Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ mộ và tảo GIẢI

3 1.7K 4
Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ mộ và tảo GIẢI

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ “Mộ” và “Tảo giải” (Nhật kí trong tù) Thơ Bác luôn mang âm hưởng của thơ xưa, nhưng Bác lại là người tiếp xúc rất nhiều với nền văn hoá phương Tây nên thơ Bác cũng rất là hiện đại. Bất lù bài thơ nào trong Nhật kí trong tù đều mang một vẻ đẹp rất cổ điển nhưng vẫn hiện đại. vẻ đẹp đó được thế’ hiện rất rõ trong hai bài thơ Mộ và Tảo giải. Như ta đã biết Bác là người phương Đông – mang trong mình truyền thống của văn hoá phương Đông, bên cạnh đó Bác còn là người am hiểu thơ Đường, giỏi chữ Hán nên thơ Bác mang đậm màu sắc cổ điển. Trong bài thơ Mộ, màu sắc cổ điển được thể hiện cách miêu tả thiên nhiên và cách làm thơ Đường luật, bút pháp ước lệ tượng trưng. Như ta đã biết, trong phép lảm thơ Đường luật, câu đầu tiên của bài thơ phải nói rõ được ý của đề tài, đề tài là Chiều tối và câu mở đầu quả thực là đã giới thiệu được rất cụ thế’ về cái khoảng thời gian đó trong ngày. Không ai có thế nhầm cảnh chim bay về tổ ờ đây là thuộc về một thời điếm nào khác. Câu thứ hai của bài thơ tiếp tục làm rõ cảnh chiều muộn nơi xóm núi. Sự xuất hiện của chòm mây đưa lại tính hoàn chỉnh cho mảng tranh vẽ cảnh bầu trời. Mây trong bài thơ này đúng là mây chiều với dáng vẻ hiu hắt chậm chạp riêng biệt rất phù hợp với không khí buổi hoàng hôn. Như vậy, bài thơ đã có một cách mở bài hợp lí chứng tỏ sự già dặn trong nghệ thuật làm thơ và màu sắc cổ điển trong thơ Bác. Vẻ đẹp của Bác còn được thể hiện ở việc Bác lấy thi liệu quen thuộc trong thơ ca truyền thống. Một cánh chim lẻ bầy, một đám mây cô đơn lững lờ trồi… Bức tranh thiên nhiên núi rừng lúc chiều tối được phác hoạ bằng những nét đơn sơ theo thi pháp quen thuộc của thơ Đường. Thiên nhiên trong thơ cổ điển thường mang tính chất ước lệ, ít nét chấm phá, gợi nhiều hơn tả và chủ yếu là phác hoạ thần thái của cảnh và nói lên tâm sự của con người: Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ Chòm măy trôi nhẹ giữa tầng kliông. Hai câu thơ này làm ta gợi nhớ đến các câu thơ trung đại như: Chim bầy vút bay hết, Mây lẻ đi một mình (Lí Bạch), Chim hôm thoi thót về rừng… Trong hai câu đầu bút pháp nghệ thuật lấy điểm vẽ diện, lấy động tẳ tĩnh của thơ cổ được Bác vận dụng một cách sáng tạo. Nhìn chim bay mây trôi lững lờ lại càng làm cho cảnh núi rừng lúc chiều tối thêm hoang váng, mênh mông. Sự gần gũi về bút pháp và thi liệu trong hai câu thơ này đã làm nhiều người nhầm tưởng cảnh ở hai câu này mang tính ước lệ, nhưng thực ra đó chỉ là cái vòm mây, cánh chim, ở đây đều là những hình ảnh thật, hoàn toàn phù hợp với tính chân thật của bài thơ. Đây chính là chỗ tạo nên cái hay của các câu thơ: vẻ ngoài có vẻ xưa nhưng tình ý lại rất cá biệt – không hoàn toàn trùng lặp với thơ xưa. Bức tranh thiên nhiên lúc chiều tối còn được thể hiện ở cảnh sinh hoạt nơi núi rừng: Cô ern xóm núi xay ngô tối Xay hết lò than dã rực hồng. Trong hai câu thơ này cảnh sinh hoạt trở nên rất gần gũi: Có một cô gái xóm núi xay ngô và nhóm bên bếp lửa hồng, vẻ đẹp cổ điển của bài thơ còn được thể hiện ở ngay nhán vật trữ tình với một bầu tâm trạng – Chính bầu tâm trạng này đã chi phối sự miêu tả, khiến cho cảnh vật mang đậm màu sắc chủ quan. Sự uể oải của cánh chim và vẻ lữ hành đơn dộc của chòm mây phản ánh sâu sắc cảm giác mỏi mệt và cô đơn của Bác sau một ngày lê bước đoạn trường. Nếu như ở bài thơ Chiểu tối vẻ đẹp cổ điển được thể hiện ở bút pháp ước lệ, ở cảnh miêu tả thiên nhiên thì ở Giải đi sớm vê dẹp cổ điển cũng được thể hiện ờ cách miêu tẳ thiên nhiên, ở thời gian và khống gian bị giải đi. Gà gáy một lần đêm chửa tan Chòm sao đưa nguyệt vượt lên ngàn Trong khi bóng tôi còn ngự trị mọi nơi, vây riết lấy người đi đàv thì đến câu thơ thứ hai, bóng tối đả phải nhường chỗ cho trăng sao. Trong thơ xưa trãng sao thường là bầu bạn của tri kỉ, những lúc buồn nhất, các thi nhân lại tìm đến thiên nhiên, Bác cũng vậy với một tấm lòng yêu thiên nhiên trong khi bị tù đày Bác vần không quên trăng sao là bầu bạn: Chòm sao đưa nguyệt vượt lên ngàn Hình ảnh tươi vui sống động này thể hiện sự phấn chân trong con người Bác lúc bắt gặp tri kỉ. Có thể nói trăng sao đã rất hữu tình với Bác, đã xuất hiện đúng lúc để xoa dịu nỗi cô đơn của người tù nơi đất khách. Bên cạnh vẻ đẹp cổ điển, hai bài thơ này còn mang tinh thần hiện đại. Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại luôn hoà cùng với nhau. Thiên nhiên trong hai bài thơ không tĩnh mà luôn vận động. Chủ thể ở đây không phải là thiên nhiên nữa mà là con người – con người và cuộc sống vẫn là trung tâm cảm hứng của những bài thơ tức cảnh: Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ Chòm mảy trôi nhẹ giữa tầng không Cô em xóm núi xay ngô tối Xay hết lò than đã rực hồng. Trong bài thơ Chiều tối hình ảnh thiên nhiên càng đẹp hơn khi có thêm sự vận động của con người, đó là con người lao động, hình ảnh cô gái luôn luôn vận động. Việc lặp lại hai cụm từ ma bao túc theo trật tự đảo ngược của hai câu liền kề nhau có tác dụng miêu tả rất sát, thực động tác xay ngô của các cô gái, nhưng vẻ đẹp hiện đại của bài thơ không chỉ thể hiện ở đô’i tượng miêu tả (cô gái) mà ta còn thấy cả đôi mắt của Bác đang dõi theo công việc lao động của cô với bao đồng cảm và trìu mến. Đặc biệt trong lòng Bác như reo vui trước lò lửa đỏ rực mà cô gái nhóm lên lúc ngô đã xay xong. Hình ảnh lò lửa và cảnh sinh hoạt đã thức dậy trong lòng Bác một mái ấm gia đình, ở đây Bác tự bộc lộ là một con người bình dị, yêu cuộc sống. vẻ dẹp hiện đại còn được thể hiện ở sự vận động từ bóng tối ra ánh sáng, đó chính là sự nhạy cảm của Bác – Mặt khác chửng tỏ tinh thần lạc quan của Bác. Bài thơ không kết thúc băng hình ảnh bóng tối mà bằng hình ảnh lò lửa rực hồng. Chính ánh sáng này đã giúp Bác tin yêu vào cuộc sống. Điều đáng chú ý trong bài thơ đó là chữ hồng, nhờ nó mà đã đặt con người và cuộc sống vào vị trí trung tâm, xua tan cái ảm đạm uể oải, lụi tắt của thiên nhiên và bài thơ từ màu sắc cổ điển đã dậm một màu sắc hiện đại. Nếu trong thơ cổ, các thi nhân thường sống cuộc sống ân dật nhàn tẳn thì với Bác lại khác, trước khỏ khàn gian khổ, Bác vẫn có một thái độ và một tinh thần thép. ơ Giúi đi sớm trong hoàn cảnh bị tù đày gian khổ, Bác đã quên đi mệt nhọc để cảm nhận vẻ đẹp của trời thu phương Bắc. Những động từ ủng (nâng), thướng (lên) trong bài thơ đã diễn tả được sự vận động của sự vật bên ngoài và ý chí vượt hoàn cảnh của Bác. Trong hoàn cảnh bị tù đày gian khổ: Người đi cất bước trên đường thẳm Rát mật đêm thu trăn gió hàn Bác vần ý thức được đây không phải là một cuộc du ngoạn. Bao nhiêu thử thách khốc liệt không thể coi như là không có. Trước những khó khăn như vậy Bác phải cứng cỏi để mà vượt qua mọi khó khăn, dó cũng chính là nhờ một tinh thần thép cứng cỏi. Trong bài thơ có hai chữ chinh và điệp với nhau tạo cho bài thơ một âm hưởng rán rỏi, sự cương nghị COI1 người Hồ Chí Minh. Sự vận động từ bóng tối ra ánh sáng còn được thể hiện rất rõ trong bài thơ Giải đi sớm. Sang đoạn hai, ánh sáng được soi rõ: Phương Đông màu trắng chuyển sang hồng Bóng tối đêm tàn quét sạch không Hơi ấm bao la trùm vũ trụ Người đi thi hứng bỗng thêm nồng. Màu trắng đã chuyển thành màu hồng, việc chuyển biến đó đến cả người tù cũng không hay. ơ câu hai u ảm tàn dư tảo nhất không. Chữ tảo phải được coi là nhãn tự, tào là sớm. Câu thơ có nghĩa là: mọi tàn dư u ám của đêm tối đã nhất loạt sạch không từ sớm rồi. Đến câu thứ ba, hơi ấm đã bao trùm tất cả, đã xua tan giá rét. Rõ ràng, trời đất đã chuyển biến từ giá rét đến bình minh ấm áp, tươi sáng. Trước khung cảnh chuyển biến của đất trời, con người. không khỏi cảm giác đột ngột, khơi dậy niềm chất chứa trong lòng người đi đưừng bỗng trở nên nóng ran như là đang đi đến bình minh tươi sáng. Nhìn toàn bộ bài thơ ta thây hình ảnh Bác hiện ra không phải như một tù nhân mà như một thi nhân đang thưởng ngoạn bài thơ tràn đầy cảm hứng trên đường. Bài thơ là Giải đi sớm mà toàn nói đến thiên nhiên trăng sao, bình minh và cảm hứng lên đường mà bỏ ra cảnh bị áp giải tù đày. Thực tế này đã thấy rõ tâm hồn lạc quan tươi sáng của một con người đi từ đêm tối ra bình minh, từ gian khố’ đến niềm vui và còn thể hiện một ý nghĩa biểu tượng: Con đường cách mạng, tuy gian khổ dài dặc nhưng là con đường tất thắng. Bên cạnh đó vẻ đẹp cổ điển của hai bài thơ còn được thể hiện ở điểm nhìn: từ xa đến gần, từ’thấp đến cao. ơ Chiều tối điểm nhìn thiên nhiên được nhìn từ xa đến gần từ khung cảnh núi rừng đến cảnh sinh hoạt của con người. Giải đi sớm điếm nhìn thiên nhiên đều dược nhìn từ xa, từ không gian của vũ trụ, ánh sáng của bình minh. Vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại luôn hài hoà cùng nhau, ở cả hai bài thơ đều là niềm lạc quan tin tưởng, một tinh thần thép, tin vào tương lai tươi sáng. Tóm lại, tìm hiểu thơ Bác qua hai bài thơ bên cạnh vẻ đẹp cổ điển chúng ta cũng phải thấy được Bác là con người của thời đại mới, của tương lai. Từ Nguyễn Ải Quốc đã toả ra một thử vãn hoá, không phải văn hoá Âu châu mà có lẽ là một nền văn hoá tương lai. Đó chính là phong cách của thơ Bác: nét đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại. . nên thơ Bác cũng rất là hiện đại. Bất lù bài thơ nào trong Nhật kí trong tù đều mang một vẻ đẹp rất cổ điển nhưng vẫn hiện đại. vẻ đẹp đó được thế’ hiện rất rõ trong hai bài thơ Mộ và Tảo giải. . Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Mộ và Tảo giải (Nhật kí trong tù) Thơ Bác luôn mang âm hưởng của thơ xưa, nhưng Bác lại là người tiếp xúc. với Bác, đã xuất hiện đúng lúc để xoa dịu nỗi cô đơn của người tù nơi đất khách. Bên cạnh vẻ đẹp cổ điển, hai bài thơ này còn mang tinh thần hiện đại. Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại luôn hoà cùng

Ngày đăng: 22/05/2015, 06:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan