luận văn khách sạn du lịch THỰC TRẠNG DU LỊCH TỰ NHIÊN PHÚ THỌ

31 439 0
luận văn khách sạn du lịch THỰC TRẠNG DU LỊCH TỰ NHIÊN PHÚ THỌ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ DU LỊCH PHÚ THỌ 1. MỘT VÀI NÉT VỀ MẢNH ĐẤT PHÚ THỌ 1.1 Vị trí địa lý Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và Yên Bái, phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Đông Nam giáp tỉnh Hà Tây, phía Tây giáp tỉnh Sơn La, phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình. Thành phố Việt Trì là trung tâm hành chính của tỉnh, cách thủ đô Hà Nội 80 km và sân bay quốc tế Nội Bài 50 km về phía Tây Bắc. Theo thống kê năm 2003, Phú Thọ có 1.302.700 người với mật độ dân số 370 người/km². Tỉnh Phú Thọ nằm ở vị trí cầu nối giữa hai vùng kinh tế đồng bằng sông Hồng và các tỉnh miền núi phía Bắc, là điểm trung chuyển của hoạt động giao lưu kinh tế thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc và giữa Trung Quốc với các nước ASEAN - là các quốc gia nằm trong khu vực mậu dịch tự do sôi động ASEAN - Trung Quốc. Phú Thọ có 12 huyện, thành, thị gồm: Thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, 10 huyện: Thanh Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thủy, Hạ Hòa, Thanh Ba, Đoan Hùng, Lâm Thao, Phú Ninh với 273 cơ sở xã, phường, thị trấn. Thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị - kinh tế của tỉnh. 1.2 Địa hình Điểm nổi bật của địa hình Phú Thọ là chia cắt tương đối mạnh vì nằm ở cuối dãy Hoàng Liên Sơn, nơi chuyển tiếp giữa miền núi cao và miền núi thấp, gò đồi, độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, diện tích đồi núi chiếm trên 64% tổng diện tích tự nhiên, sông suối nhiều (chiếm 4,1%). Căn cứ vào địa hình, có thể chia Phú Thọ thành ba tiểu vùng cơ bản: * Tiểu vùng núi phía Nam : gồm các huyện Yên Lập, Thanh Sơn và một phần của huyện Cẩm Khê, có độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 200m - 500m. Đây là vùng có nhiều tiềm năng phát triển lâm nghiệp và khoáng sản. 1 * Tiểu vùng trung du: Gồm thị xã Phú Thọ, huyện Cẩm Khê, Đoan Hùng, Thanh Ba, Hạ Hòa và một phần của các huyện Phù Ninh, Tam Nông, Thanh Thủy. Địa hình đặc trưng của vùng này là các đồi gò thấp (bình quân 50m- 200m) xen kẽ với các dốc ruộng. Đây là vùng tương đối thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả * Tiểu vùng đồng bằng: Gồm thành phố Việt Trì, huyện Lâm Thao và một phần còn lại của các huyện lân cận. Đặc trưng vùng này là phát triển trên phù sa cổ cùng những cánh đồng ven sông phù hợp với sản xuất lương thực, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi. Một số khu vực tập trung đồi gò thấp tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc xây dựng các khu, cụm công nghiệp và phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội khác. * Nói chúng Phú Thọ có địa hình đa dạng, vừa có miền núi, vừa có trung du và đồng bằng ven sông, tạo điều kiện để phát triển nền kinh tế toàn diện. Tuy nhiên, do địa hình chia cắt nên việc đầu tư khai thác tiềm năng, phát triển sản xuất và phát triển hạ tầng phải đầu tư tốn kém, nhất là giao thông, thủy lợi, điện nước, Phú Thọ là vùng đất tổ, cội nguồn của dân tộc Việt Nam. Nơi đây, từ buổi bình minh của dân tộc, các Vua Hùng dựng nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam với thủ đô là Phong Châu. 1.3. Khí hậu Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có một mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 230C, lượng mưa trung bình trong năm khoảng 1.600 đến 1.800 mm. Độ ẩm trung bình trong năm tương đối lớn, khoảng 85 – 87%. Nhìn chung khí hậu của Phú Thọ thuận lợi cho việc phát triển cây trồng, vật nuôi đa dạng. 1.4. Tài nguyên đất Đánh giá các loại đất của Phú Thọ thấy rằng, đất đai ở đây có thể trồng cây nguyên liệu phục vụ cho một số ngành công nghiệp chế biến, nếu có vốn 2 đầu tư và tổ chức sản xuất có thể tăng năng suất ở nhiều nơi; đưa hệ số sử dụng đất lên đến 2,5 lần (hiện nay hệ số sử dụng đất mới đạt khoảng 2,2), đồng thời bảo vệ và làm giàu thêm vốn tài nguyên này; cho phép phát triển công nghiệp và đô thị. 1.5. Tài nguyên rừng Diện tích rừng hiện nay của Phú Thọ nếu đem so sánh với các tỉnh trong cả nước thì được xếp vào những tỉnh có độ che phủ rừng lớn (42% diện tích tự nhiên). Với diện tích rừng hiện có 144.256 ha, trong đó có 69.547 ha rừng tự nhiên, 74.704 ha rừng trồng, cung cấp hàng vạn tấn gỗ cho công nghiệp chế biến hàng năm. Các loại cây chủ yếu như bạch đàn, mỡ, keo, bồ đề và một số loài cây bản địa đang trong phát triển (đáng chú ý nhất vẫn là những cây phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất giấy). 1.6. Tài nguyên khoáng sản Phú Thọ không phải là tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản, nhưng lại có một số loại có giá trị kinh tế như đá xây dựng, cao lanh, fenspat, nước khoáng. Cao lanh có tổng trữ lượng khoảng 30 triệu tấn, điều kiện khai thác thuận lợi, trữ lượng chưa khai thác lên đến 24,7 triệu tấn. Fenspat có tổng trữ lượng khoảng 5 triệu tấn, điều kiện khai thác thuận lợi, trữ lượng chưa khai thác còn khoảng 3,9 triệu tấn, nước khoáng có tổng trữ lượng khoảng 48 triệu lít, điều kiện khai thác thuận lợi, trữ lượng chưa khai thác còn khoảng 46 triệu lít. Ngoài ra, Phú Thọ còn có một số loại khoáng sản khác như: quactít trữ lượng khoảng 10 triệu tấn, đá vôi 1 tỷ tấn, pyrít trữ lượng khoảng 1 triệu tấn, tantalcum trữ lượng khoảng 0,1 triệu tấn, và nhiều cát sỏi với điều kiện khai thác hết sức thuận lợi. Đây là một số lợi thế cho phép Phú Thọ phát triển các ngành công nghiệp như xi măng, đá xây dựng, các loại vật liệu xây dựng có ưu thế cạnh tranh. 3 1.7. Những lĩnh vực lợi thế kinh tế Phú Thọ có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến nông – lâm sản. Khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp dệt, may vì ở Phú Thọ có nguồn nguyên liệu, lực lượng lao động tại chỗ; đã xây dựng được một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp và đầu tư với tốc độ nhanh. 1.8. Lợi thế về giao thông vận tải Tỉnh Phú Thọ có các tuyến đường giao thông quan trọng quốc gia đi qua. Trong đó có tuyến đường sắt quốc gia và tuyến đường sắt xuyên Á. Hệ thống đường bộ gồm có: quốc lộ số 02, đường Hồ Chí Minh và trong tương lai tuyến đường cao tốc Côn Minh, Vân Nam đi Nội Bài và cảng Hải Phòng sẽ được xây dựng. Hệ thống đường thuỷ khá thuận lợi với 3 con sông lớn và cảng sông Việt Trì có khả năng phục vụ mọi nhu cầu vận chuyển hàng hoá của các Nhà đầu tư. 1.9. Lực lượng lao động Tổng nguồn lao động trong độ tuổi 739 ngàn người, chiếm 52% so với dân số. Mỗi năm bình quân có trên 2 vạn người bước vào tuổi lao động. Người dân Phú Thọ hiếu khách, giàu truyền thống văn hóa dân tộc điều này góp phần phát triển du lịch về cội nguồn của tỉnh. 2. Du lịch hiện tại của Phú Thọ Phú Thọ có bản sắc văn hoá dân tộc gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương với trên 200 di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, di tích cách mạng kháng chiến đều có khả năng khai thác phục vụ cho tham quan, du lịch. Chương trình du lịch Về cội nguồn do ba tỉnh Phú Thọ - Yên Bái – Lào Cai cùng phối hợp tổ chức từ 3 năm qua (từ 2005) đã đáp ứng được phần nào nhu cầu này của du khách Việt Nam và cả du khách nước ngoài muốn tìm hiểu lịch sử hình thành dân tộc Việt, bước đầu tạo dựng được một thương 4 hiệu du lịch hấp dẫn, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống. Những sản phẩm du lịch của miền đất Tổ lần đầu tiên tổ chức với qui mô lớn như hội thi nấu bánh chưng, bánh giầy, thi hát xoan Phú Thọ, thi bơi trải trên sông Lô, thi trình diễn trang phục Việt Nam qua các thời kỳ. Phú Thọ có nhiều di tích nổi tiếng như: khu di tích Đền Hùng (Lâm Thao), đầm Ao Châu, Ao Giời, Suối Tiên, khu rừng nguyên sinh Xuân Sơn (33.687 ha, trong đó 15.000 ha rừng nguyên sinh, vùng nước khoáng nóng Thanh Thuỷ, đền Mẫu Âu Cơ, đình Lâu Thượng, Hùng Lô, Đào Xá, chùa Xuân Lãng, chùa Phúc Khánh; các khu di chỉ; Phùng Nguyên, Sơn Vi, Gò Mun…Các di tích kháng chiến: chiến khu Hiền Lương (Hạ Hoà), Vạn Thắng (Cẩm Khê), tượng đài kháng chiến sông Lô (Đoan Hùng), khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Cổ Tiết (Tam Nông), Chu Hoá (Lâm Thao)… Phú Thọ còn là miền đất lưu giữ nhiều giá trị văn hoá dân tộc đặc sắc của tổ tiên, mang tính giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn; lễ hội Đền Hùng, hội phết (Hiền Quang), hội làng Đào Xá, Sơn Vi…; nhiều làn điệu dân ca, xoan ghẹo, nhiều trò diễn dân gian, nhiều truyền thuyết - huyền thoại về dựng nước, nhiều truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười giàu tính nhân văn, mang nét đặc sắc của vùng đất Tổ, đặc trưng văn hoá Lạc Hồng. Hoạt động du lịch nhờ có nhiều tiềm năng và được quan tâm phát triển nên chỉ riêng năm 2005 đã đón và phục vụ được trên 185 ngàn lượt khách (bằng 269% so với năm 2000), 168 ngàn ngày khách lưu trú (bằng 246% so với năm 2000), công suất phòng đạt 61%, doanh thu đạt 145 tỉ đồng, nộp ngân sách 14 tỉ đồng. Năm 2005, Phú Thọ có khoảng 10 triệu lượt người đến tới lễ hội, toàn bộ 1.800 phòng nghỉ đều chật kín, hoạt động hết công suất. Các ngành dịch vụ khác có bước phát triển, với nhiều loại hình dịch vụ phong phú đa dạng, đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và đời sống nhân dân. Mạng lưới dịch vụ từ chỗ hoạt động phân tán, quy mô nhỏ bé, chất lượng phục vụ thấp, giá trị tăng bình quân mới đạt 7,2% /năm (năm 1997), đến nay 5 đã được mở rộng cả về quy mô, lẫn chất lượng phục vụ. Giá trị dịch vụ tăng bình quân trên 12%/năm. Hệ thống khách sạn, nhà hàng của tỉnh được tăng cường đầu tư, xây dựng; dịch vụ vận tải tăng nhanh. 2.1 Đền Hùng "Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3" Núi Hùng (còn gọi là Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, Bảo Thiếu Lĩnh, cao 175m so với mặt biển) thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Lễ hội Đền Hùng và Giỗ Tổ Hùng Vương, được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Hàng năm, lễ hội Giỗ Tổ vẫn được tổ chức theo truyền thống văn hoá của dân tộc. Vào những năm chẵn (5 năm một lần), Giỗ Tổ được tổ chức theo nghi lễ quốc gia, năm lẻ do tỉnh Phú Thọ tổ chức. Việc tổ chức lễ hội Giỗ Tổ rất chặt chẽ, bao gồm hai phần: lễ và hội. Phần lễ được duy trì trang nghiêm trong các đền, chùa trên núi Hùng. Nghi thức dâng hương hoa của các đoàn đại biểu của Đảng, Chính phủ, các địa phương trong toàn quốc, được tổ chức long trọng tại đền Thượng. Trong ba ngày lễ hội đã diễn ra các hoạt động văn hóa sôi nổi như: Hội trại văn hóa và liên hoan văn nghệ quần chúng, tổ chức hội trại và hội thao thanh niên 6 tỉnh đồng bằng Trung du Bắc Bộ, triển lãm Bác Hồ với Phụ nữ Việt Nam, triển lãm ảnh nghệ thuật về Đền Hùng, tổ chức rước kiệu truyền thống các xã vùng ven khu di tích, nấu cơm thi, giã bánh dày, đánh trống đồng, đâm đuống, múa sư tử, tổ chức hát xoan hát ghẹo trên hồ Gò Cong, biểu diễn múa rối nước tại hồ Khuân Muồi, tổ chức bắn pháo hoa tầm thấp, thi bơi chải trên sông Lô, hội chợ Hùng Vương Hàng năm, lễ hội Đền Hùng đã thu hút rất nhiều khách thập phương tới tham quan và du lịch tạo điều kiện để Phú Thọ có điều kiện quảng bá hình ảnh của mình. Năm 2007, có hơn 2 triệu lượt khách tham gia lễ hội Đền Hùng. 2.2 Khu du lịch Ao Giời - Suối Tiên 6 Ao Giời - Suối Tiên nằm trên Núi Nả thuộc xã Quân Khê - huyện Hạ Hoà, cách thành phố Việt Trì 80 km về phía Tây Bắc, cách Ao Châu 15 km, có ưu thế là liền kề với hệ thống đường bộ, đường thuỷ, đường sắt. Đường tới Ao Giời - Suối Tiên hai bên có hàng trăm đỉnh núi lớn, nhỏ có độ cao trung bình từ 500-600 m so với mặt biển. 2.3. Đền Mẫu Khuôn Đền Mẫu Khuôn ở phố Sa Đéc, phường Hùng Vương, thị xã Phú Thọ, xưa kia gọi là xóm Khuôn, động Phú An rồi làng Phú An (tức làng Mè), tỉnh Phú Thọ được Bộ Văn hóa - thông tin công nhận năm 1999. Hàng năm, dân làng Phú Thọ làm lễ cầu mở hội ở đền Trù Mật vào ngày 18 tháng Hai và mồng 10 tháng Mười âm lịch với ý nghĩa là đón mẹ và em nuôi cùng về dự lễ chung vui với Đức đại vương Kiều Công Thuận và dân làng, thể hiện đạo lý thủy chung, uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. 2.4.Chùa Bồng Lai Chùa Bồng Lai thuộc thôn Hà Thạch, xã Hà Thạch, thị xã Phú Thọ còn có tên gọi: Chùa Hà Thạch. Chùa có kiến trúc đẹp, ở giữa quả đồi đẹp cao nhất khu vực, như một dấu nối giữa trời và đất, giữa âm và dương. Là di tích kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, với bệ tượng đất nung, hệ thống tượng thờ, bia và các di tích vật quý khác, khu di tích chùa Bồng Lai là biểu hiện rực rỡ của một thời đại lịch sử phật giáo huy hoàng trênđất nước ta. Chùa Bồng Lai để lại một dấu tích khang trang với quy mô bề thế bên bờ sông Hồng, phong cảnh hữu tình, đã một thời là trung tâm sinh hoạt của cư dân trong vùng. Chùa Bồng Lai đã được Bộ văn hóa thông tin cấp “Bằng công nhận di tích lịch sử - văn hóa” cấp quốc gia. 2.5 Khu du lịch Đền Mẫu Âu Cơ Đền nằm giữa một cánh đồng lúa bên dòng sông Thao thuộc xã Hiền Lương, huyện Hạ Hoà (Phú Thọ). Ngày 3-8-1991 đền Mẫu Âu Cơ được Bộ VH-TT cấp bằng công nhận di tích lịch sử quốc gia. Lễ chính đền Mẫu Âu 7 Cơ vào ngày 7-1, kéo dài trong ba ngày, sau khi tế nữ xong mới đến lễ Mẫu dâng hương sớ. Trong dịp này trước sân đền và tại đình làng có nhiều trò chơi dân gian địa phương như: cướp cờ, đánh phết, hát ghẹo, hát xoan… Đền Mẫu Âu Cơ nằm trong một quần thể có nhiều di tích lịch sử và công trình văn hóa. Cách đền 500m về phía Đông có đình thờ Đức Ông Đột Ngột Cao Sơn - Thánh Vương Nam Việt và hai tướng quân nổi tiếng của vua Hùng là Hùng Trấn Quý Minh và Hùng Trấn Bảo Quốc. Cách đó không xa về phía Tây là chùa Linh Phúc có quả chuông đồng đề bốn chữ lớn "Linh Phúc tự chung" và 20 pho tượng cổ. Vùng đất Hiền Lương còn có nhiều di tích khảo cổ thuộc nền văn hoá Sơn Vi như: Động Lâm, Ấm Thượng, Lang Sơn… Đặc biệt, Hiền Lương - Hạ Hoà là chiến khu văn hoá trong kháng chiến chống Pháp với di tích đền Cả, nơi ra đời Hội Nhà văn Việt Nam và trụ sở của nhiều cơ quan văn hoá nghệ thuật thời đó. Chiến khu Ngòi Vần - Hiền Lương vừa là một di tích cách mạng, vừa là một khu du lịch sinh thái rất lý tưởng 2.6. Du lịch Đầm Ao Châu Ðầm Ao Châu đúng như tên gọi của nó, trông xa như một viên ngọc minh châu xanh biếc, lấp lánh. Hồ sâu gần 4m, rộng hơn 2km2, nằm trên địa phận 3 xã Ấm Thượng - Ấm Hạ - Y Sơn của huyện Hạ Hoà (Phú Thọ). Ðến đầm Ao Châu du khách sẽ được hít thở bầu không khí trong lành, được thưởng thức hương vị ngọt ngào của Vải Ao Châu, Mơ Ấm Thượng, được ăn những món ăn từ trong lòng nước như: cá chép, cua, ốc, ba ba Ðầm Ao Châu cách thị xã Phú Thọ 40km, cách thành phố Việt Trì khoảng 70km và cách Thủ đô Hà Nội hơn 150km, giao thông đi lại rất thuận tiện. Gần đây hệ thống giao thông đến khu du lịch Ao Châu đã được nâng cấp nên đến Ao Châu không còn là việc khó khăn, du khách có thể đi bằng đường bộ, đường thuỷ và đường sắt. 3. Tiềm năng du lịch Phú thọ 3.1. Khu bảo tồn vườn quốc gia Xuân Sơn 8 Vườn Quốc gia Xuân Sơn nằm ở phía Tây Bắc xã Xuân Sơn, huyện Thanh Sơn với vị trí nằm ở đúng điểm cuối cùng của dãy Hoàng Liên Sơn cửa ngõ của vùng Tây Bắc Bộ. Đây được coi là tiềm năng du lịch tự nhiên của Phú Thọ. Vẻ đẹp hoang sơ cùng với những nỗ lực của con người trong việc giữ gìn nơi này đã tạo nên một bức tranh lôi cuốn ít nơi nào sánh kịp, đây được coi là điểm đến lý tưởng cho những du khách có sự yêu thích khám phá vẻ đẹp tự nhiên. Vườn quốc gia Xuân Sơn với diện tích 15.048 ha, vùng đệm 18.639 ha đây là một tiềm năng phát triển du lịch sinh thái Rừng quốc gia Xuân Sơn với điểm đặc trưng là vườn quốc gia duy nhất có rừng nguyên sinh phát triển trên núi đá vôi khoảng 2.432 ha Xuân Sơn được đánh giá là rừng đa dạng sinh thái, đa dạng sinh học, đa dạng địa hình kiến tạo nên đa dạng cảnh quan Đến với Xuân Sơn du khách không chỉ bắt gặp những hệ thực vật nổi tiếng mà còn bắt gặp những hang động hoang sơ với các loại nhũ đá rủ xuống hình thành các hình thù kì lạ đối với du khách… Ở Xuân Sơn có khoảng 726 loài thực vật bậc cao, ngành thuộc 475 chi và 134 họ trong đó có 52 loài thuộc ngành quyết và hạt trần. Nằm trong khu vực giao tiếp của hai lưỡng thực vật Mã Lai và Hoa Nam hệ thực vật của Xuân Sơn phong phú đa dạng và có những đặc trưng riêng. Hệ thực vật có các loại re, dẻ, sồi, mộc lan chiếm ưu thế. Ngoài ra ở Xuân Sơn còn có các loài tiêu biểu cho khu vực Tây Bắc như táu muối, táu lá duối, sao mặt khỉ và chò chỉ, chò vảy, nghiến, dổi, vẩy đắng, kim giao. Xuân Sơn là kho giống bản địa, kho cây thuốc khổng lồ đặc biệt là cây rau sắng mọc tự nhiên có mật độ cao nhất ở Miền Bắc. Xuân Sơn có tất cả 365 loài động vật trong đó có 46 loài ghi trong sách đỏ Việt Nam và 18 loài trong sách đỏ thế giới, các động vật ở đây đặc trưng cho khu vực Tây Bắc : voọc, xám, vượn … Đến Xuân Sơn còn là đến với những cảnh quan kì thú, tại đây có 3 đỉnh núi cao trên 1km với hàng trăm 9 hang động sông suối nổi bật là cụm hang động Xuân Sơn với 16 hang liên tiếp dọc con đường mòn từ xóm Lạng tới xóm Còi và xóm Lấp. Hang Lạng là hang lớn nhất và dài nhất ăn sâu vào trong lòng núi. Vòm hang có nhiều chỗ cao tới 20m và cũng rộng khoảng 20m. Trong hang có những thạch nhũ muôn hình vạn trạng tạo cho hang một vẻ đẹp huyền bí. Ngoài các giá trị về sinh học và cảnh quan hang động đá vôi. Ở Xuân Sơn còn có những tộc người Mường, Dao, Tiền cư trú từ lâu đời và cách biệt với các địa phương khác nên còn giữ được những phong tục tập quán và những nét văn hoá bản địa phong phú . Đường lên Xuân Sơn rất dễ dàng cho được sự đầu tư từ UBND tỉnh, không khó như lên Tam Đảo, Sa Pa, Mẫu Sơn. Dự án trồng cây đa tác dụng chống sạt lở đường tạo cảm giác an toàn, cảnh quan thêm phần hấp dẫn hơn và tạo nét “Duyên” cho 31 km đường đang được thực hiện. Điện cao thế đã đến với các bản làng cao và hang động Xuân Sơn. Đây là những điều kiện cần thiết để đi vào khai thác du lịch hang động, du lịch leo núi, du lịch mạo hiểm đường thuỷ, du lịch đến các bản làng vùng cao, cắm trại trong rừng. Xuân Sơn nằm trong mạng lưới các điểm du lịch dày đặc cách Đền Hùng 90km, Hà Nội 120km , phía Tây Nam có hồ thuỷ điện Hoà Bình, phía Tây Bắc có thuỷ điện Sơn La khiến cho Xuân Sơn trở về “ gần” hơn với du khách khi đến với Xuân Sơn 3.2 Nước khoáng nóng Thanh Thuỷ Thuộc địa phận xã La Phù, huyện Thanh Thuỷ. Mỏ nước nóng này được phát hiện thời gian gần đây, có độ sâu 35- 100m, túi nước bao phủ một diện tích ướckhoảng 1km2, nhiệt độ của nước khoan lên khoảng 40oC- 57oC. Nước khoáng ở đây rất thích hợp cho việc tắm ngâm phục hồi sức khoẻ và chữa bệnh. 3.3. Công viên Văn Lang Hồ nước, cây xanh, đảo và các công trình kiến trúc khác. Đây là khu du 10 [...]... Hiện trạng du lịch tự nhiên của Phú Thọ 1 Hiện trạng du lịch tự nhiên Phú Thọ Từ chương 1 có thể thấy bên cạnh du lịch “ về nguồn” vốn được khai thác từ lâu thì du lịch tự nhiên ở Phú Thọ mới đang ở giai đoạn đầu được quan tâm và khai thác Nhắc tới du lịch tự nhiên của Phú Thọ có thể kể tới: Khu du lịch Ao giời – Suối tiên, du lịch Đầm Ao Châu – đây là những khu du lịch đã đưa vào khai thác từ lâu,... một địa điểm về du lịch tự nhiên Với hiện trạng này có thể đánh giá du lịch tự nhiên của Phú Thọ chưa hề tạo được sức hấp dẫn và sức cạnh tranh so với du lịch tự nhiên ở các tỉnh khác 2 Tiềm năng Tuy không có những điểm khác biệt nổi trội về tự nhiên nhưng Phú Thọ có nhiều điểm du lịch tự nhiên tiềm năng, đặc biệt khi biết cách kết hợp chúng lại với nhau và kết hợp với những điểm du lịch về nguồn khác... trật tự và an toàn xã hội, giữ gìn, phát huy truyền thống và bản sắc văn hóa trên quê hương đất Tổ Tóm lại với những đặc trưng riêng có của Phú Thọ về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, các danh thắng, điều kiện về cơ sở vật chất hạ tầng … Là những điều kiện tiền đề giúp cho việc phát triển du lịch tự nhiên ở Phú Thọ 12 13 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG DU LỊCH TỰ NHIÊN PHÚ THỌ I Hiện trạng du lịch tự nhiên. .. cho du lịch nước ngoài vẫn thấp, chủ yếu người dân có xu hướng du lịch trong nước Những khách du lịch nước ngoài cũng có xu hướng du lịch vào Việt Nam, theo thống kê của tổng cục du lịch Việt Nam thì khách du lịch Mỹ vào nước ta tăng 10-15 % Du lịch là ngành ưu tiên phát triển của cả nước nói chung và Phú Thọ nói riêng Nhà nước ta đang có chính sách ưu tiên phát triển ngành dịch vụ mà ngành du lịch. .. hạ tầng tại Phú Thọ, đặc biệt là tại các địa phương có địa điểm du lịch cũng đang ngày một hoàn thiện Đây sẽ là tiền đề tốt cho du lịch phát triển Đặc biệt vấn đề về phát triển du lịch tự nhiên đang ngày càng được chính quyền Phú Thọ quan tâm và coi là một trong những mục tiêu phát triển của toàn tỉnh trong giai đoạn tới Vấn đề này sẽ giúp cho việc phát triển du lịch 17 tự nhiên ở Phú Thọ trở nên thuận... thác và một số khu du lịch tiềm năng như: Khu bảo tồn rừng quốc gia Xuân Sơn, Hang Lạng, Có thể nói du lịch tự nhiên ở Phú Thọ dù đã có một số điểm được chú ý và khai thác xong chưa khai thác hết tiềm năng, chưa tạo được điểm nhấn và thu hút khách du lịch Như 2 khu Khu du lịch Ao giời – Suối tiên và du lịch Đầm Ao Châu dù đã được đưa vào khai thác từ rất lâu nhưng tỉ lệ khách du lịch biết tới và tới... phát triển thêm những đợt du lịch trái mùa * Nhận thức: Do sự phát triển và mức độ giáo dục ở Phú Thọ còn chưa thực sự cao về kiến thức chung về những vấn đề về du lịch, hay phát triển du lịch nói chung và du lịch tự nhiên nói riêng từ các cấp chính quyền tới người dân Nhiều người dân sống xung quanh khu du lịch sinh thái vẫn còn nghèo do đó mà họ thường vào rừng, vào các khu du lịch để đánh bắt các động... và ưu thế cho du lịch Phú Thọ Đây vừa là điểm tạo thêm những nét mới cho du lịch Phú Thọ vừa qua đó bổ xung và quảng bá thêm cho du lịch về nguồn vốn đã được biết tới 15 Trong số những khu du lịch chuẩn bị đưa vào khai thác, tiền năng nhất phải kể đến đó là khu du lịch Xuân Sơn, hang Lạng Ưu thế lớn nhất mà Xuân Sơn có được là vẻ đẹp tự nhiên còn nguyên sơ đặc biệt có thêm các yếu tố về văn hóa của những... chính các địa điểm du lịch tại Phú Thọ như Đền Hùng – vốn đã nổi tiếng, hay khu Nước Khoáng Nóng Thanh Thủy để tạo ra mạng ngay trong nội bộ tỉnh Biết kết hợp giữa các yếu tố hấp dẫn khác nhau sẽ giúp tạo nên điểm hấp dẫn cho du lịch Phú Thọ nói chung Có thể tạo ra những tua du lịch kết hợp giữa du lịch tự nhiên và về nguồn, tua nghỉ dưỡng và khám phá, Bên cạnh tiềm năng về điều kiện tự nhiên thì cơ sở... phát triển những điểm du lịch đầy tiềm năng đó 1.2 Sản phẩm du lịch tiềm năng Tiềm năng ở khu du lịch Phú Thọ có rất nhiều, phải kể đến du lịch mang tính chất chữa bệnh với khu nước nóng Thanh Thuỷ, hay hơn nữa là tham 25 quan khám phá tìm hiểu và nghiên cứu du lịch sinh thái ở Xuân Sơn-một vùng đất với thế mạnh tự nhiên hoang sơ Cũng như những chưong trình phát triển như du lịch hiện tại thì việc . việc phát triển du lịch tự nhiên ở Phú Thọ . 12 13 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG DU LỊCH TỰ NHIÊN PHÚ THỌ I. Hiện trạng du lịch tự nhiên của Phú Thọ 1. Hiện trạng du lịch tự nhiên Phú Thọ Từ chương 1. du lịch “ về nguồn” vốn được khai thác từ lâu thì du lịch tự nhiên ở Phú Thọ mới đang ở giai đoạn đầu được quan tâm và khai thác. Nhắc tới du lịch tự nhiên của Phú Thọ có thể kể tới: Khu du lịch. động. Người dân Phú Thọ hiếu khách, giàu truyền thống văn hóa dân tộc điều này góp phần phát triển du lịch về cội nguồn của tỉnh. 2. Du lịch hiện tại của Phú Thọ Phú Thọ có bản sắc văn hoá dân tộc

Ngày đăng: 22/05/2015, 20:04

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

    • 1. Sản phẩm ( Product )

      • 1.1 Sản phẩm du lịch hiện tại

      • 1.2 Sản phẩm du lịch tiềm năng

      • 2. Chính sách hỗ trợ (Power)

      • 3. Giá cả và không gian ( Price )

      • 4. Yếu tố về con người ( People )

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan