Chương 6. Các thiết bị và phương tiện dạy học Địa lí ở trường phổ thông

27 4.6K 74
Chương 6. Các thiết bị và phương tiện dạy học Địa lí ở trường phổ thông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chương VI CÁC THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG I. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC ĐỊA LÍ Đối với Địa lí, một môn khoa học xếp vào các nghành khoa học thực nghiệm thì các thiết bị và phương tiện dạy học có vai trò và ý nghĩa rất lớn trong quá trình dạy học ở trường phổ thông. Các htiết bị và phương tiện dạy học có khá nhiều loại, truyền thống cũng như hiện đại, tạo điều kiện cho việc giảng dạy môn học như: phòng bộ môn Địa lí, vườn địa lí, các máy móc, dụng cụ và các đồ dùng dạy học, như: tranh ảnh, mô hình, mẫu vật, đầu video, máy vi tính v.v Những thiết bị và phương tiện này có thể phân ra thành hai nhóm chính: + Một nhóm gồm các thiết bị là một phần cơ sở vật chất của nhà trường, có các dụng cụ phục vụ gián tiếp cho việc lĩnh hội tri thức địa lí của học sinh như: phòng bộ môn Địa lí, vườn địa lí, các máy móc dùng để rèn luyện kĩ năng cho học sinh v.v + Một nhóm khác gồm toàn bộ và phương tiện ít nhiều có tính trực quan, có tác dụng trực tiếp đến việc lĩnh hội tri thức địa lí của học sinh, (làm chức năng minh hoạ hoặc nguồn tri thức), như: các loại bản đồ, tranh ảnh địa lí, các bảng số liệu, các biểu đồ, băng video, đĩa CD v.v Nói chung, các phương tiện dạy học trực quan của môn Địa lí, bao giờ cũng có hai chức năng: “minh hoạ” và “nguồn tri thức”, nhưng với hệ phương pháp dạy học tích cực: “lấy học sinh làm trung tâm” thì chức năng quan trọng nhất trong chức năng đó là chức năng “nguồn tri thức”. Hiện nay, để cho việc sử dung phương tiện dạy học Địa lí được hợp lí và đúng đắn, người ta thường phân chúng ra làm bốn loại: - Các vật thực: gồm có các mẫu vật được thu thập trong thiên nhiên như các mẫu khoáng sản, các mẫu đất, các mẫu đá, các sản vật địa phương v.v - Các phương tiện mô phỏng các sự vật, hiện tượng địa lí như các mô hình, tranh ảnh về các sự vật và hiện tượng địa lí - Các tài liệu mô tả, biểu hiện các sự vật và hiện tượng địa lí bằng lời, bằng số liệu v.v Ví dụ như: sách giáo khoa, sách tham khảo, các bản đồ, các số liệu, biểu đồ, hình vẽ - Các dụng cụ đo đạc, vẽ bản đồ, biểu diễn các hiện tượng địa lí v.v Mỗi loại phương tiện nói trên đều có những tính chất riêng, vì vậy các sử dụng chúng trong khi dạy học địa lí cũng không giống nhau. Trong nhiều tài liệu về phương pháp dạy học, người ta còn chia các phương tiện dạy học Địa lí ra thành hai loại: các phương tiện truyền thống và các phương tiện kĩ thuật mới. Cách chia này có ư điểm là đơn giản, nêu lên sự phát triển của các phương tiện dạy học qua thời gian, nhưng nhược điểm chính của nó là không rõ ràng và dễ gây ra tranh cãi. Ví dụ: một phương tiện dạy học như thế nào thì được coi là phương tiện kĩ thuật mới? Phim ảnh địa lí và các băng hình video đã được coi là những phương tiện kĩ thuật mới chưa, hay vẫn là những phương tiện truyền thống? Đối với chúng ta, có thể chúng là những phương tiện mới, nhưng ở các nước khác trên thế giới, người ta đã sử dụng chúng để dạy Địa lí từ vài chục năm nay. Vậy nó là những phương tiện mới hay truyền thống? Trong điều kiện hiện nay, không ai có thể khẳng định dứt khoát được. Vì vậy, dù có chia ra hai loại phương tiện dạy học truyền thống và phương tiện dạy học kĩ thuật mới, nhưng chúng ta chỉ nên căn cứ vào những đặc điểm kĩ thuật của từng loại để xác định các sử dụng chúng sao cho có hiệu quả và hợp lí. II. KHUYNH HƯỚNG SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG TIỆN VÀ THIẾT BỊ ĐỊA LÍ TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG HIỆN NAY Trong nhà trường hiện nay, danh mục các thiết bị và phương tiện dạy học của môn Địa lí tuy đã khá phong phú về mặt số lượng, nhưng thực ra, nó vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng của việc dạy học Địa lí. Vậy số lượng và chất lượng của các thiết bị và phương tiện dạy học Địa lí nên như thế nào? Từ lâu, đây vẫn là một vấn đề băn khoăn của những người làm công tác giảng dạy và những người làm công tác thiết bị. Ở nhiều nước trên thế giới, người ta đã cố gắng tiêu chuẩn hoá (về số lượng, chất lượng) thiết bị và phương tiện cho từng môn, từng lớp, nhưng do yêu cầu của việc cải tiến phương pháp dạy học ngày càng cao nên danh mục các thiết bị, phương tiện cũng phải luôn luôn thay đổi để thích ứng với yêu cầu đó. Hiện nay, trong công tác thiết bị trường học và thiết bị của từng môn học thường có các khuynh hướng sau: + Xác định các phương tiện và thiết bị tối thiểu cho từng môn, ở từng cấp học, từng lớp học. - Các thiết bị và phương tiện tối thiểu là các loại thật sự cần thiết, bắt buộc phải có để giáo viên và học sinh có thể thực hiện yêu cầu nắm kiến thức và rèn luyện kĩ năng của bộ môn. Ví dụ: đối với Địa lí là quả địa cầu và các bản đồ (tổng hợp, tự nhiên, kinh tế, chính trị ) tranh ảnh, mô hình - Các thiết bị và phương tiện tối ưu là các loại phương tiện hiếm, đắt tiền (bao gồm cả các phương tiện kĩ thuật), rất cần thiết cho việc dạy học bộ môn, nhưng do điều kiện hạn chế (về kinh phí, về mạng lưới điện v.v ) nên không phải trường nào cũng có. Ví dụ: thư viện với các sách tham khảo quý hiếm, máy chiếu phim, máy vi tính, hệ thống các phim ảnh, băng video, đĩa mềm, đĩa CD có nội dung địa lí. + Tăng cường các thiết bị và phương tiện có nhiều tính năng, sử dụng được ở nhiều cấp, nhiều lớp, nhiều bài khác nhau. Ví dụ: Các tập Atlat địa lí, các loại bản đồ trống để giáo viên và học sinh điền thêm vào các yêu cầu của người sử dụng, các bộ sư tập, các hộp mẫu vật tổng hợp v.v + Tăng cường các thiết bị và phương tiện nghe nhìn, giúp cho việc hình thành ở học sinh các biểu tượng, khái niệm, các kĩ năng, kĩ xảo cụ thể và chính xác. Ví dụ: Các loại máy chiếu hình, đầu máy video, băng ghi âm, đĩa CD v.v + Tăng cường các thiết bị và phương tiện giúp cho học sinh tự lĩnh hội kiến thức, tự rèn luyện kĩ năng, tự kiểm tra tri thức v.v Ví dụ: các máy trắc nghiệm đơn giản, các máy kiểm tra kiến thức, các tài liệu trắc nghiệm v.v + Tăng cường các phương tiện tự làm đơn giản và rẻ tiền. Các phương tiện này không những cần thiết trong điều kiện nhà trường của chúng ta hiện nay, mà ngay cả ở những nước tiên tiến, có trình độ khoa học phát triển cũng vẫn được coi trọng. Môn Địa lí cũng như một số môn học khác đã được các cơ quan chuyên trách cung cấp các thiết bị dạy học, nhưng thực ra, chưa có một loại làm sẵn nào có thể hoàn chỉnh tới mức tối đa cho tất cả các nội dung kiến thức của chương trình. Do vậy, người giáo viên Địa lí trong hoạt động của mình phải dần dần tìm cách tạo điều kiện cho môn học có một hệ thống phương tiện và thiết bị hoàn chỉnh. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh cùng làm với mình một số đồ dùng dạy học đơn giản như: vẽ một số bản đồ, sơ đồ về tự nhiên, kinh tế, thu thập tranh ảnh trong sách báo, sưu tập những mẫu vật v.v Cũng có những bộ sưu tập dễ làm nhưng lại có tác dụng rất tốt, ví dụ như: những bộ sưu tập về các mẫu sản vật địa phương, các giống lúa, các loại cây công nghiệp, đất đá, các sản vật của địa phương III. MỘT SỐ THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC ĐỊA LÍ CHỦ YẾU Ở TRƯƠNG PHỔ THÔNG 1. Các thiết bị và phương tiện dạy học địa lí truyền thống a) Phòng Địa lí Vai trò tích cực của các phòng bộ môn ở trường phổ thông được chính thức thừa nhận ở nhiều nước trên thế giới. Một số trường phổ thông lớn ở các thị xã và thành phố nước ta đã xây dựng được một hệ thống các phòng riêng dành cho các môn học, trong đó có môn Địa lí. Cũng giống như phòng thí nghiệm của các môn: Lí, Hoá, Sinh, phòng Địa lí là nơi có điều kiện tập trung các phương tiện dạy học Địa lí đầy đủ nhất, thuận lợi nhất, để học sinh các lớp thay nhau đến học khi có giờ Địa lí trong thời khoá biểu. Việc xây dựng các phòng bộ môn trong trường phổ thông, chủ yếu nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học các môn, vì vậy khi xây dựng, cần phải chú ý đến yêu cầu hoạt động chuyên môn của từng môn học. Đối với môn Địa lí, phòng bộ môn là nơi tiến hành các tiết học trên lớp, các bài thực hành, các cuộc nói chuyện, trao đổi, thảo luận về ngoại khoá vì vậy, nó thường được thiết kế theo kiểu lớp học, nhưng đồng thời cũng có chú ý đến các yêu cầu khác. Thông thường, một phòng Địa lí chuẩn (lí tưởng) có thể có các khu vực sau đây: + Khu vực để bàn ghế học sinh: Khu vực này cần rộng rãi và thoáng mát hơn các lớp học bình thường, vì ngoài công việc học tập, học sinh còn phải làm các công tác thực hành, thí nghiệm. Bàn học nên thiết kế loại bàn mặt phẳng, có ngăn để dụng cụ, đồ dùng hoọctập và sách vở. + Khu vực dành cho giáo viên: Khu vực này phải tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên thực hiện các hoạt động dạy học và chỉ đạo việc học tập của học sinh. Trong khu vực cần có: bảng đen rộng, bàn lớn để giáo viên sử dụng các thiết bị cần thiết, chỗ để quả địa cầu, chỗ để giá treo bản đồ ở cuối phòng, phải có chỗ đặt máy chiếu phim, máy chiếu hình (nếu có) v.v + Khu vực dành cho việc cất giữ các dụng cụ để tiến hành công tác thực hành: Trong khu vực này cần có các giá cất bản đồ, tranh ảnh, tư liệu, các tủ để đựng máy móc, dụng cụ, các bộ sưu tập, các đồ dùng trực quan và tủ sách (sách giáo khoa, tài liệu tham khảo ). + Khu vực trưng bày và triễn lãm: Khu vự này có thể chiếm riêng một góc phòng hoặc sử dụng ngay những bức tường xung quanh phòng để treo các bảng trình bày kết quả khảo sát địa phương, bảng tổng kết thời tiết, khí hậu địa phương, các mẫu vật, đất đá điển hình của địa phương hoặc các sản vật chủ yếu do địa phương sản xuất Kích thước của phòng Địa lí và diện tích của các khu vực, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, vào số lượng thiết bị hoặc vào quy mô của trường. Việc xây dựng các phòng bộ môn trong hoàn cảnh nhà trường chuúngta hiện nay còn nhiều khó khăn, nhưng khi có điều kiện, chắc chắn chúng ta sẽ phải xây dựng, vì đây là một biện pháp tích cực đáng chú ý, để nâng cao chất lượng dạy các môn học ở nhà trường phổ thông. Mẫu hình nêu trên là một phòng Địa lí lí tưởng, tất nhiên trong điều kiện cụ thể của nhà trường, mẫu hình này có thể gia giảm sao cho phù hợp với thực tế địa phương. b) Vườn địa lí Vườn địa lí có nhiều tác dụng. Nó cũng giống như vườn thí nghiệm của môn Sinh hoặc như ruộng, vườn của môn Kĩ thuật nông nghiệp. Vườn địa lí giúp cho giáo viên Địa lí nâng cao hiệu quả dạy học, đặc biệt đối với chương trình Địa lí đại cương. Qua việc học tập trong vuờn địa lí, học sinh sẽ nắm chắc được nội dung bài, nhận thức được các đối tượng, hiện tượng tự nhiên ở xung quanh mình một cách cụ thể, sinh động. Qua việc học tập ở vườn địa lí, học sinh sẽ phát triển được khả năng quan sát các sự vật và hiện tượng địa lí trong môi trường tự nhiên cũng như rèn luyện được khả năng sử dụng các thiết bị và dụng cụ để làm thí nghiệm và thực hành. Giáo viên nên thực hiện các bài dạy về Địa lí đại cương (Đôi khi cả Địa lí tự nhiên Việt Nam) ở vườn điịalí khi có điều kiện. Khi thiết kế, xây dựng vườn địa lí, cần chú ý một số điểm sau: - Nên xây dựng ở ngay trong khu vực trường, tương đối xa nhà cửa và cây cối, xa nơi có địa hình che khuất, ảnh hưởng đến sự vận động và lưu thông của không khí. Hướng của vườn nên chọn hướng Bắc – Nam làm hướng chính. - Bề mặt khu vườn phải bằng phẳng, chiều rộng ít nhất từ 10 đến 15m. Trong vườn có thể chia ra các khu: * Khu thiên văn: Trong khu này có các dụng cụ để xác định phương vị, tìm các phương hướng , bảng chỉ toạ độ địa phương (ghi kinh độ, vĩ độ). Nếu có thể nên có thêm đồng hồ mặt trời và mô hình bầu trời địa phương. * Khu thời tiết và khí hậu: Trong khu này có cột đo gió (có thể kết hợp làm cột đo độ cao giúp cho học sinh tập xác định độ cao bằng mắt. Cột này thường cao khoảng 5m, có 5 đoạn, mỗi đoạn 1m, sơn màu khác nhau), lều khí tượng, trong đó có nhiệt kế, áp kế, ẩm kế. Ngoài ra, còn có thể có bình đo mưa và nhiệt kế đo nhiệt độ của đất. * Khu mô hình và sa bàn: Trong khu này có các mô hình đắp bằng đất (các mô hình biểu hiện các dạng địa hình như: núi đồi, bán đảo, eo đất, eo biển các mô hình biển hiện sông, suối, thác v.v ). Đối với chương trình địa lí PTCS, những mô hình này rất có ý nghĩa để dạy các bày về hình dạng mặt đất, nước trên lục địa Ngoài ra, cũng cần có một bàn cát để cho học sinh tập đắp mô hình của các dạng địa hình đã học. * Khu vật hậu: Trong khu này, học sinh sẽ trồng và nuôi một số động thực vật chỉ thị, có phản ứng nhạy với sự thay đổi của thời tiết (theo kinh nghiệm của nhân dân trong việc dự báo thời tiết). Tất nhiên, việc xây dựng vườn địa lí như mẫu đã nói trên đây, không phải trường phổ thông nào cũng có điều kiện làm được, vì ngoài khó khăn về mặt trang thiết bị còn có những khó khăn về mặt bảo vệ. Tuy nhiên, không loại trừ trường hợp có một số trường có khả năng thực hiện. Nếu xây dựng được vườn địa lí như mẫu ở trên thì chắc chắn việc dạy Địa lí sẽ gây nhiều hứng thú cho học sinh và các giờ dạy cũng có hiệu quả hơn. c) Qủa địa cầu Quả địa cầu là phương tiện trực quan hết sức cần thiết và rất quan trọng trong việc giảng dạy Địa lí, đặc biệt đối với học sinh cấp Tiểu học, khi các em mới làm quen với các khái niệm mở đầu về Địa lí. Nói như vậy không có nghĩa là quả địa cầu sẽ không còn cần thiết đối với học sinh ở các lớp học cao hơn, mà trái lại nó vẫn không thể thiếu được ở các cấp THCS và THPT. Ưu điểm nổi bật nhất của quả địa cầu là nó thể hiện một cách cụ thể và hình xác hình dạng của Trái Đất. Do đó, tất cả các đặc điểm về hình cầu, về diện tích, về phương hướng trên Trái Đất đều được giữ nguyên. Tất nhiên, về khoảng cách thì có thu nhỏ theo một tỉ lệ nhất định. (Ví dụ: tỉ lệ 1/30.000.000) v.v Quả địa cầu trong các trường hiện nay gồm có hai loại: quả địa cầu tự nhiên và quả địa cầu chính trị. Qủa địa cầu tự nhiên biểu hiện hình dạng núi non, sông ngòi trên bề mặt các lục địa và địa hình đáy các đại dương, còn quả địa cầu chính trị thì biểu hiện sự phân chia bề mặt Trái Đất ra các châu lục và các quốc gia. Trên cả hai loại quả địa cầu đều vẽ đầy đủ hệ thống kinh, vĩ tuyến. Việc giữ đúng hình dạng của Trái Đất là một ưu điểm mà không một bản đồ nào có được. Chính vì ưu điểm này mà quả địa cầu đã có tác dụng tích cực trong khi giải thích các hiện tượng về Trái Đất. Nó giúp cho học sinh có khái niệm rõ ràng về hình dáng Trái Đất, về sự vận động tự quay và quay quanh Mặt Trời, về nguyên nhân sinh ra ngày đêm và bốn mùa. Ngoài ra, với quả địa cầu, còn có thể khai thác được tính trực quan trong khi dạy nhiều đề mục khác như: vấn đề thuỷ triều, sự phân bố của các lục địa và đại dương Ngay cả khi dạy các chương trình về Địa lí thế giới, Địa lí Việt Nam, nhiều lúc quả địa cầu vẫn có thểsử dụng để hình thành những tri thức về các châu lục, về các đường giao thông hàng hải, hàng không giữa các quốc gia v.v Nói chung, quả địa cầu là phương tiện giảng dạy Địa lí đầu tiên mà bất cứ người giáo viên Địa lí nào, dù mới vào nghề cũng phải hiểu và biết cách khai thác nó. Và nó cũng không thể thiếu được đối với việc giảng dạy môn Địa lí ở trường phổ thông. d) Bản đồ giáo khoa địa lí Bản đồ giáo khoa địa lí là một loại hình cụ thể trong hệ thống bản đồ địa lí, vì ngoài tính chất đặc trưng của bản đồ địa lí ra, nó còn có những tính chất riêng mà các loại bản đồ khác không có. Bản đồ giáo khoa địa lí là bản đồ dùng để dạy và học Địa lí theo chương trình và sách giáo khoa đã được quy định trong nhà trường. Có thể nói một cách khái quát: bản đồ giáo khoa là những bản đồ được dùng vào việc dạy và học trong nhà trường. Bản đồ giáo khoa hiện nay, được dùng chủ yếu cho hai môn học: Địa lí và Lịch sử. Đối tượng sử dụng các loại bản đồ giáo khoa này hầu hết là các giáo viên và học sinh của hai môn học đó trong nhà trường. - Đặc điểm của bản đồ giáo khoa địa lí Bản đồ giáo khoa địa lí hiện nay, tuy vẫn có chức năng là một phương tiện dạy học trực quan, nhưng chức năng chủ yếu và vô cùng quan trọng của nó, lại là một nguồn tri thức địa lí phong phú để học sinh khai thác khi học tập. Mỗi đối tượng được ghi trên bản đồ đều bắt nguồn từ những cuộc thám hiểm, đôi khi gian lao và đầy hiểm nguy của các nhà Địa lí trên thực địa. Chính vì thế, bản đồ xứng đáng được coi là “cuốn sách giáo khoa Địa lí thứ hai” Xuất phát từ việc nghiên cứu khoa học nên bản đồ cũng mang tính chất một công trình khoa học. Tính khoa học của nó được biểu hiện ở độ chính xác về lưới chiếu, ở sự tương ứng về tỉ lệ của các khoảng cách trên bản đồ với thực địa, ở cách biểu hiện các sự vật và hiện tượng địa lí trên bản đồ bằng một hệ thống kí hiệu đa dạng và có tính khoa học cao. Là một phương tiện dạy học trong nhà trường, ngoài tính khoa học, bản đồ còn có tính sư phạm cao. Nó phải phù hợp với nội dung chương trình, với sách giáo khoa và đặc biệt là với trình độ và tâm lí lứa tuổi cuủahọc sinh. Đối với những học sinh nhỏ, quá trình nhận thức cảm tính còn chiếm ưu thế thì những bản đồ dùng trên lớp bao giờ cũng có tính trực quan cao. Các kí hiệu tượng hình gần với thựctế phải được ưu tiên sử dụng. Các kiểu chữ cũng phải sáng sủa và dễ đọc. Ngoài ra, tính mĩ thuật của bản đồ giáo khoa cũng là một yêu cầu không thể coi nhẹ. Tính mĩ thuật thường được biểu hiện ở chỗ: bản đồ có bố cục hợp lí, có màu sắc rực rõ và hài hoà. Có như vậy thì bản đồ mới có sức hấp dẫn, làm cho học sinh không cảm thấy tả nhạt trong quá trình khai thác và sử dụng. - Nội dung của các bản đồ giáo khoa địa lí Để phục vụ cho mục đích giảng dạy Địa lí, mỗi bản đồ giáo khoa đều có nội dung mang tính rõ rệt. Người ta có thể dễ dàng nhận ra nội dung đó bằng cách đọc tên và bảng chú giải của nó. Tên bản đồ chứa đựng hai nội dung chính: hiện tượng địa lí biểu hiện trên bản đồ và không gian bao quát trên bản đồ. Ví dụ: Bản đồ “Khí hậu Việt Nam”, bản đồ “Khí hậu thế giới”. Hiện tượng địa lí ở đây là khí hậu, còn phạm vi không gian là Việt Nam hoặc thế giới. Bảng chú giải có tác dụng giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn nội dung bản đồ. Thông qua cách biểu hiện của kí hiệu, chúng ta có thể nắm được chính xác biểu tượng của các sự vật và hiện tượng địa lí được biểu hiện trên bản đồ. Không chỉ có thế, các kí hiệu còn có thể cho chúng ta biết thêm được nhiều đặc tính khác nữa của các sự vật và hiện tượng địa lí như các đặc tính về số lượng, chất lượng, về độ lớn Nói chung, nhiệm vụ chính của bảng chú giải là giúp cho chúng ta hiểu và đọc được đúng nội dung của bản đồ. Nội dung của bản đồ rất quan trọng, nó được biểu hiện qua kỹ thuật thành lập, biên vẽ bản đồ. Cơ sở toán học của bản đồ, những kí hiệu, phương pháp biểu hiện cũng như những quy định, nguyên tắc thiết kế bản đồ không đơn thuần chỉ có nhiệm vụ như một công cụ để phản ánh nội dung khoa học địa lí của bản đồ mà còn có tác dụng trang bị cho học sinh những kiến thức về bản đồ. Để có thể đọc được bản đồ, học sinh phải hiểu được ngôn ngữ bản đồ. Khi đã có những hiểu biết về kí hiệu bản đồ người học có thể tiếp nhận các thông tin khoa học trên bản đồ, giống như khi đọc một cuốn sách vậy. Khi đọc bản đồ, người đọc phải biết phân biệt, chọn lọc những khía cạnh, những nội dung tiêu biểu để nhận thức các hiện tượng riêng lẻ, sau đó mới lập các mối liên hệ qua lại giữa chúng để thấy được tổng thể môi trường địa lí trên bản đồ. Như vậy, rõ ràng là khi đọc bản đồ phải có quá trình phân tích, đánh giá và quá trình tổng hợp. Những bản đồ giáo khoa treo tường ở các lớp cuối cấp phổ thông thường khá phức tạp. Nội dung có thể dùng phương pháp thiết kế nhiều tầng. Những nội dung cơ bản cần tiấp nhận, thường được biểu hiện ở tầng đầu, với những kí hiệu rõ ràng, đôi khi có thể cường điệu sao cho thoáng nhìn từ xa cũng có thể phát hiện được. Ví dụ: Trên bản đồ tự nhiên Việt Nam, địa hình của từng khu vực được biểu hiện ở tầng đầu. Các mối quan hệ giữa hướng núi, hướng sông được biểu hiện ở tầng thứ hai. Tiếp đó thì mới tới sự phân hoá theo khu vực và cuối cùng là đặc điểm của từng khu vực, từng địa phương. Để bổ sung nội dung của bản đồ, người ta còn đưa thêm vào các biểu đồ, các lát cắt của một khu vực tự nhiên hoặc lát cắt tổng hợp Nhìn chung, ngoài việc phải tuân thủ các nguyên tắc chặt chẽ của khoa học bản đồ, bản đồ giáo khoa còn có những yêu cầu riêng. Để mỗi bản đồ có chất lượng cao thì ngay từ khi biên soạn, người làm bản đồ đã phải xác định rõ ràng những ý đồ về phương pháp sử dụng. Ví dụ: nếu mục đích chính của bản đồ là dùng để làm nguồn kiến thức cho học sinh khai thác thì những kiến thức quan trọng cần khi thác, những kiến thức cần trả lời cho các câu hỏi hướng dẫn của giáo viên phải được thể hiện trong nội dung của bản đồ. Tóm lại, nếu bản đồ trước đây chỉ làm nhiệm vụ là phương tiện trực quan cho các công tác giảng dạy địa lí thì về mặt nội dung, nó chưa đòi hỏi cao. Nhưng đến nay, bản đồ giáo khoa được coi là một “nguồn tri thức” thì nội dung của nó cũng phải được nâng cao và có yêu cầu chặt chẽ về mặt phương pháp thể hiện. - Các loại bản đồ giáo khoa địa lí Đến nay, bản đồ giáo khoa của chúng ta có nhiều loại khác nhau: bản đồ giáo khoa treo tường, bản đồ câm, bản đồ trống, bản đồ bài tập, bản đồ trong sách giáo khoa, tập bản đồ địa lí (Atlat giáo khoa) v.v…) Mỗi loại đều có những ưu, nhược điểm riêng. Vì vậy, tác dụng và phương pháp sử dụng chúng, trong dạy học địa lí cũng khác nhau. Khi sử dụng, chuúngta cần phải biết khai thác và phát huy những ưu điểm, khắc phục những nhược điểm của mỗi loại để nâng cao chất lượng giảng dạy. + Các bản đồ giáo khoa treo tường Bản đồ giáo khoa treo tường là loại bản đồ được dùng thường xuyên để dạy môn Địa lí ở trên lớp. Bản đồ giáo khoa treo tường có những yêu cầu, những phương pháp biểu hiện riêng, phù hợp với lí luận dạy học địa lí. Mục đích của bản đồ treo tường trước hết chi phối cách vẽ mạng lưới kinh, vĩ tuyến, các yếu tố nội dung và các đặc điểm khác. Trên bản đồ, lượng thông tin khoa học phải tương xứng với tỉ lệ bản đồ, các đối tượng địa lí trên bản đồ phải được khái quát hoá cao. Song, cũng có những đối tượng phải cường điệu hoá đến mức cần thiết. Việc sử dụng những kí hiệu tượng hình có màu sắc tươi đẹp, gần gũi với đối tượng đã làm cho bản đồ, không những có tính trực quan cao mà còn gây được hứng thú trong quá trình học tập và lĩnh hội kiến thức của học sinh. Việc sử dụng các kiểu chữ viết trên bản đồ khi thiết kế, xây dựng cũng phải cân nhắc kĩ, sao cho phù hợp với những nguyên tắc sư phạm, trực quan, thẫm mĩ v.v Ngoài ra, bản đồ giáo khoa treo tường còn phải phù hợp với tâm lí đối tượng học sinh , với trình độ tri thức của các em, với yêu cầu của chương trình và sách giáo khoa của từng cấp từng lớp học. Thông thường, các bản đồ giáo khoa treo tường đều có kích thước lớn (0,80m x 1,20m; 1,00m x 1,50m; 1,50m x 2m). Tuy nhiên, khi chọn kích thước cũng phải chú ý thích đáng đến sự thuận tiện trong việc bảo quản và mang đi mang lại trên lớp của giáo viên. Khi xây dựng các bản đồ giáo khoa treo tường, cần bảo đảm các yêu cầu sau: - Học sinh ngồi ở cuối lớp (từ 5 đến 8m) có thể nhận biết và đọc được các đối tượng chín trên bản đồ, nghĩa là các kí hiệu, chữ viết trên bản đồ có độ lớn và độ nét tối thiểu, màu sắc trên bản đồ phải có độ tương phản rõ rệt, tạo điều kiện dễ đọc và dễ phân biệt. - Nội dung chính của bản đồ phải được ưu tiên thể hiện; nội dung phụ đưa lên bản đồ phải có mức độ nhất định, vừa phải, không làm ảnh hưởng đến việc đọc nội dung chính (trên bản đồ giáo khoa, không nên thể hiện quá nhiều nội dung, ranh giới của các đối tượng chính cần được biểu hiện rõ ràng, số lượng của các cấp kí hiệu không nên nhiều, ví dụ: các trung tâm công nghiệp, thường chỉ nên chia ra ba cấp là lớn, trung bình và nhỏ). - Bảng chú giải (chú dẫn, giải thích) của bản đồ phải ngắn gọn, rõ ràng. Hình ảnh của đối tượng địa lí được sắp xếp theo một thứ tự lôgic, phù hợp với nội dung kiến thức biểu hiện. - Màu sắc và hình dạng của các kí hiệu trên bản đồ giáo khoa treo tường phải thống nhất với các bản đồ trong Atlat giáo khoa để học sinh dễ đối chiếu, nhận biết và theo dõi ở trên lớp cũng như khi học ở nhà. + Các bản đồ câm và bản đồ trống Bản đồ câm thường có khuôn khổ và kích thước tương tự như bản đồ treo tường. Điều đặc biệt là các địa danh trên bản đồ thường không viết đầy đủ mà chỉ ghi có chữ đầu, ví dụ: Hà Nội, chỉ ghi có chữ H Thanh Hoá, chỉ ghi có chữ T học sinh khi đọc phải tự mình bổ sung cho đầy đủ. Loại bản đồ này thường được sử dụng nhiều trong các khâu kiểm tra, làm bài tập và củng cố kiến thức cho học sinh ở trên lớp. Các bản đồ trống cũng tương tự như bản đồ câm. Chúng có tác dụng chủ yếu là phục vụ cho việc tự vẽ các bản đồ chuyên đề của giáo viên. Trên các bản đồ câm và trống, bao giờ cũng có vẽ mạng lười kinh, vĩ tuyến, các đường biên giới lãnh thổ, đường bờ biển, các sông ngòi chính và vị trí của một số đô thị lớn. Kích thước của các loại biểu đồ này phụ thuộc vào yêu cầu và mục đích đích sử dụng. Nếu là dùng cho giáo viên để vẽ các bản đồ chuyên đề dùng trên lớp thì chúng có kích thước bằng các bản đồ treo tường, còn nếu dùng cho học sinh để làm bài tập trên lớp hoặc ở nhà thì kích thước nhỏ hơn, thường bằng tờ giấy khổ A4. + Bản đồ trong sách giáo khoa Bản đồ hoặc lược đồ được in trong sách giáo khoa chủ yếu là những bản đồ dùng để minh hoạ cho nội dung kiến thức của bài viết trong sách giáo khoa. Trong trường hợp thiếu bản đồ treo tường, chúng cũng có thể được dùng như một nguồn tri thức cho học sinh khai thác. Do khuôn khổ hạn chế của sách giáo khoa nên các bản đồ và lược đồ này thường có tỉ lệ nhỏ, nội dung đơn giản. Nhiều khi chúng chỉ biểu hiện được một hoặc hai yếu tố địa lí có tích phân tích, giúp cho học sinh đối chiếu với bài giảng của giáo viên. Các bản đồ này thường chỉ phục vụ cho việc học tập một mục, một bài địa lí cụ thể. Với các bản đồ in trong sách giáo khoa, học sinh tường dễ đọc, dễ tiếp thu. Tuy nhiên, do tính chất phân tích của chúng, việc sử dụng các loại bản đồ này, cần phải được phối hợp chặt chẽ với các loại bản đồ khác, như bản đồ treo tường, bản đồ trong tập atlat, nghĩa là những bản đồ có tính tổng hợp về nội dung. Có thế thì kiến thức của học sinh mới đầy đủ và hiệu quả của chúng mới được nâng cao. + Át lát giáo khoa (tập bản đồ giáo khoa địa lí). Át lát giáo khoa còn gọi là tập bản đồ giáo khoa, là một tập hợp các bản đồ địa lí được sắp xếp một cách hệ thống và theo một lôgic chặt chẽ, nhằm mục đích phục vụ cho việc dạy học địa lí. Át lát giáo khoa có tính thống nhất cao về cơ sở toán học, về nội dung và về bố cục. Các bản đồ trong átlát giáo khoa thường được xây dựng theo một phương pháp chung và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, để cho người sử dụng có thể dễ dàng so sánh, đối chiếu chúng với nhau. Với các đặc điểm đó, átlát thực sự là một công trình, một tác phẩm khoa học. [...]... thang điểm - Nhóm kĩ năng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh Hệ thống kĩ năng cần chẩun bị của người giáo viên Địa lí với các thiết bị và phương tiện dạy học 3 Sự phối hợp giữa các phương pháp dạy học Địa lí với các thiết bị và phương tiện dạy học Việc sử dụng các thiết bị, phương tiện dạy học, không thể không phối hợp với các phương pháp dạy học bộ môn Chính vì vậy, người giáo viên cần suy... DỤNG CÁC THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC ĐỊA LÍ Khi sử dụng các thiết bị và phương tiện trong việc dạy học Địa lí, người giáo viên cần chú ý một số nguyên tắc cơ bản sau : - Phải căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ, nội dung và hình thức của các loại bài học (nội khoá, ngoại khoá) để lựa chọn các thiết bị và phương tiện dạy học tương ứng - Phải có phương pháp thích hợp đối với việc sử dụng từng loại thiết bị. .. trình độ học sinh c) Thiết kế, phân tích, dự kiến các phương pháp và các phương tiện dạy học - Phân phối thời gian cho các bài lên lớp d) Soạn giáo án theo phương án hợp lí với PT dạy học Nhóm kĩ năng giảng dạy trên a) Trìnhlớp nội bày dung trên cơ sở vận dụng các phương pháp và các phương tiện dạy học b) Củng cố bài giảng với các phương tiện dạy học c) Ra câu hỏi và bài tập về nhà với các PT dạy học d)... phương pháp – phương tiện dạy học và giữa hoạt động của thầy và trò tương ứng với nội dung và những phương tiện dạy học đó - Để sử dụng các thiết bị và phương tiện dạy học địa lí truyền thống cũng như các phương tiện kĩ thuật đạt được hiệu quả cao, khi lên lớp giáo viên cần chú ý : - Tuỳ theo điều kiện trang, thiết bị của trường xác định rõ những thiết bị, phương tiện cần sử dụng sao cho hợp lí và tối ưu... sinh các kĩ năng nhằm phục vụ mục đích dạy học và giáo dục » 2 Hãy làm rõ mối quan hệ giữa nội dung, hình thức tổ chức dạy học, các phương tiện dạy học và phương pháp dạy học Theo anh (chị) thì giáo viên phải lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với nội dung dạy học trước, rồi mới xác định các phương tiện dạy học hay ngược lại ? Vì sao ? 3 Phân tích ý nghĩa và những ưu điểm của các phương tiện, thiết bị. .. vậy cần có sự hợp tác với các môn khác để giảm bớt kinh phí mà vẫn bảo đảm được yêu cầu đặt ra 2 Các trang thiết bị và phương tiện kĩ thuật trong dạy học địa lí Trong những năm gần đây, với xu thế phát triển của khoa học và kĩ thuật, nhà trường phổ thông đã bước đầu được trang bị những phương tiện và thiết bị dạy học máy Đặc biệt là các phương tiện thiết bị nghe nhìn như các loại máy chiếu phim, máy... hình nổi v.v Các phương tiện này đòi hỏi phải có các thiết bị kèm theo như : mạng lưới điện phòng tối, màn ảnh, băng hình v.v và các thiết bị khác Hiện nay, nước ta đã và đang nghiên cứu đưa máy vi tính vào việc dạy học các môn, trong đó có môn Địa lí Các thiết bị và phương tiên nói trên đã thâm nhập sâu vào hoạt động của nhà trường Chúng không những làm thay đổi các phương pháp dạy học truyền thống... thẩm mĩ cho học sinh Khi sử dụng các phương tiện dạy học, làm thế nào bảo đảm được sự kết hợp giữa chúng với các phương pháp dạy học, ví dụ như : kết hợp với phương pháp dùng lời (mô tả, diễn giảng, trình bày theo vấn đề ) hoặc phương pháp sử dụng số liệu thống kê (sử dụng các biểu, bảng, biểu đồ) v.v 1 Quy trình sử dụng các phương tiện dạy học Địa lí a) Để sử dụng các phương tiện dạy học địa lí đạt hiệu... dùng phương pháp giảng giải hướng dẫn học sinh quan sát các phương tiện dạy học và trên cơ sở những kiến thức đã có, gợi cho học sinh giải thích mối liên hệ giữa các sự vật và hiện tượng địa lí - Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng các phương tiện dạy học và qua đó khai thác tri thức và rèn luyện kĩ năng địa lí Câu hỏi thảo luận 1 Anh (chị) hãy dựa vào định nghĩa sau đây, giải thích rõ vai trò và ý... của các phương tiện dạy học địa lí đối với giáo viên và học sinh Cho dẫn chứng Phương tiện dạy học là một vật thể hoặc một tập hợp những đối tượng vật chất mà người giáo viên sử dụng với tư cách là phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh, còn đối với học sinh thì đó là nguồn tri thức, là các phương tiện giúp học sinh lĩnh hội các khái niệm, định luật, thuyết khoa học, hình thành ở học . Chương VI CÁC THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG I. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC ĐỊA LÍ Đối với Địa lí, một môn khoa học xếp vào các nghành khoa học. khoa học thực nghiệm thì các thiết bị và phương tiện dạy học có vai trò và ý nghĩa rất lớn trong quá trình dạy học ở trường phổ thông. Các htiết bị và phương tiện dạy học có khá nhiều loại, truyền. KHUYNH HƯỚNG SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG TIỆN VÀ THIẾT BỊ ĐỊA LÍ TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG HIỆN NAY Trong nhà trường hiện nay, danh mục các thiết bị và phương tiện dạy học của môn Địa lí tuy đã khá phong

Ngày đăng: 23/05/2015, 06:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan