Phân tích đánh giá hiện trạng môi trường và tăng cường giải pháp bảo vệ môi trường trong tỉnh Quảng Bình

296 1.3K 3
Phân tích đánh giá hiện trạng môi trường và tăng cường giải pháp bảo vệ môi trường trong tỉnh Quảng Bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Bình 05 năm cung cấp các thông tin về hiện trạng và diễn biến môi trường trên địa bàn tỉnh, nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thoái và tác động của chúng tới sức khoẻ con người, các hệ sinh thái và kinh tế xã hội, từ đó xây dựng các giải pháp hiệu quả công tác quản lý và bảo vệ môi trường của tỉnh. Báo cáo nhằm mục đích đánh giá tình trạng môi trường, cung cấp cơ sở thực tiễn để xem xét tác động qua lại giữa phát triển kinh tế xã hội với môi trường, để kịp thời điều chỉnh kế hoạch hay bổ sung, tăng cường các giải pháp bảo vệ môi trường trong tỉnh.

1 | P a g e MỞ ĐẦU 1. Mục tiêu của báo cáo Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Bình 05 năm cung cấp các thông tin về hiện trạng và diễn biến môi trường trên địa bàn tỉnh, nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thoái và tác động của chúng tới sức khoẻ con người, các hệ sinh thái và kinh tế xã hội, từ đó xây dựng các giải pháp hiệu quả công tác quản lý và bảo vệ môi trường của tỉnh. Báo cáo nhằm mục đích đánh giá tình trạng môi trường, cung cấp cơ sở thực tiễn để xem xét tác động qua lại giữa phát triển kinh tế xã hội với môi trường, để kịp thời điều chỉnh kế hoạch hay bổ sung, tăng cường các giải pháp bảo vệ môi trường trong tỉnh. Báo cáo này chủ yếu đề cập đến các vấn đề môi trường nổi bật của tỉnh trong các năm gần đây. 2. Nhiệm vụ thực hiện Để đạt được những mục tiêu đề ra của báo cáo, những nhiệm vụ cần phải thực hiện và giải quyết như sau: - Điều tra, đánh giá thực trạng về chất lượng các thành phần môi trường trên địa bàn toàn tỉnh; - Thiết lập mối tương quan và so sánh giữa các thành phần môi trường với nhau, giữa các địa phương trong tỉnh với nhau ; 2 | P a g e - Từ sự thiết lập mối quan hệ trên, đánh giá, cảnh báo và dự báo diễn biến môi trường của toàn tỉnh; - Phân tích các chính sách bảo vệ môi trường của tỉnh, đánh giá mức độ phù hợp với thực tế môi trường của địa phương chưa; - Nhấn mạnh đến một số “điểm nóng” về môi trường của tỉnh. 3. Bố cục của báo cáo Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Bình gồm 12 chương. Chương I đánh giá tổng quát về áp lực, giải thích cơ chế tác động, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường về tự nhiên, kinh tế xã hội, để người đọc có tầm nhìn toàn diện về các vấn đề môi trường phát sinh. Chương II Trình bày cụ thể những động lực gây áp lực lên môi trường, đối với từng lĩnh vực, khái quát về diễn biến hoạt động, các áp lực do các hoạt động gây ra từ đó làm căn cứ đánh giá toàn diện những vấn đề ô nhiễm chính có nguồn gốc từ lĩnh vực nào. Từ Chương III đến Chương VIII trình bày các động lực và các áp lực đối với từng thành phần môi trường. Trong các chương này, đối với mỗi thành phần môi trường đã phân tích nguồn gốc các áp lực, thực trạng ô nhiễm và các tác động do ô nhiễm gây ra. Trên cơ sở đó đưa ra những dự báo đối với vấn đề ô nhiễm từng thành phần trong tương lai. Chương IX tập trung điều tra đánh giá về động lực gây áp lực lên môi trường tại các điểm nóng môi trường trong tỉnh. Chương X đánh giá cơ chế gây ô nhiễm môi trường, nguyên 3 | P a g e nhân và hậu quả do tai biến thiên nhiên và ô nhiễm môi trường để lại. Từ đó đánh giá mức độ thực hiện các mục tiêu đề ra. Chương XI đánh giá tính hiệu quả và đầy đủ của các chính sách, quy định liên quan trực tiếp đến tất cả các thành phần môi trường đề cập ở các chương trước. Đánh giá công tác quản lý môi trường của tỉnh trong thời gian qua. Chương XII dựa vào việc đánh giá những việc đã làm được, những tồn tại và thách thức trong công tác BVMT trong Chương XI để đưa ra các nhóm vấn đề cần ưu tiên giải quyết, từ các vấn đề tổng thể và cụ thể, từ đó xác định vấn đề tập trung ưu tiên hơn trong công tác quản lý và BVMT. 4. Phương pháp xây dựng báo cáo Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Bình 05 năm (2005 -2010) được xây dựng theo phương pháp phân tích mô hình DPSIR: “D: động lực (phát triển kinh tế xã hội, là nguyên nhân sâu xa của biến đổi môi trường); P: áp lực (các nguồn thải trực tiếp gây ô nhiễm và suy thoái môi trường); S: hiện trạng (sự biến đổi chất lượng của các thành phần môi trường như đất, nước, không khí ); I: tác động (tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức khoẻ cộng đồng, hệ sinh thái, kinh tế xã hội); R: đáp ứng (các giải pháp bảo vệ môi trường)”. Mô hình này đã và đang được áp dụng ở nhiều địa phương để xây dựng các báo cáo hiện trạng môi trường. 4 | P a g e 5. Nguồn cung cấp số liệu - Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia năm 2005; - Báo cáo hiện trạng môi trường chuyên đề của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong các năm 2006, 2007, 2008, 2009; - Báo cáo kết quả quan trắc giám sát chất lượng môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Bình các năm từ 2005 đến 2009; - Chiến lược phát triển KT-XH tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; - Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình năm 2009 và các số liệu thống kê năm 2009 của Cục Thống kê Quảng Bình; - Các tài liệu về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình; - Các số liệu do các Sở, Ban Ngành, các địa phương liên quan cung cấp… - Các kết quả phân tích chất lượng môi trường đất, nước, không khí trên địa bàn tỉnh từ năm 2005 đến 2009. 6. Tổ chức thực hiện lập báo cáo Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Bình 05 năm (2005- 2010) được thực hiện với sự tham gia của: - Cơ quan chủ quản: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình; 5 | P a g e - Cơ quan chủ trì: Chi cục Bảo vệ môi trường Quảng Bình. 6 | P a g e CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI 1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 1.1.1. Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý: Quảng Bình là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Bắc Trung Bộ, nằm ở vĩ độ từ 17 0 5’02" đến 18 0 5’12” Bắc và kinh độ 105 0 36’55” đến 106 0 59’37” Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh với chiều dài 135,97 km; Phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị với chiều dài 79,32 km; Phía Đông giáp biển Đông với chiều dài 116,04 km; Phía Tây giáp nước CHDCND Lào với 201,87 km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 806.526,67ha, dân số trung bình năm 2009 là 847.956 người. Quảng Bình có 07 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm thành phố Đồng Hới và 06 huyện là Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy, Quảng Trạch, Tuyên Hoá, Minh Hoá; 159 đơn vị hành chính cấp xã, phường trong đó có 10 phường, 08 thị trấn và 141 xã. Giao thông qua tỉnh có 4 trục dọc là đường sắt, quốc lộ 1A, 02 nhánh Đông và Tây đường Hồ Chí Minh và các đường nhánh theo hướng Đông - Tây nối liền các vùng phía Đông và phía Tây của tỉnh. Các tuyến giao thông này nối liền các cảng Gianh, Nhật Lệ, Hòn La, khu kinh tế Hòn La, các thành phố, thị trấn khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cha Lo; nối 7 | P a g e các trọng điểm này của tỉnh với các địa phương khác trong nước và nước bạn Lào. Ngoài ra, sân bay Đồng Hới đã được đưa vào khai thác tạo điều kiện thuận lợi phục vụ các hoạt động phát triển kinh tế. Với yếu tố vị trí địa lý như trên Quảng Bình có điều kiện thuận lợi trong thu hút đầu tư, tạo cho tỉnh có lợi thế để phát triển sản xuất hàng hoá, phát triển nhanh những ngành kinh tế mũi nhọn, sớm hoà nhập với xu thế chung của cả nước. b. Đặc điểm địa hình, địa mạo: Quảng Bình nằm phía Đông dãy Trường Sơn có địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh, bề ngang hẹp và dốc, nghiêng từ Tây sang Đông. Sườn phía Đông có độ dốc ra biển lớn, càng về phía Nam đất càng bị thu hẹp bởi dảy núi Trường Sơn hướng ra biển. Dọc theo lãnh thổ đều có các dạng địa hình: núi, trung du, đồng bằng và đất cát ven biển. Đại bộ phận lãnh thổ là vùng đồi núi (chiếm trên 85% diện tích tự nhiên), đồng bằng nhỏ hẹp, đất lúa ít, đất nông lâm xen kẻ và bị chia cắt bởi nhiều sông, suối dốc. Địa hình có thể phân chia thành 04 tiểu vùng: * Vùng núi cao nằm dọc sườn Đông Trường Sơn: Chiếm 78% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh, có độ cao từ 250-2.000m, độ dốc trung bình 30 0 . Đất nông nghiệp chỉ chiếm 3% diện tích của tiểu vùng. 8 | P a g e * Vùng gò đồi và trung du: Đây là vùng có độ cao từ 50-250m, độ dốc trung bình từ 25 0 trở lên. Vùng trung du chiếm tới 9% diện tích tự nhiên và 30% diện tích đất nông nghiệp của toàn tỉnh. * Vùng đồng bằng ven biển: Chiếm 8% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh. Đất nông nghiệp chiếm 32,8%, chủ yếu dùng vào việc trồng lúa nư- ớc, đây là vùng có nền kinh tế phát triển hơn các vùng khác trong tỉnh. * Vùng cát ven biển: Vùng cát ven biển có độ cao từ 2 - 50m so mực nước biển, độ dốc có những nơi đạt 60 0 . Diện tích chiếm 5% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, đất canh tác nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 8% diện tích của tiểu vùng. Sự phong phú và đa dạng địa hình của tỉnh Quảng Bình là điều kiện để phát triển kinh tế theo hướng kết hợp giữa biển và đất liền, địa hình tự nhiên tạo nên nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp như: Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Đá Nhảy, Khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến, Suối Bang, biển Bảo Ninh đây là những nơi có tiềm năng phát triển du lịch. c. Đặc điểm khí tượng, thủy văn: - Khí tượng: Quảng Bình nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam, với khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam và mùa Đông tương đối lạnh ở phía Bắc, khí hậu Quảng Bình chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. 9 | P a g e Mùa mưa tập trung từ tháng 9 đến tháng 11, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm, nên thường gây lũ lụt trên diện rộng, lượng mưa trung bình nhiều năm cả tỉnh là 2.100 - 2.200mm, số ngày mưa trung bình là 152 ngày/năm. Mùa khô từ tháng 12 kéo dài đến tháng 8, trùng với mùa khô hanh nắng gắt với gió Tây Nam khô nóng, lượng bốc hơi lớn (960 - 1.200mm/năm) nên thường xuyên gây hạn hán, cát bay lấp đồng ruộng và đất thổ cư. Nhiệt độ trung bình toàn tỉnh là 24 - 25 0 C tăng dần từ Bắc vào Nam, giảm dần từ Đông sang Tây. Tổng nhiệt độ hàng năm khoảng 8.600 - 8.700 0 C, số giờ nắng trung bình hàng năm khoảng 1.700 - 1.800 giờ. Như vậy, nhiệt độ và tổng tích ôn Quảng Bình khá cao, phù hợp và thuận lợi cho việc phát triển các cây công nghiệp, cây dài ngày, cây nhiệt đới. Tuy nhiên, điều kiện thời tiết đối với tỉnh Quảng Bình có điều bất lợi là gió Tây Nam khô nóng xuất hiện chủ yếu vào các tháng 6, tháng 7 trong năm kết hợp với thiếu mưa gây hạn hán. Bão vào mùa mưa, tập trung vào tháng 9 (37%) và thường đi kèm với mưa lớn. Do lãnh thổ hẹp, sông ngắn và dốc nên mùa mưa bão thường có hiện tượng lũ quét gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của, ảnh hưởng đến đời sống cũng như hoạt động sản xuất nông nghiệp hàng năm. - Thủy văn: 10 | P a g e + Đặc điểm sông suối: Quảng Bình có nguồn nước mặt phong phú nhờ hệ thống sông suối, hồ khá dày đặc. Mật độ sông suối đạt 0,8 - 1,1km/km 2 , tuy nhiên phân bố không đều và có xu hướng giảm dần từ Tây sang Đông, từ vùng núi ra biển. Toàn tỉnh, có 5 hệ thống sông chính đổ ra biển là: sông Roòn, Gianh, Lý Hoà, Dinh và Nhật Lệ. Nhìn chung, sông ngòi của Quảng Bình có đặc điểm chung là chiều dài ngắn và dốc nên khả năng điều tiết nước kém, thường gây lũ kịch phát trong mùa mưa. Tốc độ dòng chảy lớn nhất là trong mùa mưa lũ; tổng lượng dòng chảy vào mùa lũ chiếm từ 60 - 80% lượng dòng chảy cả năm. + Hệ thống hồ, đập: Toàn tỉnh có khoảng 149 hồ tự nhiên và nhân tạo với dung tích ước tính 431,88 triệu m 3 nước, 65 đập, 164 trạm bơm, 01 đập ngăn mặn. Hàng năm phục vụ tưới cho 42.000ha. + Nguồn nước dưới đất của tỉnh khá phong phú, nhưng phân bố không đều, mức độ nông, sâu thay đổi phụ thuộc vào địa hình, nền địa chất và lượng mưa trong năm. Nhìn chung nước dưới đất ở Quảng Bình mới chỉ điều tra tổng thể, chưa điều tra chi tiết để đánh giá đầy đủ. Việc điều tra, đánh giá trữ lượng nước dưới đất để quy hoạch, quản lý tốt nguồn tài nguyên này phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội là rất cần thiết. [...]... học, 569 y sỹ và kỹ thuật viên; 640 y tá và 396 trình độ khác * Giáo dục: Quảng Bình có hệ thống cơ sở hạ tầng cho giáo dục phổ thông tương đối đồng bộ Toàn tỉnh có 640 trường và cơ sở giáo dục đào tạo Trong đó: có 184 trường và cơ sở giáo dục mầm non, 247 trường tiểu học, 11 trường tiểu học và trung học cơ sở, 144 trường trung học cơ sở, 6 trường trung học cơ sở và phổ thông trung học, 27 trường phổ... tình trạng vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng vẫn diễn biến phức tạp 2.1.2 Tỷ lệ tăng trưởng của các ngành a Tăng trưởng kinh tế Theo số liệu của Cục Thống kê Quảng Bình năm 2009 GDP trên địa bàn tỉnh đạt 3.373,398 tỷ đồng Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng bình quân đạt 11,1%; trong đó: nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân 5,3%, công nghiệp xây dựng tăng 15,4%, dịch vụ tăng 11,6% GDP bình. .. gom và xử lý theo đúng quy định Trong khi đó, bụi, khí thải, tiếng ồn do hoạt động giao thông vận tải nội thị và mạng lưới cơ sở sản xuất quy mô vừa và nhỏ cùng với hạ tầng kỹ thuật đô thị yếu kém, không theo kịp với sự gia tăng dân số đã làm nảy sinh các vấn đề bất cập về mặt xã hội và vệ sinh môi trường đô thị Môi trường lao động, dân số và môi trường: - Sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi. .. có sự biến động (Hình 2.3) Hình 2.4 Tốc độ tăng dân số tỉnh Quảng Bình từ 2005-2009 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình 2.2.2 Sự chuyển dịch thành phần dân cư a Dân số: Dân số của tỉnh Quảng Bình năm 2009 là 847.956 người; dân số thành thị là 128.068 người, chiếm 15,06% dân số toàn tỉnh Đại bộ phân dân cư Quảng Bình là dân tộc Kinh (trên 98,5%), 02 dân tộc và hơn 10 tộc người thiểu số sống tập trung... TẾ XÃ HỘI LÊN MÔI TRƯỜNG 2.1 Đặc điểm kinh tế 2.1.1 Khái quát tình hình phát triển và cơ cấu phân bổ các ngành Tình hình kinh tế - xã hội của Quảng Bình chuyển biến tích cực, tiến bộ trên nhiều lĩnh vực, phần lớn các chỉ tiêu cơ bản đạt và vượt kế hoạch đề ra Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 10,2%; giá trị sản xuất nông - lâm ngư nghiệp tăng 6,6%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 17,6%, giá trị các ngành... 452.136 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình Sự phân bố lao động giữa các vùng có sự mất cân đối Vùng đồi núi chiếm trên 85% diện tích với tài nguyên phong phú nhưng chỉ có gần 30% lao động trong toàn tỉnh Vùng đồng bằng chật hẹp chỉ có gần 15% diện tích tự nhiên nhưng nguồn lao động tập trung trên 70% trong tổng số lao động toàn tỉnh 2.2.3.Dự báo sự gia tăng dân số của tỉnh trong thời gian tới Theo dự... ngư - Công nghiệp - Dịch vụ đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực Tính từ năm 2005 thì tốc độ tăng trưởng GDP qua các năm như sau: Theo số liệu của Cục Thống kê Quảng Bình năm 2009, tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn tỉnh đạt 3.373.398 triệu đồng (giá so sánh), theo giá hiện hành đạt 10.621.360 triệu đồng Như vậy tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong những năm gần đây là khá ổn định Cơ cấu kinh tế vẫn... đóng góp và tăng trưởng GDP trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng theo các năm tăng dần từ 29,30% (năm 2005) lên 32,46% (năm 2009) + Tỷ lệ đóng góp và tăng trưởng GDP trong lĩnh vực dịch vụ theo các năm tăng dần từ 36,29% (năm 2005) lên 37,66% (năm 2009) 27 | P a g e So sánh với một số tỉnh thành phát triển (Hà Nội, Tp Hồ chí Minh, Đà Nẵng, Vũng Tàu, ) thì tỷ lệ đóng góp và tăng trưởng GDP trong các... dựng và dịch vụ còn thấp, phát triển chậm 2.1.3 Vai trò, tác động của phát triển kinh tế đến đời sống xã hội và môi trường a Vai trò của tăng trưởng kinh tế đến đời sống xã hội: Tăng trưởng kinh tế là cơ sở để thực hiện hàng loạt vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội: + Trước hết, tăng trưởng kinh tế thể hiện bằng sự tăng lên về số lượng, chất lượng hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất ra nó, do đó tăng. .. phát, hoặc tăng trưởng kinh tế cao làm cho một bộ phận dân cư giàu lên, làm cho sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội ngày càng tăng, ô nhiễm môi trường làm phát sinh nhiều bệnh tật ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người dân b Tác động của tăng trưởng kinh tế đến môi trường: 29 | P a g e Môi trường đất ngày càng bị suy thoái do sử dụng nhiều hóa chất, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp Diện tích đất . với môi trường, để kịp thời điều chỉnh kế hoạch hay bổ sung, tăng cường các giải pháp bảo vệ môi trường trong tỉnh. Báo cáo này chủ yếu đề cập đến các vấn đề môi trường nổi bật của tỉnh trong. cáo hiện trạng môi trường. 4 | P a g e 5. Nguồn cung cấp số liệu - Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia năm 2005; - Báo cáo hiện trạng môi trường chuyên đề của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong. trên, đánh giá, cảnh báo và dự báo diễn biến môi trường của toàn tỉnh; - Phân tích các chính sách bảo vệ môi trường của tỉnh, đánh giá mức độ phù hợp với thực tế môi trường của địa phương chưa; -

Ngày đăng: 22/05/2015, 14:48

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

    • 1. Mục tiêu của báo cáo

    • 2. Nhiệm vụ thực hiện

    • 3. Bố cục của báo cáo

    • 4. Phương pháp xây dựng báo cáo

    • 5. Nguồn cung cấp số liệu

    • 6. Tổ chức thực hiện lập báo cáo

    • CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI

      • 1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

        • 1.1.1. Điều kiện tự nhiên

          • a. Vị trí địa lý:

          • b. Đặc điểm địa hình, địa mạo:

          • c. Đặc điểm khí tượng, thủy văn:

          • 1.1.3. Tài nguyên đất

          • 1.1.4. Tài nguyên khoáng sản

          • 1.1.5. Tài nguyên sinh vật biển

          • 1.1.6. Tài nguyên rừng và đất rừng

          • 1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

            • 1.2.1. Đặc điểm kinh tế

            • 1.2.2. Đặc điểm xã hội

              • a. Dân số, lao động, giới và giới tính

              • c. Y tế và giáo dục

              • d. Văn hoá và thể dục thể thao

              • e. Nhận xét về đặc điểm kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến môi trường

              • 1.3. Biến đổi khí hậu

              • 1.4. Hiện trạng sử dụng đất

                • Bảng 1.1. Tình hình sử dụng của tỉnh Quảng Bình qua 5 năm

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan