BÁO CÁO THỰC TẬP-Hoạt động cho vay mua nhà, đất để ở tại ngân hàng Đầu tư và phát triển BIDV – Chi nhánh Tây Sài Gòn

55 3.8K 34
BÁO CÁO THỰC TẬP-Hoạt động cho vay mua nhà, đất để ở tại ngân hàng Đầu tư và phát triển BIDV – Chi nhánh Tây Sài Gòn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

DANH MỤC BẢNG Trang Trang MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam là một nước có nền kinh tế đang phát triển, nhu cầu đầu tư và sản xuất hiện nay ngày càng cao dẫn đến số lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động có sự gia tăng vượt bậc, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để đáp ứng nhu cầu về nguồn vốn kịp thời và phù hợp cho từng đối tượng ngành ngân hàng cũng không ngừng phát triển và tìm kiếm những hướng đi mới phù hợp để có thể phục vụ một cách tốt nhất. Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tây Sài Gòn cũng không nằm ngoài xu hướng phát triển chung của thị trường. Với mục tiêu là đổi mới cơ chế kinh tế trên địa bàn và tạo ra được nhiều bước tiến trong ngành ngân hàng nói riêng và trong lĩnh vực tài chính nói chung, trong những năm qua, BIDV- Chi nhánh Tây Sài Gòn luôn nỗ lực không ngừng,đẩy mạnh phát triển nhiều sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Trong đó, tín dụng vẫn đang là hoạt động thu hút một lượng khách hàng rất lớn, đặc biệt là các khách hàng cá nhân. Vì vậy, trong định hướng phát triển của Chi nhánh thì tín dụng bán lẻ đang được tập trung đẩy mạnh và chú trọng vào sản phẩm cho vay mua nhà. Năm 2013, nhiều chính sách hỗ trợ cho khách hàng để vay mua nhà, đã làm cho thị trường bất động sản sôi động hơn, nhờ đó tạo thêm nhiều động lực thúc đẩy các ngân hàng thương mại phát triển hơn nữa về sản phẩm cho vay mua nhà. Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về sản phẩm cho vay mua nhà và nhằm nắm bắt một cách sâu sắc, đúng đắn hơn về thực trạng cho vay mua nhà hiện nay của BIDV- Chi nhánh Tây Sài Gòn và trong những năm tới, em chọn đề tài : “Hoạt động cho vay mua nhà, đất để ở tại ngân hàng Đầu tư và phát triển BIDV – Chi nhánh Tây Sài Gòn” làm báo cáo thực tập. Báo cáo thực tập gồm 3 chương : Chương 1: Giới thiệu đơn vị thực tập Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển - Chi nhánh Tây Sài Gòn. Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay mua nhà, đất để ở đối với khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Tây Sài Gòn. Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động cho vay mua nhà, đất để ở tại Chi nhánh Tây Sài Gòn. GVHD: Ths. Lê Thanh Ngọc CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ THỰC TẬP NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN (BIDV- TÂY SÀI GÒN). 1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BIDV. − Thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam. − Từ 1981 đến 1989: Mang tên Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam. − Từ 1990 đến 27/04/2012: Mang tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). − Từ 27/04/2012 đến nay: Chính thức trở thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). 1.1.1. Thời kỳ Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (1957 – 1981) ∗ Giai đoạn 1957-1960 Ra đời trong hoàn cảnh cả nước đang tích cực hoàn thành thời kỳ khôi phục và phục hồi kinh tế để chuyển sang giai đoạn phát triển kinh tế có kế hoạch, xây dựng những tiền đề ban đầu của chủ nghĩa xã hội, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong việc quản lý vốn cấp phát kiến thiết cơ bản, hạ thấp giá thành công trình, thực hiện tiết kiệm, tích luỹ vốn cho nhà nước… Nhiều công trình lớn, có ý nghĩa đặc biệt đối với đời sống sản xuất của nhân dân miền Bắc khi đó đã được xây dựng nên từ những đồng vốn cấp phát của Ngân hàng Kiến Thiết như: Hệ thống đại Thuỷ Nông Bắc Hưng Hải; Góp phần phục hồi và xây dựng các hầm lò mỏ than ở Quảng Ninh, Bắc Thái; Nhà máy Xi măng Hải phòng, những tuyến đường sắt huyết mạch ∗ Giai đoạn 1960-1965 Trong giai đoạn này, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam đã cung ứng vốn cấp phát để kiến thiết những cơ sở công nghiệp, những công trình xây dựng cơ bản phục vụ quốc kế, dân sinh và góp phần làm thay đổi diện mạo nền kinh tế miền Bắc. Hàng trăm công trình đã được xây dựng và sử dụng như khu công nghiệp Cao - Xà - Lá (Thượng Đình - Hà Nội), Khu công nghiệp Việt Trì, Khu gang thép Thái Nguyên; Các nhà máy Thuỷ điện Thác Bà, Bản Thạch (Thanh Hoá), Khuổi Sao (Lạng Sơn) SVTH: Nguyễn Bùi Ngọc Ngân Page 5 GVHD: Ths. Lê Thanh Ngọc Qua đồng vốn cấp phát của Ngân hàng Kiến thiết, các nhà máy phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp như Phân Lân Văn Điển, Phân đạm Hà Bắc,Vĩnh Trị, Như Trái, Nham Tràng đã ra đời cùng với các nhà máy mới như đường Vạn Điểm, Nhà máy bóng đèn Phích nước Rạng Đông Cầu Hàm Rồng, đoạn đường sắt Vinh – Hàm rồng, Các trường đại học Giao thông Vận Tải, Bách Khoa, Đài tiếng nói dân tộc khu Tây Bắc ∗ Giai đoạn 1965-1975 Thời kỳ này, Ngân hàng Kiến thiết đã cùng với nhân dân cả nước thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ bản thời chiến, cung ứng vốn kịp thời cho các công trình phòng không, sơ tán, di chuyển các xí nghiệp công nghiệp quan trọng, cấp vốn kịp thời cho công tác cứu chữa, phục hồi và đảm bảo giao thông thời chiến, xây dựng công nghiệp địa phương. ∗ Giai đoạn 1975- 1981 Ngân hàng Kiến thiết đã cùng nhân dân cả nước khôi phục và hàn gắn vết thương chiến tranh, tiếp quản, cải tạo và xây dựng các cơ sở kinh tế ở miền Nam, xây dựng các công trình quốc kế dân sinh mới trên nền đổ nát của chiến tranh. Hàng loạt công trình mới được mọc lên trên một nửa đất nước vừa được giải phóng: các rừng cây cao su, cà phê mới ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Quảng Trị; Hồ thuỷ lợi Dầu Tiếng (Tây Ninh), Phú Ninh (Quảng Nam),… Khu công nghiệp Dầu khí Vũng Tàu, các công ty chè, cà phê, cao su ở Tây Nguyên, các nhà máy điện Đa Nhim, xi măng Hà Tiên, Ngân hàng Kiến thiết đã cung ứng vốn cho các công trình công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, công trình phúc lợi và đặc biệt ưu tiên vốn cho những công trình trọng điểm, then chốt của nền kinh tế quốc dân. Trong đó có những công trình quan trọng như: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đài truyền hình Việt Nam, 3 tổ máy của nhà máy nhiệt điện Phả Lại, 2 Nhà máy xi măng Bỉm Sơn và Hoàng Thạch, Nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng, Nhà máy cơ khí đóng tàu Hạ Long, Hồ Thuỷ lợi Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh)… SVTH: Nguyễn Bùi Ngọc Ngân Page 6 GVHD: Ths. Lê Thanh Ngọc 1.1.2. Thời kỳ Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (1981 – 1990). Việc ra đời Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong việc cải tiến các phương pháp cung ứng và quản lý vốn đầu tư cơ bản, nâng cao vai trò tín dụng phù hợp với khối lượng vốn đầu tư cơ bản tăng lên và nhu cầu xây dựng phát triển rộng rãi. Chỉ sau một thời gian ngắn, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng đã nhanh chóng ổn định công tác tổ chức từ trung ương đến cơ sở, đảm bảo các hoạt động cấp phát và tín dụng đầu tư cơ bản không bị ách tắc. Thời kỳ này đã hình thành và đưa vào hoạt động hàng loạt những công trình to lớn có “ý nghĩa thế kỷ” của đất nước, cả trong lĩnh vực sản xuất lẫn trong lĩnh vực sự nghiệp và phúc lợi như: công trình thủy điện Sông Đà, cầu Thăng Long, cầu Chương Dương, cảng Chùa Vẽ, nhà máy xi măng Hoàng Thạch, nhà máy xi măng Bỉm Sơn, nhà máy đóng tàu Hạ Long 1.1.3. Thời kỳ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (1990 – 27/04/2012). ∗ Mười năm thực hiện đường lối đổi mới (1990 - 2000): Nhờ việc triển khai đồng bộ các giải pháp nên kết quả hoạt động giai đoạn 10 năm đổi mới của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam rất khả quan, được thể hiện trên các mặt sau: + Tự lo vốn để phục vụ đầu tư phát triển. BIDV đã chủ động, sáng tạo, đi đầu trong việc áp dụng các hình thức huy động nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ. Ngoài các hình thức huy động vốn trong nước, BIDV còn huy động vốn ngoài nước, tranh thủ tối đa nguồn vốn nước ngoài thông qua nhiều hình thức vay vốn khác nhau như vay thương mại, vay hợp vốn, vay qua các hạn mức thanh toán, vay theo các hiệp định thương mại, vay hợp vốn dài hạn, vay tài trợ xuất nhập khẩu, đồng tài trợ và bảo lãnh SVTH: Nguyễn Bùi Ngọc Ngân Page 7 GVHD: Ths. Lê Thanh Ngọc + Phục vụ đầu tư phát triển theo đường lối Công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Mười năm đổi mới cũng là 10 năm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nỗ lực cao nhất phục vụ cho đầu tư phát triển. Với nguồn vốn huy động được thông qua nhiều hình thức, BIDV đã tập trung đầu tư cho những chương trình lớn, những dự án trọng điểm, các ngành then chốt của nền kinh tế như: Ngành điện lực, Bưu chính viễn thông, Các khu công nghiệp với doanh số cho vay đạt 35.000 tỷ. Nguồn vốn tín dụng của NHĐT&PT đã góp phần tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế, năng lực sản xuất của các ngành. + Hoàn thành các nhiệm vụ đặc biệt. Thực hiện chủ trương của Chính phủ về đẩy mạnh và phát triển mạnh mẽ hơn nữa quan hệ hợp tác toàn diện về kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Lào, BIDV đã nỗ lực phối hợp với Ngân hàng Ngoại thương Lào nhanh chóng thành lập Ngân hàng liên doanh Lào - Việt với mục tiêu "góp phần phát triển nền kinh tế của Lào, góp phần phát triển hệ thống tài chính và ngân hàng của Lào; hỗ trợ quan hệ thương mại cho doanh nghiệp hai nước và qua đó để góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế toàn diện giữa hai nước. + Kinh doanh đa năng, tổng hợp theo chức năng của Ngân hàng thương mại. Trong giai đoạn này, nhất là từ năm 1996, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã hoạch định chiến lược phát triển vừa nỗ lực cao nhất phục vụ đầu tư phát triển, vừa tập trung nguồn lực để nghiên cứu, xây dựng và hình thành các sản phẩm, dịch vụ mới, từng bước xoá thế “độc canh tín dụng” trong hoạt động ngân hàng. Phát triển mạnh mẽ các dịch vụ như thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, bảo lãnh, chuyển tiền kiều hối…. Là ngân hàng đi đầu trong việc thành lập ngân hàng liên doanh với nước ngoài để phục vụ phát triển kinh tế đất nước. Tháng 5/1992 ngân hàng liên doanh VID PUBLIC được thành lập, có Hội sở chính tại Hà nội và các chi nhánh ở TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, đây là ngân hàng liên doanh sớm nhất ở Việt Nam, hoạt động liên tục có hiệu quả, được Thống đốc NHNN tặng bằng khen. + Hình thành và nâng cao một bước năng lực quản trị điều hành hệ thống. SVTH: Nguyễn Bùi Ngọc Ngân Page 8 GVHD: Ths. Lê Thanh Ngọc Vai trò lãnh đạo của Đảng được phát huy mạnh mẽ tại Hội sở chính và các đơn vị thành viên trong việc định hướng mục tiêu hoạt động, đề ra giải pháp thực hiện. Chỉ đạo điều hành theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phân công trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng ở mỗi cấp điều hành, vì vậy đã phát huy được vai trò chủ động, sáng tạo cũng như tinh thần trách nhiệm cao của từng tập thể và cá nhân trong quản trị điều hành toàn hệ thống. Công tác quản trị điều hành, tuyển dụng và đào tạo cán bộ, phát triển công nghệ bao gồm nâng cấp và hoàn thiện các sản phẩm đã có, tiếp nhận chuyển giao công nghệ để dựa vào sử dụng những sản phẩm, dịch vụ mới và triển khai có kết quả theo tiến độ dự án hiện đại hoá công nghệ ngân hàng tiếp tục được thực hiện có kết quả. + Xây dựng ngành vững mạnh. Từ chỗ chỉ có 11 chi nhánh và 200 cán bộ khi mới thành lập, trải qua nhiều giai đoạn phát triển thăng trầm, sát nhập, chia tách, BIDV đã tiến một bước dài trong quá trình phát triển, tự hoàn thiện mình. Đặc biệt trong 10 năm đổi mới và nhất là từ 1996 đến nay cơ cấu tổ chức và quản lý, mạng lưới hoạt động đã phát triển mạnh mẽ phù hợp với mô hình Tổng công ty Nhà nước. + Đổi mới công nghệ ngân hàng để nâng cao sức cạnh tranh. Trong 10 năm đổi mới, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ về công nghệ từ không đến có, từ thủ công đến hiện đại. Công nghệ tin học được ứng dụng và phát huy hiệu quả trong các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, huy động vốn, quản lý tín dụng, kinh doanh tiền tệ và quản trị điều hành. Các sản phẩm mới như Home Banking, ATM… được thử nghiệm và thu được kết quả khả quan. Những tiến bộ về công nghệ ngân hàng đã góp phần quan trọng vào kết quả và sự phát triển của BIDV. SVTH: Nguyễn Bùi Ngọc Ngân Page 9 GVHD: Ths. Lê Thanh Ngọc ∗ Giai đoạn hội nhập (2000 đến 2012) Sau những năm thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng thể hiện trên một số bình diện sau đây: + Quy mô tăng trưởng và năng lực tài chính được nâng cao: BIDV luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao, an tòan và hiệu quả, giai đoạn 2006 – 2010, Tổng tài sản tăng bình quân hơn 25%/năm, huy động vốn tăng bình quân 24%/năm, dư nợ tín dụng tăng bình quân 25%/năm và lợi nhuận trước thuế tăng bình quân 45%/năm. + Cơ cấu lại hoạt động theo hướng hợp lý hơn. BIDV đã tích cực chuyển dịch cơ cấu khách hàng để giảm tỷ trọng dư nợ tín dụng trong khách hàng doanh nghiệp Nhà nước và hướng tới đối tượng khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp ngoài quốc doanh. BIDV cũng tích cực chuyển dịch cơ cấu tín dụng, giảm bớt tỷ trọng cho vay trung dài hạn, chuyển sang tập trung nhiều hơn cho các khoản tín dụng ngắn hạn. BIDV cũng chú trọng phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, nhằm tăng thu dịch vụ trên tổng nguồn thu của ngân hàng. + Lành mạnh hóa tài chính và năng lực tài chính tăng lên rõ rệt. BIDV đã chủ động thực hiện minh bạch và công khai các hoạt động kinh doanh, là ngân hàng đi tiên phong trong việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế. Từ 1996, BIDV liên tục thực hiện kiểm toán quốc tế độc lập và công bố kết quả báo cáo. Bắt đầu từ năm 2006, BIDV là ngân hàng đầu tiên thuê Tổ chức định hạng hàng đầu thế giới Moody’s thực hiện định hạng tín nhiệm cho BIDV và đạt mức trần quốc gia. Cũng trong năm 2006, với sự tư vấn của Earns & Young, BIDV trở thành Ngân hàng thương mại tiên phong triển khai thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ theo điều 7 Quyết định 493 phù hợp với chuẩn mực quốc tế và được NHNN công nhận. SVTH: Nguyễn Bùi Ngọc Ngân Page 10 [...]... lực không ngừng của từng nhân viên trong Chi nhánh SVTH: Nguyễn Bùi Ngọc Ngân Page 24 GVHD: Ths Lê Thanh Ngọc CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA NHÀ, ĐẤT ĐỂ Ở ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG BIDVCHI NHÁNH TÂY SÀI GÒN 2.1 NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG VỀ CHO VAY MUA NHÀ TẠI CHI NHÁNH TÂY SÀI GÒN 2.1.1 Điều kiện cho vay + Khách hàng có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, chịu trách nhiệm... hết các ngân hàng thương mại đều lấy hoạt động này làm hoạt động chủ lực cho ngân hàng mình Để phù hợp với nhu cầu của khách hàng, ngân hàng ngày càng hoàn thiện và phát triển các gói sản phẩm mới trong cho vay như: cho vay mua nhà, cho vay mua xe, cho vay du học, cho vay để sản xuất kinh doanh…Hoạt động cho vay tạo ra nguồn thu lớn để bù đắp các khoản chi phí, bên cạnh đó đây cũng là hoạt động mang nhiều... quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở và chuyển đầy đủ giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở mang tên cho khách hàng cho Chi nhánh, thì khi đó Chi nhánh mới chuyển khoản thanh toán cho bên bán số tiền cho khách hàng vay Giải ngân vào tài khoản phong toả của bên bán: khách hàng thoả thuận với bên bán mở tài khoản tại Chi nhánh Sau khi hoàn thành thủ tục sang tên, Chi nhánh sẽ thực hiện... Dư nợ cho vay mua nhà tại Chi nhánh Tây Sài Gòn ĐVT: tỷ đồng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng dư nợ cho vay cá nhân 202 256 323 Dư nợ cho vay mua nhà 61 77 109 (Nguồn: Phòng Tín Dụng Cá nhân NH BIDV- Chi nhánh Tây Sài Gòn) Biểu đồ 2.1 Diễn biến dư nợ cho vay trong 3 năm 2011-2013 SVTH: Nguyễn Bùi Ngọc Ngân Page 28 GVHD: Ths Lê Thanh Ngọc Nhận xét: + Từ bảng số liệu trên ta thấy dư nợ cho vay mua nhà... chủ đầu tư − Có mục đích vay vốn để trả khoản tiền chưa thanh toán mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; thuê, mua nhà ở thương mại − Có đề nghị vay vốn để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; thuê, mua nhà ở thương mại và cam kết khách hàng, các thành viên trong hộ gia đình của khách hàng chưa được vay vốn hỗ trợ tại ngân hàng để mua, thuê, thuê mua nhà ở SVTH: Nguyễn Bùi Ngọc Ngân Page 30 GVHD: Ths Lê Thanh... cho vay phân theo gói sản phẩm ĐVT: tỷ đồng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Dư nợ cho vay mua nhà 61 77 109 - Dư nợ cho vay mua nhà ở chung cư Trong đó nhà ở xã hội, thương mại 12 0 18 4 26 11 - Dư nợ cho vay mua nhà ở riêng lẻ 49 59 83 (Nguồn: Phòng Tín Dụng Cá nhân NH BIDV- Chi nhánh Tây Sài Gòn) ∗ Trong các giải pháp phát triển nhà ở năm 2013, thì chương trình “Gói tín dụng 30.000 tỷ đồng” của Ngân hàng. .. + của khách hàng Số tiền gốc phải trả mỗi kỳ được xác định bằng tổng số tiền vay chia cho số kỳ + trả nợ Tiền lãi được tính theo dư nợ vay thực tế SVTH: Nguyễn Bùi Ngọc Ngân Page 25 GVHD: Ths Lê Thanh Ngọc 2.1.2.2 Thời hạn cho vay tuỳ vào mục đích để ở của khách hàng + Mua nhà ở, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, xây dựng nhà ở: thời hạn cho vay tối đa: 15 năm Trường hợp nhà ở, đất ở là biệt thự,... quá giá trị + nhà ở, quyền sử dụng đất ở mà khách hàng mua Bảo đảm tiền vay bằng hình thức thế chấp, cầm cố tài sản khác của khách hàng, hoặc kết hợp các hình thức đảm bảo: mức cho vay tối đa: 85% giá trị nhà ở, quyền sử dụng đất ở mà khách hàng mua 2.1.3 Quy trình cho vay Bước 1: Tiếp cận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng + Tiếp cận khách hàng để tư vấn cho khách hàng lựa chọn sản... CỦA CHI NHÁNH TÂY SÀI GÒN 1.3.1 Tình hình huy động vốn Đối với nghiệp vụ tài sản nợ thì vốn huy động chi m tỉ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thương mại Là một hoạt động để ngân hàng gia tăng thu nhập, cải tiến cơ cấu thu nhập của ngân hàng Huy động vốn tốt còn là tiền đề thúc đẩy ngân hàng thương mại phát triển các sản phẩm, dịch vụ khác Với vai trò là trung gian tài chính, ngân hàng. .. số tiền mà Chi nhánh cho khách hàng vay để thanh toán − cho bên bán Đối với hình thức giải ngân thứ nhất, nếu khách hàng đã vay mượn được từ nguồn vốn tạm thời ( từ người thân, bạn bè ) thì khách hàng cũng không cần thiết phải vay ngân hàng nữa Do khách hàng cần tiền để thanh toán thì mới đến ngân hàng để vay nhưng 2 hình thức giải ngân này thì vẫn chưa tạo điều kiện thuận lợi cho khách − hàng Hình . trạng cho vay mua nhà hiện nay của BIDV- Chi nhánh Tây Sài Gòn và trong những năm tới, em chọn đề tài : “Hoạt động cho vay mua nhà, đất để ở tại ngân hàng Đầu tư và phát triển BIDV – Chi nhánh Tây. động cho vay mua nhà, đất để ở đối với khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Tây Sài Gòn. Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động cho vay mua nhà, đất để ở tại Chi nhánh Tây Sài Gòn. . Tây Sài Gòn làm báo cáo thực tập. Báo cáo thực tập gồm 3 chương : Chương 1: Giới thiệu đơn vị thực tập Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển - Chi nhánh Tây Sài Gòn. Chương 2: Thực trạng hoạt động

Ngày đăng: 23/05/2015, 17:13

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ THỰC TẬP NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN (BIDV- TÂY SÀI GÒN).

    • 1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BIDV.

      • 1.1.1. Thời kỳ Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (1957 – 1981)

      • 1.1.2. Thời kỳ Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (1981 – 1990).

      • 1.1.3. Thời kỳ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (1990 – 27/04/2012).

      • 1.2. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG.

        • 1.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của ngân hàng.

          • 1.2.1.1. Cơ cấu tổ chức của BIDV.

          • 1.2.1.2. Cơ cấu tổ của Chi nhánh Tây Sài Gòn.

          • 1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban.

            • 1.2.2.1. Chức năng chung của các phòng ban.

            • 1.2.2.2. Nhiệm vụ của các phòng ban.

            • 1.2.3. Các sản phẩm kinh doanh chủ yếu của Chi nhánh Tây Sài Gòn.

              • 1.2.3.1. Thẻ

              • 1.2.3.2. Sản phẩm ngân hàng điện tử.

              • 1.2.3.3. Dịch vụ ngân quỹ.

              • 1.3. MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA CHI NHÁNH TÂY SÀI GÒN.

                • 1.3.1. Tình hình huy động vốn.

                  • Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn 3 năm 2011-2013

                    • Biểu đồ 1.1. Hình thức huy động vốn trong 3 năm (2011-2013)

                    • Biểu đồ 1.2. Đối tượng huy động vốn trong 3 năm (2011-2013)

                    • 1.3.2. Tình hình sử dụng vốn

                      • Bảng 1.2: Tình hình cho vay phân theo thời hạn trong 3 năm (2011-2013)

                        • Biểu đồ 1.3. Cho vay phân theo thời hạn

                        • Bảng 1.3: Tình hình cho vay phân theo sản phẩm trong 3 năm (2011-2013).

                          • Biểu đồ 1.4. Cho vay phân theo sản phẩm.

                          • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA NHÀ, ĐẤT ĐỂ Ở ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG BIDV- CHI NHÁNH TÂY SÀI GÒN.

                            • 2.1. NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG VỀ CHO VAY MUA NHÀ TẠI CHI NHÁNH TÂY SÀI GÒN.

                              • 2.1.1. Điều kiện cho vay.

                              • 2.1.2. Phương thức, thời hạn và mức cho vay.

                                • 2.1.2.1. Phương thức cho vay.

                                • 2.1.2.2. Thời hạn cho vay tuỳ vào mục đích để ở của khách hàng.

                                • 2.1.2.3. Mức cho vay tối đa theo giá trị tài sản bảo đảm tiền vay.

                                • 2.1.3. Quy trình cho vay.

                                • 2.2. Thực trạng cho vay tại ngân hàng BIDV.

                                  • 2.2.1. Diễn biến dư nợ cho vay mua nhà, đất để ở qua các năm.

                                    • Bảng 2.1: Dư nợ cho vay mua nhà tại Chi nhánh Tây Sài Gòn.

                                      • Biểu đồ 2.1. Diễn biến dư nợ cho vay trong 3 năm 2011-2013

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan