Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng các dự án ĐTXDCT thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

113 756 1
Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng các dự án ĐTXDCT thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây. Cao Bằng, ngày 20 tháng 5 năm 2014 Tác giả luận văn Nguyễn Minh Châu LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy hướng dẫn luận văn của mình, PGS.TS Nguyễn Bá Uân trong việc hướng dẫn lựa chọn đề tài và quá trình thực hiện luận văn này. Trong suốt quá trình nghiên cứu, thầy đã kiên nhẫn hướng dẫn chi tiết, hiệu chỉnh và kiểm duyệt tất cả các nội dung của luận văn. Sự hiểu biết sâu sắc về khoa học, cũng như kinh nghiệm của thầy chính là tiền đề giúp tác giả đạt được kết quả này. Trong quá trình thực hiện, tác giả cũng nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều đồng nghiệp trong và ngoài đơn vị công tác. Trong đó có chú Hợp, chú Lộc, cô Hà với hơn 30 năm kinh nghiệm đã giúp tác giả về những thông tin, kinh nghiệm thực tế quá trình ĐTXD các CTTL ở Cao Bằng. Trong đó có bạn Nông Văn Thuật ở xã Nam Tuấn đã giúp đỡ tác giả rất nhiều trong việc đi thực tế và khai thác các nguồn số liệu. Trong đó có chú Truyền, chú Quý ở Chi cục thủy lợi Cao Bằng, anh Tường, bạn Hà ở Công ty TNHH MTV Thủy nông Cao Bằng đã giúp tác giả tiếp cận, khai thác thông tin về hiện trạng các CTTL ở Cao Bằng; về nguyên nhân những tồn tại, hạn chế; về những định hướng phát triển thủy lợi và lịch sử quá trình lập quy hoạch thủy lợi của tỉnh. Trong đó có bạn Hùng, bạn Triều ở Văn phòng UBND tỉnh Cao Bằng đã hỗ trợ và giải thích về một số chủ trương, chính sách, quy trình trong hoạt động đầu tư xây dựng của tỉnh. Trong đó có lãnh đạo và cán bộ UBND các xã Nam Tuấn (Hòa An), xã Phong Nậm (Trùng Khánh), UBND huyện Bảo Lâm đã cung cấp một số thông tin, số liệu. Cảm ơn chị Bùi Bích Ngọc đã giúp tác giả rất nhiều trong việc tiếp cận, khai thác các tài liệu của thư viện Trường đại học Thủy lợi. Cảm ơn các bạn Q.Ngọc, bạn Thanh Vân, bạn Phương ở lớp 20KT21 đã khích lệ và ủng hộ nhiệt tình tác giả trong việc hoàn thành sớm luận văn này. Tuy nhiên, để có được kết quả này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân trong gần 2 năm vừa qua, tác giả cũng rất biết ơn lãnh đạo công ty CPTVXD Thủy lợi - Thủy điện Cao Bằng đã ủng hộ và tạo điều kiện về thời gian, kinh phí trong quá trình học tập. Cuối cùng, tác giả muốn bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới người vợ của mình đã không quản ngại vất vả, khó khăn để giúp đỡ, động viên và luôn sát cánh với chồng trong quãng thời gian nhiều biến động này. Mặc dù vậy, do trình độ, kinh nghiệm và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, tác giả mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp. Cao Bằng, ngày 20 tháng 5 năm 2014 Tác giả luận văn Nguyễn Minh Châu DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CBĐT : Chuẩn bị đầu tư; CĐT : Chủ đầu tư; CLCT : Chất lượng công trình; CTTL : Công trình thủy lợi; CTXD : Công trình xây dựng; ĐTXDCT : Đầu tư xây dựng công trình; ĐTXD : Đầu tư xây dựng; GPMB : Giải phóng mặt bằng; HĐXD : Hoạt động xây dựng; PTNT : Phát triển nông thôn; QLCL : Quản lý chất lượng; Ban QLDA : Ban quản lý dự án; QLNN : Quản lý nhà nước; XDCT : Xây dựng công trình; UBND : Ủy ban nhân dân; DANH MỤC BẢNG Số hiệu Nội dung Bảng 2.1 Các dự án nâng cấp, sửa chữa các công trình hồ chứa cũ Bảng 2.2 Các dự án phai, đập dâng thủy lợi Bảng 2.3 Một số công trình kè chống xói lở bờ, kè bảo vệ biên giới DANH MỤC HÌNH Số hiệu Nội dung Hình 1.1 Sơ đồ hóa các yếu tố cơ bản tạo nên chất lượng công trình xây dựng Hình 1.2 Sơ đồ các chủ thể tham gia quản lý dự án Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Cao Bằng Hình 2.2 Cánh đồng lúa huyện Hòa An Hình 2.3 Mái hạ lưu hồ Nà Tấu đang được nâng cấp, sửa chữa Hình 2.4 Khu tưới hồ Bản Viết, huyện Trùng Khánh Hình 2.5 Kênh tưới chính công trình thủy lợi Cò Páo, Trùng Khánh Hình 2.6 Tuyến kè sông Hiến chống xói lở và tạo cảnh quan đô thị Hình 2.7 Tuyến kè chống xói lở dọc 2 bờ suối Hùng Quốc, Trà Lĩnh Hình 2.8 Ruộng thuốc lá và kênh mương nội đồng dự án thủy lợi Nam Tuấn Hình 2.9 Kè rọ đá và phai dâng thủy lợi xã Vĩnh Quang sau khôi phục Hình 2.10 Đập dâng Tổng Luông: Thiết kế ngược và thi công cũng ngược Hình 2.11 Kè sông Thể Dục khi bị sạt lở do xói chân MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Danh mục từ viết tắt và danh mục bảng Danh mục hình Mục lục Mở đầu Chương I: Cơ sở lý luận về chất lượng và quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình 1 1.1. Một số khái niệm 1 1.1.1. Khái niệm về chất lượng và quản lý chất lượng 1 1.1.2. Sản phẩm xây dựng và chất lượng sản phẩm xây dựng 5 1.2. Quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình 6 1.2.1. Chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình và quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình 6 1.2.2. Những nguyên tắc trong quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình 7 1.2.3. Nội dung của quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình 8 1.2.4. Quyền và trách nhiệm của các chủ thể tham gia quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình 9 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình 14 1.3.1. Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình nói chung 14 1.3.2. Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi 18 1.4. Tình hình quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình ở nước ta trong thời gian vừa qua 21 1.4.1. Những mặt đạt được trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng 21 1.4.2. Những vấn đề tồn tại trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng 21 1.5. Tình hình quản lý chất lượng dự án ĐTXDCT ở một số nước trong khu vực và trên thế giới 23 1.5.1. Ở Singapore 23 1.5.2. Ở Trung Quốc 24 1.5.3. Ở Cộng hòa liên bang Nga 25 1.5.4. Ở Mỹ 25 1.5.5. Ở Cộng hòa Pháp 26 Kết luận chương I 27 Chương II: Phân tích thực trạng công tác quản lý chất lượng các dự án ĐTXDCT thủy lợi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 28 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng 28 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 28 2.1.2. Điều kiện dân sinh kinh tế - xã hội 33 2.2. Tình hình đầu tư xây dựng các dự án thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong những năm vừa qua 35 2.2.1. Một vài đặc điểm tự nhiên liên quan đến công tác xây dựng công trình thủy lợi 35 2.2.2. Tình hình đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi của tỉnh 37 2.2.3. Hiệu quả kinh tế xã hội của các dự án đã đầu tư 44 2.3. Tình hình quản lý chất lượng các dự án ĐTXDCT thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong những năm vừa qua 46 2.3.1. Hệ thống tổ chức QLCL dự án ĐTXDCT thủy lợi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 46 2.3.2. Thực trạng công tác QLCL các dự án ĐTXDCT thủy lợi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong thời gian qua 51 2.4. Đánh giá chung về công tác QLCL các dự án ĐTXDCT thủy lợi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 62 2.4.1. Những kết quả đạt được 62 2.4.2. Những tồn tại hạn chế cần khắc phục 63 Kết luận chương 2 67 Chương III: Giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng các dự án ĐTXDCT thủy lợi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 68 3.1. Định hướng phát triển thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 68 3.1.1. Bối cảnh chung của quá trình phát triển 68 3.1.2. Mục tiêu phát triển một số lĩnh vực kinh tế 68 3.2. Dự báo một số yếu tố ảnh hưởng đến ĐTXD và quản lý ĐTXD các công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong thời gian tới 72 3.3. Cơ sở và nguyên tắc đề xuất các giải pháp tăng cường công tác QLCL các dự án ĐTXDCT thủy lợi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 73 3.3.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp 73 3.3.2. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp 73 3.4. Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác QLCL các dự án ĐTXDCT thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 75 3.4.1. Các giải pháp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư 75 3.4.2. Trong giai đoạn thực hiện đầu tư 84 3.4.3. Trong giai đoạn quản lý vận hành 89 3.4.4. Một số giải pháp hỗ trợ khác 90 Kết luận chương 3 93 Kết luận và kiến nghị 94 Danh mục tài liệu tham khảo 98 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xây dựng là một ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của một địa phương cũng như của một đất nước. ĐTXDCT góp phần tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng, hạ tầng kỹ thuật để phục vụ cho các ngành kinh tế khác phát triển. Chất lượng CTXD có tác động rất lớn đến hiệu quả sản xuất và chất lượng cuộc sống, bởi chất lượng CTXD ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn sinh mạng, an toàn tài sản và quyền lợi hợp pháp của các tổ chức, các cộng đồng và người dân. Theo quan niệm hiện đại, chất lượng sản phẩm nói chung, chất lượng CTXD nói riêng không chỉ là độ bền cơ học, độ an toàn của kết cấu, hay chất lượng, giá trị vật liệu thành tạo nên sản phẩm, mà chất lượng còn được đo bằng nhiều tiêu chí khác như: Tính hiệu quả, tiện ích, an toàn, phù hợp khi sử dụng, giá cả hợp lý; sản phẩm được kiểm soát trong quá trình chế tạo, sản xuất, xây dựng bằng một hệ thống QLCL; Sản phẩm phải được cung cấp đến người sử dụng đúng thời gian mong đợi, đúng cam kết; Sản phẩm phải được bảo hành hậu bán hàng và trong quá trình sử dụng;… Như vậy, chất lượng sản phẩm không chỉ là các tập hợp, các thuộc tính bản chất của sự vật mà còn là mức độ thỏa mãn các thuộc tính ấy với những yêu cầu, những mục tiêu đã xác định và hơn thế là các yêu cầu sử dụng trong những điều kiện cụ thể. Chất lượng sản phẩm vừa có tính chủ quan, vừa có tính khách quan. Một cách tổng quát có thể coi chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu về: Khả năng sử dụng; Giá cả thỏa mãn mong đợi; Đúng thời điểm. Quản lý chất lượng dự án là tập hợp các hoạt động của chức năng quản lý, là một quá trình nhằm đảm bảo cho dự án thỏa mãn tốt nhất các yêu cầu và mục tiêu đề ra. Quản lý chất lượng dự án bao gồm việc xác định các chính sách chất lượng, mục tiêu, trách nhiệm và việc thực hiện chúng không qua các hoạt động: lập kế hoạch chất lượng, kiểm soát và bảo đảm chất lượng trong hệ thống. Ba nội dung lập kế hoạch, đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng có mối quan hệ chặt chẽ, tương tác nhau. Mỗi nội dung xuất hiện ít nhất một lần trong mỗi pha của chu kỳ dự án, mỗi nội dung đều là kết quả do hai nội dung kia đem lại, và cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả thực hiện hai nội dung kia. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, trong những năm vừa qua, công tác ĐTXD các công trình các CTTL trên địa bàn tỉnh Cao Bằng ngày tăng mạnh, tính đến nay toàn tỉnh đã xây dựng được 2.968 công trình thuỷ lợi lớn nhỏ, trong đó có 1.513 công trình có quy mô tưới trên 2ha [19]. Các công trình này thực sự đã có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh lương thực, góp phần giữ vững an ninh biên giới của địa phương. Tuy vậy, cũng còn rất nhiều vấn đề tồn tại trong công tác quản lý các dự án ĐTXDCT thủy lợi trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là trong công tác QLCL đầu tư xây dựng của các dự án. Những tồn tại này đã dẫn đến các vấn đề về chất lượng sử dụng, tính an toàn, hiệu quả,… của các dự án trong quá trình sử dụng. Vấn đề tăng cường công tác QLCL các dự án ĐTXD nói chung, các dự án ĐTXDCT thủy lợi nói riêng đang là vấn đề hết sức cấp thiết ở Cao Bằng. Trước những vấn đề do thực tiễn đặt ra, tác giả đã lựa chọn đề tài luận văn tốt nghiệp với tên gọi “Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng các dự án ĐTXDCT thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng” nhằm góp phần tăng cường hơn nữa công tác QLCL các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách của địa phương nơi tác giả công tác. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Từ việc hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về QLCL các dự án ĐTXDCT nói chung, các dự án ĐTXDCT thủy lợi nói riêng và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác này, đồng thời căn cứ vào thực trạng công tác QLCL các dự án ĐTXD trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác QLCL các dự án ĐTXD thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác QLCL các dự án ĐTXDCT thủy lợi sử dụng vốn ngân sách và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác này trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. b. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: Nghiên cứu tình hình hiện tại về công tác QLCL các dự án ĐTXD thủy lợi, những mặt thuận lợi, mặt khó khăn chủ quan và khách quan liên quan đến hiệu quả QLCL các dự án; Phạm vi không gian: Nghiên cứu công tác QLCL các dự án ĐTXD thủy lợi trên [...]... 1.2 Quản lý chất lượng dự án ĐTXDCT 1.2.1 Chất lượng dự án ĐTXDCT và quản lý chất lượng dự án ĐTXDCT Chất lượng gắn liền với sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, vì vậy nếu sản phẩm hay dịch vụ nào không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì sẽ bị coi là kém chất lượng cho dù trình độ công nghệ sản xuất hay sản phẩm có thể rất hiện đại Như vậy, chất lượng dự án ĐTXDCT có thể hiểu là việc một dự án ĐTXDCT. .. lực quản lý (của các cơ quan QLNN, của CĐT) và năng lực của các nhà thầu tham gia các quá trình hình thành sản phẩm xây dựng Quản lý chất lượng dự án ĐTXDCT là sự áp dụng các kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật và công cụ về xây dựng vào các hoạt động có liên quan đến chất lượng của dự án ĐTXDCT để thỏa mãn các yêu cầu về chất lượng đối với dự án 1.2.2 Những nguyên tắc trong quản lý chất lượng xây dựng công. .. trình quản lý ĐTXD của một dự án có sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau Có thể khái quát mô hình các chủ thể tham gia quản lý dự án đầu tư như Hình 1.2 1 Các chủ thể tham gia quản lý chất lượng dự án ĐTXDCT Các chủ thể tham gia quản lý chất lượng dự án ĐTXDCT, gồm có: 1) Cơ quan QLNN về xây dựng: Tùy theo từng lĩnh vực công trình, các đơn vị này có thể là cơ quan thẩm định, kiểm định, chính quyền địa. .. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 1.1 Một số khái niệm 1.1.1 Khái niệm về chất lượng và quản lý chất lượng 1 Chất lượng và các đặc điểm của chất lượng Chất lượng sản phẩm là một khái niệm đã xuất hiện từ lâu và được sử dụng rất phổ biến trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người Tuy nhiên, để hiểu rõ và đầy đủ về khái niệm chất lượng sản phẩm... QLCL dự án ĐTXDCT ở nước ta trong thời gian vừa qua 1.4.1 Những mặt đạt được trong công tác quản lý chất lượng CTXD Công tác quản lý chất lượng CTXD đã tiếp cận và hội nhập được với các nước có nền khoa học công nghệ xây dựng và QLCL xây dựng phát triển cao trong khu vực và trên thế giới Chúng ta đã chủ động áp dụng nhiều công nghệ xây dựng tiên tiến của thế giới, đã đủ khả năng quản lý, xây dựng các công. .. bảo chất lượng là toàn bộ các hoạt động có kế hoạch, có tổ chức trong hệ thống chất lượng nhằm đáp ứng các yêu cầu đặt ra về chất lượng sản phẩm, bao gồm đảm bảo chất lượng nội bộ và đảm bảo chất lượng bên ngoài d Kiểm soát chất lượng toàn diện (Total Quality Control) -5- Kiểm soát chất lượng toàn diện là một phương pháp quản lý và khống chế chất lượng dựa trên cơ sở: - Nỗ lực hợp tác ở tất cả các. .. nước, được xây dựng theo thiết kế Công trình xây dựng bao gồm: Công trình xây dựng dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, năng lượng và các công trình khác” 2 Khái niệm về chất lượng công trình xây dựng a Chất lượng công trình xây dựng Chất lượng của CTXD cũng có những đặc tính chất lượng của sản phẩm nói chung đã được nêu ở trên Qua những định nghĩa, những quan niệm về chất lượng đều thấy.. .địa bàn tỉnh Cao Bằng; Phạm vi thời gian: Thu thập số liệu về công tác QLCL các dự án ĐTXD thủy lợi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng từ năm 2008 đến năm 2012 4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành được mục tiêu và các nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp điều tra, khảo sát áp dụng khi thu thập thông tin, tài liệu của các công trình... sát xây dựng; - Quản lý chất lượng công tác thiết kế CTXD; - Quản lý chất lượng công tác thi công XDCT (bao gồm cả mua sắm vật tư, thiết bị); - Quản lý công tác lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình 2 Phân chia theo giai đoạn quản lý -9- - Giai đoạn chuẩn bị đầu tư; - Giai đoạn thực hiện đầu tư; - Giai đoạn khai thác vận hành; 1.2.4 Quyền và trách nhiệm của các chủ thể tham gia QLCL dự án ĐTXDCT. .. tiêu chất lượng (Quality Objective) là sự cụ thể hóa phương châm chất lượng theo các yếu tố chất lượng mấu chốt, như tính công năng sử dụng, tính phù hợp, độ an toàn, độ tin cậy, sự thỏa mãn, b Quản lý chất lượng và hệ thống chất lượng - Quản lý chất lượng (Quality Management) là toàn bộ hoạt động của chức năng quản lý để lập và thực thi phương châm chất lượng, bao gồm việc xác định chính sách chất lượng, . Chương III: Giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng các dự án ĐTXDCT thủy lợi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 68 3.1. Định hướng phát triển thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 68 3.1.1 ra, tác giả đã lựa chọn đề tài luận văn tốt nghiệp với tên gọi Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng các dự án ĐTXDCT thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng nhằm góp phần tăng. và chất lượng sản phẩm xây dựng 5 1.2. Quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình 6 1.2.1. Chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình và quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công

Ngày đăng: 23/05/2015, 11:04

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Loi cam doan

  • Luan van

    • a. Phương châm chất lượng và mục tiêu chất lượng

    • b. Quản lý chất lượng và hệ thống chất lượng

    • c. Kế hoạch chất lượng

    • d. Đảm bảo chất lượng

    • e. Kiểm soát chất lượng

    • f. Khống chế chất lượng

    • a. Kiểm tra chất lượng (Quality Inspection)

    • b. Kiểm soát chất lượng (Quality Control)

    • c. Đảm bảo chất lượng (Quality Assurance)

    • d. Kiểm soát chất lượng toàn diện (Total Quality Control)

    • Kiểm soát chất lượng toàn diện là một phương pháp quản lý và khống chế chất lượng dựa trên cơ sở:

    • - Nỗ lực hợp tác ở tất cả các khâu, các bộ phận.

    • - Cùng nhau hướng vào duy trì và cải tiến chất lượng.

    • - Tiết kiệm chi phí, thỏa mãn mong đợi của khách hàng.

    • Quản lý chất lượng toàn diện là cách tiếp cận kiểu mới về QLCL. Đó là quản trị đồng bộ một công cuộc kinh doanh hoặc hoạt động của một tổ chức nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ và thỏa mãn đầy đủ nhu cầu của khách ở mọi công đoạn.

      • 1. Khái niệm sản phẩm xây dựng

      • Sản phẩm xây dựng là các CTXD đã hoàn chỉnh, là kết quả tổng hợp và kết tinh sản phẩm của nhiều ngành sản xuất. Theo Điều 3 khoản 2 của Luật Xây dựng: “Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, t...

      • 2. Khái niệm về chất lượng công trình xây dựng

        • a. Chất lượng công trình xây dựng

        • Chất lượng của CTXD cũng có những đặc tính chất lượng của sản phẩm nói chung đã được nêu ở trên.

        • Qua những định nghĩa, những quan niệm về chất lượng đều thấy thể hiện rõ những điểm chung về chất lượng sản phẩm. Đó là sự tổng hòa của đặc trưng (thể hiện bề ngoài) và đặc tính (thể hiện tính nội tại, tính bên trong) của một sự vật (như một sản phẩm)...

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan