Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học PHƯƠNG PHÁP SCAMPER VÀ ÁP DỤNG TRONG PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA FACEBOOK

21 817 2
Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học PHƯƠNG PHÁP SCAMPER VÀ ÁP DỤNG TRONG PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA FACEBOOK

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN BÀI TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: PHƯƠNG PHÁP SCAMPER VÀ ÁP DỤNG TRONG PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA FACEBOOK Giảng viên HD: GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm Học viên: Phan Tử Ánh MSHV: CH1301080 Trang 1 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm, người đã tận tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt chuyên đề này. Thầy đã định hướng cho chúng em từ cách đặt vấn đề, phương pháp nghiên cứu khoa học cho đến những công việc cụ thể nhất. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô phòng đào tạo sau đại học, những người đã giúp đỡ, tạo điều kiện tốt cho em trong quá trình học tập thực hiện chuyên đề. TP HCM, ngày 01 tháng 5 năm 2014 Học viên Phan Tử Ánh Trang 2 LỜI NÓI ĐẦU Tư duy sáng tạo là một chủ đề trong bộ môn phương pháp nghiên cứu khoa học, nhằm tìm ra các phương án, biện pháp thích hợp để kích hoạt khả năng sáng tạo và để tăng cường khả năng tư duy của một cá nhân hay một tập thể cộng đồng làm việc chung về một vấn đề hay lĩnh vực khoa học kỹ thuật, chính trị, kinh tế, xã hội, nghệ thuật, …kể cả trong các phát minh, sáng chế. Do đó, nếu không có tư duy sáng tạo thì không thể có một xã hội phát triển như ngày nay. Chính nhờ có sáng tạo mà con người qua từng thời đại chế tạo ra biết bao nhiêu thiết bị hiện đại, ngày càng tiện dụng. Trong công việc cũng vậy, nếu không có tư duy sáng tạo thì con người không thể giải quyết được những vấn đề nan giải đòi hỏi phải có những giải pháp mang tính đột phá và hoàn toàn mới lạ. Vậy thì, mỗi con người chúng ta ai cũng có khả năng tư duy, động não để giải quyết vấn đề, nhưng tại sao lại có người thành công giải quyết nhiều vấn đề trong khi nhiều người khác lại chịu chấp nhận thất bại? Dĩ nhiên sự thành công trong giải quyết vấn đề lớn hay khó khăn bao gồm nhiều yếu tố về lòng kiên trì, khả năng tập trung suy nghĩ cao, sự hiểu biết thấu đáo, kể cả may mắn tình cờ,…Tuy nhiên ở đây ta chỉ xét tới yếu tố tư duy, không phải ai cũng có khả năng tư duy thông minh bẩm sinh, nhưng ai cũng có thể rèn luyện cho mình khả năng tư duy tốt hơn bằng một số phương pháp rèn luyện tư duy sáng tạo như phương pháp SCAMPER. CHƯƠNG 1: PHƯƠNG PHÁP SCAMPER I. Nguồn gốc phương pháp SCAMPER. Trang 3 Phương pháp sáng tạo SCAMPER được giáo sư Michael Mikalko sáng tạo nên. Đây là một công cụ tư duy khá hiệu quả, trợ giúp đắc lực trong quá trình tìm ra các phát kiến nhằm thay đổi sản phẩm hoặc tiến trình công việc. SCAMPER là ghép các chữ cái đầu của nhóm từ sau: Substitute ( thay thế), Combine (kết hợp), Adapt (thích nghi), Modify (hiệu chỉnh), Put (thêm vào), Eliminate (loại bỏ) và Reverse (đảo ngược). Phương pháp sáng tạo SCAMPER dễ lĩnh hội, dễ vận dụng nhưng khá hữu hiệu nên ngày càng được sử dụng phổ biến rộng rãi, nhất là trong các doanh nghiệp. Bản đồ tư duy của phương pháp SCAMPER. (ảnh: nguồn internet) II. Phân tích SCAMPER. 1. Phép thay thế (Substitute) Nội dung: Thay thế thành tố này bằng thành tố khác. - Đối với sản phẩm, quan sát thành phần tạo nên chúng và thử nghĩ xem có thể thay thế bằng nguyên vật liệu nào khác không? Trang 4 - Đối với quy trình làm việc: xem xét vấn đề có thay thế nhân lực? địa điểm? thời gian?… Một số câu hỏi được đặt ra áp dụng cho nguyên tắc này: - Có thể thay thế, hoán đổi bộ phận nào trong hệ thống? - Có thể thay thế nhân sự nào? - Có thể dùng nguyên liệu, vật liệu nào khác? - Có thể dùng quy trình, thủ tục nào khác? - Có thể thay tên khác? - Có thể dùng ý tưởng này tại địa điểm khác? Ví dụ: Trước đây chưa có hạt nêm chay, giờ đã có hạt nêm chay làm từ các loại nấm, rau, củ quả. 2. Phép Kết hợp (Combine) Nội dung: Có thể kết hợp, biến tấu thêm thành phần gì để tạo ra sản phẩm mới để cho hiệu quả tốt hơn. Một số câu hỏi đặt ra áp dụng cho nguyên tắc này: - Thành phần nào có thể kết hợp được? - Có thể kết hợp hoặc hòa trộn yếu tố này với yếu tố khác? - Cái gì có thể kết hợp để gia tăng tính hữu dụng? - Những vật liệu nào có thể kết hợp với nhau? - Có thể kết hợp những năng lực khác nhau để cải thiện vấn đề? Ví dụ: - Bưu thiệp có kết hợp thêm nhạc. - Ti vi có kết hợp đầu máy video. 3. Phép thích ứng (Adapt) Nội dung: Khả năng thích ứng khi có sự thay đổi. Một số câu hỏi đặt ra áp dụng cho nguyên tắc này: - Đối tượng ta đang xem xét giống với cái gì khác? - Có cái gì tương tự với đối tượng ta đang xem xét nhưng trong một tình huống khác? - Ý tưởng nào khác có thể đề xuất? - Có thể tương tác với ai? - Cái gì có thể copy, mượn? - Quá trình nào có thể được thích ứng? - Ý tưởng nào ngoài lĩnh vực của tôi có thể hợp nhất? Ví dụ: - Giường của trẻ em được cấu tạo như một chiếc xe đua. 4. Phép điều chỉnh (Modify) Trang 5 Nội dung: Điều chỉnh thành phần của hệ thống như tăng giảm kích cỡ, hình dáng, thuộc tính màu sắc, mẫu mã,… Một số câu hỏi áp dụng cho nguyên tắc này: - Yếu tố nào có thể điều chỉnh lớn hơn? - Yếu tố nào có thể cường điệu hoặc cực đoan? - Yếu tố nào có thể cao hơn, to hơn hay mạnh hơn? - Có thể gia tăng tần số của hệ thống? - Yếu tố nào có thể lặp lại?có thể tạo ra nhiều bản sao? - Có thể bổ sung thêm những đặc trưng mới hoặc giá trị mới? Ví dụ: - Xe đạp đôi. - Xe buýt nhiều tầng. 5. Phép thêm vào (Put) Nội dung: Áp dụng cho mục đích, lĩnh vực khác. Các câu hỏi áp dụng cho nguyên tắc này: - Đối tượng đang xem xét có thể dùng vào mục đích khác? - Đối tượng đang xem xét có thể dùng bởi người khác với mục đích khác? - Trẻ em hay người già sử dụng đối tượng đang xem xét như thế nào? - Có cách nào khác sử dụng đối tượng đang xem xét không? - Có thể sử dụng ý tưởng này trong lĩnh vực khác, thị trường khác? Ví dụ: - Lốp xe có thể dùng làm hàng rào. 6. Phép loại bỏ (Eliminate) Nội dung: Đơn giản hóa các thành phần của hệ thống. Các câu hỏi áp dụng cho nguyên tắc này: - Tôi có thể đơn giản hóa đối tượng như thế nào? - Bộ phận nào có thể loại bỏ mà không làm thay đổi tính năng hệ thống? - Bộ phận nào không mang tính cốt lõi hay không cần thiết? - Qui tắc nào có thể hạn chế hoặc loại bỏ? - Thực hiện với qui mô nhỏ hơn sẽ ra sao? - Tính chất nào có thể giảm thiểu hoặc loại bỏ? - Có thể chia tách hệ thống thành các bộ phận khác nhau? - Có thể làm cho đối tượng gọn hơn như thế nào? Ví dụ: - Điện thoại cố định không dây. - Sạc điện thoại không dây. - Chuột máy tính không dây. Trang 6 7. Phép đảo ngược (Reverse) Nội dung: Đảo ngược trật tự các thành phần của hệ thống, lật ngược vấn đề để nhìn rõ mọi khía cạnh, phát hiện điểm mới. Các câu hỏi áp dụng cho nguyên tắc này: - Có phương án, cấu trúc khác tốt hơn phương án hiện hành? - Có thể hoán đổi bộ phận này với bộ phận khác trong hệ thống? - Có thể bố trí theo lớp hay theo chuỗi? - Có thể hoán đổi giữa tác nhân với hệ quả? - Có thể thay đổi lịch trình của kế hoạch? - Có thể hoán đổi giữa yếu tố tích cực và tiêu cực? - Có thể tác động ngoại vi thay vì chính diện? bên trên hay bên dưới? - Xem xét vấn đề/bài toán theo chiều hướng ngược lại? - Thực hiện ngược lại với dự tính ban đầu? Ví dụ: - Sản xuất ra loại vải không phân biệt mặt phải hay trái. 8. Ví dụ minh họa Xét sơ lược quá trình phát triển của chiếc điện thoại Iphone: - Phép thay thế (Substitute): o Thế hệ Iphone 3 (3G, 3GS) : thân võ được cấu tạo từ nhựa, có hình dạng bo tròn mặt sau, xử dụng bộ vi xử lý Samsung. o Thế hệ Iphone 4 và 5 (4, 4S, 5): thân võ được thay bằng chất liệu thép kết hợp với một loại kính đặc biệt, có hình dạng vuông vức trông cứng cáp, chắc chắn, nhìn mướt và bắt mắt hơn thế hệ trước, xử dụng vi xử lý Apple. - Phép kết hợp (Combine): o Thế hệ Iphone 3: Có tích hợp máy ảnh, quay video, ghi âm, máy nghe nhạc, chơi game, thiết bị bluetooth, wifi. o Thế hệ Iphone 4 và 5: Ngoài các tích hợp như Iphone 3 còn có thêm ứng dụng iBook, iMovies, Siri, đàm thoại Facetime,… - Phép tương thích (Adapt): kết nối với máy tính. - Phép điều chỉnh (Modify): o Thế hệ Iphone 3: tích hợp camera 2-3 megapixel, chỉ có ở mặt sau. o Thế hệ Iphone 4, 5: tích hợp camera 5-8 megapixel, ngoài máy ảnh mặt sau còn có cả máy ảnh mặt trước 0.7 megapixel, có đèn LED, Flash, do đó cho hình ảnh sắc nét, đẹp hơn. o Dung lượng RAM của thế hệ Iphone 3 từ 128-256MB, có các loại 4GB, 8GB, 16GB bộ nhớ. Trong khi thế hệ 4,5 đượng nâng cấp lên 512MB RAM, có dung lượng 16GB, 32GB, 64GB bộ nhớ để đáp ứng nhu cầu lưu trữ cao của người dùng. - Phép thêm vào (Put): o Dùng như máy tính PC, Laptop để lưu trữ, thao tác tập tin, thư mục, duyệt web. Trang 7 o Dùng như máy nghe nhạc, máy quay phim, máy ảnh, máy ghi âm. - Phép loại bỏ (Eliminate): Không dùng cục sạc. - Phép đảo ngược (Reverse): Tạo ra các ốp, bao da, chân đế dành riêng cho iPhone. Trang 8 CHƯƠNG 2: CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA FACEBOOK I. Tổng quan Hiện nay Facebook có hơn 1 tỉ người dùng trên khắp thế giới và tài sản của công ty đã trở nên đồ sộ đến mức hãng có thể chi hàng tỉ đô để mua lại các doanh nghiệp khác. Thế nhưng, vào năm 2004, tức là thời điểm mới ra đời, Facebook chỉ là một trang mạng để tổng hợp hồ sơ cá nhân của những người bạn có cùng sở thích với nhau. Nó được phát triển dựa trên mô hình nhóm đơn giản và trông có vẻ giống như là một cơ sở dữ liệu hơn là một mạng xã hội có khả năng kết nối mọi người. Chỉ trong một thời gian ngắn, mạng xã hội này đã trở nên phổ biến khắp nước Mỹ rồi vươn ra toàn cầu ở một tốc độ không thể ngờ tới. Và mặc dù đã có nhiều mạng xã hội khác từng lăm le chiếm lấy vị trí dẫn đầu của Facebook nhưng rốt cuộc đến giờ vẫn chưa có ai có thể làm được chuyện đó. Hãy cùng tìm hiểu xem Facebook đã làm những gì để có được thành công như bây giờ. II. Các giai đoạn 1. Mạng xã hội bắt đầu mọc rễ Trước khi nói tới Facebook, chúng ta hãy xem mạng xã hội vào những năm 2000 có gì đáng chú ý. Friendster là một trong những mạng xã hội tiên phong trong lĩnh vực tương tác trên thế giới ảo. Mạng xã hội này ra đời vào năm 2002 và đã có 100 triệu người dùng tính đến năm 2011. Đặt trọng tâm vào việc xây dựng thông tin người dùng cũng như các mối quan hệ trên Interner, Friendster chưa bao giờ có thể phát triển ra khỏi khuôn mẫu của chính mình. Sau nhiều năm trời, Friendster vẫn sử dụng hệ thống tương tác xoay quanh hồ sơ cá nhân nhằm quản lý và chia sẻ dữ liệu trong mạng lưới của mình. Trải qua nhiều đợt liên tục giảm sút lượt truy cập tại Mỹ, Friendster làm mới mình, tập trung vào game và nhóm khách hàng chủ yếu của công ty hiện đang ở Châu Á.Trước khi Facebook xuất hiện, chúng ta còn có Myspace là mạng xã hội lớn nhất thời bấy giờ. Ra mắt năm 2003, Myspace sử dụng cách trao đổi đơn giản vốn đang thịnh hành thời đó. Thực chất thì mạng xã hội này từng được cho là sẽ mua lại trang của Zuckerberg với giá 75 triệu USD hồi năm 2005 nhưng thương vụ này đã không diễn ra. Trang 9 Sau khi qua tay News Corp. và một số vụ mua bán khác, Myspace giờ đây chỉ hoạt động như một cổng thông tin nhấn mạnh vào nhạc và các nội dung giải trí. Trong khi đó, những mạng xã hội non trẻ như Facebook và Twitter thì liên tục phát triển và ra mắt nhiều tính năng mới khác nhau theo định kì. Những kẻ mới tham gia này chú ý đến cách mà người ta sử dụng dịch vụ của mình, đồng thời đảm bảo rằng mọi thứ mới đều phải dễ dùng. Hóa ra, điểm này chính là tác nhân chính giúp Facebook và Twitter phát triển được như hôm nay. 2. Sự khởi đầu Trong vòng 24 giờ, hơn 1200 sinh viên Harvard đã đăng kí tham gia sử dụng và chỉ sau một tháng, hơn phân nửa số sinh viên của trường đã tạo cho mình một trang hồ sơ trên website này.Rất nhanh chóng, The facebook lan truyền sang các đại học khác ở Boston, sau đó đến các trường lớn và rồi tất cả mọi cơ sở giáo dục đại học tại Mỹ. Tới tháng 8/2005, Zuckerberg đổi sản phẩm của mình thành Facebook sau khi tên miền "Facebook.com" được mua lại với giá 200.000$. Trong những tháng kế tiếp, ngày càng có nhiều sinh viên, học sinh trên khắp thế giới tìm đến mạng xã hội đầy thú vị này để kết nối với nhau. Trang 10 [...]... vấn đề liên quan đến kỳ IPO của mình Dù sao đi nữa thì Facebook giờ đây cũng đã trở thành một công ty đại chúng và đang từng bước đi lên CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA FACEBOOK I Phép thay thế (Substitute) - - II Từ 2011 về sau, Facebook đã thay thế một số cấu trúc cơ sở, thay thế profile và wall với giao diện timeline mới, và thay thế công cụ tìm kiếm... ứng dụng trên iOS và Android, cũng như phát triển Facebook Home và Facebook Paper Facebook cũng mua các công ty lớn trong lĩnh vực di động như là Instagram, và thất bại trong việc mua Snapchat Phép đảo ngược (Reverse) - Facebook đã có nhiều lần thiết kế, bố trí lại các thành phần trong giao diện - Facebook thay đổi cách hiển thị news feed: thay vì hiển thị tất cả theo thứ tự thời gian, Facebook sử dụng. .. 2012, với sự phát triển nhanh chóng của các thiết bị di động, Facebook ra mắt App Center bao gồm nhiều ứng dụng Ban đầu kho ứng dụng này có khoảng 500 ứng dụng, trong đó chủ yếu là trò chơi Năm 2013, Facebook tiến gần hơn đến lãnh địa của Twitter, vốn là mạng xã hội thứ hai thế giới đứng sau Facebook bằng việc hỗ trợ sử dụng một số thành phần của twitter như hashtag, tìm kiếm dựa trên hashtag và giới thiệu... nhiều tính năng hơn Và giao diện News Feed bản mới nhất vào năm 2014 Trong vài năm trở lại đây, Facebook đã liên tục đặt mobile làm trọng tâm phát triển của mình, nhưng nỗ lực đầu tiên của công ty thực chất đã bắt đầu từ năm 2006 Sản phẩm đầu tiên là một trang web thân thiện với giao diện của trình duyệt trên di động mang tên Facebook for Mobile Đến năm 2008 thì ứng dụng mobile đầu tiên của công ty ra đời... hợp (Combine) - Facebook được bổ sung khả năng chia sẻ hình ảnh vào năm 2005 - Facebook bắt đầu thực hiện Facebook Platform từ năm 2007, cho phép các lập trình viên có thể tạo nên các ứng dụng trên Facebook Trang 17 Bên cạnh việc chia sẻ, bình luận trạng thái, ảnh, người sử dụng nay còn có thể chơi game, sử dụng nhiều ứng dụng khác trên facebook - III Phép thích ứng (Adapt) - IV Năm 2011 Facebook phối... mặc dù chỉ mới ở trong những ngày đầu của kỷ nguyên di động nhưng Facebook vẫn rất quan tâm đến tiềm năng của thị trường này cũng như các lợi ích về phía người dùng khi họ được lướt mạng xã hội trên chiếc điện thoại của mình Trang 18 - VI Từ năm 2010 trở về sau, đặc biệt là giai đoạn 2012, Facebook chuyển hướng chú ý đến phân khúc điện thoại di động Facebook phát triển Facebook Zero, Facebook for SIM;... và họ sẽ trung thành với dịch vụ của bạn trong thời gian dài Hầu hết mọi người sẽ chẳng còn hứng thú với một quyển danh bạ online sau một thời gian sử dụng, thế là Facebook nhanh chóng thực hiện các thay đổi cần thiết Facebook được bổ sung khả năng chia sẻ hình ảnh vào năm 2005, thời điểm mà tính năng này vẫn chỉ mới xài trong nội bộ lập trình viên Giao diện và cách hiển thị hình ảnh của Trang 11 Facebook. .. thực tế khi mở cửa sáng 18/5 (giờ địa phương) , giá mỗi cổ phiếu của Facebook là 42,05USD, tăng 10,5% so với ban đầu Nhờ đó, Facebook thu về tổng cộng 17,7 tỉ USD trong ngày giao dịch đầu tiên.Đáng tiếc, đợt phát hành cổ phiếu này đã diễn ra không được suôn sẻ như Mark Zuckerberg và đồng sự mong đợi Có một vài sự cố kỹ thuật của sàn NASDAQ khiến cho giá cổ phiếu của Facebook giảm sâu dưới mức giá chào...Vào những ngày đầu ra mắt, trang hồ sơ của người dùng trên Facebook chỉ có thông tin và thông tin mà thôi Ở bức ảnh trên là trang Profile của Facebook năm 2005, chúng ta có sở thích của người đó, trạng thái quan hệ, ngày sinh nhật, các mối quan tâm, và quan trọng nhất là tất cả mọi thứ đó đều được gom chung vào một trong duy nhất để dễ truy cập Chúng ta có thể xem Facebook như một... quyển danh bạ online và cũng không khác mấy so với Friendster hay Myspace Mỗi thông tin do bạn cung cấp sẽ được sử dụng để xếp bạn vào một nhóm người dùng nhất định Ví dụ, nếu bạn nhập vào mình học lớp 6A9 trường B, bạn bè cùng lớp của bạn sẽ xuất hiện Tốt nghiệp khỏi đại học X vào năm 2006? Bạn bè của bạn sẽ hiện ra chỉ với vài thao tác đơn giản 3 News Feed Khi bạn mở dịch vụ của mình cho người khác . ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN BÀI TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: PHƯƠNG PHÁP SCAMPER VÀ ÁP DỤNG TRONG PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH PHÁT. tốt hơn bằng một số phương pháp rèn luyện tư duy sáng tạo như phương pháp SCAMPER. CHƯƠNG 1: PHƯƠNG PHÁP SCAMPER I. Nguồn gốc phương pháp SCAMPER. Trang 3 Phương pháp sáng tạo SCAMPER được giáo. của mình . Dù sao đi nữa thì Facebook giờ đây cũng đã trở thành một công ty đại chúng và đang từng bước đi lên. CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA FACEBOOK I.

Ngày đăng: 22/05/2015, 00:05

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CẢM ƠN

  • LỜI NÓI ĐẦU

  • CHƯƠNG 1: PHƯƠNG PHÁP SCAMPER

    • I. Nguồn gốc phương pháp SCAMPER.

    • II. Phân tích SCAMPER.

      • 1. Phép thay thế (Substitute)

      • 2. Phép Kết hợp (Combine)

      • 3. Phép thích ứng (Adapt)

      • 4. Phép điều chỉnh (Modify)

      • 5. Phép thêm vào (Put)

      • 6. Phép loại bỏ (Eliminate)

      • 7. Phép đảo ngược (Reverse)

      • 8. Ví dụ minh họa

      • CHƯƠNG 2: CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA FACEBOOK

        • I. Tổng quan

        • II. Các giai đoạn

          • 1. Mạng xã hội bắt đầu mọc rễ

          • 2. Sự khởi đầu

          • 3. News Feed

          • 4. Quảng cáo trên Facebook

          • 5. Liên tục đổi mới

          • 6. Những đề xuất hấp dẫn

          • 7. Lên sàn chứng khoán

          • CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA FACEBOOK

            • I. Phép thay thế (Substitute)

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan