bai tap chuong nito photpho.doc

2 542 9
bai tap chuong nito photpho.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BÀI TẬP CHƯƠNG NITƠ _ PHOTPHO Câu 1: Tính thể tích khí N 2 (đktc) thu được khi nhiệt phân hoàn toàn 20 gam NH 4 NO 2 . Câu 2: Hỗn hợp X gồm NO và N 2 có tỉ khối so với hiđro là 14,75. Để tác dụng vừa đủ với 5,9 gam hỗn hợp X (ở nhiệt độ thường) cần bao nhiêu lít không khí (đktc). Giả sử không khí gồm 20% oxi và 80% nitơ về thể tích. Câu 3: Hấp thụ V lít khí NH 3 (đktc) vào dung dịch Al 2 (SO 4 ) 3 dư thu được kết tủa A. Nung kết tủa A đến khối lượng không đổi thu được 1,08 gam chất rắn khan. Tính giá trị của V. Câu 4: Nhiệt phân dung dịch hoà tan 21,825 gam hỗn hợp NH 4 Cl và NaNO 2 có tỉ lệ số mol NH 4 Cl : NaNO 2 = 3 : 4. Tính thể tích khí N 2 thu được (đktc) Câu 5: Hoà tan m gam hỗn hợp NH 4 Cl và (NH 4 ) 2 SO 4 có tỉ lệ số mol NH 4 Cl : (NH 4 ) 2 SO 4 = 1 : 2 vào nước được dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH dư đun nóng thu được 13,44 lít NH 3 (đktc). Tính giá trị m. Câu 6: Cho m gam kali vào 600ml dung dịch NH 4 Cl 1M thu được V lít hỗn hợp khí (đktc) có tỉ khối so với hiđro là 6,625 (V > 6,72lít). Tính giá trị của m. Câu 7: Cho 400 ml dung dịch hỗn hợp Al 2 (SO 4 ) 3 và Fe 2 (SO 4 ) 3 có tỉ lệ số mol Al 2 (SO 4 ) 3 : Fe 2 (SO 4 ) 3 = 1 : 2 tác dụng với dung dịch NH 3 dư. Lọc kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 4,22 gam kết tủa. Tính nồng độ ion SO 4 -2 trong dung dịch ban đầu. Câu 8: Nung m gam hỗn hợp gồm NH 4 Cl và Ca(OH) 2 , sau phản ứng thu được V lit khí NH 3 (đktc) và 10, 175 gam hỗn hợp Ca(OH) 2 và CaCl 2 khan. Để hấp thụ hết lượng NH 3 trên cần tối thiểu 75ml dung dịch H 2 SO 4 1M. Tính giá trị của m. Câu 9:Cho 0,34 gam amoniac phản ứng hoàn toàn với oxi thu được 0,405 gam H 2 O và thể tích khí O 2 còn dư là 0,336 lít (đktc). a. Tính khối lượng O 2 đã dùng trong phản ứng. b. Tính hiệu suất phản ứng Câu 10: Người ta thực hiện phản ứng điều chế amoniac bằng cách cho 1,4 gam N 2 phản ứng với H 2 dư với hiệu suất 75%. a. Tính khối lượng amoniac điều chế được. b. Nếu khối lượng amoniac điều chế được có thể tích là 1,68 lít (đktc) thì hiệu suất phản ứng là bao nhiêu? Câu 11: Cho amoniac phản ứng với axit clohiđric thu được muối. Muối này phản ứng vừa đủ với 500ml dung dịch NaOH 0,1M a. Tính khối lượng amoniac đã dùng b. Nếu lượng amoniac trên phản ứng với dung dịch AlCl 3 thì thu được bao nhiêu gam kết tủa. Câu 12: Tìm công thức của hai chất A có công thức NO x và B có công thức NO y biết tỉ khối M A /M B = 1,533333. Câu 13: Người ta điều chế nitơ băng cách nhiệt phân hoàn toàn muối amoninitrơ thu được khí N 2 , lượng khí N 2 này phản ứng với O 2 ở điều kiện 3000 0 C thu được NO, NO bị oxi hoá thành NO 2 có thể tích 6,72 lit. Hãy tính khối lượng amoninitrơ ban đầu. Câu 14: (HK)Hoà tan hoàn toàn 9,6 gam kim loại Cu cần dùng vừa đủ 500ml dung dịch HNO 3 loãng, thu được dung dịch A và V 1 lít (đktc) khí NO (Sản phẩm khử duy nhất) a. Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra và tính nồng độ mol của muối trong dung dịch A, biết thể tích của dung dịch thay đổi không đáng kể b. Nếu cũng cho lượng Cu như trên vào 100ml dung dịch hỗn hợp gồm H 2 SO 4 1,5 M và KNO 3 , 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V 2 lít (đktc) khí NO (Sản phẩm khử duy nhất). So sánh V 1 và V 2 Câu 15: Cho một lượng Cu dư vào 400ml dung dịch HNO 3 1M. giả sử chỉ có NO sản phẩm khử thì khối lượng muối khan thu được khi hết phản ứng là bao nhiêu ? Cho 8,3 gam hỗn hợp gồm Al và Fe tác dụng với dung dịch HNO 3 loãng dư chỉ thu khí NO và 45,5 gam muối khan. Tính thể tích NO (ở đktc) thu được. Câu 16: Cho 11 gam hỗn hợp Al và Fe tác dụng với dung dịch HNO 3 dư thu được 6,72 lít khí X duy nhất đo ở đktc (d x/H2 = 15). Tính khối lượng muối khan thu được sau phản ứng. Tổ hoá _ Giáo viên: Trần Quốc Quốc Trang 1 Bài 17: Hào tan 8,32g Cu vào 3 lít dd HNO 3 (vừa đủ) thu được 4,928 lít hỗn hợp X gồm 2 khí NO và NO 2 . Tính khối lượng 1 lit hh X (đktc) và nồng độ dd HNO 3. Bài 18: Cho 16,2g Al phản ứng vừa đủ với 4 lít dd HNO 3 tạo ra hỗn hợp N 2 và NO có tỉ khối đối H 2 là 14,4. Tính thể tích khí N 2 và NO(đktc) và nồng độ dd HNO 3 . Bài 19: Cho vào bình có dung tích 8,96 lít hỗn hợp N 2 và H 2 theo tỉ lệ 1:3 thì áp suất trong bình là 1atm và O 0 C .Thêm xúc tác và nung bình một thời gian.Sau đó đưa bình về 0 0 C thì thấy áp suất là 0,9 atm.Tính số mol mỗi khí sau phản ứng? Bài 20: Cho 21,52g hỗn hợp X gồm kim loại M hóa trị 2 và muối nitrat của kim loại đó vào 1 bình kín rồi nung đến khi muối Nitrat bị nhiệt phân hoàn toàn.Chất rắn sau phản ứng chia làm 2 phần bằng nhau: - Phần 1: phản ứng vừa đủ với 2/3lit dd HNO 3 0,38 M cho ra khí NO - Phần 2: Phản ứng hết với 0,3 lít dd H 2 SO 4 0,2 M thì có một chất rắn không tan Xác định tên kim loại M và khối lượng từng chất trong X Bài 21: Nung 44g hỗn hợp Y gồm Cu và Cu(NO 3 ) 2 cho đến khi muối Nitrat bị nhiệt phân hoàn toàn thu được chất rắn A.Cho A phản ứng vừa đủ với 600 ml dd H 2 SO 4 0,5 M (A tan hết).tính khối lượng Cu và Cu(NO 3 ) 2 trong Y Bài 22: Nung 10,1 g muối Nitrat kim loại kiềm cho đến khi nhiệt phân hoàn toàn.Khối lượng chất rắn thu được giảm 15,84% so với khối lượng muối ban đầu.Xác định kim loại kiềm và thể tích khí thu được(đktc) Bài 23: Cho m gam hỗn hợp A gồm : Al, Fe phản ứng hoàn toàn với dd HNO 3 dư ,thu được dd B và 8,96 lít khí NO. Mặt khác m gam phản ứng hoàn toàn với dd HCl thu được 11,2 lít H 2 (đktc). Tính m và % khối lượng mỗi kim loại trong A Bài 24: Một kim loại M tác dụng với dd HNO 3 loãng thu được M(NO 3 ) 3 , H 2 O và hỗn hợp khí E chứa N 2 và N 2 O (đktc). Khi hòa tan hoàn toàn 2,16g kim loại M trong dd HNO 3 loãng thu được 604,8ml hỗn hợp khí E có tỉ khối đối với H 2 là 18,45. Xác định M Bài 25: Cho hỗn hợp kim loại Cu, Fe, Mg phản ứng hoàn toàn với dd HNO 3 đặc thu được hỗn hợp muối X. Cho X tác dụng với dd NH 3 dư sản phẩm là chất rắn Y.Đem Y nung đến khối lượng không đổi thu được chất rắn B. Viết các PTHH xẩy ra và cho biết trong B gồm những chất nào? Bài 26: Hoà tan hoàn toàn 9,6 gam kim loại Cu cần dùng vừa đủ 500ml dung dịch HNO 3 loãng, thu được dung dịch A và V 1 lít (đktc) khí NO (sản phẩm khử duy nhất) a. Viết phương trình phản ứng xảy ra và tính nồng độ mol của muối trong dung dịch A, biết thể tích thay đổi không đáng kể. b. Nếu cũng cho lượng Cu như trên vào 100ml dung dịch hỗn hơp gồm H 2 SO 4 1,5M và KNO 3 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V 2 lít (đktc) khí NO. so sánh V 1 và V 2 . Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam P trong O 2 dư, sản phẩm thu được hoà tan vào 150ml dung dịch NaOH 2M. Dung dịch sau phản ứng chứa những muối nào? Tính khối lượng các muối trong dung dịch sau phản ứng. Câu 28: Đốt cháy hoàn toàn a gam P đỏ trong không khí lấy dư, rồi hoàn tan sản phẩm vào 500ml dung dịch H 3 PO 4 85% có D = 1,7g/ml. sau phản ứng thu được dung dịch có nồng độ 92,6%, Tính a. Câu 29: Cho 11,7 gam H 3 PO 4 vào dung dịch chứa 16,8 gam KOH. Tính khối lượng muối khan thu được. Câu 30: Viết phương trình hóa học của các phản ứng thực hiện dãy chuyển hóa sau đây: a. NH 4 Cl → NH 3 → N 2 → NO → NO 2 → HNO 3 → NaNO 3 → NaNO 2 . b. NO 2 → HNO 3 → Cu(NO 3 ) 2 → Cu(OH) 2 → Cu(NO 3 ) 2 → CuO → Cu → CuCl 2 . c. Ca 3 (PO 4 ) 2 → P → P 2 O 5 → H 3 PO 4 → NaH 2 PO 4 → Na 2 HPO 4 → Na 3 PO 4 . HẾT Tổ hoá _ Giáo viên: Trần Quốc Quốc Trang 2 . BÀI TẬP CHƯƠNG NITƠ _ PHOTPHO Câu 1: Tính thể tích khí N 2 (đktc) thu được khi nhiệt phân hoàn toàn 20 gam NH 4 NO 2 . Câu

Ngày đăng: 23/05/2015, 18:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan