Xu hướng dòng vốn FDI trên thế giới.docx

142 2.2K 26
Xu hướng dòng vốn FDI trên thế giới.docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Xu hướng dòng vốn FDI trên thế giới

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCMKHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

BỘ MÔN TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA

Bài nghiên cứu:

XU HƯỚNG DÒNG VỐN FDI TRÊN THẾ GIỚI

NÓI CHUNG, Ở TRUNG QUỐC NÓI RIỀNG.NHỮNG LỢI ÍCH VÀ RỦI RO GẶP PHẢI VÀNHỮNG KHUYẾN NGHỊ MỚI CHO VIỆT NAM.

GVHD: Đinh Thị Thu Hồng.

Nhóm nghiên cứu: TCDN khối 2 K33.

Nhóm trưởng : Lê Đức Thảo – lớp TC 5 K33.

Tp.HCM tháng 9 năm 2010

Trang 2

Lời mở đầu.

Từ khi xu thế toàn cầu hóa trở nên phổ biến và thống trị nền kinh tế của các quốc gia trên khắp thế giới, thì đầu tư trực tiếp nước ngoài được xem là kênh đầu tư hết sức quan trọng đối với các quốc gia, đặc biệt đối với các quốc gia kém và đang phát triển để thực hiện công việc phát triển kinh tế đất nước Có những thời kỳ, FDI được coi như chìa khóa của sự thành công của các nền kinh tế Vậy những gì đang diễn ra trên thế giới có phản ánh được những điều đó hay không? Hay nói chính xác hơn là dòng vốn FDI đang chảy theo những khu vực nào và theo những xu hướng nào? Liệu rằng FDI có còn là một bàn đạp vững chắc để các quốc gia tăng tốc phát triển kinh nữa hay không? Những nước đang phát triển như Trung Quốc hay chính Việt Nam chúng ta đã có những động thái nào để thực hiện chiến lược thu hút nguồn vốn FDI? V…v…và v…v

Đứng trên góc độ của nhà đầu tư thì những câu hỏi trên đây không phải là những hỏi quá khó để có câu trả lời Thế nhưng liệu rằng chính phủ các quốc gia có tìm ra được phương thức nào hợp lý để duy trì mức thu hút FDI cao và bền vững hay không ? Và hơn hết là duy trì và nâng cao tốc độ phát triển kinh tế của quốc gia mình Xuất phát từ những thực tế còn tồn tại và nhìn nhận một xu hướng mới trong phát triển kinh tế thông qua dòng vốn FDI, chúng tôi thực hiện bài nghiên cứu này nhằm những nội dung sau sau đây:

Tìm ra những xu hướng đang tồn tại trong dòng vốn FDI trên thế giới, những biến động trong thời gian qua cũng như những nhận định chung nhất về FDI trên toàn thế giới (chương 1).

Đi vào khu vực châu Á để tìm hiểu thực trạng đang diễn ra của xu hướng dòng vốn FDI Đồng thời cũng đánh giá những rủi ro và lợi ích đạt được của các quốc gia đi

2

Trang 3

đầu tư thông qua các công ty đa quốc gia Cuối cùng là để tìm ra được những bất cập trong chính sách thu hút vồn FDI ở khu vực này (chương 2)

Tìm hiểu tình hình ở Trung Quốc về các khía cạnh như: thực trạng thu hút FDI ở nước này, các định hướng phát triển, chiến lược thu hút vốn FDI, các chính sách của chính phủ Trung Quốc đang được thực hiện được nhìn nhận và đánh giá như thế nào? Đồng thời chúng tôi cũng xem xét tình hình phát triển kinh tế Trung Quốc đi theo những định hướng thu hút dòng vốn FDI trong tương lai và trong một chiến lược dài hạn hơn (chương 3)

Cuối cùng, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị quan trọng để Việt Nam thực hiện chiến lược thu hút vốn FDI ngày càng bền vững và gia tăng Việc rút ra những bài học kinh nghiệm từ các quốc gia và Trung Quốc là một bài học lớn, cũng là một trong những yếu tố quan trọng để giúp chính chúng ta làm tốt công việc thu hút FDI Những khuyến nghị đưa ra nhằm mục đích tham khảo cho chính phủ cũng như các công ty trong nước hoạch định cho mình được một chiến lược hợp lý trong giai đoạn hiện nay và cả sau này (chương 4)

Bài nghiên cứu sử dụng nhiều phương pháp tổng hợp từ định tính : nhận định của các nhà kinh tế, các chuyên gia, các tổ chức, bộ ngành của của các quốc gia… đến phương pháp định lượng: lấy số liệu, thống kê từ các nguồn có uy tín các cục, bộ ngành các quốc gia Bài nghiên cứu cũng sử dụng nhiều tài liệu nghiên cứu đi trước của các tác giả, nhà kinh tế, nhà hoạch định chính sách trên thế giới và từ các quốc gia cũng như trong nước

Chúng tôi hi vọng qua bài nghiên cứu, người đọc sẽ có được những cái nhìn chung nhất về dòng vốn FDI trong giai đoạn hiện nay cũng như có những hiểu biết cụ thể về từng khu vực và quốc gia trên thế giới về FDI Đồng thời, điều quan trọng nhất

Trang 4

là chúng ta áp dụng được vào thực tế Việt Nam giúp phát triển kinh tế, ổn định và năng cao uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

4

Trang 5

TRẠNG, NHỮNG RỦI RO VÀ LỢI ÍCH CHẤU Á GẶP PHẢI.

VÀ NHỮNG CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ TRUNG QUỐC

Trang 7

Danh mục tài liệu tham khảo.

THẾ GIỚI.

1.1 Lợi ích và rủi ro của đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Trang 8

1.1.1 Lợi ích :

a) Tăng năng suất: Đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp tăng năng suất, khi một công ty có nỗ lực muốn bán sản phẩm ban đầu của mình tại các thị trường mới có thể làm tăng mức thu nhập cổ phần của mình do tăng năng suất Điều này làm giảm chi phí bình quân từng đơn vị sản phẩm Công ty càng sử dụng nhiều máy móc thiết bị thì khả năng này càng có điều kiện thuận lợi để thực hiện.

b) Tiếp cận thị trường mới và giảm xung đột thương mại: Đầu tư trực tiếp ra

nước ngoài là một biện pháp để tránh xung đột thương mại song phương

Ví dụ, Nhật Bản hay bị Mỹ và các nước Tây Âu phàn nàn do Nhật Bản có thặng dư thương mại còn các nước kia bị thâm hụt thương mại trong quan hệ song phương Đối phó, Nhật Bản đã tăng cường đầu tư trực tiếp vào các thị trường đó Họ sản xuất và bán ô tô, máy tính ngay tại Mỹ và châu Âu, để giảm xuất khẩu các sản phẩm này từ Nhật Bản sang Họ còn đầu tư trực tiếp vào các nước thứ ba, và từ đó xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ và châu Âu.

 Sử dụng yếu tố nước ngoài trong sản xuất: Nguồn lao động, nguồn tài nguyên Các chi phí sử dụng đất đai và lao động có thể khác biệt rất xa giữa các quốc gia Các công ty đa quốc gia thường cố gắng thiết lập việc sản xuất tại địa điểm có giá lao động và đất đai rẻ Do thị trường không hoàn hảo ở một số quốc gia chẳng hạn như do thông tin không hoàn hảo, các chi phí giao dịch, di dời dân cư, các rào cản trong việc thâm nhập vào một ngành công nghiệp… làm cho chi phí lao động không nhất thiết tương đương giữa các thị trường Các công ty đa quốc gia thực hiện việc nghiên cứu thị trường để xác dịnh xem họ có thể thu được lợi nhuận không từ các chi phí rẻ hơn khi sản xuất ở những thị trường đó.

Sử dụng nguyên vật liệu nước ngoài trong sản xất: Do các chi phí vận

chuyển, một công ty cố gắng tránh nhập khẩu nguyên vật liệu từ một đất nước 8

Trang 9

khác, đặc biệt là khi công ty dự tính sẽ bán thành phẩm ngược lại cho người tiêu dùng tại nước đó, một giải pháp khả thi hơn là phát triển việc sản xuất sản phẩm tại một nước mà nuyên vật liệu có sẵn Dù cho sản phẩm sản phẩm sản xuất ra sẽ được bán ở một nơi nào khác, quyết định nhập khẩu nguyên vật liệu sẽ không phù hợp.

 Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên: Để có nguồn nguyên liệu thô, nhiều công ty đa quốc gia tìm cách đầu tư vào những nước có nguồn tài nguyên phong phú Làn sóng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lớn đầu tiên của Nhật Bản vào thập niên 1950 là vì mục đích này FDI của Trung Quốc hiện nay cũng có mục đích tương tự.

 Khai thác chuyên gia và công nghệ: Sử dụng được công nghệ nước ngoài, các công ty thiết lập ngày càng nhiều các nhà máy ở nước ngoài hay mua lại các nhà máy hiện hữu của nước ngoài để học hỏi thêm về công nghệ của các quốc gia khác Công nghệ này sau đó được sử dụng để cải tiến quy trình sản xuất tại các nhà máy

của các công ty con trên khắp thế giới Không phải FDI chỉ đi theo hướng từ nước

phát triển hơn sang nước kém phát triển hơn Chiều ngược lại thậm chí còn mạnh mẽ hơn nữa Nhật Bản là nước tích cực đầu tư trực tiếp vào Mỹ để khai thác đội ngũ chuyên gia ở Mỹ

Ví dụ, các công ty ô tô của Nhật Bản đã mở các bộ phận thiết kế xe ở Mỹ để sử dụng các chuyên gia người Mỹ Các công ty máy tính của Nhật Bản cũng vậy Không chỉ Nhật Bản đầu tư vào Mỹ, các nước công nghiệp phát triển khác cũng có chính sách tương tự Trung Quốc gần đây đẩy mạnh đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, trong đó có đầu tư vào Mỹ Việc công ty đa quốc gia quốc tịch Trung Quốc là Lenovo mua bộ phận sản xuất máy tính xách tay của công ty đa quốc gia mang quốc tịch Mỹ là IBM được xem là một chiến lược để Lenovo tiếp cận công nghệ sản xuất máy tính ưu việt của IBM Hay việc TCL (Trung Quốc) trong sáp nhập

Trang 10

với Thompson (Pháp) thành TCL-Thompson Electroincs, việc National Offshore Oil Corporation (Trung Quốc) trong ngành khai thác dầu lửa mua lại Unocal (Mỹ) cũng với chiến lược như vậy.

 Thị trường tiêu thụ: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo điều kiện thu hút nguồn nhu cầu mới, các công ty đa quốc gia thường đạt tới một giai đoạn mà sự phát triển bị hạn chế tại xứ sở của họ Điều này có thể do sự cạnh tranh mãnh liệt đối với những sản phẩm mà họ bán ra trên thị trường Ngay cả khi có rất ít cạnh tranh, thị phần của họ có thể đạt đến đỉnh cao hay các nhu cầu chung cho các sản phẩm có thể bị giảm sút do những thay đổi trong thị hiếu người tiêu dùng Như vậy giải pháp khả thi là cân nhắc việc lựa chọn một thị trường nước ngoài nơi có những nhu cầu tiềm ẩn cho các sản phẩm ấy Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng giúp các MNC thâm nhập vào những thị trường nơi có thể đạt được lợi nhuận cao, các MNC có thể thâm nhập vào những thị trường khác, nơi họ có thể đạt được lợi nhuận cao Nếu những công ty khác trong cùng một lĩnh vực công nghệ đã chứng minh được rằng những nguồn thu nhập cao có thể thực hiện được ở những thị trường khác thì một công ty đa quốc gia nào đó cũng có thể quyết định thâm nhập vào thị trường đó Họ có thể đưa ra kế hoạch giảm giá bán khá cao đối với sản phẩm đang phổ biến trên thị trường Một trở ngại phổ biến cho chiến lược này là những người kinh doanh đã có mặt trước đó trong thị trường có thể tìm mọi cách không cho đối thủ mới chiếm thị phần của mình, thí dụ bằng cách giảm giá tương đương hoặc thấp hơn mức giảm giá của đối thủ mới khi họ vừa thâm nhập vào thị trường này.

c) Phát huy lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia :

Công ty đa quốc gia có những lợi thế đặc thù (chẳng hạn năng lực cơ bản) cho phép công ty vượt qua những trở ngại về chi phí ở nước ngoài nên họ sẵn sàng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Khi chọn địa điểm đầu tư, những công ty đa quốc gia sẽ chọn nơi nào có các điều kiện (lao động, đất đai,chính trị) cho phép họ phát huy

10

Trang 11

các lợi thế đặc thù nói trên Những công ty đa quốc gia thường có lợi thế lớn về vốn và công nghệ đầu tư ra các nước sẵn có nguồn nguyên liệu, giá nhân công rẻ và thường là thị trường tiêu thụ tiềm năng

 Công nghệ hiện đại, nguồn vốn lớno ty có thể trở nên quốc tế hóa nếu như họ sở hữu các tiềm lực hay kỹ năng mà các đối thủ cạnh tranh không bao giờ có Trên thực tế thị trường thường không bao giờ hoàn hảo, kết quả là một số quốc gia có thể chiếm hữu một số thuận lợi hơn một số quốc gia khác đối với những thị trường khác nhau Ngay cả trong phạm vi một quốc gia nào đó, một số công ty có thể chiếm hữu một số thuận lợi hơn các công ty khác Điển hình trong lĩnh vực công nghệ, nếu một công ty nào đó sỡ hữu công nghệ tiên tiến và đã khai thác được sự thuận lợi này một cách thành công ở thị trường trong nước, công ty đó cũng có khả năng khai thác nó trên thị trường quốc tế Công nghệ không hề bị hạn chế trong việc phát triển sản phẩm mới Công nghệ còn có thể đưa ra một quy trình tài chính, tiếp thị và sản xuất hiệu quả hơn Trong một chừng mực nào đó, công ty sẽ được thuận lợi hơn các đối thủ và có thể thu được lợi nhuận từ việc trở nên quốc tế hóa d) Đa dạng hóa ở tầm cỡ quốc tế:

 Đa dạng hóa quá trình sản xuất: Một trong những lý do tại sao các công ty tiến hành kinh doanh ở tầm cỡ quốc tế là sự đa dạng hóa quá trình sản xuất Nếu tất cả các tài sản của một công ty được tổ chức nhằm điều tiết việc kinh doanh một sản phẩm nào đó trong một quốc gia, nguồn tiền mặt của một công ty rất có khả năng trở nên bất ổn định, đó là kết quả của những tình thế thay đổi trongphamj vi công nghệ của công ty hay trong phạm vi nền kinh tế Công ty có thể giảm bớt sự thay đổi của nguồn tiền mặt bằng cách đa dạng hóa nguyên liệu sản xuất.

Nhu cầu cho tất cả các loại sản phẩm được sản xuất trong cùng một nước có phần nào chịu ảnh hưởng của nền kinh tế nước đó Công ty có thể giảm bớt rủi ro bằng cách chào bán các nguyên liệu và sản phẩm giữa các quốc gia khác nhau Với việc

Trang 12

đa dạng hóa kinh doanh và cả trong sản xuất ở tầm cỡ quốc tế, công ty có thể giữ cho nguồn tiền mặt thực của mình ít bị chao đảo Mức độ của sự đa dạng hóa quốc tế có thể làm ổn định nguồn tiền mặt của các công ty đa quốc gia lại tùy thuộc vào tiềm năng của thị trường nước ngoài

 Phản ứng với giá trị thay đổi của ngoại tệ: Khi một công ty cho rằng ngoại tệ của một quốc gia nào đó bị giảm giá, công ty đó có thể tính đến khả năng đầu tư trực tiếp vào đất nước đó Do sự giảm giá ngoại tệ, mức phí tổn ban đầu có thể khá thấp Nếu đồng ngoại tệ đó mạnh lên theo thời gan, thu nhập được chuyển về công ty mẹ sẽ tăng lên

Thí dụ vào những năm 1980, các công ty Nhật tăng cường việc đầu tư trực tiếp vào Mỹ, Đài Loan, Hàn Quốc và vùng Đông Nam Á, nguyên do một phần do đồng yên tăng mạnh và vào thời điểm đó mức phí tổn ban đầu tương đối thấp khi thiết lập các công ty con Một nguyên nhân khác dẫn đến việc đầu tư trực tiếp là bù đắp nhu cầu thay đang thay đổi cho việc xuất khẩu của công ty do những dao động về tỷ giá hối đoái.

 Phản ứng với các kiềm hãm thương mại: Trong một số trường hợp, một công ty đa quốc gia sử dụng việc đầu tư trực tiếp như là một chiến lược phòng ngự hơn là tấn công.

Thí dụ như nhà máy sản xuất ô tô của Nhật sẽ thành lập một chi nhánh tại Mỹ do tiên đoán rằng việc xuất khẩu ô tô sang Mỹ sẽ chịu ảnh hưởng bởi những hạn chế thương mại rất nghiên ngặt Các có thể giới hạn hoặc ngăn cản việc xuất khẩu ô ô tại Nhật sang Mỹ và đầu tư trực tiếp vào một công ty con của Nhật tại Mỹ được xem như một chính sách phòng ngự tốt.

e) Mang lại những thuận lợi về mặt chính trị: Một số công ty đa quốc gia đóng tại những nước có nền chính trị không ổn định đang cố gắng phát triển sang những

12

Trang 13

nước ổn định hơn Mặt khác khi hoạt động của một công ty đa quốc gia ngày càng mở rộng và đạt được những thành tựu nhất định về kinh tế đó là cơ sở để có được những thuận lợi về mặt chính trị.

1.1.2 Rủi ro :

a) Rủi ro về chính trị, văn hóa, xã hội :  Chính sách, thể chế của các quốc gia:

Hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư của một số nền kinh tế đang trong quá trình sửa đổi, hoàn thiện nên có nhiều thay đổi, không thống nhất, thiếu minh bạch và khó tiếp cận Tại một số nền kinh tế có sự thiếu nhất quán trong áp dụng chính sách, đặc biệt là các quy định do địa phương đặt ra và áp dụng ngoài các chính sách của nhà nước

Ví dụ: chính sách ưu đãi miễn thuế thu nhập doanh nghiệp của Lào được áp dụng trên toàn quốc nhưng địa phương vẫn thu thêm thuế thu nhập.

Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại một số nền kinh tế cũng như các thủ tục triển khai thực hiện dự án đầu tư (đất đai, phê duyệt thiết kế.v.v.) khá phức tạp, kéo dài thời gian, tốn kém về chi phí cho doanh nghiệp, thủ tục thông quan phức tạp (ví dụ tại LB Nga, Lào).

 Giới hạn việc chuyển giao:

Công ty địa phương của nước chủ nhà có thể sẽ cố gắng xuất khẩu hàng hóa sang một quốc gia khác , làm giảm doanh thu của bên chuyển nhượng.

Rất khó kiển tra chất lượng trong quy trình sản xuất của công ty địa phương.

Những bí quyết công nghệ cung cấp cho công ty địa phương có thể bị rò rỉ sang công ty đối thủ trong quốc gia đó.

Trang 14

 Tình hình chính trị:

Các rủi ro về chính trị phát sinh từ những rối loạn chính trị như bạo động, biểu tình, khủng bố, nội chiến và chiến tranh giữa các quốc gia Hậu quả của sự rối loạn gồm có sự sụp đổ nền kinh tế, và việc cấm đoán chuyển tiền về nước.

 Ví dụ như nhiều công ty Mỹ đã mất trắng những cơ sở đầu tư trị giá hàng trăm triệu USD sau cuộc chiến tranh Irac Việc cấm chuyển tiền lãi về nước là điều không phải hiếm khi xảy ra ngay tại các nước phương Tây khác.

 Văn hóa, xã hội :

Hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài đều lo ngại về hệ thống vận tải nghèo nàn của nước nhận đầu tư Đó là một trở ngại lớn trong kinh doanh Hơn thế nữa là chi phí vận tải cao dù chất lượng kém.

Sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa cũng là một trong những cản trở hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

 Ví dụ: Sự có mặt của Hoa Kỳ tại Saudi Arabia không phải là quân đội mà là các công ty khoan dầu trên căn bản hợp tác hai bên cùng có lợi Tuy nhiên, người Hồi Giáo Ả Rập đã nhìn người Mỹ qua lăng kính khắt khe của Hồi Giáo Lối sống tự do phóng túng của người Mỹ đã làm cho những người Hồi Giáo bảo thủ khó chịu vì nó đi ngược lại với lối sống khép kín của xã hội đạo Hồi

b) Những rủi ro về kinh tế:  Thị trường còn sơ khi:

Nhiều quốc gia thị trường hàng hoá dịch vụ còn hạn hẹp và còn nhiều hiện tượng tiêu cực (hàng giả, hàng lậu, hàng nhái nhãn hiệu làm rối loạn thị trường).

14

Trang 15

Thị trường hàng hoá sức lao động còn mới mẻ Nét nổi bật của thị trường này là sức cung về lao động lành nghề nhỏ hơn rất nhiều so với mức cầu Lực lượng lao động tại chỗ rất hạn chế, trình độ chuyên môn thấp, tính kỷ luật và tính chuyên cần không cao, rất khó đáp ứng được nhu cầu về lao động của nhà đầu tư cả về số lượng lẫn chất lượng (ví dụ tại Lào).

Thị trường tiền tệ và thị trường vốn vẫn còn nhiều trắc trở Rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân rất thiếu vốn nhưng không vay được vì vướng về thủ tục Trong khi nhiều ngân hàng thương mại lại không thể cho vay nên để dư nợ quá hạn đến mức báo động Thị trường chứng khoán đã đi vào hoạt động nhưng vẫn còn thiếu “hàng hoá” để mua bán và chưa được kiểm soát chặt chẽ.

 Biến động về tiền tệ:

Những rủi ro về kinh tế chính là những rủi ro đi kèm với những biến động về tiền tệ Sự biến động chính trị đồng đô la đối với tiền tệ các nước khác khiến cho việc lập kế hoạch có tính chất quốc tế trở nên khó khăn Về tỷ giá hối đoái, một cuộc đầu tư có vẻ tốt lúc ban đầu có thể trở nên xấu vài tháng sau đó chỉ vì tỷ giá hối đoái thay đối Đô la tăng giá có thể làm hạ thấp giá trị những tài sản và thu nhập ở nước ngoài một cách thê thảm

 Ví dụ nhu trường hợp của Mexico từ năm 1976 đến năm 1987, giá trị của đồng peso giảm từ 22 peso/đô la xuống còn 1500 peso/ đô la Kết quả là các công ty đa quốc gia hoạt động tại Mexico phải cay đăng nhận biết rằng giá trị bằng đô la bỏ ra để đầu tư gần như tan thành mây khói

Các nhà quản trị chiến lược cần phải đánh giá những rủi ro về tiền tệ trước khi quyết định có nên đầu tư ở nước ngoài hay không

Trang 16

c) Vấn đề về môi trường:

Các quy định về môi trường ngày càng được thắt chặt Từ những qui định về khí thải, nước thải đến các qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm hay các tiêu chuẩn về

chất lượng sản phẩm Những qui định này có thể làm nản lòng các nhà đầu tư do

những thủ tục rườm rà, chi phí cao,…

 Ví dụ: Bộ Tài nguyên thiên nhiên Nga vừa trình Đuma quốc gia luật khai thác

dầu mỏ và khí đốt mới, nhằm siết chặt quy định bảo vệ môi trường Đây cũng làcách phản ứng của Nga trước tai nạn dầu tràn ở vịnh Mexico Đạo luật quy định,

khi tiến hành khai thác trên thềm lục địa phải bảo hiểm đề phòng rủi ro dầu loang Công ty nào thực hiện đề án trên thềm lục địa, cần đệ trình kế hoạch về cảnh báo và thanh toán tràn dầu cũng như các sản phẩm từ dầu mỏ, thỏa thuận kế hoạch đó với các cơ quan chức năng của liên bang và nhất thiết phải trải qua trắc nghiệm sinh thái Các công ty cũng phải đảm bảo tài chính cho kế hoạch này thông qua quỹ dự trữ dành riêng, gửi bảo hiểm hoặc ngân hàng bảo lãnh Và phải chịu trách nhiệm bồi thường mọi tổn phí.

d) Những vấn đề về quản trị chiến lược quốc tế :

Những vấn đề quản trị chiến lược quốc tế của các công ty đa quốc gia có thể rất phức tạp Các thông lệ và nguyên tắc quản trị vẫn áp dụng tại các nước này không phải bao giờ cũng dễ dàng chuyển giao qua những nước khác.

 Chẳng hạn phần lớn những thành công của McDonald’s tại Mỹ được dựa trên việc lập những mối quan hệ chặt chẽ với những nhà cung cấp của mình Các nhà cung cấp đáp ứng tối đa những nhu cầu đặc biệt của McDonald’s khiến cho công ty này giữ được chi phí thấp Đổi lại, các nhà cung cấp có được một khách hàng đảm bảo Tuy nhiên, ít công ty nước ngoài nào sẵn sàng đặt quan hệ với McDonald’s vì họ cảm thấy rằng những rủi ro do mối quan hệ đó đem lại quá lớn Do đó,

16

Trang 17

McDonald’s phải tiêu tốn nhiều để hoạt động ở nước ngoài hơn là trong nước Kết luận :

Việc điều hành các cơ sở kinh doanh tại các nước có những nền văn hoá khác nhau đặt ra nhiều vấn đề khác nhau Các quốc gia khác nhau có những hệ thống luật pháp, chính trị, tiền tệ, kinh tế và xã hội khác nhau Tất cả những điều này cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng trước khi bắt đầu tính đến chuyện đầu tư ở nước ngoài Muốn đối phó với những khác biệt này, bạn cần phải có những hình thức tổ chức mới và những hệ thống kế toán, kiểm toán khác nhau Muốn kiểm soát các cơ sở kinh doanh có tính toàn cầu bạn cũng cần phải nghĩ đến khả năng phía sau Chỉ cần một sự kiện đơn giản như miền Tây nước Mỹ cách Châu Âu từ 8 múi giờ đến 10 múi giờ cũng đã đủ khiến cho việc kinh doanh hàng ngày trở nên khó khăn hơn bình thường.

1.2 Xu hướng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài:

1.2.1 Điếm đến FDI:

Theo báo cáo của unctad năm 2009 hiện nay phần lớn nguồn vốn FDI vẩn chảyvào các nước phát triển,FDI vào các nước đang phát triển cũng tăng nhất là vàogiai đoạn 2006-2008,và trong giai đoạn từ năm 2003-2008 đặc biệt đáng chú ý lànguồn vốn FDI bắt đầu chảy vào các nước mới nổi và không ngừng gia tăng.tuynhiên đến năm 2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu,FDI trêntoàn cầu đều giảm sút

Trang 18

Thống trị của nền kinh tế mới nổi.

Theo Báo cáo tổng quan triển vọng đầu tư thế giới WIPS (World Investment Prospects Survey) các nền kinh tế mới nổi nhờ có tiềm lực tài chính tốt, tỷ lệ giới trẻ cao sẽ hỗ trợ tăng trưởng lâu dài nên càng thu hút giới đầu tư quốc tế và các công ty xuyên quốc gia TNCs.

FDI của Hàn Quốc trong 7 tháng đầu năm 2009 tăng 32% so với cùng kỳ năm trước Hàn Quốc đang tiếp tục tạo dựng môi trường "ngoại thương thân thiện" thông qua nhiều biện pháp khuyến khích đầu tư nước ngoài Cụ thể, chính phủ miễn hoàn toàn thuế thuê đất cho khu vực có vốn đầu tư nước ngoài để sản xuất vật liệu và phụ tùng máy móc

Trong số 5 địa điểm thu hút FDI lớn nhất thế giới, thì các nền kinh tế mới nổi chiếm tới 4, đó là Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Nga Từ năm 2007 đến nay, FDI vào Trung Quốc mỗi năm đạt khoảng 87 tỷ USD và chiếm khoảng 6% tổng FDI toàn cầu Trong cuộc khảo sát về triển vọng đầu tư do Hội nghị Liên hợp quốc về

18

Trang 19

thương mại và phát triển (UNCTAD) công bố ngày 7/2009, có 240 công ty đa quốc gia TNCs khẳng định Trung Quốc vẫn là điểm đến hàng đầu cho FDI đứng trên cả Mỹ, Brazil và Nga

Các nước có lượng khí thải cacbon thấp.

Những công ty đa quốc gia là nguyên nhân chính phát ra khí thải và họ cũng là những nhà đầu tư có lượng khí thải thấp.Mặc dù họ là một phần của cả nguyên nhân lẫn giải pháp của việc biến đổi khí hậu Các TNCs có thể hình thành sự nỗ lực toàn cầu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu bằng việc cải tiến tiến trình sản xuất của họ ở công ty chính quốc hoặc công ty con ở nước ngoài, bằng việc cung cấp những hàng hóa và dịch vụ sạch hơn và bằng việc đầu tư lượng vốn lớn cần thiết, thay thế những kĩ thuật lạc hậu.

UNCTAD ước tính rằng vào năm 2009, chỉ riêng dòng vốn FDI khí thải thấp chảy vào 3 lĩnh vực kinh doanh chính có khí thải thấp (công nghệ sản xuất phục hồi, tái chế và khí thải thấp) đã chiếm tới 90 tỷ đô, Trong tổng số đầu tư thì sự đầu tư lớn hơn chính là đầu tư khí thải thấp vào những ngành khác và sự tham gia của các TNC thông qua những công ty không vốn cổ phần Khi đã đủ lớn, tiềm năng cho việc tiến đến đầu tư khí thải thấp là rất lớn vì những biến đổi hướng đến nền kinh tế có lượng khí thải thấp của thế giới.

Đối với những nước đang phát triển, khoản đầu tư khí thải thấp từ các TNC có thể thuận tiện cho sự mở rộng và nâng cao năng suất và cạnh tranh trong xuất khẩu Tuy nhiên, sự đầu tư này có thể mang lại những rủi ro về kinh tế và xã hội.

“Rò rỉ các bon” liên quan tới việc giảm khí thải toàn cầu lẫn phát triển kinh tế Tuy nhiên phạm vi của hiện tượng này và những gì liên quan đến nó thì rất khó để ước lượng Thay vì chú tâm vào vấn đề trên thì ta nên chú tâm vào cái nguồn gốc

Trang 20

của nó, làm việc trong cơ chế tập trung, như là phát triển việc báo cáo và kiểm tra môi trường.

Chính sách cần phải tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa rủi ro liên quan đến đầu tư khí thải thấp, dựa trên nền tảng của xã hội, nền kinh tế và những điều kiện điều tiết của những quốc gia riêng biệt Để hỗ trợ cho việc chống lại biến đổi khí hậu toàn cầu, UNCTAD đề nghị một sự hợp tác toàn cầu để cùng nhau thúc đẩy đầu tư và làm giảm nhẹ sự biến đổi khí hậu và tạo sự phấn khởi trong đầu tư khí thải thấp giúp cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững Những yếu tố của sự hợp tác này có thể là:

● Thiết lập những chiến lược xúc tiến về”đầu tư sạch”: cái này bao gồm việc phát

triển những cơ cấu chính sách có lợi cho nước đầu tư (bao gồm cả những cơ cấu tạo lập thị trường) và những yếu tố ảnh hưởng tới chương trình xúc tiến này, môi trường tài chính quốc tế cũng như nước nhận đầu tư cần ủng hộ chương trình đầu tư khí thải thấp này thông qua việc đảm bảo đầu tư, đảm bảo những rủi ro tín dụng

● Tiến hành phổ biến những công nghệ sạch: liên quan đến việc đặt một cơ cấu để

thuận tiện cho sự chuyễn giao công nghệ,thúc đẩy sự nối kết giữa các TNCs với các công ty địa phương để có thể đạt được những hiệu quả tối ưu, khích lệ những chương trình liên kết làm giảm khoảng cách về công nghệ và phổ biến những công nghệ sạch này giữa các quốc gia

● Xây dựng chương trình bảo vệ IIAs để làm giảm nhẹ sự thay đổi khí hậu: liên

quan tới giới thiệu và hứa hẹn sẽ cung cấp một khí hậu thân thiện hơn trong tương lai khi có sự gắn kết giữa chương trình IIAs này với chính sách phát triển của toàn cầu cũng như của quốc gia.

● Thiết lập một trung tâm hỗ trợ công nghệ khí thải thấp quốc tế (L-TAC): L-TAC

sẽ hỗ trợ các nước đang phát triển trong việc tính toán và thực hiện chiến lược thay

20

Trang 21

đổi khí hậu quốc gia cũng như trong các kế hoạch hành động bằng cách tham gia nâng cao hiệu quả sản xuất và xây dựng cơ sở Trung tâm này sẽ giúp những bên hưởng lợi có được những thử thách phát triển và bao gồm cả nguồn lợi có được từ đầu tư khí thải thấp này của những nhà đầu tư nước ngoài và những nghành công nghệ có liên quan.Và đứng ở giữa trung tâm này sẽ cung cấp những sự hỗ trợ cấn thiết thông qua những kênh đang tồn tại hay những kênh mới như là thông qua những công ty đa quốc gia.

Top 10 điểm đến hấp dẫn trong 2010: Theo thứ tự từ trên xuống

 Trung Quốc

Xếp hạng: 1 (Thay đổi so với xếp hạng 2007: Không thay đổi) Xếp hạng về mức độ thông thoáng của môi trường kinh doanh: 89 Thu hút vốn FDI năm 2008: 108,3 tỷ USD

GDP 2009: 4.900 tỷ USD

GDP/đầu người 2009: 3.680 USD

Trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, các nhà đầu tư nước ngoài từ mọi ngành công nghiệp lớn khắp nơi trên thế giới bị hấp dẫn bởi thị trường khổng lồ của nước này Nhu cầu nội địa tại Trung Quốc tăng và sự dịch chuyển hướng tới một lực lượng lao động chất lượng cao hơn là những yếu tố mà các doanh nghiệp FDI đánh giá cao hơn thị trường này Tuy nhiên, lạm phát tiền lương lại đang là một mối lo ngại gia tăng tại các công ty nước ngoài làm ăn tại Trung Quốc.

Xếp hạng: 2 (Thay đổi so với xếp hạng 2007: Tăng 1 bậc)

Xếp hạng về mức độ thông thoáng của môi trường kinh doanh: 4 Thu hút vốn FDI năm 2008: 316,1 tỷ USD

GDP 2009: 14.300 tỷ USD

Trang 22

GDP/đầu người 2009: 46.460 USD

Bất chấp khủng hoảng và suy thoái, nước Mỹ vẫn tăng một bậc về Chỉ số niềm tin FDI trong báo cáo năm nay của A.T Kearney Điều này cho thấy giới đầu tư toàn cầu muốn tìm nhiều hơn đến với những điểm đến có độ an toàn cao Với môi trường kinh doanh tương đối thông thoáng và mức giá gần đây đã xuống thấp cho các thương vụ mua bán và sáp nhập, đặc biệt là trong ngành tài chính, nước Mỹ đã tăng sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài Các lĩnh vực khác có sức hút cao ở Mỹ là dược phẩm và năng lượng xanh.

Ấn Độ.

Xếp hạng: 3 (Thay đổi so với xếp hạng 2007: Giảm 1 bậc)

Xếp hạng về mức độ thông thoáng của môi trường kinh doanh: 133 Thu hút vốn FDI năm 2008: 41,6 tỷ USD

GDP 2009: 1.300 tỷ USD

GDP/đầu người 2009: 1.100 USD

Mặc dù lần này Ấn Độ tụt một bậc so với báo cáo trước, nước này vẫn là một điểm đến được giới đầu tư đánh giá cao Thế mạnh của quốc gia châu Á này trong mắt giới đầu tư nước ngoài là các ngành dịch vụ phi tài chính, tài chính, công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ Tuy nhiên, điểm yếu của Ấn Độ là môi trường kinh doanh có độ cởi mở còn thấp so với nhiều nước khác.

Xếp hạng: 4 (Thay đổi so với xếp hạng 2007: Tăng 2 bậc)

Xếp hạng về mức độ thông thoáng của môi trường kinh doanh: 129 Thu hút vốn FDI năm 2008: 45,1 tỷ USD

GDP 2009: 1.500 tỷ USD

GDP/đầu người 2009: 7.940 USD

Sự phục hồi mạnh của kinh tế Brazil trong năm 2009 và tầng lớp trung lưu ngày càng phát triển là những yếu tố hút vốn FDI hàng đầu ở Brazil hiện nay Ngoài ra,

22

Trang 23

Brazil đã nổi lên là một lựa chọn hàng đầu cho các công ty châu Âu và Mỹ muốn đầu tư ở các thị trường gần “sân nhà”.

 Germany.

Xếp hạng: 5 (Thay đổi so với xếp hạng 2007: Tăng 5 bậc)

Xếp hạng về mức độ thông thoáng của môi trường kinh doanh: 25 Thu hút vốn FDI năm 2008: 24,9 tỷ USD

GDP 2009: 3.300 tỷ USD

GDP/đầu người 2009: 39.800 USD

Là điểm đến FDI hàng đầu tại châu Âu năm nay, Đức được giới đầu tư xem trọng trong các lĩnh vực dịch vụ phi tài chính và tài chính Những dự án vốn FDI lớn vào Đức thường đến từ các nền kinh tế phát triển khác như Mỹ, Anh và Nhật Bản  Ba Lan.

Xếp hạng: 6 (Thay đổi so với xếp hạng 2007: Tăng 16 bậc)

Xếp hạng về mức độ thông thoáng của môi trường kinh doanh: 72 Thu hút vốn FDI năm 2008: 16,5 tỷ USD

GDP 2009: 441,9 tỷ USD

GDP/đầu người 2009: 11.580 USD

Sự vươn lên mạnh mẽ của Ba Lan trong Chỉ số niềm tin FDI chủ yếu là do thành công của nước này trong việc vượt khủng hoảng kinh tế, đặc biệt nếu so sánh với các nước láng giềng ở Đông Âu Các nhà đầu tư nước ngoài bị hút tới Ba Lan bởi mức lương thấp, cơ hội đầu tư ở nhiều lĩnh vực và chương trình tư nhân hóa mạnh mẽ của Chính phủ nước này.

Australia.

Xếp hạng: 7 (Thay đổi so với xếp hạng 2007: Tăng 4 bậc)

Xếp hạng về mức độ thông thoáng của môi trường kinh doanh: 9

Trang 24

Thu hút vốn FDI năm 2008: 46,8 tỷ USD GDP 2009: 996,1 tỷ USD

GDP/đầu người 2009: 46.860 USD

Sự tiếp cận dễ dàng với các nguồn tài nguyên và môi trường kinh doanh hấp dẫn là những lý do đưa Australia vào vị trí thứ 7 trong xếp hạng Các nhà đầu tư nước ngoài xem Australia là điểm đến hấp dẫn thứ ba đối với các khoản đầu tư vào tài nguyên Điều này càng nhấn mạnh thêm sức hút của Australia ở sự dồi dào tài nguyên thiên nhiên và vị trí cửa ngõ vào các thị trường lớn khác trong khu vực châu Á của nước này.

Xếp hạng: 8 (Thay đổi so với xếp hạng 2007: Tăng 11 bậc)

Xếp hạng về mức độ thông thoáng của môi trường kinh doanh: 51 Thu hút vốn FDI năm 2008: 22,9 tỷ USD

GDP 2009: 868,3 tỷ USD

GDP/đầu người 2009: 7.810 USD

Mexico là một điểm đến được giới đầu tư công nghiệp nhẹ đánh giá cao Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng bất lợi của khủng hoảng kinh tế, Mexico vẫn được lợi từ chiến lược đầu tư gần của các công ty Mỹ và Canada.

Xếp hạng: 9 (Thay đổi so với xếp hạng 2007: Tăng 5 bậc)

Xếp hạng về mức độ thông thoáng của môi trường kinh doanh: 8 Thu hút vốn FDI năm 2008: 44,7 tỷ USD

GDP 2009: 1.300 tỷ USD

GDP/đầu người 2009: 39.890 USD

Các nhà đầu tư FDI tiếp tục dành cho Canada sự tin tưởng lớn Việc Canada sở 24

Trang 25

hữu trữ lượng dầu khí thứ hai thế giới sau Saudi Arabia lý giải vì sao quốc gia này được giới đầu tư khai thác tài nguyên đánh giá cao Các ưu điểm khác của Canada bao gồm mức độ ổn định cao và một nền kinh tế khá vững vàng sau khủng hoảng

Xếp hạng: 10 (Thay đổi so với xếp hạng 2007: Giảm 6 bậc) Xếp hạng về mức độ thông thoáng của môi trường kinh doanh: 5 Thu hút vốn FDI năm 2008: 96,9 tỷ USD

GDP 2009: 2.200 tỷ USD

GDP/đầu người 2009: 35.630 USD

Nguyên nhân tụt hạng của Anh chủ yếu là do nước này chịu tác động nặng nề từ khủng hoảng tài chính Tuy nhiên, sự đi xuống của giá địa ốc ở xứ sở sương mù đang thu hút sự trở lại của giới đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các quỹ lợi ích quốc gia Mặc dù ngành tài chính của Anh vừa trải qua cuộc khủng hoảng tồi tệ, sự đa dạng của nền kinh tế này vẫn đem đến cho các nhà đầu tư nước ngoại vô số cơ hội, đặc biệt là với chi phí khá phải chăng hiện nay.

Trang 26

1.2.2 Sự thay đổi về lĩnh vực đầutư:

Cơ cấu đầu tư nước ngoài vào các ngành có sự thay đổi lớn theo sự điều chỉnh chiến lược của các TNC

 Xu hướng những năm trước năm 2008: Dịch vụ thường chiếm tỉ trọng lớn nhất và lĩnh vực cơ bản luôn có nguồn FDI đầu tư vào là ít nhất

 Xu hướng năm 2008: 12.75% FDI đổ vào lĩnh vực cơ bản, 46.2% cho lĩnh vực sản xuất và 41,1% cho lĩnh vực dịch vụ Cụ thể

 Lĩnh vực cơ bản : Nguồn vốn FDI cho lĩnh vực này tăng từ 74 lên 90 tỉ USD

 Lĩnh vực sản xuất: Có sự sụt giảm nhẹ trong FDI từ 337 xuống còn 326 tỉ USD trừ nhóm nghành thực phẩm đồ uống và thuốc lá

 Lĩnh vực dịch vụ: Thu hút FDI ở lĩnh vực này giảm mạnh từ 612 xuống còn 290 tỉ USD

Xu hướng năm 2009: FDI giảm ở hầu hết các lĩnh vực và có sự thay đổi

trong tỉ trọng.Lĩnh vực cơ bản chiếm 19.2%,sản xuất là 30,4% và dịch vụ 50,4%.trong năm này lĩnh vực dịch vụ đã lên ngôi trong thu hút FDI.Cụ thể:  Lĩnh vực cơ bản giảm mạnh từ 90 xuống còn 48 tỉ USD

26

Trang 27

 Lĩnh vực sản xuất cũng bị sụt giảm mạnh từ 326 xuống còn 76 tỉ USD nhưng trong đó nghành điện tử và thiết bị điện tử lại tăng nguồn vốn FDI  Lĩnh vực dịch vụ giảm từ 290 xuống còn 126 tỉ USD nhưng trong đó FDI

vào nghành dịch vụ viễn thông và dịch vụ điện tử lại tăng so với cùng kì năm 2008 do nhu cầu của những nghành này không đổi,bên cạnh đó nghành xây dựng cũng cho thấy sự gia tăng khả quan

Kết luận:

Phần lớn nguồn vốn FDI tập trung cho lĩnh vực dịch vụ ,tuy nhiên đã có sự thay đổi trong năm 2008 khi tỉ trọng FDI vào lĩnh vực sản xuất tăng vượt trội nhưng khi khủng hoảng toàn cầu 2009 xảy ra FDI lại quay về với xu hướng vốn có của nó nghành dịch vụ đã quay lại ngôi vị dẫn đầu trong thu hút FDI ,đặc biệt là ở những nước đang phát triển và những nước có nền kinh tế chuyễn đổi,bên cạch đó FDI vào lĩnh vực cơ bản đang ngày một chiếm tỉ trọng lớn hơn

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TỈ TRỌNG NGUỒN FDI ĐẦU TƯ VÀO CÁC LĨNH VỰC TRONG GIAI ĐOẠN 1991-2009

Trang 28

1.2.3 Vai trò của các quỹ đầu tư tư nhân và quỹ đầu tư quốc gia ngày càng quan trọng

Ngày càng có nhiều quỹ đầu tư quốc gia (Sovereign Wealth Funds - SWFs) liên kết hoạt động theo chiến lược chung nhằm làm giảm rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận Đây có thể là một yếu tố giúp bình ổn thị trường tài chính.

Gần đây, các quỹ thuộc sở hữu nhà nước ở Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Hàn Quốc, Ả rập Xê-út và Kuwait đã nổi lên với những thoả thuận hình thành các nhóm đầu tư chung Những sự liên kết này sẽ giúp cho các quỹ thuộc sở hữu nhà nước tận dụng tốt những hiểu biết về từng địa phương, tạo ra tác dụng đòn bẩy của dòng vốn, phân tán rủi ro trong đầu tư và tối đa hóa lợi nhuận.

Bên cạnh đó, sự liên kết còn tạo ra những thực thể kinh doanh lớn hơn, đa dạng hơn và minh bạch hơn trong các chiến lược đầu tư dài hạn (các thực thể này

28

Trang 29

thường kiểm soát tài sản trong nhiều năm) Điều này có thể góp phần làm bình ổn thị trường thế giới Hơn nữa, với việc đề cao hoạt động thương mại, hình thức liên kết này sẽ xua tan những quan ngại của các nhà quản lý và chính trị gia về việc hoạt động của các quỹ đầu tư nhà nước là nhằm mục đích chính trị

Trong môi trường khủng hoảng và hậu khủng hoảng hiện nay, những hợp tác như vậy sẽ nâng cao tính pháp lý của họ ở những thị trường mà họ chưa bao giờ kinh doanh trước đây SWFs còn có khả năng đem lại sự ổn định cho những công ty mà họ đầu tư vào vì những quỹ này không đặt mục tiêu lợi nhuận theo quý.

1.2.4 Sự thay đổi về hình thức đầu tư và các dự án mới.

Nguồn vốn FDI được hình thành từ 3 nguồn chủ yếu: Nguồn vốn cổ phần ,lợi nhuận tái đầu tư và các nguồn vốn khác.Một phân tích về các thành phần của nguồn vốn FDI thông qua 35 nước được lựa chọn cho thấy từ Q2-Q4 năm 2009 dòng vốn FDI ở một mức rất thấp tuy nhiên ở hai quí cuối cùng cho thấy có một sự gia tăng ở thành phần lợi nhuận tái đầu tư, còn nguồn vốn cổ phần,một thành phần liên quan trực tiếp nhất tới những hoạt động đầu tư thật sự thì vẫn duy trì ở trạng thái thấp từ đầu năm 2009.

Trang 30

Nếu vào những năm 2007- 2008 xu hướng đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp :mua lại và sát nhập ( Mua lại và sáp nhập (M&A) là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp này mua lại một doanh nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư) hoạt động hết sức sôi nổi thì đến năm 2009 đầu tư theo hướng này giảm 66% so với cùng kỳ năm 2008 Hình thức M&A diễn ra phổ biến trong các TNCs lớn ở các ngành công nghiệp ôtô, dược phẩm, viễn thông và tài chính Theo Báo cáo mới nhất của OECD (8/12/2009), hoạt động mua bán và sáp nhập quốc tế giảm 56% năm 2009 so với năm 2008 Đây là mức giảm được coi là mạnh nhất kể từ năm 1995 Nguyên nhân của sự suy giảm mạnh hoạt động M&A là vì các công ty xuyên quốc gia TNCs không muốn mạo hiểm đầu tư ra bên ngoài trong giai đoạn này, thay vào đó, họ tập trung nguồn vốn để cải tổ hoạt động các công ty và doanh nghiệp trong nước.

30

Trang 31

Việc đầu tư vào các dự án mới nhất là dự án môi trường xanh (Greenfield projects) cũng cho thấy sự sụt giảm đáng kể từ quí 2 2008,giảm khoảng 23 %, tuy là có tăng nhẹ ở cuối quí 4 2009 Lí do của sự sụt giảm này chính là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã ngày càng tác động mạnh đến kế hoạch đầu tư của các công ty xuyên quốc gia TNCs (Transnational Corporations) Lợi nhuận suy giảm do khối lượng buôn bán giảm sút đã làm hạn chế xu hướng đầu tư Đây chính là tác động của "khủng hoảng kinh tế" (economic crisis) Mặt khác, chi phí kinh tế tăng và khả năng tiếp cận tín dụng giảm làm cho các công ty khó có khả năng tiếp cận được với nguồn tài chính bên ngoài để đầu tư cho các dự án mới Và cũng chính từ những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nhiều công ty do dự trong việc chọn lựa xu hướng đầu tư và thường thiên về chọn lựa các chiến lược đầu tư ít rủi ro, có số lượng vốn đầu tư không nhiều

Trang 32

Tuy nhiên cho đến quí đầu năm 2010 tình hình FDI cũng cho thấy những dấu hiệu lạc quan khi các TNCs bắt đầu trở lại với những chương trình đầu tư quốc tế đầy tham vọng.Số đầu tư vào những dự án môi trường xanh đã được tăng lên từ cuối quí 4-2009,đầu quí 1-2010.hình thức đầu tư M&A cũng có sự gia tăng tuy không mạnh như thời kì trước khủng hoảng, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực bưu chính viễn thông, dược phẩm và thực phẩm.

32

Trang 33

Với những dấu hiệu đó cộng thêm” chính sách hai lưỡi” đối với FDI của một số quốc gia, một mặt tạo điều kiện thuận lợi, mặt khác đặt ra những yêu cầu những giới hạn mới đối với hoạt động FDI cho nên cũng còn quá sớm để có thể kết luận rằng hoạt động FDI sẽ bật dậy mạnh mẽ trong thời gian sắp tới.

Trang 34

Chương 2 TÌNH HÌNH THU HÚT FDI Ở CHÂU Á –THỰC TRẠNG, NHỮNG RỦI RO VÀ LỢI ÍCH CHẤU Á

GẶP PHẢI.

2.1 Châu Á – tình hình và xu hướng thu hút FDI.

2.1.1 Nhận xét chung về tình hình các nước Châu Á hiện nay.

Vấn đề khủng hoảng nợ ở Châu Âu và Mỹ ngày nay đang trở thành một dấu hiệu

của một kết quả tất yếu: Sự mất dần vị thế thống trị của các nước phương tây Trong khi nhiều người nghĩ rằng cũng phải rất lâu nữa điều này mới có thể xảy ra thì một nghiên cứu gần đây của Citi Investment đã chỉ ra sự biến đổi lớn này đang diễn ra từng giờ.

Nhìn vào đồ thị ta thấy, nền kinh tế mới nổi ở Châu Á (không bao gồm Nhật Bản) sẽ trở nên lớn hơn cả Mỹ và Châu Âu vào khoảng 2015 Trong khi thị phần của Mỹ và các nước châu Âu đang dần dần nhỏ lại thì thị phầnTrung Quốc lại có thể sẽ tăng đáng kể trong khoảng 10 năm tới.

Báo cáo của Doing Business 2010 vừa xếp hạng khả năng làm việc tại các nền kinh tế của 183 nước trên thế giới trong giai đoạn từ 6/2008 đến 5/2009 Bảng xếp hạng

34

Trang 35

này cung cấp một cái nhìn tổng quát về thực trạng môi trường làm việc của các nước trên thế giới Trong phần này, chỉ trích ra các nước trong khu vực Châu Á:

Trang 37

Theo http://doingbusiness.org/economyrankings/

Có thể nhận thấy rõ ràng từ bảng xếp hạng trên, nền kinh tế Singapore và Trung Quốc đang dẫn đầu về chất lượng môi trường làm việc trên thế giới nói chung và cả Châu Á nói riêng Để có được kết quả như vậy chứng tỏ chính phủ các nước này đã có những biện pháp tích cực nhằm khuyến khích và thúc đẩy đầu tư, kinh doanh hiệu quả.

Phần dưới đây sẽ đi vào chi tiết điểm chung và những khác biệt trong chính sách cũng như tình hình các nước Châu Á, đặc biệt là các thị trường mới nổi:

a) Về chất lượng lao động:

Bảng dưới đây so sánh chất lượng lao động một số nước tiêu biểu trong khu vực Châu Á so với toàn thế giới về trình độ học vấn, tay nghề, kỹ năng và mức độ

Có thể nhận thấy Singapore và Nhật Bản là 2 nước dẫn đầu về chất lượng lao động hiện nay do chịu khó đầu tư vào nâng cao trình độ học vấn lao động và cơ sở vật

Trang 38

chất kỹ thuật, nghiên cứu cũng như chính sách thu hút nhân lực từ các nước khác Tuy nhiên, xét trên một số khía cạnh, lao động giá rẻ cũng đủ thu hút các công ty đầu tư vào Châu Á, mà Việt Nam và Trung Quốc là 2 nước dẫn đầu về lực lượng lao động không tay nghề giá rẻ Hơn nữa, mức lương cho nhân viên văn phòng và các giám đốc quản lý cũng là lợi thế so sánh đối với Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam Mặc dù vậy, nếu xem chất lượng lao động là nhân tố quyết định đối với 1 dự án thì cơ hội cho Trung Quốc và Việt Nam là rất thấp.

b) Về chính sách bảo vệ nhà đầu tư:

Theo báo cáo gần đây, sự xuất hiện của các luật và điều lệ bảo vệ các nhà đầu tư chiếm hơn 73% các quyết định đầu tư của các công ty Việt Nam và Philipin cần đẩy mạnh tính minh bạch trong giao dịch, trong khi hầu hết các nước Đông Nam Á được xếp hạng tốt về tính minh bạch Quan trọng hơn, Việt Nam cần tăng cường sự bảo vệ các nhà đầu tư.

Bảng xếp hạng khả năng bảo vệ nhà đầu tư: Các bảng dưới đây so sánh dựa trên

mức độ công khai, mức độ chịu trách nhiệm trực tiếp và khả năng dễ khởi kiện của các trái chủ, lấy trung bình 3 chỉ số này ta được bảng xếp hạng khả năng bảo vệ nhà đầu tư của mỗi nước.

Tính minh bạch trong giao dịch

Asian CountriesExtent of Disclosure

Chỉ số xếp hạng khả năng bảo vệ các nhà đầu tư

Asian CountriesProtection index (0-10)

Trang 39

c) Về việc sử dụng lao động ở Châu Á.

Báo cáo của trang web doingbusiness.org cũng đo mức độ linh hoạt trong sử dụng lao động dựa trên điều lệ tuyển dụng, thời gian làm việc và sa thải phù hợp với quy định của tổ chức lao động thế giới (ILO).

Chỉ số mức độ khó khăn trong sa thải lao động.

Bảng so sánh dựa trên các lý do được chấp nhận đối với việc sa thải công nhân, tái bổ nhiệm, tái huấn luyện.

Trang 40

- Chỉ số mức độ khó khăn trong tuyển dụng lao động

Bảng dưới đây so sánh dựa trên thời hạn tối đa của hợp các hợp đồng và mức lương tối thiểu của thực tập viên hoặc nhân viên mới.

Asian CountriesDifficulty of Redundancy Index 1-100

d) Về việc chi trả thuế.

Báo của của Doing Business đã khảo sát thuế và các khoản đóng góp mà một công ty vừa và nhỏ phải đóng hay nắm giữ trong một năm.

Số tiền thuế phải trả một năm

Asian CountriesPayments (numberperyear)

Ngày đăng: 20/09/2012, 16:55

Hình ảnh liên quan

1.2.4 Sự thay đổi về hình thức đầu tư và các dự án mới. - Xu hướng dòng vốn FDI trên thế giới.docx

1.2.4.

Sự thay đổi về hình thức đầu tư và các dự án mới Xem tại trang 30 của tài liệu.
Nếu vào những năm 2007- 2008 xu hướng đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp :mua lại và sát nhập ( Mua lại và sáp nhập (M&A) là hình thức FDI trong đó hai hay  nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh  nghiệp này  - Xu hướng dòng vốn FDI trên thế giới.docx

u.

vào những năm 2007- 2008 xu hướng đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp :mua lại và sát nhập ( Mua lại và sáp nhập (M&A) là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp này Xem tại trang 31 của tài liệu.
Tuy nhiên cho đến quí đầu năm 2010 tình hình FDI cũng cho thấy những dấu hiệu lạc quan khi các TNCs bắt đầu trở lại với những chương trình đầu tư quốc tế đầy tham  vọng.Số đầu tư vào những dự án môi trường xanh đã được tăng lên từ cuối quí  4-2009,đầu quí - Xu hướng dòng vốn FDI trên thế giới.docx

uy.

nhiên cho đến quí đầu năm 2010 tình hình FDI cũng cho thấy những dấu hiệu lạc quan khi các TNCs bắt đầu trở lại với những chương trình đầu tư quốc tế đầy tham vọng.Số đầu tư vào những dự án môi trường xanh đã được tăng lên từ cuối quí 4-2009,đầu quí Xem tại trang 32 của tài liệu.
Chương 2. TÌNH HÌNH THU HÚT FDI Ở CHÂU Á– THỰC TRẠNG, NHỮNG RỦI RO VÀ LỢI ÍCH CHẤU Á GẶP  - Xu hướng dòng vốn FDI trên thế giới.docx

h.

ương 2. TÌNH HÌNH THU HÚT FDI Ở CHÂU Á– THỰC TRẠNG, NHỮNG RỦI RO VÀ LỢI ÍCH CHẤU Á GẶP Xem tại trang 34 của tài liệu.
Có thể nhận thấy rõ ràng từ bảng xếp hạng trên, nền kinh tế Singapore và Trung Quốc đang dẫn đầu về chất lượng môi trường làm việc trên thế giới nói chung và cả Châu  Á nói riêng - Xu hướng dòng vốn FDI trên thế giới.docx

th.

ể nhận thấy rõ ràng từ bảng xếp hạng trên, nền kinh tế Singapore và Trung Quốc đang dẫn đầu về chất lượng môi trường làm việc trên thế giới nói chung và cả Châu Á nói riêng Xem tại trang 37 của tài liệu.
Bảng dưới đây so sánh chất lượng lao động một số nước tiêu biểu trong khu vực Châu Á so với toàn thế giới về trình độ học vấn, tay nghề, kỹ năng và mức độ tuyển  dụng – sa thải. - Xu hướng dòng vốn FDI trên thế giới.docx

Bảng d.

ưới đây so sánh chất lượng lao động một số nước tiêu biểu trong khu vực Châu Á so với toàn thế giới về trình độ học vấn, tay nghề, kỹ năng và mức độ tuyển dụng – sa thải Xem tại trang 37 của tài liệu.
Bảng xếp hạng khả năng bảo vệ nhà đầu tư: Các bảng dưới đây so sánh dựa trên mức độ công khai, mức độ chịu trách nhiệm trực tiếp và khả năng dễ khởi kiện của  - Xu hướng dòng vốn FDI trên thế giới.docx

Bảng x.

ếp hạng khả năng bảo vệ nhà đầu tư: Các bảng dưới đây so sánh dựa trên mức độ công khai, mức độ chịu trách nhiệm trực tiếp và khả năng dễ khởi kiện của Xem tại trang 38 của tài liệu.
Bảng so sánh dựa trên các lý do được chấp nhận đối với việc sa thải công nhân, tái bổ nhiệm, tái huấn luyện. - Xu hướng dòng vốn FDI trên thế giới.docx

Bảng so.

sánh dựa trên các lý do được chấp nhận đối với việc sa thải công nhân, tái bổ nhiệm, tái huấn luyện Xem tại trang 40 của tài liệu.
Bảng dưới đây so sánh dựa trên thời hạn tối đa của hợp các hợp đồng và mức lương tối thiểu của thực tập viên hoặc nhân viên mới. - Xu hướng dòng vốn FDI trên thế giới.docx

Bảng d.

ưới đây so sánh dựa trên thời hạn tối đa của hợp các hợp đồng và mức lương tối thiểu của thực tập viên hoặc nhân viên mới Xem tại trang 41 của tài liệu.
Tình hình FDI cụ thể qua các năm: - Xu hướng dòng vốn FDI trên thế giới.docx

nh.

hình FDI cụ thể qua các năm: Xem tại trang 46 của tài liệu.
• Lạm phát: Tình hình giá cả toàn cầu đang leo thang và Châ uÁ lại là khu vực có giá cả tăng mạnh nhất - Xu hướng dòng vốn FDI trên thế giới.docx

m.

phát: Tình hình giá cả toàn cầu đang leo thang và Châ uÁ lại là khu vực có giá cả tăng mạnh nhất Xem tại trang 52 của tài liệu.
• Các qui định, chế độ hành chính, pháp luật có thể không phù hợp với loại hình đầu tư của MNCs. - Xu hướng dòng vốn FDI trên thế giới.docx

c.

qui định, chế độ hành chính, pháp luật có thể không phù hợp với loại hình đầu tư của MNCs Xem tại trang 53 của tài liệu.
Bảng điều tra về các yấu tố gây bất lợi củacác nhà đầu tư khi đầu tư vào Trung Quốc. - Xu hướng dòng vốn FDI trên thế giới.docx

ng.

điều tra về các yấu tố gây bất lợi củacác nhà đầu tư khi đầu tư vào Trung Quốc Xem tại trang 71 của tài liệu.
Theo kết quả khảo sát, từ bảng 2, hầu hết là các trở ngại liên quan đến môi trường chính trị và pháp lý củaTrung Quốc - Xu hướng dòng vốn FDI trên thế giới.docx

heo.

kết quả khảo sát, từ bảng 2, hầu hết là các trở ngại liên quan đến môi trường chính trị và pháp lý củaTrung Quốc Xem tại trang 71 của tài liệu.
4.4.1.4. Theo hình thức đầu tư. - Xu hướng dòng vốn FDI trên thế giới.docx

4.4.1.4..

Theo hình thức đầu tư Xem tại trang 115 của tài liệu.
tình hình vốn đăng ký và giải ngân - Xu hướng dòng vốn FDI trên thế giới.docx

t.

ình hình vốn đăng ký và giải ngân Xem tại trang 119 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan