đã được chuyển tải vào Hiệp định TRIPS. Hơn nữa, Hiệp định TRIPS quy định thêm một số nghĩa vụ cho các Thành viên WTO mà những nghĩa vụ này không quy định trong Công ước Paris và Công ước Berne. Các Thành viên WTO có nghĩa vụ tuân thủ và áp dụng các tiêu chuẩn bảo hộ do Hiệp định TRIPS thiết lập. Đối với những vấn đề Hiệp định TRIPS đã thiết lập tiêu chuẩn tổi thiểu, các nước thành viên không thể áp dụng tiêu chuẩn bảo hộ ở mức độ thấp hơn mức độ do Hiệp định TRIPS thiết lập. Đồng thời, các Thành viên không có nghĩa vụ cung cấp mức độ bảo hộ cao hơn. “Thực tế là Hiệp định đã thiết lập cái mà các Thành viên cho là nguyên tắc và tiêu chuẩn “thích hợp” trong lĩnh vực này.” Hiệp định TRIPS không có quy chế đặc biệt nào cho các nước đang phát triển và các nước kém phát triển, ngoại trừ các quy định về giai đoạn chuyển đổi từ Điều 65 đến Điều 67. Những tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu được thiết lập trong Hiệp định TRIPS loại bỏ sự không đối xứng mà nguyên tắc đối xử quốc gia được quy định tại Điều 2(1) Công ước Paris tạo ra. Cụ thể, theo Điều 2(1) Công ước Paris, trong trường hợp Công ước Paris không thiết lập các tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu, các nước thành viên của Liên minh được tự do dành sự bảo hộ cho công dân của các nước thành viên khác mà không dành cho công dân của nước mình. Sự tự do này làm phát sinh những khác biệt về mức độ bảo hộ giữa các nước thành viên của Liên minh và đôi khi sự khác biệt được coi là không tương xứng. Thứ ba, Hiệp định TRIPS trao cho các Thành viên WTO quyền tự quyết nhất định. Bên cạnh những tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu, Hiệp định TRIPS dành quyền tự quyết cho các Thành viên trong một số vấn đề nhằm giúp các nước thiết lập tiêu chuẩn quốc gia về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo chính sách của các nước này trên cơ sở các quy định tuỳ nghi (trong tiếng Anh là flexible provisions). Theo giải thích của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), các quy định tuỳ nghi là những cách thức khác nhau mà thông qua đó các nghĩa vụ do Hiệp định TRIPS thiết lập được chuyển tải vào pháp luật quốc gia sao cho phù hợp với lợi ích quốc gia nhưng vẫn tương thích với các quy định và nguyên tắc của Hiệp định TRIPS. Từ “tuỳ nghi” được sử dụng nhấn mạnh trong đoạn 6 Lời nói đầu của Hiệp định TRIPS và ý nghĩa của từ này được tìm thấy trong nhiều quy định của Hiệp định TRIPS. Những quy định tuỳ nghi của Hiệp định TRIPS được chia thành bốn nhóm. Thứ nhất, những quy định tuỳ nghi tại đoạn 6 Lời nói đầu về giai đoạn chuyển đổi. Thứ hai, những quy định tuỳ nghi tại Điều 1.1 về cách thức thi hành các nghĩa vụ trong Hiệp định TRIPS. Thứ ba, những quy định tuỳ nghi tại các Điều 6, 8.1, 17, 18, 20, 23.4, 23.5, 23.9, 24.8, 26.2, 26.3, 30, 31, 33, 37, 38 về tiêu chuẩn bảo hộ. Các quy định tuỳ nghi tại Điều 41.5 về vấn đề thực thi. Cuối cùng, lần đầu tiên Hiệp định TRIPS thiết lập một cơ chế thực thi quyền sở hữu trí tuệ hiệu quả. Một trong những khác biệt lớn nhất giữa Hiệp định TRIPS và các điều ước quốc tế đa phương về sở hữu trí tuệ được ban hành trước Hiệp định là: Hiệp định bao gồm các quy định chi tiết hơn nhằm đảm bảo thực thi những cam kết của Hiệp định. Những tranh chấp sở hữu trí tuệ thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định TRIPS có thể được giải quyết bằng nhiều biện pháp khác nhau như dân sự, hành chính, biện pháp tạm thời, biện pháp kiểm soát biên giới và biện pháp hình sự. Những tranh chấp phát sinh thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định TRIPS được giải quyết theo thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO. Tức là, về nguyên tắc, các nguyên tắc của WTO được quy định trong GATT cũng như cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO được áp dụng. Với những đổi mới vừa nêu trên, cho đến nay, Hiệp định TRIPS được đánh giá là thoả thuận đa phương về sở hữu trí tuệ toàn diện nhất. “[Hiệp định] là sự củng cố có ý nghĩa quan trọng nhất đối với những tiêu chuẩn toàn cầu trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.” (b) Hiệp định TRIPS: Mục tiêu cơ bản nhất là thúc đẩy tự do trong thương mại quốc tế Phù hợp với mục tiêu của WTO, mục tiêu của Hiệp định TRIPS là thúc đẩy tự do trong thương mại quốc tế bằng cách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đồng thời ngăn chặn các quốc gia thành viên sử dụng quyền sở hữu trí tuệ như những rào cản trong thương mại. “Một trong những hiểu lầm phổ biến nhất về Hiệp định TRIPS là mục tiêu chính của Hiệp định là đề cao bảo hộ sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, điều này không đúng. Mục tiêu chính - nếu không phải là mục tiêu duy nhất - của Hiệp định TRIPS cũng như mục tiêu của toàn bộ Thỏa thuận Thiết lập WTO là thúc đẩy tự do trong thương mại.” Như đã nhấn mạnh trong Lời nói đầu của Hiệp định TRIPS, mục tiêu cơ bản đầu tiên của Hiệp định là “giảm sự những lệch lạc và trở ngại trong thương mại quốc tế…và bảo đảm rằng các biện pháp và thủ tục thực thi quyền sở hữu trí tuệ không tự chúng tạo thành những rào cản cho thương mại hợp pháp.” Mục tiêu này nên được đặt trong mối quan hệ với Điều 7 và Điều 8 của Hiệp định TRIPS. Theo đó, bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ phải góp phần thúc đẩy đổi mới công nghệ, chuyển giao và phổ biến công nghệ, đem lại lợi ích chung cho người tạo ra và người sử dụng kiến thức công nghệ, đem lại lợi ích xã hội và lợi ích kinh tế, tạo ra sự cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ (Điều 7). Các Thành viên WTO được phép áp dụng các biện pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng cũng như những lợi ích công cộng khác và được ngăn chặn lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ hoặc những hành vi cản trở thương mại bất hợp lý hoặc ảnh hưởng xấu đến chuyển giao công nghệ quốc tế (Điều 8). Bên cạnh Lời nói đầu, nhiều quy định của Hiệp định TRIPS cũng thể hiện mục tiêu thúc đẩy tự do trong thương mại. Chẳng hạn, đó là những quy định về thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Các biện pháp và thủ tục thực thi quyền sở hữu trí tuệ được cho là tự chúng trở thành những rào cản trong thương mại quốc tế khi được sử dụng không thích đáng. Do đó, Hiệp định TRIPS yêu cầu các Thành viên WTO áp dụng các biện pháp thực thi “sao cho tránh tạo ra những rào cản cho thương mại hợp pháp” theo quy định tại Điều 41. Các Điều 48, 50.3, 50.7 và 56 là những ví dụ khác về các quy định nhằm ngăn chặn và xử lý việc lạm dụng các biện pháp thực thi của chủ thể nắm giữ quyền (hoặc người được cho là chủ thể nắm giữ quyền) có thể cản trở thương mại quốc tế hợp pháp. 3. Các nguyên tắc của Hiệp định TRIPS Tương tự như các thoả thuận khác thuộc WTO như GATT và GATS, Hiệp định TRIPS được thiết lập dựa trên ba nguyên tắc. Đó là nguyên tắc đối xử quốc gia, nguyên tắc đối xử tối huệ quốc, nguyên tắc minh bạch. Các vấn đề liên quan đến khả năng đạt được, phạm vi, sử dụng và thực thi quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại trong Hiệp định TRIPS là đối tượng của hai nguyên tắc đầu tiên. Nguyên tắc thứ ba nhằm duy trì tính công khai, ổn định, dự báo của pháp luật sở hữu trí tuệ. (a) Nguyên tắc đối xử quốc gia Nguyên tắc đối xử quốc gia được quy định lần đầu tiên trong Công ước Paris (Điều 2). Tuy nhiên, hoạt động của nguyên tắc này theo Công ước Paris làm phát sinh những khác biệt về mức độ bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp giữa các nước thành viên của Liên minh và hệ quả là tạo ra những rào cản cho xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ mang đối tượng sở hữu trí tuệ được bảo hộ. Do đó, các nước thành viên ở vòng đàm phán Uruguay đã nhất trí thiết lập một công thức mới cho nguyên tắc đối xử quốc gia tại Điều 3 Hiệp định TRIPS. Nguyên tắc đối xử quốc gia trong Hiệp định TRIPS được bộ phận giải quyết tranh chấp của WTO xem xét và giải thích kỹ lưỡng. Chẳng hạn, nguyên tắc này đã được hiểu trong một số vụ việc sau đây: European Communities-Protection of Trademark and Geographical Indications for Agricultural Products and Foodstuffs, complaint by the US; European Communities-Protection of Trademark and Geographical Indications for Agricultural Products and Foodstuffs, complaint by Australia; Indonesia-Autos; and US-Section 211 Appropriations Act (US-Havana Club). Theo đó, không còn tồn tại sự bảo hộ mà một nước thành viên dành cho công dân của các nước thành viên khác không giống với sự bảo hộ dành cho công dân của mình (như quy định trong Công ước Paris); Hiệp định TRIPS đòi hỏi mỗi nước thành viên WTO dành sự bảo hộ cho công dân các nước thành viên khác “không kém thiện chí hơn” sự bảo hộ dành cho công dân của mình. Nói cách khác, bất kể mức độ bảo hộ một nước thành viên dành cho công dân của mình, nước này buộc phải áp dụng tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu do Hiệp định TRIPS thiết lập cho công dân của các nước thành viên khác. Nếu mức độ bảo hộ của nước thành viên đó thấp hơn hoặc ngang bằng với mức độ bảo hộ do Hiệp định TRIPS thiết lập, nước thành viên đó có thể giới hạn mức độ bảo hộ cho công dân của các nước thành viên theo tiêu chuẩn bảo hộ của Hiệp định TRIPS. Nếu mức độ bảo hộ của nước thành viên đó cao hơn mức độ bảo hộ do Hiệp định TRIPS thiết lập, nước thành viên đó phải dành mức độ bảo hộ cao tương tự cho công dân của các nước thành viên khác. (b) Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc được quy định tại Điều 4 Hiệp định TRIPS. Nguyên tắc này không được đề cập trong những công ước về sở hữu trí tuệ được thiết lập trước Hiệp định TRIPS nhưng được quy định trong các thoả thuận khác của WTO như GATT (Điều I) và GATS (Điều 2). Trong khi nguyên tắc đối xử quốc gia cấm một nước thành viên phân biệt đối xử giữa công dân của mình và công dân của các nước thành viên khác, nguyên tắc đối xử tối huệ quốc cấm một nước thành viên phân biệt đối xử giữa công dân của hai nước thành viên khác. Đối với bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, Điều 4 Hiệp định TRIPS đòi hòi các nước thành viên của WTO dành sự bảo hộ “lập tức và vô điều kiện” “ưu tiên, chiếu cố, đặc quyền hoặc miễn trừ” cho “công dân của bất kỳ nước nào khác” (bao gồm cả công dân của nước không phải là thành viên của WTO) như sự bảo hộ dành cho công dân của mình. Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc được hiểu trong một số vụ việc sau đây: European Communities-Protection of Trademark and Geographical Indications for Agricultural Products and Foodstuffs (khiếu kiện của Hoa Kỳ); US- Section 211 Appropriations Act (US-Havana Club). (c) Nguyên tắc minh bạch Nguyên tắc minh bạch được biết đến lần đầu tiên trong Điều X GATT năm 1947. Trong Hiệp định TRIPS, nguyên tắc này được quy định tại Điều 63. Điều 63 yêu cầu các nước thành viên của WTO công bố các nguyên tắc liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Theo Điều 63(1), các nguyên tắc liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các luật, quy định, quyết định xét xử cuối cùng, quyết định hành chính, thoả ước giữa chính phủ của nước thành viên hoặc cơ quan chính phủ với chính phủ hoặc cơ quan chính phủ của nước thành viên khác. Nghĩa vụ công bố này được thực hiện thông qua ba phương thức, đó là công bố chính thức (Điều 63(1)), thông báo cho Hội đồng TRIPS (Điều 63(2)), yêu cầu nước thành viên khác cung cấp thông tin và cho phép tiếp cận thông tin (Điều 63(3)). Mục đích của nguyên tắc minh bạch là “giúp cho chính phủ và các chủ thể khác được thông báo về khả năng thay đổi của pháp luật sở hữu trí tuệ của nước thành viên nhằm góp phần đảm bảo môi trường pháp lý ổn định và có thể dự báo được.” Cần lưu ý rằng Hiệp định TRIPS cũng quy định một số ngoại lệ đối với ba nguyên tắc trên đây. Ngoại lệ cho đối với nguyên tắc đối xử quốc gia được quy định tại Điều 3(2); ngoại lệ đối với nguyên tắc đối xử tối huệ quốc được quy định tại Điều 4(a), (b), (c), (d); ngoại lệ đối với nguyên tắc minh bạch được quy định tại Điều 63(4). II CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA VIỆT NAM KHI GIA NHẬP HIỆP ĐỊNH TRIPs. 1 – Hệ thống SHTT và ý nghĩa của việc trở thành thành viên Hiệp định TRIPS 1.1 Sự cần thiết phải có một hệ thống SHTT Hệ thống SHTT được hiểu là tập hợp các quyền SHTT và các chính sách bảo hộ quyền SHTT. Hệ thống SHTT mang tính quốc gia vì nó phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội riêng biệt của từng quốc gia. Chính các điều kiện này bao gồm các chính sách, cơ sở hạ tầng và đặc biệt nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định đối với một hệ thống SHTT mạnh. Bên cạnh đó, một chính sách tốt phải đưa ra được các tiêu chuẩn xác lập quyền của chủ sở hữu quyền. Nói cách khác, chính sách này phải xác định phạm vi được bảo hộ của các đối tượng của quyền SHTT. Sự giới hạn quyền SHTT hợp lý cho phép hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế quốc dân bảo đảm công bằng xã hội. Muốn đạt được điều đó trong các chính sách quốc gia về SHTT không thể thiếu những chế tài đối với các hành vi xâm phạm quyền SHTT. Trên bình diện quốc gia, để phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế thành công một hệ thống quyền SHTT là yếu tố cần thiết vì nó có ảnh hưởng quan trọng đến các hoạt động thương mại của quốc gia đó. Ngoài ra với xu thế toàn cầu hoá hiện nay, hệ thống này cũng phải phù hợp với những quy tắc phổ biến của quốc tế như Hiệp định TRIPS. 1.2 Hiệp định TRIPS và những nguyên tắc bảo hộ tối thiểu Quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng được thắt chặt giữa các quốc gia thì càng xuất hiện các vấn đề liên quan đến hàng giả và vi phạm bản quyền liên quan đến sở hữu trí tuệ. Đó trở thành một vấn đề rất quan trọng trong giao dịch thương mại xuất phát từ giá trị to lớn của “know-how” trên cơ sở các sản phẩm được thương mại hoá trên thị trường. Việc kém hiệu quả trong bảo hộ sở hữu trí tuệ ở cấp độ quốc tế đã không chỉ làm tăng căng thẳng trong các quan hệ kinh tế mà còn gây trở ngại cho việc chuyển giao và đổi mới công nghệ. Cho đến trước năm 1994, các thỏa thuận hiện hành trong lãnh vực SHTT dù có quy định hay không các biện pháp thực thi bảo hộ cũng không quy định chế tài trong trường hợp không tuân thủ các thoả thuận. Mặc dù vậy việc đưa các quy định và các chế tài bảo hộ quyền SHTT sẽ tạo ra rào cản đối với thương mại hợp pháp vẫn còn là điều đáng lo ngại. Để giải quyết những vấn đề này, cộng đồng quốc tế tiến hành xây dựng một thỏa thuận đa phương về thương mại liên quan đến các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ. TRIPS, Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ, có những quy định liên quan đến phạm vi các loại quyền SHTT rộng hơn, bao quát hơn so với các công ước đã tồn tại trước đó, chỉ tập trung vào một số hoặc một vài đối tượng SHTT ví dụ công ước Berne về quyền tác giả và quyền liên quan, công ước Paris về quyền sở hữu công nghiệp v.v… TRIPS đặt ra những yêu cầu bảo hộ ở mức tối thiểu. Tuy nhiên, đối với một số quốc gia đang phát triển hay kém phát triển thì những yêu cầu bảo hộ SHTT này vẫn còn cao, Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Ngoài ra, các nước Thành viên hoàn toàn có quyền thiết lập những quy định ở mức cao hơn miễn không trái với quy định của TRIPS. Đây cũng chính là điểm mà các nước phát triển đã lợi dụng để dùng sức ép đối với các nước đang phát triển để ký những Hiệp định song phương theo đó việc bảo hộ giành cho nhau luôn ở mức cao hơn quy định tối thiểu của TRIPS. Trước xu thế toàn cầu hoá, SHTT ngày càng được chú trọng vì có vai trò quan trọng trong kinh doanh thương mại. Muốn hội nhập kinh tế thế giới thành công Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế chung đó. Trở thành Thành viên của WTO, Việt Nam phải thực hiện các quy định do TRIPS đưa ra, nhưng cũng thực sự có cơ hội phát triển trong môi trường quốc tế với luật chơi chung, luật WTO. 2. Thách thức đối với Việt Nam trong việc thực thi nghĩa vụ bảo hộ quyền SHTT 2.1 Vấn đề thực hiện cam kết với tư cách Thành viên Hiệp định TRIPS Về mặt nguyên tắc, Hiệp định TRIPS bảo hộ mọi hình thức sở hữu trí tuệ và tìm cách hài hòa và tăng cường các tiêu chuẩn bảo vệ, và bảo đảm thực hiện hiệu quả ở cấp quốc gia cũng như quốc tế. Đối với việc thực hiện, sửa đổi pháp luật quốc gia, các Thành viên có thể áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ sức khỏe công cộng và dinh dưỡng, và thúc đẩy lợi ích công cộng trong các lĩnh vực có tầm quan trọng sống còn đối với sự phát triển kinh tế và xã hội, nhưng các biện pháp này vẫn phải phù hợp với Hiệp định TRIPS. Ngoài ra, các quốc gia Thành viên được quyền có những biện pháp cần thiết để ngăn chặn việc lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu quyền hoặc các hành vi hạn chế thương mại bất hợp lý hoặc ảnh hưởng xấu đến việc chuyển giao công nghệ quốc tế, trong trong khuôn khổ của Hiệp định. Chính thức trở thành Thành viên của WTO, Việt Nam cam kết thực hiện đầy đủ và ngay lập tức, không qua thời gian chuyển đổi, các quy định của TRIPS. Để làm được điều này Việt Nam phải nỗ lực không ngừng trong việc rà soát, điều chỉnh, ban hành các văn bản pháp luật ngày càng phù hợp hơn với Hiệp định TRIPS. Bộ luật Sở hữu trí tuệ được Quốc hội thông qua ngày 22/11/2005 sau 11 tháng chuẩn bị là một ví dụ. Hàng loạt các văn bản dưới luật được ban hành khẳng định quyết tâm cải cách hệ thống luật pháp của Việt Nam đồng thời đảm bảo việc thực thi bảo hộ quyền SHTT ngày càng hiệu quả hơn. 2.2 Vấn đề thực hiện cam kết của Thành viên các Hiệp định TRIPS Cộng Hiệp định TRIPS Cộng vẫn thường được hiểu là Hiệp định song phương hay còn gọi là “thoả thuận tự do thương mại”. Loại giao ước này là những thỏa thuận trực tiếp và đơn lẻ giữa hai hay nhiều nước về hợp tác thương mại hay đầu tư, nghiên cứu khoa học, hợp tác và hỗ trợ phát triển. Các hiệp định song phương có một số điểm chung ví dụ như nó thường chứa đựng những nghĩa vụ mà các bên phải tuân thủ đặc biệt là về quyền sở hữu trí tuệ. Các hiệp định trao đổi tự do song phương thường có ít ràng buộc hơn so với các GATT/WTO, đó chính là điểm hấp dẫn các nước tham gia ký kết loại Hiệp định này. Tuy nhiên những Hiệp định thương mại song phương đôi khi không phải xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế của các nước đang phát triển. Ngược lại, đó là điều kiện bị áp đặt đối với những quốc gia muốn gia nhập Tổ chức thương mại thế giới. Bởi vì để trở thành Thành viên của WTO các quốc gia ứng cử viên phải tiến hành thương lượng vừa trong khuôn khổ song phương vưà đa phương. Sau năm 1995, các quốc gia muốn tham gia tổ chức này phải thương lượng với các quốc gia hùng mạnh hơn về kinh tế thông qua các hiệp định song phương. Theo phương thức đó, các điều khoản cam kết đặc biệt được đưa ra và trong lĩnh vực SHTT, các quy định thông thường luôn cao hơn các quy định trong Hiệp định TRIPS. Trong khuôn khổ các cuộc thương lượng để gia nhập WTO, Việt Nam đã ký kết Hiệp định thương mại Việt-Mỹ (BTA) năm 1999. Thực hiện cam kết của Hiệp định, Việt Nam trở thành thành viên của công ước Berne ngày 16 tháng 10 năm 2004, công ước Genève ngày 16 tháng 7 năm 2005, Công ước Bruxelles ngày 12 tháng 1 năm 2006 và Hệ thống Madrid ngày 11 tháng 7 năm 2006. Ngoài ra trong khuôn khổ hiệp định song phương về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ký với Thuỵ Sĩ, Việt Nam đã phải tham gia công ước Rome và Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng cuối năm 2006. Một cách tổng quát, các thoả thuận thương mại ưu đãi mà Hoa Kỳ ký kết với các quốc gia khác đều chứa đựng cam kết buộc đối tác phải tham gia những công ước đa phương. Hiệp định ký kết với Việt Nam cũng không ngoại lệ. Theo Điều 18 (3), Việt Nam phải tuân thủ hoàn toàn Hiệp định TRIPS ngay khi gia nhập WTO, thậm chí cả trong trường hợp việc gia nhập được thực hiện trước khi hết thời hạn cho phép từng bước được quy định trong BTA. Hơn nữa, căn cứ vào lịch trình quy định tại BTA, Việt Nam phải thực thi hầu hết các quy định của TRIPS vào tháng 6 năm 2004, trước thời điểm Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Về mặt nội dung, một số quy định bảo hộ của BTA cao hơn TRIPS, ví dụ : thời hạn bảo hộ quyền tác giả dài hơn, áp dụng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa đối với nhãn chứng nhận; Việt Nam có nghĩa vụ thiết lập một hệ thống đăng ký nhãn hiệu hàng hoá; thời hạn bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá dài hơn; nghĩa vụ bảo hộ các chương trình mang tín hiệu được mã hóa. Tuy nhiên, TRIPS không điều chỉnh nghĩa vụ bảo hộ các chương trình mang tín hiệu vệ tinh được mã hoá được quy định tại BTA. Vì, hình thức quyền sở hữu trí tuệ này không nằm trong phạm vi định nghĩa về quyền sở hữu trí tuệ của TRIPS. Như vậy, mặc dù TRIPS là quy chuẩn bảo hộ SHTT chung của rất nhiều quốc gia nhưng việc một số quốc gia buộc phải có những cam kết bảo hộ cao hơn quy định của TRIPS là một hiện thực. Tuy nhiên, TRIPS vẫn chưa đáp ứng yêu cầu bảo hộ quyền SHTT của các quốc gia phát triển đang ngày càng cao. 3. Khuynh hướng bảo hộ quyền SHTT cao hơn TRIPS của các nước phát triển 3.1 Hiệp ước Thương mại chống hàng giả (Anti-Counterfeiting Trade Agreement -ACTA) Năm 2006, một ý tưởng thiết lập một Hiệp ước đa phương chống hàng giả đầu tiên xuất phát từ Nhật Bản và Hoa Kỳ. Sau đó Canada và Cộng đồng châu Âu, Thụy Sĩ cũng tham gia thảo luận sơ bộ từ năm 2007. Những cuộc thương lượng chính thức bắt đầu vào tháng 6 năm 2008 với sự tham gia của Australie, Mexique, Maroc, New-Zeland và Hàn Quốc và Singapore. Hiện tại có hai luồng ý kiến khác nhau về sự xuất hiện của Hiệp ước thương mại chống hành vi làm giả, sao chép lậu. Luồng ý kiến thứ nhất nhìn nhận sự cần thiết của ACTA. Bởi Hiệp ước này thiết lập một khuôn khổ pháp lý mới với cơ chế điều hành riêng, Ủy ban ACTA độc lập với các cơ quan quốc tế đã tồn tại trước đó như WIPO hay Liên Hiệp Quốc… Hiệp [...]... tiêu cần đạt được, và điều này không có ngoại lệ Do vậy, Việt Nam vẫn phải tiếp tục phấn đấu xây dựng một hệ thống SHTT ngày càng mạnh hơn Bị xem là một trong số các quốc gia thực thi bảo hộ quyền SHTT kém, Việt Nam sẽ còn vất vả để thực thi các cam kết sẵn có, trong đó có TRIPS và TRIPS Cộng như đã đề cập bên trên Có thể trong tương lai rất gần Việt Nam không phải tham gia vào Hiệp ước ACTA, nhưng... gia đang phát triển, Việt Nam sẽ còn phải cần sử dụng công cụ bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế đối với một số ngành công nghệ mà Việt Nam chưa có được, đặc biệt là trong lĩnh vực dược phẩm để ổn định xã hội và vì mục đích săn sóc tốt hơn sức khoẻ cộng đồng Trong khuôn khổ đó, ACTA sẽ có những ảnh hưởng nhất định nếu Việt Nam tham gia Hiệp ước KẾT LUẬN Ở góc độ vĩ mô và dài hạn, quốc gia... ảnh hưởng của Hiệp ước khi văn bản này được Cộng đồng châu Âu và Hoa Kỳ tiến hành ký kết với nhau vào cuối tháng 1 năm 2012 Thực ra việc áp dụng và gây sức ép để phê chuẩn và áp dụng ACTA ở các nước đang phát triển không phải là không thể xảy ra Điều này có thể đòi hỏi một thời gian tương đối dài, cũng có thể xảy ra trong ngắn hạn với tốc độ phát triển kinh tế và xu thế toàn cầu hoá Việt Nam không thể... của việc sản xuất thuốc phiên bản hay việc bảo hộ không hiệu quả chỉ dẫn địa lý ACTA chứa đựng những chế tài hình sự mới buộc các nhà cung cấp Internet phải kiểm soát, kiểm duyệt các giao tiếp trên mạng Hiệp ước này trở thành mối đe doạ lớn đối với quyền tự do bày tỏ ý kiến trên mạng và gây bất ổn pháp lý đối với các doanh nghiệp cung cấp Internet Việc thực hiện mục đích bảo hộ quyền nhãn hiệu và sáng... quan tâm nhưng khía cạnh pháp lý, nguyên tắc cơ bản về quyền suy đoán vô tội dường như cũng bị đe doạ nếu không nói đến trách nhiệm truy tìm chứng cứ của các cơ quan hữu quan 3.2 Chuẩn bị của Việt Nam trước thách thức của ACTA? Khi trang web Megaupload bị đóng cửa dưới sức ép của nguyên tắc hợp tác quốc tế chống sao chép lậu thì người lạc quan có thể khẳng định rằng một đạo luật chống sao chép lậu thống... soát và kiểm duyệt các thông tin trên mạng Hiệp ước này được coi là một đạo luật đe dọa quyền tự do bày tỏ ý kiến trên mạng và nguồn bất ổn pháp lý đối với các doanh nghiệp kinh doanh Internet Đối với quyền nhãn hiệu, quyền sáng chế, Hiệp ước này cũng gây trở ngại cho việc tiếp cận các thuốc phiên bản (generic) ở các nước nghèo ACTA gây tranh cãi vì nó có ảnh hưởng tới các quyền tự do dân sự và trách... được hiểu biết và có những chuẩn bị nhất định trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới Bởi, để phát triển kinh tế dài lâu mỗi quốc gia đều phải có một chiến lược dài hạn và thống nhất, đó được coi là chìa khoá thành công nếu muốn hội nhập kinh tế thế giới Hệ thống bảo hộ SHTT hiệu quả là một bộ phận của quá trình đó Quá trình này diễn ra một cách cực kỳ tế nhị bởi vì những vấn đề trật tự xã hội hoặc nhân... Việt Nam tham gia Hiệp ước KẾT LUẬN Ở góc độ vĩ mô và dài hạn, quốc gia có một hệ thống SHTT mạnh và hiệu quả có thể thành công trong việc phát triển công nghệ, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh từ đó bảo đảm cho nền kinh tế phát triển vững chắc hơn Mặc dù, trên thực tế nếu hệ thống SHTT yếu kém thì cơ hội phát triển công nghệ với chi phí thấp lại càng cao hơn Tuy nhiên cách lựa chọn phát triển này... có thể gây thi t hại cho người tiêu dùng trong khi đấu tranh chống sao chép lậu nhằm mục đích duy nhất là bảo vệ quyền lợi của các chủ sở hữu quyền ACTA buộc các quốc gia thành viên phải có những giới hạn rất nghiêm ngặt về quyền SHTT liên quan đến Internet và thương mại hàng hoá có liên quan đến quyền này Cũng như TRIPS, văn bản này cho phép các quốc gia đưa thành viên đưa ra những quy định gắt gao... các nước đang phát triển cùng tham gia hiệp ước Luồng ý kiến thứ hai cho rằng Anti-Counterfeiting Trade Agreement (ACTA), được thương lượng một cách kín đáo từ năm 2007 đến 2010 trong một nhóm 39 quốc gia trong đó có các quốc gia thành viên của Cộng đồng châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản Nhiều cuộc thương lượng ở cấp quốc gia nhằm áp đặt một logic trấn áp do các nhà Công nghiệp giải trí đưa ra ACTA chứa đựng . CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG VIỆC THỰC THI HIỆP ĐỊNH TRIPs TẠI VIỆT NAM I NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HIỆP ĐỊNH TRIPs 1. Lịch sử của Hiệp định TRIPS Hiệp định TRIPS được thi t lập với ý. quy định tại Điều 4(a), (b), (c), (d); ngoại lệ đối với nguyên tắc minh bạch được quy định tại Điều 63(4). II CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA VIỆT NAM KHI GIA NHẬP HIỆP ĐỊNH TRIPs. 1 – Hệ thống SHTT và. được quy định trong BTA. Hơn nữa, căn cứ vào lịch trình quy định tại BTA, Việt Nam phải thực thi hầu hết các quy định của TRIPS vào tháng 6 năm 2004, trước thời điểm Việt Nam chính thức gia nhập

Ngày đăng: 25/05/2015, 01:41

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan