Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả các công trình trạm bơm tưới thuộc hệ thống thủy lợi Liễn Sơn Vĩnh Phúc

203 1.8K 3
Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả các công trình trạm bơm tưới thuộc hệ thống thủy lợi Liễn Sơn Vĩnh Phúc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam, trong những năm qua luôn được nhiều tổ chức quốc tế đánh giá là một trong các nước đang phát triển, có tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng. Đặc biệt với các ngành kinh tế, thương mại, dịch vụ và công nghiệp,… đã chứng kiến những bước tiến triển vượt bậc, đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của đất nước, trong đó có ngành Nông nghiệp. Ở nước ta ngành nông nghiệp đóng một vai trò quan trọng. Vĩnh Phúc có gần 80% dân số làm nghề nông nghiệp; Quá trình hình thành và phát triển gắn liền với sự phát triển của kinh tế xã hội. Bước ngoặt của ngành nông nghiệp nông thôn là từ khi có khán 10 năm 1986, nông dân được chia ruộng đất. Từ đây kinh tế được ổn định và trên đà phát triển. Tuy nhiên để phục vụ tốt cho nông nghiệp cần phải có lượng nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, mà muốn có lượng nước tưới được, lại nhờ vào các công trình trạm bơm tưới; Vĩnh Phúc là tỉnh Đồng bằng - Trung du các công trình trạm bơm tưới thuộc các Công ty thủy lợi có rất nhiều vấn đề về địa giới hành chính, diện tích phục vụ, quy mô, phân cấp công trình,… nên tính hiệu quả tưới chưa cao, gây thất thoát nguồn lực cho Nhà Nước, doanh nghiệp. Một trong những giải pháp quan trọng nhất là tập trung hoàn thiện và nâng cao hiệu quả các công trình trạm bơm tưới một cách khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn, đồng thời áp dụng đúng quy trình, thủ tục pháp lý. Có như vậy, sẽ hạn chế, giảm thiểu những sự cố, rắc rối phát sinh khi công trình hoàn thành. Nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả các công trình trạm bơm tưới thuộc hệ thống thủy lợi Liễn Sơn Vĩnh Phúc, sẽ rút ra một số điểm khó khăn, chưa phù hợp, trong công việc xây dựng công trình trạm bơm. Qua đó, phân 2 tích đánh giá và đề xuất một số giải pháp hợp lý cho việc quản lý xây dựng công trình trạm bơm nói chung, hạn chế tối đa những tổn thất về chi phí, sự cố, cũng như các vấn đề nảy sinh trong quá trình xây dựng trạm bơm tưới. Không những vậy, đề tài hi vọng sẽ là một tài liệu tham khảo, hoặc có thể áp dụng với những công trình trong tương lai với quy mô, đặc điểm tương tự. 2. Mục tiêu của đề tài Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả các trạm bơm tưới thuộc hệ thống thuỷ lợi Liễn Sơn Vĩnh Phúc; Trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học lý luận và thực tiễn về quy hoạch, xây dựng công trình thủy lợi ở Vĩnh Phúc luận văn sẽ đạt được những mục tiêu có ý nghĩa thiết thực sau: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quy hoạch thủy lợi nói chung, đặc biệt là xây dựng các công trình trạm bơm tưới và những vấn đề có liên quan đến xây dựng công trình thủy lợi. - Vận dụng những lý luận cơ bản đã đạt được trên đây vào phân tích, đánh giá thực trạng công trình trạm bơm tưới thuộc hệ thống thủy lợi Liễn Sơn Vĩnh Phúc. - Phân tích ý kiến của các đơn vị quản lý thủy lợi, xem xét đánh giá về quy hoạch, xây dựng công trình trạm bơm tưới hiện hành, tìm ra nguyên nhân hạn chế, những khó khăn thuận lợi để từ đó đề xuất hướng hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả các trạm bơm tưới thuộc hệ thống thủy lợi Liễn Sơn Vĩnh Phúc. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu + Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu được áp dụng cho đối tượng là Công ty TNHH một thành viên thủy lợi Liễn Sơn Vĩnh Phúc và những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác này. + Phạm vi nghiên cứu 3 Do việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến công tác xây dựng các công trình trạm bơm tưới là rất rộng, nên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn trong công tác xây dựng công trình trạm bơm tưới thuộc hệ thống thủy lợi Liễn Sơn 4. Phương pháp nghiên cứu Điều tra khảo sát, thu thập tài liệu liên quan đến các công trình trạm bơm tưới thuộc hệ thống thủy lợi Liễn Sơn Vĩnh Phúc. Nghiên cứu phân tích tổng hợp điều kiện xây dựng, quản lý xây dựng công trình trạm bơm. 5. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Đề tài nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả năng lực tưới của các công trình trạm bơm tưới thuộc hệ thống thủy lợi Liễn Sơn Vĩnh Phúc 6. Kết quả dự kiến đạt được Vận dụng trực tiếp các kết quả nghiên cứu và giải pháp nâng cao hiệu quả các công trình trạm bơm tưới hệ thống thủy lợi Liễn Sơn nói riêng, các hệ thống thủy lợi nói chung. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÁC TRẠM BƠM TƯỚI THUỘC HỆ THỐNG THUỶ LỢI LIỄN SƠN TỈNH VĨNH PHÚC 1.1 Giới thiệu chung về hệ thống thủy lợi Liễn Sơn tỉnh Vĩnh Phúc 1.1.1 Giới thiệu tổng quan về hệ thống thủy lợi Liễn Sơn Hệ thống thủy lợi Liễn Sơn tỉnh Vĩnh Phúc thuộc Công ty TNHH một thành viên thủy lợi Liễn Sơn tiền thân là Ban Quản trị Nông Giang Liễn Sơn được thành lập ngày 26/02/1971 trực thuộc Sở Thủy lợi Vĩnh Phú nay là Sở Nông Nghiệp và PTNT Vĩnh Phúc; Là doanh nghiệp hạng I với nhiệm vụ trọng tâm mà UBND tỉnh Vĩnh Phúc giao quản lý hệ thống công trình thủy lợi, để phục vụ tưới tiêu cho 80 xã, phường, thị trấn của 7 huyện, thị, thành trong tỉnh Vĩnh Phúc; nguồn nước lấy vào hệ thống thủy lợi Liễn Sơn, có 04 công trình thủy lợi đầu mối chính gồm: Đập dâng nước đầu mối Liễn Sơn; trạm bơm điện Bạch Hạc; trạm bơm điện Đại Định và trạm bơm Liễu Trì; ngoài ra còn gần 250 trạm bơm nhỏ; 69 hồ nhỏ, hệ thống công trình thủy lợi trên kênh, và trên 90Km kênh tưới cấp I, trên 146 Km kênh tưới cấp II, trên 4.000Km kênh tưới cấp III trở xuống nội đồng, hệ thống kênh tiêu 933Km. Hiện tại hệ thống thủy lợi Liễn Sơn quản lý 250 trạm bơm điện lớn, nhỏ phục vụ tưới, tiêu và một số trạm bơm dầu. Trong đó số trạm bơm do Công ty quản lý từ trước là 16 trạm bơm (trong đó có 03 trạm bơm lớn đầu mối: Trạm bơm điện Bạch Hạc, trạm bơm điện Đại Định, trạm bơm điện Liễu trì), còn lại 234 trạm bơm điện nhận bàn giao quản lý từ các xã. Theo số liệu thống kê, hiện nay trên toàn hệ thống thủy lợi do Công ty quản lý có 840 cống lớn, nhỏ có máy đóng mở từ V0,5 đến V20 và nhiều cống hở trên hệ thống kênh nội đồng. Diện tích phục vụ tưới, tiêu với diện tích mặt bằng là: 26.902 ha; Trong đó: Diện tích gieo trồng 24.833 ha, diện tích nuôi trồng thủy sản 2.069 ha. 5 Kết quả phục vụ cung cấp nước tưới, tiêu cho sản xuất nông nghiệp năm 2013 của Công ty là 62.172,7 ha; trong đó: Vụ chiêm: 21.137,2 ha; Vụ mùa: 20.597,23 ha; Vụ đông: 13.109,26 ha; Thủy sản: 3.337,04 ha. Công ty TNHH một thành viên thủy lợi Liễn Sơn gồm khối văn phòng công ty và các đơn vị xí nghiệp với tổng số 390 lao động; khối văn phòng Công ty gồm: Ban giám đốc Công ty và kiểm soát viên, Phòng Tổ chức – Hành chính; Phòng Tài vụ, Phòng Quản lý và Công trình, Phòng Kế hoạch Kỹ thuật, Phòng Xây dựng Cơ bản; Khối Các Xí nghiệp đơn vị trực thuộc Công ty bao gồm: Xí nghiệp Thủy lợi Móng Cầu, Xí nghiệp Thủy lợi Tam Dương, Xí nghiệp Thủy lợi Vĩnh Tường, Xí nghiệp Thủy lợi Yên Lạc, Xí nghiệp Thủy lợi Bình Xuyên, Xí nghiệp Thủy lợi Vĩnh Yên, Xí nghiệp tư vấn Khảo sát thiết kế, Xí nghiệp Xây lắp cơ điện, Trạm bơm điện Bạch Hạc, Trạm bơm điện Đại Định. Ngoài ra còn có 77 trạm thủy lợi cơ sở với tổng số lao động trực tiếp là 500 người (mỗi xã có 1 trạm thủy lợi cơ sở quản lý và bảo vệ công trình nội đồng trên địa bàn xã) quản lý hệ thống công trình thủy lợi nội đồng 1.1.2 Đặc điểm tự nhiên Tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng thuộc trung du và miền núi phía bắc, có tọa độ: từ 21° 08’ (tại xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo) đến 21°19' (tại xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội) vĩ độ bắc; từ 105° 109’ (xã Bạch Lưu, huyện Sông Lô) đến 105°47’ (xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên) kinh độ đông. Diện tích tự nhiên, tính đến 31/12/2008 là 1.236,5 km², dân số 1.014.488 người, gồm 9 đơn vị hành chính: thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và 7 huyện: Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Bình Xuyên, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc với 112 xã, 25 phường và thị trấn. Vĩnh Phúc nằm ở vùng đỉnh của châu thổ sông Hồng, khoảng giữa của miền Bắc nước Việt Nam, khu vực chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng vì 6 vậy có ba vùng sinh thái: đồng bằng ở phía Nam tỉnh, trung du ở phía Bắc tỉnh, vùng núi ở huyện Tam Đảo. Đối với hệ thống thủy lợi Liễn Sơn có diện tích mặt bằng đất sản xuất nông nghiệp và đất nuôi trồng thủy sản theo rà soát bản đồ tưới năm 2012 là: 26.902 ha; Trong đó: Diện tích gieo trồng 24.833 ha, diện tích nuôi trồng thủy sản 2.069 ha, nằm ở các xã, phường, thị trấn thuộc 7 huyện, thị, thành trong tỉnh, đó là thành phố Vĩnh Yên, Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc với 80 xã, phường và thị trấnNgoài ra còn có một phần diện tích của phường Bạch Hạc - TP Việt Trì - Phú Thọ và cấp nước sông Cà Lồ để tưới cho khu vực Mê Linh – Hà Nội. 1.1.3 Vị trí địa lý, đặc điểm địa hình: 1.1.3.1 Vị trí địa lý: Vĩnh Phúc thuộc Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và Vùng Thủ đô, phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, phía Tây giáp Phú Thọ, phía Đông và phía Nam giáp thủ đô Hà Nội. Vĩnh Phúc nằm trên Quốc lộ số 2 và tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai, hiện đang xây dựng tuyến đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai là cầu nối giữa vùng Trung du miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đường quốc lộ số 5 thông với cảng Hải Phòng và trục đường 18 thông với cảng nước sâu Cái Lân. Những lợi thế về vị trí địa lý kinh tế, đã đưa tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Hệ thống thủy lợi Liễn Sơn Sơn được Pháp nghiên cứu khảo sát và xây dựng năm từ 1914 đến năm 1923 đưa vào khai thác sử dụng, cụm công trình đầu mối tại xã Đồng Tĩnh, huỵên Tam Dương với 90Km kênh chính (trong đó kênh chính Tả Ngạn: 50Km, kênh chính Hữu Ngạn: 18Km; kênh 6A: 7Km; kênh 6B: 15Km); đến năm 1963-1964 trạm bơm Bạch Hạc được xây dựng tại 7 xã Xã Việt Xuân, huyện Vĩnh Tường, để bổ sung nguồn nước cho kênh 6A, 6B; năm 2000-2002 trạm bơm Đại Định được xây dựng hoàn thành tại xã Cao Đại, huyện Vĩnh Tường để hỗ trợ nguồn nước tưới cho cuối kênh chính; năm 2010-2011 trạm bơm Liễu Trì được xây dựng hoàn thành tại xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Tường với 10,5km kênh chính. 1.1.3.2 Đặc điểm địa hình: Hệ thống thủy lợi Liễn Sơn Vĩnh Phúc nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng gò đồi trung du với vùng đồng bằng Châu thổ Sông Hồng. Bởi vậy, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia làm 3 vùng sinh thái: đồng bằng, trung du và vùng núi. Vùng núi có 05 xã Thái Hòa, TT Hoa Sơn, Liên Hòa, Bàn Giản, Liễn Sơn, của huyện Lập Thạch và 02 xã Đồng Tĩnh, Hướng Đạo của huyện Tam Dương. Vùng trung du kế tiếp vùng núi, chạy dài từ Tây Bắc xuống Đông – Nam có 03 xã Đồng ích, Đình Chu, Tiên Lữ của huyện Lập Thạch; 08 xã Hợp Hòa, Đạo Tú, Thanh Vân, An Hòa, Hoàng Đan, Hoàng Lâu, Duy Phiên, Vân Hội của huyện Tam Dương và 01 xã Đạo Đức của huyện Bình Xuyên Vùng đồng bằng có 29 xã, thị trấn của huyện Vĩnh Tường, 17 xã của huyện Yên Lạc, 06 xã, phường của TP Vĩnh Yên, 06 xã, thị trấn của huyện Bình Xuyên, 02 xã của huyện Lập Thạch và 02 xã của huyện Tam Dương. Là khu vực có đất đai bằng phẳng, có nguồn nhân lực dồi dào, có truyền thống trồng lúa nước lâu đời, là vùng có tiềm năng để phát triển nông nghiệp. 1.1.4 Đặc điểm khí hậu: Tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm. Nhiệt độ trung bình năm 23,2 – 25 0 C, lượng mưa 1.500 – 1.700 ml; độ ẩm trung bình 84 – 85%, số giờ nắng trong năm 1.400 – 1.800 giờ. Hướng gió thịnh hành là hướng Đông – Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9, gió Đông – Bắc 8 thổi từ tháng 10 tới tháng 3 năm sau, kèm theo sương muối. Riêng vùng núi Tam Đảo có kiểu khí hậu quanh năm mát mẻ (nhiệt độ trung bình 18 0 C) cùng với cảnh rừng núi xanh tươi, phù hợp cho phát triển các hoạt động du lịch, nghỉ ngơi, giải trí. Riêng hệ thống thủy lợi Liễn Sơn Vĩnh Phúc, theo tài liệu thông kê từ năm 1998 đến năm 2013 có lượng mưa trung bình năm là 1.248 ml; lượng mưa năm thấp nhất 922 ml; lượng mưa năm cao nhất 1.748 ml. Chế độ gió mùa và thay đổi khí hậu trong năm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thâm canh, gieo trồng nhiều vụ trong năm, tăng hệ số sử dụng đất nông nghiệp, đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, thiên tai do lũ lụt và hạn hán, lốc xoáy, mưa đá, sương muối, độ ẩm cao, cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của người dân; nhất là vụ đông xuân hàng năm do sự biến đổi khí hậu toàn cầu nên các sông có lưu lượng, mực nước xuống thấp gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp của tỉnh. 1.1.5 Đặc điểm địa chất: Tổng hợp diện tích loại đất toàn tỉnh Vĩnh Phúc là: 123.650,50ha, (Trong phân loại đất đó đất phù sa: 24.548,99 ha; đất Glây: 3.116,40 ha; đất cát: 3.795,46 ha; đất loang lổ: 7.958,41 ha; đất xám: 40.936,24 ha; đất tầng mỏng: 1.027,99 ha; Diện tích các loại đất khác không điều tra: 42.266,56 ha). Chi tiết diện tích từng loại đất tỉnh Vĩnh Phúc (Bảng 1.2); (Phân diện tích đất theo địa hình và cấp độ dốc như sau: Cấp địa hình tương đối cao 8.573,27 ha, vàn 25.962,68 ha, thấp 9096,05 ha; cấp độ dốc 5-8 o (I) 765,47 ha, 8-15 o (II) 4.022,07 ha, 15-25 o (III) 6.934,61 ha, >25 o (IV) 26.029,34 ha, Diện tích các loại đất khác không điều tra: 42.266,56 ha). * Đất phù sa trung tính ít chua có đặc điểm. - Điều kiện hình thành: Do sự bồi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng. 9 - Đặc tính lý hoá học: Đất có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt pha sét và. Đất trung tính, ít chua. Mùn tổng số trung bình. Đạm tổng số trung bình và khá. Lân tổng số và lân dễ tiêu khá và giàu. Kali tổng số trung bình. Kali dễ tiêu trung bình và nghèo. Tổng canxi và magiê trao đổi trung bình. Dung tích hấp thu trung bình. - Khả năng sử dụng: Thích hợp trồng các loại cây lương thực (lúa, ngô), cây màu và cây công nghiệp (đậu tương, dâu, mía), cây rau, hoa, nuôi trồng thuỷ sản (vùng có địa hình thấp trũng). * Đất phù sa chua có đặc điểm: - Điều kiện hình thành: Chủ yếu do sự bồi tụ phù sa của sông Lô, sông Phó Đáy. - Đặc tính lý hoá học: Đất có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt pha sét. Đất chua. Mùn tổng số trung bình và nghèo. Đạm tổng số trung bình. Lân tổng số và lân dễ tiêu khá và trung bình. Kali tổng số nghèo. Kali dễ tiêu nghèo và rất nghèo. Tổng canxi và magiê trao đổi trung bình. Dung tích hấp thu trung bình và thấp. - Khả năng sử dụng: Thích hợp trồng các loại cây lương thực (lúa, ngô), cây màu và cây công nghiệp (đậu tương, lạc), cây rau, hoa, nuôi trồng thuỷ sản (vùng có địa hình thấp trũng). * Nhóm đất Glây có đặc điểm: - Điều kiện hình thành: Đất hình thành ở vùng có địa hình thấp trũng, bị ngập nước quanh năm. - Đặc tính lý hoá học: Đất có thành phần cơ giới từ thịt pha sét đến sét pha limon. Đất chua. Mùn tổng số trung bình và khá. Đạm tổng số khá. Lân tổng số và lân dễ tiêu khá và trung bình. Kali tổng số trung bình. Kali dễ tiêu nghèo và trung bình. Tổng canxi và magiê trao đổi trung bình. Dung tích hấp thu trung bình. 10 - Khả năng sử dụng: Thích hợp với nuôi trồng thuỷ sản hoặc kết hợp trồng lúa và nuôi trồng thuỷ sản. * Nhóm đất cát có đặc điểm : - Điều kiện hình thành: Do sự bồi tụ tại chỗ sản phẩm thô được rửa trôi từ đồi núi. - Đặc tính lý hoá học: Đất có thành phần cơ giới cát, cát pha thịt. Đất chua. Mùn tổng số trung bình và nghèo. Đạm tổng số trung bình và nghèo. Lân tổng số và lân dễ tiêu trung bình thấp. Kali tổng số và Kali dễ tiêu nghèo và rất nghèo. Tổng canxi và magiê trao đổi thấp. Dung tích hấp thu thấp. - Khả năng sử dụng: Thích hợp với các loại cây rau, màu (ngô, đậu tương, lạc). * Nhóm đất loang lổ có đặc điểm: - Nguồn gốc hình thành: Chủ yếu trên nền phù sa cũ có sản phẩm feralitic. - Đặc tính lý hoá học: Đất có thành phần cơ giới cát, cát pha thịt, cát pha thịt và sét. Đất chua. Mùn tổng số trung bình. Đạm tổng số trung bình và nghèo. Lân tổng số và lân dễ tiêu trung bình. Kali tổng số và Kali dễ tiêu nghèo và rất nghèo. Tổng canxi và magiê trao đổi thấp. Dung tích hấp thu thấp. - Khả năng sử dụng: Thích hợp với các loại cây rau, hoa, cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, đậu tương), cây dược liệu (thanh hao hoa vàng ). * Nhóm đất xám có đặc điểm: - Nguồn gốc hình thành: Đất ruộng: Hình thành chủ yếu do sự bồi tụ các sản phẩm rửa trôi ở các thung lũng xen kẽ trong vùng đồi núi. Đất đồi núi: Hình thành trên nền phù sa cổ, đá nai, phiến thạch, granit, quăczit, cuội kết…. [...]... khí tượng thủy văn, kinh tế xã hội,…; hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; các cơ sở pháp lý và văn bản hiện hành về công tác bàn giao công trình thủy lợi từ các xã, phường, thị trấn về Công ty thủy lợi Liễn Sơn quản lý quản lý; hiện trạng các công trình trạm bơm tưới thuộc hệ thống thủy lợi Liễn Sơn Mặc dù Công ty TNHH một thành viên thủy lợi Liễn Sơn tỉnh Vĩnh Phúc đã nỗ... CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC CÔNG TRÌNH TRẠM BƠM TƯỚI THUỘC HỆ THỐNG THUỶ LỢI LIỄN SƠN VĨNH PHÚC 2.1 Nhu cầu sử dụng nước tưới trong hệ thống 2.1.1 Khái niệm chung Công trình thuỷ lợi là công trình thuộc kết cấu hạ tầng nhằm khai thác mặt lợi của nước; phòng, chống tác hại do nước gây ra, bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái, bao gồm: hồ chứa nước, đập, cống, trạm bơm, giếng, đường... các hồ lớn phải xả thì mới có nước bơm cho đổ ải vụ Đông xuân, còn tưới dưỡng mực nước sông bấp bênh nhiều thời điểm không bơm được gây ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng 33 Hình 2.1 BẢNG ĐỒ HIỆN TRẠN HỆ THỐNG THỦY NÔNG LIỄN SƠN (Nguồn: Công ty TNHH MTV thủy lợi Liễn Sơn) 34 2.2 Năng lực của công trình trạm bơm của hệ thống Liễn Sơn Hiện tại hệ thống thủy lợi Liễn Sơn Vĩnh Phúc. .. Sơn Vĩnh Phúc đang quản lý 250 trạm bơm điện lớn, nhỏ phục vụ tưới, tiêu; trong đó số trạm bơm do Công ty quản lý từ trước là 16 trạm bơm, còn lại 234 trạm bơm điện nhận bàn giao từ 80 xã, phường, thị trấn Nguồn nước chính vào hệ thống thủy lợi Liễn Sơn là công trình đập dâng Liễn sơn và 3 công trình trạm bơm lớn Bạch Hạc, Đại Định, Liễu Trì; các trạm bơm nhỏ lấy nước tạo nguồn từ các nguồn trên Ta... lấy từ công trình đập dâng Liễn Sơn và 03 trạm bơm tưới lớn Bạch Hạc, Đại Định, Liễu Trì Các công trình trạm nhỏ hầu hết là lấy nước tạo nguồn từ các công trình trên để bơm Công trình đầu mối là trạm bơm: Đối với công trình đầu mối là trạm bơm ta tính toán khả năng cấp nước (W Kn ) theo công thức sau: W Kn = K.W TBTk η Trong đó: K: Hệ số xét đến hiệu suất giảm khả năng so với thiết kế do công trình. .. giao các công trình thủy lợi từ một số xã trên địan bàn tỉnh về các công ty khai thác công trình thủy lợi quản lý; Quyết định số 3798/QĐ-UBND ngày 30/10/2009 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc bàn giao các công trình thủy lợi từ một số xã, phường, thị trấn 25 trên địa bàn tỉnh về các Công ty khai thác công trình thủy lợi quản lý năm 2009; Quyết định số 4571/QĐ-UBND ngày 24/12/2009 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc. .. việc bàn giao các công trình thủy lợi từ một số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh về các Công ty khai thác công trình thủy lợi quản lý (đợt 3); Quyết định số 198/QĐ-UBND ngày 27/01/2010 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc bàn giao các công trình thủy lợi từ một số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh về các Công ty khai thác công trình thủy lợi quản lý (đợt 4); 1.3.3 Các văn bản quy phạm pháp luật về... nghiệp và PTNT Vĩnh Phúc về việc phê duyệt diện tích mặt bằng phục vụ tưới, tiêu của Công ty khai thác công trình thủy lợi Liễn Sơn tỉnh Vĩnh Phúc; 1.3.2 Các quyết định và văn bản của UBND tỉnh về việc bàn giao các công trình thủy lợi từ một số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh về các Công ty khai thác công trình thủy lợi quản lý: Đề án 34/ĐA-UBND ngày 19/4/2007 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc thí... cung cấp nước cho hệ thống Liễn Sơn 24 1.3 Cơ sở pháp lý và văn bản hiện hành về công tác bàn giao công trình thủy lợi về Công ty TNHH một thành viên thủy lợi Liễn Sơn Vĩnh Phúc 1.3.1 Các quyết định phê duyệt đề án bản đồ tưới hệ thống tưới, tiêu tỉnh Vĩnh Phúc: Quyết định số 1869/QĐ-CT ngày 11/8/2006 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt đề cương dự toán chi tiết xây dựng bản đồ tưới; Quyết định... tương đương trở lên "Hệ thống công trình thuỷ lợi liên huyện" là hệ thống công trình thuỷ lợi có liên quan hoặc phục vụ tưới, tiêu, cấp nước cho tổ chức, cá nhân hưởng lợi thuộc 2 huyện hoặc đơn vị hành chính tương đương trở lên "Hệ thống công trình thuỷ lợi liên xã" là hệ thống công trình thuỷ lợi có liên quan hoặc phục vụ tưới, tiêu, cấp nước cho tổ chức, cá nhân hưởng lợi thuộc 2 xã hoặc đơn vị . các công trình trạm bơm tưới thuộc hệ thống thủy lợi Liễn Sơn Vĩnh Phúc 6. Kết quả dự kiến đạt được Vận dụng trực tiếp các kết quả nghiên cứu và giải pháp nâng cao hiệu quả các công trình trạm. THUỶ LỢI LIỄN SƠN TỈNH VĨNH PHÚC 1.1 Giới thiệu chung về hệ thống thủy lợi Liễn Sơn tỉnh Vĩnh Phúc 1.1.1 Giới thiệu tổng quan về hệ thống thủy lợi Liễn Sơn Hệ thống thủy lợi Liễn Sơn tỉnh Vĩnh. tưới thuộc hệ thống thủy lợi Liễn Sơn 4. Phương pháp nghiên cứu Điều tra khảo sát, thu thập tài liệu liên quan đến các công trình trạm bơm tưới thuộc hệ thống thủy lợi Liễn Sơn Vĩnh Phúc. Nghiên

Ngày đăng: 23/05/2015, 11:15

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 18-5 Mo Dau+Chuong 1

    • 1. Tính cấp thiết của đề tài

    • 4. Phương pháp nghiên cứu

      • 1.1.2 Đặc điểm tự nhiên

      • 21-5 Chuong 2

        • 2.1 Nhu cầu sử dụng nước tưới trong hệ thống

          • Nguyên lý tính toán cân bằng nước

          • Diễn biến mực nước trên sông Hồng những năm gần đây:

          • Mực nước thiết kế tại các trạm bơm chính

          • 21-5Chuong 3+KL Kien nghi1

            • 3.2 Phân tích lựa chọn giải pháp nâng cao hiệu quả các trạm bơm trong hệ thống.

            • 3.2.1 Phân tích lựa chọn giải pháp nâng cao hiệu quả trạm bơm đầu kênh chính Hữu Ngạn.

            • Bảng 3.4. Hệ số tưới đã hiệu chỉnh của hệ thống

              • 3.3 Đánh giá tác động của giải pháp đề xuất tới hoạt động của hệ thống.

              • Kết luận chương 3.

              • KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

              • 1. Kết luận:

              • Việc nghiên cứu hệ thống công trình thủy lợi được các nước trên thế giới rất quan tâm, bởi vì nó mang lại lợi ích cho vùng hưởng lợi như kinh tế, xã hội, phòng lũ, du lịch, môi trường, an sinh xã hội …Ở Việt Nam có nhiều công trình thủy lợi đã mang lạ...

              • Vĩnh Phúc, là một tỉnh có gần 80% dân số sống bằng nghề nông nghiệp, công tác tưới tiêu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn, việc nghiên cứu các giải pháp để nâng cao hiệu quả các công trình trạm bơ...

              • đ, Luận văn trình bày nhận thức của mình về các yêu cầu khi đưa ra nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả các công trình trạm bơm tưới thuộc hệ thống thủy lợi Liễn Sơn Vĩnh Phúc. Trên cơ cở nghiên cứu các yêu cầu đó, luận văn đã đề xuất các giải pháp ...

              • e, Các thiết bị, máy móc phải có kế hoạch được bảo dưỡng, bảo trì, đại tu theo định kỳ; Các kênh chính, kênh nhánh, kênh nội đồng chưa được kiên cố hóa có kế hoạch kiên cố hóa để dẫn nước được nhanh nhất, tránh lãng; các tuyến kênh có kế hoạch nạo vét...

              • 2. Kiến nghị:

              • Trước sự biến đổi khí hậu toàn cầu, sự khai thác rừng bừa bãi, lưu lượng nước các dòng sông ngày một ít vào mùa khô và mực nước sông xuống thấp. Để nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả các công trình trạm bơm tưới thuộc hệ thống thủy lợi Liễn Sơn V...

              • TÀI LIỆU THAM KHẢO

              • Lien son chuan (1)

                • Model

                • Layout1

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan