BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI Tổng Công ty phát điện 1

15 306 0
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI Tổng Công ty phát điện 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lời nói đầu Sau một thời gian thực tập tại Tổng Công ty phát điện 1, mặc dù bản thân em đã rất cố gắng và cũng được sự quan tâm hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy giáo hương dẫn, lãnh đạo Tổng Công ty và toàn thể các cán bộ công nhân viên trong phân xưởng Tự động Điều khiển, nhưng do thời gian và trình độ bản thân có hạn, dây chuyền công nghệ hiện đại, nên báo cáo này của em không tránh khỏi thiếu sót. Em kính mong được các thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến cho em để bản báo cáo này của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHHMTV NHIỆT ĐIỆN UÔNG BÍ 1.1 Lịch sử hình thành & phát triển của công ty TNHHMTV Nhiệt điện Uông Bí 1.2 Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty 1.3 Điều kiện sản xuất của công ty Chương 2 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CỦA NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN UBMR 1-300MW 2.1 Giới thiệu chung về công nghệ sản xuất điện năng 2.2 Quy trình công nghệ sản xuất điện năng của nhà máy 2.3 Các hệ thống và thiết bị chính của nhà máy 2.4 Hệ thống điều khiển và giám sát trong nhà máy 2.5 Hệ thống điều khiển Turbine của nhà máy 2.5.1 Thành phần điều khiển 2.5.2 Hệ thống trao đổi tín hiệu của các chi tiết động 2.5.3 Các cửa sổ bộ điều chỉnh Turbine Chương 3 HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN DCS CỦA TỔ MÁY Chương 4 LÒ HƠI VÀ CÁC BỘ ĐIỀU CHỈNH TỰ ĐỘNG CỦA TỔ MÁY 4.1 Cấu tạo và đặc tính kỹ thuật của lò hơi 4.1.1 Các thông số kỹ thuật của lò hơi 4.1.2 Cấu tạo và nguyên lý làm việc của lò hơi 4.2 Các bộ điều chỉnh tự động của nhà máy Chương 1 TỔNG QUAN CÔNG TY TNHHMTV NHIỆT ĐIỆN UÔNG BÍ 1.1 Giới thiệu tổng quan về công ty Công ty TNHHMTV Nhiệt điện Uông Bí cách thủ đô Hà Nội khoảng 130km về hướng đông. Từ khi khởi công xây dựng ngày 19/5/1961 đến nay, Công ty TNHHMTV Nhiệt điện Uông Bí (tiền thân là Nhà máy điện Uông Bí) đã trải qua nhiều giai đạn xây dựng và phát triển chính như sau: a.Giai đoạn thành lập, xây dựng, sản xuất và chiến đấu từ 1961-1975: Nhà máy nhiệt điện Uông Bí được khởi công xây dựng ngày 19/5/1961 vào dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 71 của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Công trình do Đảng, Chính phủ và nhân dân Liên Xô anh em giúp đỡ xây dựng với chủ trương ban đầu xây dựng hai đợt với tổng công suất đặt là 48MW. b.Giai đoạn mở rộng sản xuất đợt III & IV và phát huy hiệu suất lò máy, duy trì sản xuất ổn định 1976-2000: Những năm đầu thập kỷ 80, Nhà máy điện Uông Bí là đơn vị phát điện chủ lực của toàn quốc cho đến khi Nhà máy điện Phả Lại phát điện lên lưới. Từ đó đến tháng 11/2009 Nhà máy phát ổn định với công suất 110MW của 2 tổ máy 5-6. Giai đoạn từ 1990-2000, Nhà máy còn mở rộng sang các lĩnh vực dịch vụ khác như: sản xuất bia, sản xuất gạch ốp, lát; sản xuất cột điện ly tâm; thành lập Trung tâm xây lắp điện và các đội đường dây đi xây lắp các công trình điện tại nhiều địa phương trong cả nước… nhằm giải quyết khó khăn về việc làm trong giai đoạn lực lượng CBCNV đông và thiếu việc làm. c.Giai đoạn mở rộng sản xuất từ năm 2000 đến nay: Từ năm 2000 đến nay, Nhà máy điện Uông Bí có nhiều bước phát triển quan trọng. Năm 2000, Chính phủ quyết định đầu tư Dự án Nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng 1 công suất 300MW, đến 26/5/2002 chính thức khởi công gói thầu EPC của Dự án do Tổng công ty lắp máy Việt Nam làm tổng thầu và đến 19/5/2003 hợp đồng EPC bắt đầu có hiệu lực. Từ ngày 27/11/2009, Công ty nhiệt điện Uông Bí đã tiếp quản, vận hành tổ máy mở rộng 1-300MW. Năm 2006, Tập đoàn điện lực Việt Nam quyết định đầu tư Dự án Uông Bí mở rộng 2-300MW. Ngày 23/5/2008 gói thầu EPC Dự án Uông Bí mở rộng 2-330MW do tổng thầu Chengda Trung Quốc được khởi công. Công ty nhiệt điện Uông Bí thực hiện quản lý dự án đồng thời chuẩn bị nguồn nhân lực để vận hành tổ máy. Theo dự kiến, đến tháng 5/2011, Nhà thầu Chengda sẽ bàn giao thương mại cho Chủ đầu tư. Nhiệt điện Uông Bí sẽ thành tổ hợp 3 Nhà máy với tổng công suất phát điện là 740MW. Về tổ chức quản lý, từ ban đầu thành lập năm 1961, Công ty mang tên Nhà máy điện Uông Bí. Đến năm 2005, Nhà máy nhiệt điện Uông Bí đổi tên thành Công ty nhiệt điện Uông Bí hạch toán độc lập trực thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam. Tháng 7/2010, Công ty chuyển đổi mô hình sản xuất và quản lý thành Công ty TNHH MTV Nhiệt điện Uông Bí trực thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam. Từ ngày 1/1/2013 Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí được nâng cấp Thành Tổng Công ty phát điện 1. Tổng diện tích của nhà máy là 320.342m 2 trong đó 111.300m 2 là dành cho nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng 1 và các khu vực thi công. Nhà máy kết nối với lưới điện tại sân phân phối 220/110KV và đấu với trạm biến áp Bạch Đằng-Tràng Bạch. Nguồn nguyên liệu chính cho nhà máy là than cám 5, than cám 6 được lấy từ mỏ Vàng Danh, dầu FO được vận chuyển bằng tàu đi qua sông Uông cấp cho nhà máy tại trạm bơm dầu đặt tại Uông Bí. 1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty ● xưởng Hình 1- 1: Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty 1.2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành của Công ty a.Chủ tịch kiêm Giám đốc: là người đại diện theo ủy quyền của Hội đồng thành viên Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), do Hội đồng thành viên EVN bổ nhiệm. b.Kiểm soát viên: EVN bổ nhiệm 01 Kiểm soát viên của Công ty. c.Các Phó Giám đốc và Kế toán trưởng: Chủ tịch kiêm Giám đốc PGĐ KỸ THUẬT KẾ TOÁN TRƯỞNG PGĐ UBMR1 PGĐ QLDA.UBMR2 Trưởng ca Phân xưởng Nhiên liệu Phân xưởng Lò - Máy Văn phòng Phòng Tổ chức- LĐ Phòng Kế hoạch Phân xưởng Điện – kiểm nhiệt Phòng kỹ thuật Phân xưởng Hóa Phòng tài chính kế toán Phân xưởng Cơ nhiệt Phòng Vật tư Phòng tổng hợp CBSX Phân xưởng Vận hành 1 Phân xưởng Tự động - ĐK Phòng Kinh tế - kế hoạchQLDA Phòng Kỹ thuật - GS QLDA Phân xưởng Vận hành 2 Phân xưởng SX VL- DV Phòng bảo vệ +Các Phó Giám đốc: Giám đốc do Chủ tịch công ty bổ nhiệm trên cơ sở chấp thuận của EVN để giúp Giám đốc Công ty thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công và ủy quyền của Giám đốc Công ty. +Kế toán trưởng: do Chủ tịch Công ty bổ nhiệm trên cơ sở chấp thuận của EVN để giúp Giám đốc tổ chức và thực hiện công tác tài chính, kế toán, thống kê của Công ty. d.Bộ máy giúp việc (Văn phòng và các Phòng chức năng, các Phân xưởng sản xuất): có chức năng tham mưu, giúp việc cho Chủ tịch, Giám đốc Công ty trong quản lý, điều hành công việc. Bộ máy giúp việc của Công ty bao gồm: Khối văn phòng và phòng tổ chức: 1. Văn phòng: Công tác quản lý hành chính: đối ngoại, tổng hợp, thi đua khen thưởng, tuyên truyền, quản trị, đời sống, y tế, mầm non. 2. Phòng Tổ chức- Lao động: Công tác tổ chức nhân sự, cán bộ, công tác đào tạo, định mức và lao động tiền lương, thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động. 3. Phòng Kế hoạch: Công tác kế hoạch sản xuất và kinh doanh. 4. Phòng Kỹ thuật: Quản lý kỹ thuật, Kỹ thuật an toàn, An toàn- Bảo hộ lao động, Quản lý Môi trường và Công nghệ- Thông tin. 5. Phòng Tài chính- Kế toán: Công tác Tài chính- Kế toán- Thống kê. 6. Phòng Vật tư: Quản lý và cung ứng vật tư, nhiên liệu. 7. Phòng Bảo vệ: Bảo vệ trật tự, bảo vệ sản xuất trong Công ty, công tác phòng chống cháy nổ- trực cứu hỏa, công tác thanh tra, quân sự tự vệ. 8. Phòng Kinh tế- Giám sát QLDA UBMR2 9. Phòng Kỹ thuật- Giám sát QLDA UBMR2 10. Phòng Tổng hợp CBSX UBMR2 Các phân xưởng trực tiếp sản xuất điện: 11. Phân xưởng Nhiên liệu: Tổ chức tiếp nhận, quản lý và cung cấp than. 12. Phân xưởng Hóa: Quản lý- xử lý nước, thí nghiệm nước, than, dầu. 13. Phân xưởng Lò- Máy 1: Quản lý, vận hành các lò, máy 110MW. 14. Phân xưởng Lò- Máy 2: Quản lý, vận hành NM 300MW (UBMR1). 15. Phân xưởng Lò- Máy 3: Quản lý, vận hành NM 330MW (UBMR2). 16. Phân xưởng Điện- Kiểm nhiệt 17. Phân xưởng Tự động- Điều khiển: Quản lý toàn bộ hệ thống điều khiển tự động của Nhà máy. 18. Phân xưởng sửa chữa Cơ nhiệt: Sửa chữa thiết bị cơ nhiệt Đơn vị sản xuất kinh doanh khác (Ngoài sản xuất điện): 19. Phân xưởng sản xuất Vật liệu xây dựng và dịch vụ Chương 2 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CỦA NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN UBMR 1-300MW 2.1 Giới thiệu chung về nhà máy điện Ở nước ta thì các nhà máy điện vẫn cung cấp một lượng điện không nhỏ cho mạng điện quốc gia. Đối với các nhà máy điện hiện nay thì nhiên liệu chính được sử dụng là than và khí thiên nhiên. Nguyên lý sản suất điện của nhà máy điện là chuyển hóa nhiệt năng từ đốt cháy các loại nhiên liệu trong lò hơi thành cơ năng quay Turbine, chuyển cơ năng thành năng lượng điện trong máy phát điện. Nhiệt năng được dẫn đến Turbine qua một môi trường dẫn nhiệt là hơi nước. Hơi nước chỉ là môi trường truyền tải nhiệt năng đi, nhưng hơi vẫn phải đảm bảo chất lượng ( như phải đủ áp suất…) trước khi đi vào Turbine để sinh công. Nhiệt năng cung cấp càng nhiều thì năng lượng điện phát ra càng lớn và ngược lại. Điện áp phát ra từ đầu cực máy phát điện sẽ được đưa qua hệ thống trạm biến áp nâng lên cấp điên áp thích hợp trước khi hòa vào lưới điện quốc gia. ● Phân loại các nhà máy điện Phân loại theo nguyên liệu sử dụng: - Nhà máy điện đốt nhiên liệu rắn - Nhà máy điện đốt nhiên liệu lỏng - Nhà máy điện đốt nhiên liệu khí. - Nhà máy điện đốt nhiên liệu hỗn hợp Phân loại theo Turbine quay máy phát: - Nhà máy điện Turbine hơi - Nhà máy điện Turbine khí - Nhà máy điện Turbine khí- hơi Quá trình chuyển hóa năng lượng của nhà máy điện: Hình 2-1: Quá trình chuyển hóa năng lượng 2.2 Quy trình công nghệ sản xuất điện năng của nhà máy nhiệt điện UBMR1- 300MW Nhiên liệu Lò hơi Hơi Turbine Máy phát Tiêu thụ Bao hơi Nước ngưng 5 1 2 3 4 13 10 14 16 Kh«ng khÝ Tíi èng khãi 17 12 11 9 6 7 8 H×nh 2-2 S¬ ®å khèi qu¸ tr×nh s¶n xuÊt ®iÖn n¨ng cña nhà máy 15 (1) Kho nhiên liệu dùng để dự trữ và pha trộn than trước khi cấp lên lò. (2) Hệ thống cung cấp nhiên liệu cho lò. Thiết ké hệ thống băng tải cung cấp cho lò, hai hệ thống này làm việc độc lâp kể cả phần cung cấp điện để đảm bảo luôn luôn cung cấp đủ than cho lò trong trường hợp sự cố băng tải hoặc sự cố mất điện. (3) Hệ thống nghiền than: đươc thiết kế kiêu lò hơi đốt than trực tiếp ( không có than bột trung gian). Mỗi lò bao gồm 4 máy nghiền than bằng bi, than cấp vào máy nghiền qua máy cấp than nguyên và nó được sấp nóng bởi gió cấp 1va sau đó dược thổi thẳng vào lò. (4) Lò hơi của dây truyền là lò hơi kiểu tuần hoàn tự nhiên, có kết cấu xung quanh là các giàn ống sinh hơi, trong lò than được đốt cháy sinh nhiệt trao đổi với nước ngưng trong các giàn ống sinh hơi để tạo ra hơi bão hòa tích tụ trong bao hơi, sau đó hơi này được đua qua các phân ly dạng xyclon và được đưa qua các giàn quá nhiệt để tạo ra hơi quá nhiệt khô có nhiệt độ và áp suất yêu cầu của Turbine. (5) Turbine được thiết kế gồm 3 cấp áp lực. Hơi từ lò được đư vào Turbine cao áp, sau khi giãn nở sinh công ở cao áp nó lại được đưa qua giàn quá nhiệt trung gian để nâng nhiệt độ đẳng áp, sau đó được đưa vào Turbine trung áp và sang Turbine hạ áp về bình ngưng. Công sinh ra trên trục Turbine quay máy phát điện, máy phát điện sẽ biến năng lượng cơ đó thành năng lượng điện phát lên lưới. (6) Bình ngưng : có nhiệm vụ ngưng hơi thoát từ Turbine hạ áp thành nước ngưng (7) Bơm tuần hoàn: dùng để cung cấp nước làm mát từ sông cho bình ngưng, nước làm mát đầu ra bình ngưng một phần cung cấp cho hệ thống xử lý nước, còn lại đổ ra kênh thải ra sông. (8) Bơm ngưng: Bơm ngưng dùng để cung cấp nước ngưng cho khử khí. (9) Hệ thống gia nhiệt hạ áp: dùng để nâng nhiệt độ nước ngưng trước khi vào khử khí. (10) Bình khử khí: sẽ nhận hơi trích từ Turbine trung áp để gia nhiệt nước ngưng tới trạng thái gần bão hòa để tách khí không ngưng. (11) Bơm cấp: dùng để cung cấp nước cho bao hơi. (12) Hệ thống gia nhiệt cao: dùng để nâng nhiệt độ nước cấp. [...]... giàn ống sinh hơi xung quanh lò, trao đổi nhận nhiệt của lò biến thành hơi có thông số cao và được dẫn đến Turbine (5) Tại đây hơi giãn nở sinh công quay Turbine_ máy phát Máy phát điện sẽ biến công suất cơ nhận trên trục Turbine thành công suất điện phát lên lưới Hơi sau khi sinh công có thông số thấp thoát về bình ngưng (6) Trong bình ngưng hơi nước động thành nước nhờ hệ thống nước làm mát tuần... cấp oxi cho lò (17 ) Quạt khói: dùng để hút khói thoát của lò và để duy trì chân không buồng lửa Nguyên lý hoạt động Từ kho nhiên liệu (than, dầu, đá vôi), qua hệ thống cung cấp nhiên liệu (2) được đưa và lò (3) Nhiên liệu than từ kho nhiên liệu (1) qua hệ thống cung cấp nhiên liệu (2), sau đó được đưa vào hệ thống nghiền than (3) Tại đây than được sấy bởi gió nóng cấp 1 từ quạt gió cấp 1( 15), qua bộ sấy... (13 ) Bộ hâm: bộ hâm có tác dụng nhận nhiệt trong khói thoát sau các giàn quá nhiệt để nâng nhiệt độ nước cấp gần bằng nước trong nhiệt độ bao hơi (14 ) Bộ sấy không khí kiểu quay: bộ sấy không khí kiểu quay dùng để sáy không khí từ các quạt gió trước khi vào lò (15 ) Quạt gió cấp 1: dùng để cung cấp gió đi sấy than và vận chuyển than vào lò (16 ) Quạt gió chính: để cung cấp gió cho quạt gió cấp 1 và... sau khi được khử khí sẽ được bơm cấp (11 ) bơm qua các bình gia nhiệt cao (12 ), qua bộ hâm sau đó đưa vào bao hơi Người ta dùng hơi trích từ Turbine để cung cấp cho các bình gia nhiệt cao, gia nhiệt hạ và bình khử khí 2.3 Các hệ thống và thiết bị chính trong nhà máy - Lò hơi và các thiết bị phụ - Hệ thống điện nhà máy - Hệ thông đo lường điều khiển - Turbine – máy phát và các thiết bị phụ - Hệ thống xử... của nhà máy để dừng thiết bị chính khi hệ thống điều khiển hệ thống -Hệ thống truyền hình mạch kín để theo dõi ngọn lửa buồng đốt và quá trình vận hành các hệ thống Hiện nay nhà máy đang phát công suất 280MW để phát điện lên lưới của EVN Hình 2- 3: Cấu trúc mạng ICMS 2.5 Các hệ thống điều khiển phục trợ : Ngoài hệ thống điều khiê nr DCS của tổ máy, các hệ thống phục trợ khác như hệ thống cung cấp than,... cấp 1 từ quạt gió cấp 1( 15), qua bộ sấy không khí (14 ) và thổi trực tiếp vào lò (4) Nước được xử lý hóa học, qua bộ hâm (13 ) đưa vào bao hơi của lò Trong lò xảy ra phản ứng cháy tạo ra nhiệt năng Khói thoát ra có nhiệt độ cao được qua các dàn quá nhiệt, qua bộ hâm và bộ sấy không khí để tận dụng nhiệt sau đó thoát ra ngoài ống khói nhờ quạt khói (17 ) Nước trong bao hơi được cấp xuống các giàn ống sinh... lý nước thải ,hệ thống cấp than ,hệ thống xử lý tro xỉ ,hệ thống xử lý hidro trạm khí nén, hệ thống thổi bụi lò Toàn bộ việc điều khiển và giám sát quá trình vận hành nhà máy được thực hiện từ phòng điều khiển chính đặt tại nhà điều khiển trung tâm Trong phòng điều khiển chính này được bố trí các thiết bị chính sau: -5 trạm làm việc vận hành với màn hình đôi để điều khiển và giám sát các hệ thống thiết... và giám sát tự động chính của nhà máy Nhà máy được trang bị một hệ thống điều khiển và giám sát tích hợp (ICMS) để thực hiện các chức năng: điều khiển và giám sát quá trình vânh hánh của lò hơi tua bin và các thiết bị phụ, điều khiển phối hợp lò hơi tua bin, bảo vệ lò hơi tua bin máy phát điều khiển và giám sát các hệ thống phụ trợ thuộc phần cân bằng nhà máy Cấu trúc của hệ thống điều khiển và giám . CÔNG TY TNHHMTV NHIỆT ĐIỆN UÔNG BÍ 1. 1 Giới thiệu tổng quan về công ty Công ty TNHHMTV Nhiệt điện Uông Bí cách thủ đô Hà Nội khoảng 13 0km về hướng đông. Từ khi khởi công xây dựng ngày 19 /5 /19 61. thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam. Từ ngày 1/ 1/2 013 Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí được nâng cấp Thành Tổng Công ty phát điện 1. Tổng diện tích của nhà máy là 320.342m 2 trong đó 11 1.300m 2 là dành. để bản báo cáo này của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHHMTV NHIỆT ĐIỆN UÔNG BÍ 1. 1 Lịch sử hình thành & phát triển

Ngày đăng: 23/05/2015, 17:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan