Đánh giá thực trạng công tác bảo vệ môi trường các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ”

181 2.4K 8
Đánh giá thực trạng công tác bảo vệ môi trường các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ”

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian nghiên cứu, tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sĩ “Đánh giá thực trạng công tác bảo vệ môi trường các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ”. Đây là một đề tài phức tạp và khó khăn trong cả việc thu thập, phân tích thông tin số liệu và cả những vấn đề liên quan đến đề xuất các giải pháp cụ thể. Tuy vậy, trong quá trình triển khai thực hiện tác giả đã cố gắng đến mức cao nhất để hoàn thành luận văn với khối lượng và chất lượng tốt nhất có thể. Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè và gia đình. Trước hết tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và trân trọng tới TS. Vũ Đức Toàn, người Thầy đã chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tác giả rất tận tình trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn. Tác giả xin trân trọng cảm ơn đến các thầy: PGS.TS. Nguyễn Văn Thắng - Trường Đại học Thủy lợi, TS. Bùi Quốc Lập - Trường Đại học Thủy lợi đã có những chỉ bảo, góp ý chân thành cho tác giả trong quá trình thực hiện luận văn. Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Phòng Đào tạo đại học và sau đại học, Khoa Môi trường của trường Đại học Thủy lợi và toàn thể các thầy cô đã giảng dạy, giúp đỡ tác giả trong thời gian học tập cũng như thực hiện luận văn. Cuối cùng tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các bạn bè, người thân, đồng nghiệp trong gia đình đã động viên, ủng hộ, chia sẻ và là chỗ dựa tinh thần giúp tác giả tập trung nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Do thời gian nghiên cứu không dài, trình độ và kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều nên Luận văn chắc chắn không thể tránh được những hạn chế và thiếu sót. Tác giả kính mong các thầy, cô giáo, đồng nghiệp đóng góp ý kiến để kết quả nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Tác giả xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Học viên Trần Thị Ngọc Linh LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là: Trần Thị Ngọc Linh Mã số học viên: 128440301007 Lớp: CH 20 MT Chuyên ngành: Khoa học Môi trường Mã số: 60.85.02 Khóa học: 2011-2013. Tôi xin cam đoan quyển luận văn được chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Vũ Đức Toàn với đề tài nghiên cứu trong luận văn “Đánh giá thực trạng công tác bảo vệ môi trường các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ”. Đây là đề tài nghiên cứu mới, không trùng lặp với các đề tài luận văn nào trước đây, do đó không có sự sao chép của bất kì luận văn nào. Nội dung của luận văn được thể hiện theo đúng quy định, các nguồn tài liệu, tư liệu nghiên cứu và sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn nguồn. Nếu xảy ra vấn đề gì với nội dung luận văn này, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm theo quy định./. NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN Trần Thị Ngọc Linh MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3 1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội 3 1.1.1. Những đặc điểm tự nhiên thành phố Hà Nội 3 1.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội 6 1.2. Hiện trạng môi trường thành phố Hà Nội 7 1.2.1. Chất thải rắn 7 1.2.2. Nước thải 9 1.2.3. Khí thải và tiếng ồn 9 1.3. Tổng quan về khu công nghiệp, các nguyên tắc bảo vệ môi trường và định hướng phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay 9 1.3.1. Tổng quan về khu công nghiệp 9 1 3.2. Các nguyên tắc bảo vệ môi trường 15 1.3.3. Định hướng phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay 15 1.4. Tình hình quy hoạch và hoạt động của các khu công nghiệp ở Việt Nam và thành phố Hà Nội hiện nay 16 1.4.1. Tình hình quy hoạch và hoạt động các khu công nghiệp ở Việt Nam 16 1.4.2. Tình hình quy hoạch và hoạt động các khu công nghiệp TP. Hà Nội 17 1.5. Hệ thống chính sách pháp luật về BVMT KCN hiện hành ở Việt Nam 24 1.5.1. Các văn bản được thực thi trước khi có Luật Bảo vệ môi trường 2005 24 1.5.2. Các văn bản quy định về quản lý môi trường KCN đang được áp dụng 25 CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI MỘT SỐ KHU CÔNG NGHIỆP ĐANG HOẠT ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 27 2.1. Công tác chấp hành pháp luật về BVMT tại các KCN đang hoạt động trên địa bàn TP. Hà Nội 27 2.1.1. Chấp hành các thủ tục pháp lý về bảo vệ môi trường 28 2.1.2. Chấp hành các quy định khác về bảo vệ môi trường 40 2.2. Công tác quản lý nhà nước về BVMT đối với các KCN đang hoạt động trên địa bàn TP. Hà Nội 52 2.2.1. Quy định quản lý môi trường KCN 52 2.2.2. Công tác chỉ đạo điều hành, phân công trách nhiệm quản lý môi trường tại các KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội 53 2.2.3. Công tác thực hiện quy định về quan trắc 58 2.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường 62 2.3. Ưu điểm và tồn tại của công tác BVMT KCN trên địa bàn TP. Hà Nội 68 2.3.1. Ưu điểm 68 2.3.2. Những tồn tại, bất cập và nguyên nhân 70 CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 77 3.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chấp hành pháp luật về BVMT KCN 77 3.1.1. Giải pháp tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật về BVMT, bố trí nguồn kinh phí, bố trí cán bộ cho công tác BVMT 77 3.1.2. Giải pháp tăng cường hiệu quả trong đầu tư, vận hành các công trình BVMT KCN 78 3.1.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả chương trình quan trắc môi trường định kỳ, đảm bảo việc xả thải đúng theo quy định 79 3.1.4. Giải pháp nâng cao ý thức, trách nhiệm doanh nghiệp, người dân trong BVMT KCN 82 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về BVMT KCN 82 3.2.1.Giải pháp hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về BVMT KCN 82 3.2.2. Giải pháp tăng cường hiệu quả giám sát, thực thi pháp luật về BVMT của cơ quan quản lý nhà nước về BVMT trên địa bàn TP. Hà Nội 84 3.2.3. Giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về BVMT KCN trên địa bàn TP. Hà Nội 84 3.3. Các giải pháp đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền 86 3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước và Chính phủ 86 3.3.2. Kiến nghị UBND thành phố Hà Nội 87 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89 KẾT LUẬN 89 KIẾN NGHỊ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Lượng chất thải rắn phát sinh tại Hà Nội năm 2011 8 Bảng 1.2. Sự hình thành và phát triển các KCN trên toàn quốc 10 Bảng 1.3. Số lượng, quy mô KCN trên địa bàn cả nước năm 2012 12 Bảng 1.4. Tình hình thu hút đầu tư vào các KCN (đến tháng 9/2012) 13 Bảng 1.5. Tổng hợp quy hoạch các KCN đến năm 2030 thành phố Hà Nội 18 Bảng 1.6. Khối lượng chất thải rắn tại các KCN Hà Nội năm 2009 21 Bảng 1.7. Khối lượng chất thải rắn tại các KCN Hà Nội 21 Bảng 1.8. Khối lượng nước thải phát sinh tại các KCN Hà Nội 22 Bảng 2.1. Tình hình thực hiện công tác lập báo cáo ĐTM hoặc Đề án BVMT KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội 30 Bảng 2.2. Các văn bản xác nhận hoàn thành các công trình BVMT KCN TP. Hà Nội 33 Bảng 2.3. Tổng hợp hồ sơ môi trường các doanh nghiệp trong KCN 35 Bảng 2.4. Tổng hợp dự án trong KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội thực hiện quan trắc môi trường định kỳ 38 Bảng 2.5. Tình hình xây dựng cơ sở hạ tầng KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội 41 Bảng 2.6. Tổng hợp trạm xử lý nước thải các KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội 43 Bảng 2.7. Các thông số xả thải vượt QCVN tại các KCN thành phố Hà Nội 47 Bảng 2.8. Danh mục cơ sở phát sinh khí thải và các công trình xử lý khí thải 50 Bảng 2.9. Số lượng cán bộ phụ trách về môi trường tại các Công ty là chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội 56 Bảng 2.10. Tần suất quan trắc môi trường các KCN trên địa bàn TP. Hà Nội 58 Bảng 2.11. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ các KCN trên địa bàn TP. Hà Nội 60 Bảng 2.12. Tổng hợp đồng hồ đo lưu lượng nước thải, quan trắc tự động một số thông số ô nhiễm đặc trưng tại các hệ thống xử lý nước thải tập trung của các KCN 61 Bảng 2.13. Bảng cho điểm đánh giá công tác BVMT tại 08 KCN trên địa bàn TP. Hà Nội 66 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Tình hình phát triển các KCN trên toàn quốc qua các năm 11 Hình 1.2. Lượng nước thải phát sinh tại 08 KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội 23 Hình 2.1. Sơ đồ thể hiện tỷ lệ doanh nghiệp lập thủ tục hồ sơ về môi trường tại 08 KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội 36 Hình 2.2. Sơ đồ thể hiện tỷ lệ lấp đầy tại 08 KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội . 41 Hình 2.3. Các cơ quan quản lý môi trường KCN cấp Trung ương 54 Hình 2.4. Các cơ quan quản lý môi trường KCN cấp địa phương 54 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT GIẢI THÍCH BQL Ban Quản lý BVMT Bảo vệ môi trường CTNH Chất thải nguy hại CTR Chất thải rắn ĐTM Đánh giá tác động môi trường KCN Khu công nghiệp KCNC Khu công nghệ cao HTXLNT Hệ thống xử lý nước thải MT Môi trường NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn QCVN Quy chuẩn Việt Nam QCCP Quy chuẩn cho phép SXSH Sản xuất sạch hơn TP Thành phố TN&MT Tài nguyên và Môi trường UBND Ủy ban nhân dân 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Đề tài Các khu công nghiệp (KCN) ngày càng phát triển mạnh mẽ và là một trong những nhân tố chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp của đất nước. KCN phát triển sẽ tăng khả năng thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển công nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người dân; đồng thời hạn chế tình trạng ô nhiễm do các cơ sở sản xuất ngoài KCN gây ra. Ngoài ra, KCN phát triển sẽ kéo theo các đô thị mới, các cơ sở phụ trợ và dịch vụ không ngừng phát triển, tạo ra sự chuyển dịch tích cực trong cơ cấu kinh tế - xã hội, góp phần đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Trên địa bàn thành phố (TP) Hà Nội hiện có 470 dự án đầu tư tại các KCN đã đi vào hoạt động với doanh thu ước đạt 1,7 tỷ USD, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội của Thủ đô [1]. Tuy nhiên, công tác bảo vệ môi trường (BVMT) tại các KCN ở cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn về môi trường như: các bất cập trong cơ chế chính sách về BVMT KCN nói riêng; công tác thực thi pháp luật về BVMT tại các KCN đã được cải thiện theo từng năm tuy nhiên còn rất nhiều hạn chế cần được tháo gỡ; nhiều thách thức lớn về ô nhiễm môi trường do các loại chất thải công nghiệp gây ra. Chính vì vậy, việc đánh giá thực trạng công tác BVMT tại các KCN đang hoạt động trên địa bàn TP. Hà Nội đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác BVMT của khu vực nghiên cứu là một việc hết sức cần thiết và hữu hiệu trong công tác BVMT của Việt Nam nói chung và của Hà Nội nói riêng. 2. Mục tiêu của đề tài Phân tích những thuận lợi, khó khăn trong các mặt cơ chế, chính sách, tổ chức và trong quá trình chấp hành pháp luật về BVMT tại 08 KCN trên địa bàn TP. Hà Nội. Đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện và tăng cường năng lực thực thi công tác BVMT; đặc biệt đối với phạm vi các KCN đang hoạt động trên địa bàn TP. Hà Nội. 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các khu công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi khu vực nghiên cứu: 08 KCN đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội, bao gồm: Thăng Long, Nội Bài, Sài Đồng B, Nam Thăng Long, Hà Nội - Đài Tư, Quang Minh I, Phú Nghĩa và Thạch Thất - Quốc Oai. 4. Phương pháp nghiên cứu Xuất phát từ kết quả nghiên cứu thực tế của Luận văn tại các KCN đang hoạt động trên địa bàn TP. Hà Nội, kết quả nghiên cứu các tài liệu có liên quan cũng như thực tế kết quả thanh, kiểm tra về BVMT của các Đoàn thanh tra, kiểm tra. Luận văn sử dụng các phương pháp: - Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp số liệu thống kê: Tổng hợp những số liệu có liên quan đến nội dung Luận văn trên địa bàn TP. Hà Nội và cả nước (bao gồm số liệu về công tác BVMT KCN trên địa bàn TP. Hà Nội và trong phạm vi cả nước); tổng hợp và phân tích thể chế, chính sách có liên quan; - Phương pháp điều tra: Thực hiện điều tra công tác BVMT, việc thực thi pháp luật về BVMT tại 08 KCN đang hoạt động trên địa bàn TP. Hà Nội. Thể hiện bằng các Phiếu điều tra thực tế; - Phương pháp phân tích hệ thống: Thực hiện quá trình phân tích, đánh giá tình hình công tác BVMT các KCN trên địa bàn TP. Hà Nội một cách hệ thống, đồng bộ bao gồm công tác chấp hành BVMT của các doanh nghiệp trong KCN và công tác quản lý nhà nước về BVMT trên địa bàn TP. Hà Nội. - Phương pháp chuyên gia: Tham khảo các chuyên gia về kết quả phân tích, đánh giá và những đề xuất giải pháp tăng cường hiệu quả công tác BVMT KCN, quản lý nhà nước về môi trường KCN. 5. Bố cục Luận văn Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn gồm 03 Chương: Chương 1. Tổng quan; Chương 2. Đánh giá thực trạng công tác BVMT tại một số KCN đang hoạt động trên địa bàn TP. Hà Nội; Chương 3. Đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường. [...]... hoạch số 75/KH-UBND về quản lý ô nhiễm môi trường công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, 2014 21 1.4.2.1 Hiện trạng môi trường các KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội * Chất thải rắn và chất thải nguy hại Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển các KCN trên địa bàn TP Hà Nội đã làm tăng nhanh khối lượng CTR công nghiệp Số lượng mỗi loại chất thải rắn tại các KCN ở Hà Nội được trình bày... của thành phố Hà Nội 1.1.1 Những đặc điểm tự nhiên thành phố Hà Nội Vị trí địa lý thành phố Hà Nội: Thành phố Hà Nội có diện tích tự nhiên 3.344 km2 Thành phố Hà Nội thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ, có địa giới hành chính: Phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Thái Nguyên và Vĩnh Phúc; Phía Nam tiếp giáp với tỉnh Hà Nam và Hoà Bình; Phía Đông tiếp giáp với tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên;Phía Tây tiếp giáp... phạm pháp luật về BVMT của Việt Nam 2.1 Công tác chấp hành pháp luật về BVMT tại các KCN đang hoạt động trên địa bàn TP Hà Nội 2.1.1 Chấp hành các thủ tục pháp lý về bảo vệ môi trường 2.1.1.1 Về công tác lập và trình cơ quan chức năng thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết BVMT, Đề án BVMT * Giải thích các khái niệm: - Đánh giá tác động môi trường (ĐTM): Là việc phân tích, dự báo tác. .. xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục do pháp luật quy định Khu chế xuất là KCN chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với khu công nghiệp. .. trên địa bàn Tp Hà Nội; cũng như không có hệ thống cập nhật cơ sở dữ liệu để quản lý Đây cũng chính là một trong những bất cập trong công tác quản lý chất thải tại các KCN trên địa bàn TP Hà Nội * Môi trường không khí: Tại các KCN trên địa bàn TP Hà Nội hiện nay, ngoài vấn đề ô nhiễm môi trường nước mặt do nước thải KCN thì vấn đề ô nhiễm môi trường không khí do khí thải công nghiệp cũng là vấn đề đang... sung thêm các quy định về tăng trưởng xanh, cơ sở, sản phẩm thân thiện với môi trường nhằm hướng tới sự phát triển bền vững; bổ sung quy định nội dung quản lý nhà nước về BVMT; quy định về quyền hạn và nghĩa vụ của các tổ chức xã hội, xã hội-nghề nghiệp và cộng đồng dân cư CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI MỘT SỐ KHU CÔNG NGHIỆP ĐANG HOẠT ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Trong... sát thông tin 08 Chủ đầu tư KCN trên địa bàn TP Hà Nội, Ban Quản lý các KCN và Chế xuất Hà Nội Bên cạnh đó, Học viên tích cực thu thập, nghiên cứu tài liệu về công tác chấp hành pháp luật về BVMT các KCN trên địa bàn TP Hà Nội nói riêng, trong phạm vi cả nước nói chung; thu thập, nghiên cứu tài liệu, thông tin về công tác quản lý nhà nước về BVMT trên địa bàn TP Hà Nội, trong phạm vi toàn quốc cũng... về phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp Các Bộ, ngành cũng ban hành nhiều văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện các nội dung BVMT khu kinh tế hoặc các phân khu chức năng khu kinh tế (KCN, đô thị, dân cư,…) như: - Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT ngày 15/7/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp; - Thông... đầy đủ, đáp ứng yêu cầu quản lý và BVMT KCN Ngoài ra, các UBND tỉnh cũng ban hành các văn bản, quy định về quản lý, BVMT các khu công nghiệp Hầu hết các địa phương ban hành các văn bản quy định lồng ghép với công tác BVMT chung, một số ít tỉnh đã ban hành quy định riêng về quản lý môi trường khu kinh tế, KCN như Quảng Nam, Quảng Ngãi; ban hành quy chế phối hợp giữa Ban Quản lý các KCN với cơ quan chuyên... điều kiện phát triển công nghiệp, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại những địa phương có tỷ trọng công nghiệp trong GDP thấp Đưa tỷ lệ đóng góp của các khu công nghiệp vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp từ trên 24% hiện nay lên khoảng 39% - 40% vào năm 2010 và tới trên 60% vào giai đoạn tiếp theo Tăng tỷ lệ xuất khẩu hàng công nghiệp của các khu công nghiệp từ 19,2% giá trị xuất khẩu toàn quốc hiện . cứu, tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sĩ Đánh giá thực trạng công tác bảo vệ môi trường các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ . Đây là một đề. giá thực trạng công tác bảo vệ môi trường các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ . Đây là đề tài nghiên cứu mới, không trùng lặp với các đề tài. hội của thành phố Hà Nội 1.1.1. Những đặc điểm tự nhiên thành phố Hà Nội Vị trí địa lý thành phố Hà Nội: Thành phố Hà Nội có diện tích tự nhiên 3.344 km 2 . Thành phố Hà Nội thuộc khu vực

Ngày đăng: 23/05/2015, 17:10

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LV Tran Thi Ngoc Linh

    • MỞ ĐẦU

    • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

      • 1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội

        • 1.1.1. Những đặc điểm tự nhiên thành phố Hà Nội

        • Điều kiện về khí tượng, thủy văn thành phố Hà Nội:

          • * Điều kiện khí tượng:

          • * Các điều kiện thời tiết bất thường

          • * Điều kiện thủy văn

          • 1.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội

          • 1.2. Hiện trạng môi trường thành phố Hà Nội

            • 1.2.1. Chất thải rắn

            • Bảng 1.1. Lượng chất thải rắn phát sinh tại Hà Nội năm 2011

              • 1.2.2. Nước thải

              • 1.2.3. Khí thải và tiếng ồn

              • 1.3.1. Tổng quan về khu công nghiệp

              • Bảng 1.2. Sự hình thành và phát triển các KCN trên toàn quốc

              • Hình 1.1. Tình hình phát triển các KCN trên toàn quốc qua các năm

              • Bảng 1.3. Số lượng, quy mô KCN trên địa bàn cả nước năm 2012

              • Bảng 1.4. Tình hình thu hút đầu tư vào các KCN (đến tháng 9/2012)

                • 1.3.2. Các nguyên tắc bảo vệ môi trường

                • 1.3.3. Định hướng phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay

                • 1.4. Tình hình quy hoạch và hoạt động của các khu công nghiệp ở Việt Nam và thành phố Hà Nội hiện nay

                  • 1.4.1. Tình hình quy hoạch các khu công nghiệp ở Việt Nam

                  • 1.4.2. Tình hình quy hoạch và hoạt động các khu công nghiệp TP. Hà Nội

                  • Bảng 1.5. Tổng hợp quy hoạch các KCN đến năm 2030 thành phố Hà Nội

                  • Bảng 1.6. Khối lượng chất thải rắn tại các KCN Hà Nội năm 2009

                  • Bảng 1.7. Khối lượng chất thải rắn tại các KCN Hà Nội

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan