BÁO CÁO THỰC TẬP-Hoạt động xuất khẩu hạt nhựa P.P của Công ty Phân Phối Nguyên Liệu Công Nghiệp Dầu Khí (PIMD)

25 1.6K 16
BÁO CÁO THỰC TẬP-Hoạt động xuất khẩu hạt nhựa P.P của Công ty Phân Phối Nguyên Liệu Công Nghiệp Dầu Khí (PIMD)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, nền kinh tế thị trường ngày càng đổi mới, phát triển mạnh mẽ cả về hình thức lẫn quy mô sản xuất kinh doanh, đặc biệt khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) - một sân chơi lớn chứa đựng nhiều cơ hội cũng như nhiều thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam. Việc Việt Nam tham gia vào nhiều tổ chức kinh tế ở khu vực và thế giới tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực xuất khẩu phát triển. Tại Việt Nam, ngành nhựa là ngành công nghiệp mũi nhọn với tốc độ tăng trưởng rất cao, từ 25 - 30% một năm. Với vai trò là công ty con của Tổng Công ty cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (Petrosetco) trực thuộc Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam, Công ty Phân phối Nguyên liệu Công Nghiệp Dầu Khí (PIMD) luôn phấn đấu nhằm cung ứng kịp thời nhu cầu hạt nhựa P.P cho thị trường trong và ngoài nước dựa vào năng lực tài chính vững mạnh, am hiểu thị trường, cùng dịch vụ giao hàng nhanh chóng và hệ thống kho bãi hiện đại. Là một sinh viên năm 3, phần nào nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động xuất nhập khẩu hạt nhựa P.P, tôi đã chọn đề tài báo cáo: “Hoạt động xuất khẩu hạt nhựa P.P của Công ty Phân Phối Nguyên Liệu Công Nghiệp Dầu Khí (PIMD)” với mục đích kiểm nghiệm những kiến thức đã học ở trường Đại học Ngoại Thương cơ sở 2 tại TPHCM, đồng thời trau dồi thêm kiến thức và kinh nghiệm thực tế. Bài báo cáo có kết cấu 3 chương như sau: - Chương 1: Tổng quan về Công ty Phân Phối Nguyên Liệu Công Nghiệp Dầu Khí - Chương 2: Hoạt động xuất khẩu hạt nhựa P.P tại Công ty Phân Phối Nguyên Liệu Công Nghiệp Dầu Khí - Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động xuất khẩu hạt nhựa P.P của Công ty Phân Phối Nguyên Liệu Công Nghiệp Dầu Khí Báo cáo được thực hiện qua việc nghiên cứu các văn bản, chứng từ liên quan cũng như những thông tin do tôi trực tiếp quan sát được và từ kinh nghiệm thực tiễn của các cán bộ nhân viên tại nơi tôi thực tập. Do kiến thức bản thân còn nhiều hạn chế và thời gian hạn hẹp, nên báo cáo có thể chưa thật sâu sắc, phản ánh hết mọi 2 khía cạnh của các vấn đề và còn tồn tại những hạn chế, sai sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý tích cực từ Quý Thầy Cô để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin gửi lời càm ơn chân thành tới các thầy cô Trường Đại học Ngoại Thương cơ sở 2 tại TPHCM đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong thời gian qua, đặc biệt là cô Hà Hiền Minh – giảng viên trường Đại học Ngoại Thương cơ sở 2 tại TPHCM đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập để hoàn thành đề tài này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty Phân Phối Nguyên Liệu Công Nghiệp Dầu Khí, các anh chị phòng Kinh doanh – Xuất nhập khẩu đã tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành quá trình thực tập. Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 6 năm 2013 SINH VIÊN Vương Hải Nam 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY PHÂN PHỐI NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ 1.1. Quá trình hình thành và phát triển 1.1.1. Lịch sử hình thành Công ty Phân Phối Nguyên Liệu Công Nghiệp Dầu Khí (PIMD) là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Dịch vụ Tổng hợp Dầu Khí (Petrosetco) trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Công ty được thành lập vào tháng 1 năm 2010 với mục tiêu bao tiêu và phân phối sản phẩm hóa dầu nói chung, đặc biệt là hạt nhựa P.P của nhà máy Dung Quất cho vào thị trường trong và ngoài nước. Tháng 2 năm 2010, Công ty Phân Phối Nguyên Liệu Công Nghiệp Dầu Khí được Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. HCM cấp giấy chứng nhân đăng ký kinh doanh và hoạt động trong lĩnh vực phân phối các sản phẩm hóa dầu của ngành Dầu khí (trừ xăng, dầu). Các thông tin về công ty: - Tên đầy đủ: Công ty Phân Phối Nguyên Liệu Công Nghiệp Dầu Khí - Tên đối ngoại: Petroleum Industrial Materials Distribution Company - Tên viết tắt: PIMD - Trụ sở: Lầu 6, Phòng 609, Tòa nhà Petro Vietnam, số 1-5 Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM - Điện thoại: (84) 8 3911 5888 - Fax: (84) 8 3911 5999 - Website: www.pimd.com.vn - Email: pimd@petrosetco.com.vn - Mã số thuế: 0300452060014 1.1.2. Quá trình phát triển Tháng 7 năm 2010, PIMD nhận lô sản suất hạt nhựa P.P đầu tiên tại Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Tháng 3 năm 2010, PIMD được Tập đoàn Dầu Khí bổ nhiệm là 4 nhà phân phối chính thức các sản phẩm của Nhà Máy Polyester Đình Vũ. Từ đây, Công ty buôn bán các loại hạt nhựa P.P cho thị trường trong nước và nước ngoài, P.E và phân bón, sắn lát cho khách hàng nội địa. Tháng 4 năm 2012, chi nhánh miền Trung được sát nhập vào PIMD. Hiện nay, PIMD đã thiết lập 2 tổng kho ở Quãng Ngãi và ở Cảng Bến Nghé, TP. HCM. PIMD đang xây dựng hệ thống kho bãi ở Đình Vũ, Hải Phòng để phục vụ cho việc phân phối các sản phẩm xơ sợi của nhà máy Polyester Đình Vũ. Sau hơn một năm từ ngày thành lập, PIMD đã trở thành một trong những thương hiệu uy tín nhất trên thị trường. PIMD luôn phấn đấu trở thành “Bạn đồng hành chuyên nghiệp” của khách hàng với phương châm hai bên cùng có lợi. 1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và công tác quản trị nhân sự của Công ty 1.2.1. Chức năng - Công ty có chức năng là một đơn vị phân phối. Công ty phân phối các sản phẩm của nhà máy Polypropylene Dung Quất cho khách hàng trong nước. - Công ty xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa với mục đích thương mại. - Công ty còn cung cấp các dịch vụ giao hàng tận nơi, dịch vụ chăm sóc, tư vấn khách hàng nhằm giúp tối đa hóa hiệu quả và lợi ích cho khách hàng. 1.2.2. Nhiệm vụ - Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh theo quy chế hiện hành nhằm thực hiện mục đích và chức năng mà Công ty đề ra. - Tự trang trải nợ đã vay và làm tròn nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước. - Tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý kinh tế tài chính, quản lý xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại do Bộ Thương Mại ban hành. - Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn vốn của Công ty. - Nộp thuế đầy đủ theo quy định của Nhà nước. - Làm tốt công tác bảo vệ an toàn lao động, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài sản XHCN. 5 - Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ quản lý tài chính, tài sản, các chế độ chính sách cán bộ và quyền lợi của người lao động, chăm lo đời sống, đào tạo bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ nhân viên của Công ty để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ kinh doanh ngày càng cao. 1.2.3. Cơ cấu tổ chức Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức Công ty PIMD (Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính Công ty PIMD) Công ty được tổ chức khá chặt chẽ, với các khâu, các bộ phận được phân định rõ ràng, giúp hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra trôi chảy, thuận lợi. Với đặc điểm Công ty phân phối, kinh doanh – thương mại, kết cấu Công ty như vậy là hợp lý và đảm bảo có thể quản lý toàn bộ, thông suốt tất cả các khu vực. Nhiệm vụ và chức năng một số phòng ban tiêu biểu: - Ban Giám đốc: Với sơ đồ như trên thì Ban Giám đốc là người điều hành mọi hoạt động của Công ty như quyết định các hoạt động kinh doanh của Công ty; tổ chức thực hiện các hoạt động kinh doanh của Công ty; ban hành các quy chế quan lý nội bộ; bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức năng quản lý. BAN GIÁM ĐỐC Phòng Logistics Phòng Kế toán Phòng Kinh doanh - Xuất nhập khẩu Phòng Kế hoạch - Marketing Phòng Tổ chức - Hành chính Kho Tổ P.P Tổ Phân đạm -Sắn lát Tổ Xơ Sợi 6 - Phòng Kinh doanh - Xuất nhập khẩu: + Tham mưu giúp Ban Giám đốc Công ty hoạch định các phương án sản xuất kinh doanh của toàn Công ty dài hạn, ngắn hạn hoặc trong từng thương vụ kinh doanh cụ thể. + Trực tiếp nghiên cứu thị trường, nguồn hàng, khách hàng trong và ngoài nước để xúc tiến thương mại, ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu. + Kinh doanh nội địa các mặt hàng phục vụ yêu cầu xuất nhập khẩu. + Chịu trách nhiệm dự thảo, lập các hợp đồng thương mại, điều kiện và hình thức thanh toán. Thực hiện tốt nghiệp vụ thủ tục xuất nhập khẩu đúng quy định cũng như theo dõi tình hình thực hiện hợp đồng. + Tăng cường công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường để đầu tư đẩy mạnh kinh doanh bao gồm hàng xuất, hàng nhập, hàng nội địa. Đề xuất Tổng Giám Đốc Công ty các chủ trương, chính sách phù hợp với tình hình thực tế trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu. - Phòng Kế toán: + Quản lý công tác kế toán, bao gồm kế toán tài chính theo pháp luật về thuế và chuẩn mực kế toán Việt Nam và kế toán quản trị theo hệ thống quản lý của Công ty. + Phối hợp thực hiện và kiểm soát các kế hoạch chi tiêu, quảng cáo, lương thưởng, doanh thu và công nợ khách hàng, đầu tư và quản lý tài sản. + Quản lý công tác nhập, giữ và xuất tiền mặt. + Chịu trách nhiệm cung cấp vốn, các dịch vụ tài chính, kế toán cho tất cả các bộ phận. - Phòng Tổ chức - Hành chính: + Thực hiện chức năng quản lý nhân sự, tiến hành các nghiệp vụ hành chính sao cho phù hợp nhằm tăng hiệu quả công tác điều hành hoạt động quản trị, lưu trữ hồ sơ, văn thư và các công việc liên quan khác. - Phòng Logistic: 7 + Điều phối phương tiện vận tải chở hàng từ nhà máy về kho. + Có trách nhiệm theo dõi tiến độ của từng lô hàng do các bộ phận khác báo về, từ đó lên kế hoạch sắp xếp phương tiện vận tải, liên hệ với khách hàng về địa điểm, thời gian và phương thức giao hàng đến khi hàng hóa được giao đến kho của khách hàng một cách an toàn đầy đủ. - Kho: + Nhận lô hàng từ nhà máy. + Có trách nhiệm quản lý hàng hóa. - Phòng Kế hoạch - Marketing: + Phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh đạt được và hoạch định kế hoạch, chỉ tiêu phấn đấu cho giai đoạn tiếp theo. + Cùng với Ban Giám đốc giữ vai trò đầu tàu trong việc hình thành chiến lược đầu tư Công ty, điều khiển tiến trình hoạch định kinh doanh ở phạm vi toàn Công ty và nhận dạng những cơ hội mà Công ty sẽ có được. + Tiếp thị, hỗ trợ và chăm sóc khách hàng, các dịch vụ hậu mãi. 1.2.4. Công tác quản trị nhân sự Bảng 1.1: Số lượng và trình độ nhân sự của Công ty PIMD Ban Giám đốc Phòng Kinh doanh Phòng Logistics Phòng Kế hoạch Phòng Kế toán Phòng Tổ chức - Hành chính Kho Số lượng (người) 2 5 11 7 5 5 10 Trình độ đại học trở lên (%) 100 100 64 100 60 60 50 (Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính Công ty PIMD) Từ bảng 1.1, ta thấy trình độ nhân viên của Công ty phần lớn đều là những nhân viên tri thức, lành nghề. Điều này chứng tỏ Công ty một mặt đã quan tâm đến 8 công tác tuyển dụng và đào tạo các lao động có trình độ cao để đáp ứng yêu cầu mở rộng loại hình kinh doanh, mặt khác cũng cho thấy PIMD là một trong những điểm đến hấp dẫn đối với lao động có kỹ năng và tay nghề. Ở Ban Giám đốc, phòng Kinh doanh và Phòng Kế hoạch, trình độ nhân sự đều đạt 100% Đại học, cho thấy sự tuyển lựa gắt gao vào các vị trí then chốt của Công ty, nhân viên ở các phòng, ban này là người dẫn dắt con đường thánh công của Công ty nên sự lựa chọn đầu vào khắt khe là hoàn toàn phù hợp. Ở các phòng Logistics, Kế toán, trình độ Đại học chiếm trên 50% cho thấy nguồn nhân lực cũng phải đạt được một mức chất lượng nhất định, nếu không thể hiện qua trình độ học vấn cũng thế hiện qua số năm kinh nghiệm, do vậy mà đa số nhân viên trong các ban đều là những con người có trình độ cao, lành nghề, được lựa chọn đầu vào rất kĩ để đáp ứng được những chuẩn mực nhất định của Công ty Phân Phối Nguyên Liệu Công Nghiệp Dầu Khí nói riêng và Tổng Công ty Tổng hợp dịch vụ Dầu khí nói chung. Công ty PIMD cho nhân viên hưởng chế độ lương thưởng cụ thể là 1 tháng lương sau mỗi quý; Công ty sẽ thưởng thêm 1 tháng lương cho tất cả nhân viên nếu đạt chỉ tiêu và 3 tháng lương nếu vượt chỉ tiêu vào cuối năm. Về việc nghỉ phép, số ngày nghỉ phép có lương của nhân viên làm việc cho Công ty dưới 5 năm là 10 ngày/ năm và cứ sau 5 năm làm việc thì tăng thêm 1 ngày phép có lương. 1.3. Khái quát tình hình kinh doanh của Công ty giai đoạn 2010 - 2012 9 Bảng 1.2: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty PIMD Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011 Giá trị % Giá trị % Doanh thu 758,56 1.207,57 1.543,02 449,01 59,19 335,45 27,78 Tổng chi phí 734,67 1.194,40 1.534,12 459,73 62,58 339,72 28,44 Lợi nhuận trước thuế 23,89 13,17 8,90 (10,72) (44,90) (4,27) (32,42) Lợi nhuận sau thuế 23,89 13,17 8,90 (10,72) (44,90) (4,27) (32,42) (Nguồn: Phòng Kế toán Công ty PIMD) Năm 2010, tổng doanh thu đạt 758,56 tỷ đồng. Cũng trong năm này, Công ty chú trọng đầu tư vào việc nâng cao trình độ nhân sự và bộ máy làm việc nên tổng chi phí là 734,67 tỷ đồng. Do là Công ty vừa thành lập, nên Công ty không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm đầu tiên. Do đó, lợi nhuận trước thuế và sau của năm 2010 là 23,89 tỷ đồng. Đây là con số đáng kinh ngạc đối với một Công ty mới, thể hiện được chiến lược phát triển của Công ty đang đi đúng hướng, góp phần tạo thuận lợi cho những bước phát triển dài hạn trong những năm tiếp theo. Năm 2011, tổng doanh thu đạt 1.207,57 tỷ đồng, tăng 449,01 tỷ đồng so với năm trước. Tổng doanh thu tăng là do Công ty đã giải quyết tốt khó khăn về thị trường tiêu thụ, Công ty đã mở rộng quan hệ với nhiều thương nhân mới nên hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển. Bên cạnh đó, tổng chi phí năm 2011 là 1.194,40 tỷ đồng được Công ty đầu tư vào việc củng cố đội ngũ bán hàng, quản lý doanh nghiệp, vay tài chính và hoạt động nhập khẩu tăng nên tổng chi phí tăng nhiều so với năm trước, tăng 459,73 tỷ đồng. Lợi nhuận trước và sau thuế chỉ đạt 13,17 tỷ, giảm 10,72 tỷ đồng so với năm 2010. 10 Năm 2012, tổng doanh thu đạt 1.543,02 tỷ đồng, tăng 335,45 tỷ so với năm trước. Doanh thu tăng do thị trường tiêu thụ các sản phẩm hạt nhựa P.P, P.E,… năm 2012 tăng đáng kể, sản lượng đặt hàng và mua của các đối tác đều tăng. Tuy nhiên, Công ty lại phải đối mặt với nhiều khó khăn lớn như: chi phí cho việc nâng cao trình độ nhân sự, giá cước vận tải ảnh hưởng nghiêm trọng trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, chi phí phân phối hàng hóa trong nước cao, tăng lương công nhân viên,… làm tổng chi phí là 1.534,12 tỷ đồng, tăng 339,72 tỷ so với năm 2011. Tuy Công ty vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức làm tổng chi phí tăng liên tục qua các năm, nhưng do hoạt động kinh doanh có chiến lược đúng đắn nên lợi nhuận trước và sau thuế của Công ty vẫn đạt con số dương là 8,90 tỷ đồng. Qua phân tích tình hình kinh doanh của Công ty PIMD, tôi nhận thấy chỉ trong một thời gian ngắn, Công ty đã đạt tốc độ phát triển nhanh với doanh thu hằng năm tăng liên tục và đạt lợi nhuận ở mức cao. Vì thế, tôi tin tưởng rằng trong năm 2013 Công ty sẽ vượt qua được những khó khăn trước mắt, giúp giảm chi phí, tăng doanh thu và việc lợi nhuận tăng sẽ là điều chắc chắn. 1.4. Tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu hạt nhựa P.P đối với sự phát triển của Công ty Bảng 1.3: Tỷ trọng doanh thu xuất khẩu hạt nhựa P.P/tổng doanh thu của Công ty Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Doanh thu xuất khẩu hạt nhựa P.P 86,78 11,44 160,52 13,29 325,08 21,07 Tổng doanh thu 758,56 100 1.207,57 100 1.543,02 100 (Nguồn: Phòng Kinh doanh – Xuất nhập khẩu Công ty PIMD) Theo các số liệu bảng 1.3 cho thấy năm 2010 tỷ trọng doanh thu xuất khẩu chiếm 11,44% tổng doanh thu, năm 2011 tỷ trọng doanh thu xuất khẩu chiếm 13,29% tổng doanh thu, năm 2012 tỷ trọng doanh thu xuất khẩu chiếm 21,07% tổng [...]... ĐỘNG XUẤT KHẨU HẠT NHỰA P.P CỦA CÔNG TY PHÂN PHỐI NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ (PIMD) 12 2.1 Tình hình hoạt động xuất khẩu hạt nhựa P.P 2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu hạt nhựa P.P của Công ty PIMD Đơn vị tính: USD NĂM TRỊ GIÁ (USD) TỐC ĐỘ TĂNG (%) 2010 4.584.030,16 2011 7.756.155,52 69,20 2012 15.608.116,98 101,24 (Nguồn: Phòng Kinh doanh - Xuất nhập khẩu) Năm 2010, do Công. .. vào phân công lao động quốc tế Hiểu được điều đó, Công ty Phân Phối Nguyên Liệu Công Nghiệp Dầu khí đã đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hạt nhựa P.P, dần khẳng định vị thế của mình trên thị trường trong và ngoài nước, phần nào đưa ngành nhựa Việt Nam phát triển hơn Qua 3 tuần thực tập tại Công ty Phân Phối Công Nghiệp Dầu khí, tôi đã phần nào hiểu được thực tiễn hoạt động kinh doanh xuất khẩu hạt nhựa P.P. .. Polypropylene - The definitive user’s guide and databook, New York, Plastics Design Library 2 Công ty Phân phối Nguyên liệu Công nghiệp Dầu khí, Báo cáo tài chính năm 2010, tài liệu nội bộ của Công ty Phân phối Nguyên liệu Công nghiệp Dầu khí 3 Dương Hữu Hạnh, 2005, Cẩm nang nghiệp vụ xuất nhập khẩu, Nhà xuất bản Thống Kê 4 Harutun G.Karian, 2003, Handbook of polypropylene and polypropylene composites,... HẠT NHỰA P.P CỦA CÔNG TY PHÂN PHỐI NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ (PIMD) 3.1 Triển vọng phát triển của hoạt động xuất khẩu hạt nhựa P.P trong giai đoạn 2010 - 2012 3.1.1 Cơ hội Trong nền kinh tế mở cửa hiện nay, việc Việt Nam gia nhập WTO là cơ hội tốt để Công ty PIMD phát triển và xúc tiến hoạt động xuất khẩu Công ty sẽ có cơ hội được cạnh tranh công bằng hơn với các doanh nghiệp nước ngoài, không... của Công ty trong 3 năm vừa qua tăng liên tục, chưa kể đến doanh thu Công ty có được nhờ vào hoạt động phân phối trong nước, dù Công ty còn non trẻ Việc xuất khẩu mặt hàng nhựa P.P không chỉ đóng góp một phần lớn vào tổng doanh thu mà còn giúp Công ty tiếp thu, học hỏi cũng như cạnh tranh với các nhà sản xuất khác trên thế giới Đây là tín hiệu đáng mừng và hy vọng hoạt động xuất khẩu hạt nhựa P.P của. .. doanh - Xuất nhập khẩu Công ty PIMD) Thị trường xuất khẩu chủ lực của Công ty là thị trường Châu Á Công ty chọn thị trường Châu Á là đối tác chủ yếu cho xuất khẩu vì hai nguyên nhân Thứ nhất, các nước thuộc Châu Á rất gần với Việt Nam về vị trí địa lý, vì vậy hoạt động xuất khẩu sẽ thuận lợi hơn vì giảm được các chi phí vận chuyển, tiết kiệm được nguồn vốn cho Công ty Thứ hai, khi Công ty xuất khẩu qua... thành viên của Tổng Công ty Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí nên Công ty Phân phối Nguyên liệu Công nghiệp Dầu khí hoạt động theo chỉ tiêu được giao của Tổng Công ty, cụ thể kế hoạch cho năm 2013 là 30.000 tấn P.P được cung ứng cho các khách hàng truyền thống và khách hàng mới tiềm năng trong và ngoài nước Trong giai đoạn 2013 - 2015, PIMD định hướng duy trì thị phần tiêu thụ hạt nhựa P.P, triển khai chính... tác động của nó đối với Công ty 21 - Phải dự báo các biến động của môi trường chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật , khoa học - kỹ thuật và tác động của các yếu tố này lên hoạt động kinh doanh của Công ty Tóm lại, hoạt động nghiên cứu thị trường là một biện pháp có tính khả thi Từ công tác này, Công ty có thể dự báo được xu hướng biến động của thị trường, xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng hóa xuất khẩu. .. Công ty đã và đang tiếp cận, mở rộng thị trường xuất khẩu, bước đầu xây dựng được thương hiệu trên thị trường thế giới, tuy nhiên thương hiệu của Công ty vẫn chưa được nhiều đối tác nước ngoài biết đến rộng rãi, nguyên nhân là do công tác quảng bá sản phẩm, thương hiệu của Công ty chưa được chú trọng phát triển 19 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HẠT NHỰA P.P CỦA CÔNG TY. ..11 doanh thu Tỷ trọng xuất khẩu hằng năm tăng nhanh, cho thấy hoạt động xuất khẩu hạt nhựa P.P đang được đẩy mạnh và đóng góp vai trò quan trọng đối với Công ty: - Thứ nhất, hoạt động xuất khẩu hạt nhựa P.P tạo động lực khiến Công ty cạnh tranh để có thể đứng vững trên thị trường Khi đó, Công ty phải củng cố và nâng cao hiệu quả trong kinh doanh, luôn luôn . quan về Công ty Phân Phối Nguyên Liệu Công Nghi p Dầu Khí - Chương 2: Hoạt động xuất khẩu hạt nhựa P. P tại Công ty Phân Phối Nguyên Liệu Công Nghi p Dầu Khí - Chương 3: Một số giải ph p nhằm phát. HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HẠT NHỰA P. P CỦA CÔNG TY PHÂN PHỐI NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHI P DẦU KHÍ (PIMD) 12 2.1. Tình hình hoạt động xuất khẩu hạt nhựa P. P 2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu Bảng 2.1: Kim ngạch xuất. phần nào nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động xuất nh p khẩu hạt nhựa P. P, tôi đã chọn đề tài báo cáo: “Hoạt động xuất khẩu hạt nhựa P. P của Công ty Phân Phối Nguyên Liệu Công Nghi p Dầu

Ngày đăng: 23/05/2015, 17:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan