luận văn chuyên ngành bảo hiểm MỤC TIÊU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI CHÍNH BẢO HIỂM XÃ HỘI

31 616 0
luận văn chuyên ngành bảo hiểm MỤC TIÊU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI CHÍNH BẢO HIỂM XÃ HỘI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường đại học kinh tế quốc dân BÀI TẬP LỚN MÔN BẢO HIỂM DOANH NGHIỆP NỘI DUNG : MỤC TIÊU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI CHÍNH BẢO HIỂM XÃ HỘI GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. TÔ THIÊN HƯƠNG NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 4 LỚP TÍN CHỈ: BẢO HIỂM DOANH NGHIỆP (110)_3 Hà Nội, 11/2010 1 NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN 1.Nguyễn Thị Xuân :trưởng nhóm- Thực trạng và giải pháp cho vấn đề Quản lý Nhà nước về Tài chính BHXH. 2.Lê Thị Hằng :Đặt vấn đề. 3.Phạm Thị Nhung :Khái quát về BHXH và Tài chính BHXH. 4. Lê Thị Thủy: Mục tiêu của quản lý nhà nước về Tài chính BHXH. 5. Nguyễn Thị Hải Hậu: Mục tiêu của quản lý nhà nước về Tài chính BHXH. 6. Bùi Thị Thanh: Thực trạng và giải pháp cho vấn đề Quản lý Nhà nước về Tài chính BHXH. 7. Lê Thị Thu Thủy: Tổng Hợp và Kết Luận. 2 MỤC LỤC A. Đặt vấn đề 3 B. Nội dung 5 I. Khái quát về BHXH và Tài chính BHXH 5 1. Khái niệm BHXH 5 2. Tài chính BHXH 6 II. Mục tiêu của Quản lý Nhà nước về Tài chính BHXH 8 1. Tổ chức Quản lý BHXH 8 2. Mục tiêu của Quản lý Nhà nước về Tài chính BHXH 13 III. Thực trạng và giải pháp cho vấn đề Quản lý Nhà nước về Tài chính BHXH 23 1. Thực trạng vấn đề Quản lý Nhà nước về Tài chính BHXH 23 2. Giải pháp cho vấn đề Quản lý Nhà nước về Tài chính BHXH 27 C. Kết luận 29 3 A. ĐẶT VẤN ĐỀ Bảo hiểm xã hội –một nội dung quan trọng của Đảng và nhà nước ta trong việc nâng cao và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. Xuất phát từ những yêu cầu thực tế khi mà đất nước ngày một hội nhập và phát triển, đời sống của người dân không ngừng được nâng cao và cải thiện, bảo hiểm xã hội ra đời nhằm đảm bảo cuộc sống vật chất, ổn định cuộc sống cho người lao động và gia đình họ trong các trường hợp ốm đau, thai sản, suy giảm khả năng lao động, không có việc làm, nghỉ hưu hoặc chết. Chính sách bảo hiểm xã hội được thực hiện ở nước ta trong những ngày đầu thành lập nước, hơn 60 năm qua, trong quá trình tổ chức và thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội không ngừng được hoàn thiện và bổ sung cho phù hợp với tình hình của đất nước. Cùng với quá trình đổi mới của nền kinh tế từ sau đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) chính sách BHXH và tổ chức hoạt động có nhiều đổi mới tích cực. Trong quá trình đổi mới, BHXH thực sự là một chính sách quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. BHXH không những ổn định cuộc sống cho những người lao động mà còn khuyến khích họ tích cực tham gia lao động sản xuất tạo ra của cải, xây dựng đất nước. Trong quá trình thực hiện BHXH đã không ngừng tăng cả về chất lượng lẫn số lượng. Số ngươi tham gia BHXH ngày một, mở rộng đối tượng tham gia, hoàn thiện dần chính sách tiến tới thực hiện đủ các tiêu chuẩn của tổ chức lao động quốc tế (ILO). Đặc biệt là sự đổi mới về cơ chế quản lí từ cơ chế kế hoạch hóa ,tập trung, bao cấp hoàn toàn do ngân sách nhà nước đảm bảo sang cơ chế có thu và quỹ hoạt động trên nguyên tắc cân bằng thu chi. Cách thực hiện như vậy không những giảm được gánh nặng cho NSNN mà còn thể hiện trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động. 4 Nhà nước đóng vai trò tổ chức thực hiện và quản lí BHXH thông qua hệ thống ngành được tổ chức dọc từ trung ương đến địa phương. Bên cạnh những mặt đạt được, BHXH còn rất nhiều những tồn tại cả về nội dung, tổ chức quản lí và hoạt động cần sớm được khắc phục. Đây là những đòi hỏi cấp thiêt nhằm hoàn thiện chính sách và tổ chức quản lí của BHXH Việt Nam. Trong đó quản lí tài chính BHXH là một mảng lớn cần được chú trọng và quan tâm vì tài chính BHXH có vững thì các chế độ trợ cấp mới đảm bảo được thực hiện tốt mà không dẫn đến tình trạng thâm hụt NSNN. Vai trò của nhà nươc trong quản lí tài chính BHXH là vô cùng quan trọng, giúp cho BHXH ngay môt phát triển và hoàn thiện. Sau đây chúng tôi sẽ đề cập đến muc tiêu của quản lý nhà nước về tài chính BHXH. 5 B. NỘI DUNG I) KHÁI QUÁT VỀ BHXH VÀ TÀI CHÍNH BHXH 1) Khái niệm về BHXH BHXH là sự cần thiết tất yếu khách quan gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế. BHXH đã được từ điển bách khoa Việt Nam định nghĩa như sau: “ BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm bảo đảm an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội.” Qua khái niệm trên, có thể rút ra một số điểm cơ bản sau: Đối tượng của BHXH chính là phần thu nhập của người lao động bị biến động, giảm hoặc mất đi do bị giảm hoặc mất khả năng lao động do các biến cố như đã nêu trên từ đó để giúp ổn định cuộc sống của bản thân người lao động và gia đình họ. Chính vì yếu tố này mà BHXH được coi là một chính sách lớn của mỗi quốc gia và được Nhà nước quan tâm quản lí chặt chẽ. Cũng tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi nước mà các quy định về đối tượng này là có sự khác nhau nhưng cùng bảo đảm ổn đình đời sống của người lao động. Đối tượng tham gia BHXH là gồm người lao động và cả người sử dụng lao động. Sở dĩ người lao động phải đóng phí vì chính họ là đối tượng được hưởng BHXH khi gặp rủi ro. Người sử dụng lao động đóng 6 phí là thể hiện sự quan tâm, trách nhiệm của họ đối với người lao động. Và sự đóng góp trên là bắt buộc, ngoài ra còn có sự hỗ trợ của Nhà nước. Để điều hoà mâu thuẫn giữa người lao động và người sử dụng lao động, để gắn bó lợi ích giữa họ, Nhà nước đã đứng ra yêu cầu cả hai bên cùng đóng góp và đây cũng là chính sách xã hội được thực hiện góp phần ổn định cuộc sống một cách hiệu quả nhất. Dựa vào bản chất và chức năng của BHXH mà Tổ chức Lao động Quốc tế ( ILO) cũng đã đưa ra một định nghĩa khác như sau: “ BHXH là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua một loạt các biện pháp công cộng (bằng pháp luật, trách nhiệm của Chính phủ) để chống lại tình trạng khó khăn về kinh tế và xã hội do bị mất hoặc giảm mất thu nhập gây ra bởi ốm đau, mất khả năng lao động, tuổi già, tàn tật và chết. Hơn nữa, BHXH còn phải bảo vệ cho việc chăm sóc y tế, sức khoẻ và trợ cấp cho các gia đình khi cần thiết.” 2. Tài chính BHXH Khái niệm: Tài chính bảo hiểm xã hội là một quỹ tồn tại và hoạt động độc lập, cơ chế thu chi của quỹ phải luôn đảm bảo cân đối, phải bảo toàn và phát triển quỹ để bảo đảm quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm xã hội. Quỹ BHXH là quỹ độc lập với Ngân sách nhà nước, Quỹ hoạt động theo cơ chế quản lý tài chính do Chính phủ ban hành và được quản lý tập trung thống nhất trong hệ thống BHXH, được thực hiện hạch toán riêng và cân đối thu chi theo từng quỹ thành phần. Theo quy định hiện hành Quỹ BHXH có ba quỹ thành phần là: Quỹ hưu trí và trợ cấp; quỹ khám, chữa bệnh bắt buộc; quỹ khám, chữa bệnh tự nguyện. 7 Qũy BHXH được hình thành từ các nguồn sau: 1. Đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động tham gia BHXH, BHYT bắt buộc. 2. Nhà nước và hỗ trợ để đảm bảo các chế độ BHXH đối với người lao động 3. Nhà nước hỗ trợ, đóng BHYT đối với người nghèo và đối tượng chính sách. 4. Tiền sinh lời do thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trưởng Quỹ BHXH. 5. Các nguồn thu hợp pháp khác. Quỹ BHXH được sử dụng để chi: Chi trả trợ cấp theo chế độ 1. Chi lương hưu (thường xuyên và một lần) 2. Trợ cấp cho người bị tai nạn lao động và người phục vụ người bị tai nạn lao động; trang cấp dụng cụ cho người bị TNLĐ 3. Chi trợ cấp ốm đau, thai sản, BNN 4. Tiền tuất (định xuất cơ bản và nuôi dưỡng) và mai táng phí 5. Chi nghỉ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe 6. Đóng BHYT theo quy định 7. Lệ phí chi trả 8. Các khoản khác nếu có 9. Thanh toán chi phí khám chữa bệnh nội, ngoại trú cho đối tượng tham gia BHYT bắt buộc, tự nguyện gồm tiền khám, chẩn đoán và 8 điều trị, xét nghiệm, chiếu chụp X quang, thăm dò chức năng, thuộc trong danh mục theo quy định của Bộ Y tế, máu, dịch truyền, các thủ thuật, phẫu thuật, sử dụng vật tư, thiết bị y tế và giường bệnh. Chi phí quản lí hoạt động bộ máy : chi trả tiền lương cho công nhân viên làm việc trong công ty, chi cho hoạt động đầu tư x ây dựng cơ bản, chi mua s ắm trang thiêt bị và tài sản cố định Đầu tư tăng trưởng: khi quỹ dư sẽ tiến hành đầu tư tăng trưởng với nguyên tắc: an toàn không chỉ bảo toàn vốn đầu tư về danh nghĩa mà còn bảo toàn cả về giá trị thực tế; hiệu quả, nghĩa là phải có lời, điều này là cần thiết cho bất kì hoạt động đầu tư nào; khả năng thanh toán nghĩa là có khả năng chuyển khoản nhanh để đáp ứng khả năng chi trả các chế độ bảo hiểm phát sinh; có lợi ích kinh tế xã hội Quỹ BHXH trong hệ thống tài chính ở Việt Nam Trong quá trình vận động, Quỹ BHXH có thể quan hệ trực tiếp với các khâu tài chính Ngân sách Nhà nước, tài chính doanh nghiệp, tài chính tín dụng, tài chính các tổ chức xã hội và hộ gia đình qua việc tạo lập quỹ dưới hình thức thu BHXH, BHYT và sử dụng quỹ dưới hình thức chi trả các chế độ BHXH, BHYT. Mặt khác thông qua thị trường tài chính, Quỹ BHXH có quan hệ gián tiếp với các khâu tài chính khác trong hệ thống tài chính khi nguồn tài chính của quỹ này tạm thời nhàn rỗi được sử dụng giống như các quỹ tín dụng khác. II) MỤC TIÊU CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI CHÍNH BHXH 1. Tổ chức quản lý BHXH 9 Quản lý BHXH chung nhất, được hiểu là sự tác động của chủ thể quản lý vào đối tượng và khách thể quản lý trong các hoạt động của BHXH, nhằm đạt được mục tiêu đề ra với những nguyên tắc và phương pháp quản lý phù hợp với hệ thống quản lý chung của nền kinh tế. Quản lý BHXH cho thấy phương thức quản lý BHXH và các cơ quan chức năng có nhiệm vụ quản lý BHXH (bao gồm quản lý Nhà nước về BHXH và quản lý hoạt động sự nghiệp BHXH). Do điều kiện kinh tế – xã hội và chính trị của mỗi nước khác nhau nên hệ thống BHXH của các nước được xây dựng khác nhau và vì vậy không có mô hình tổ chức BHXH chung cho tất cả các nước. Có một số nước giao cho một bộ nào đó đảm nhận cả chức năng quản lý Nhà nước về BHXH và tổ chức thực hiện các nghiệp vụ BHXH. Đa số các nước hoạt động sự nghiệp BHXH (quản lý quỹ, quản lý đối tượng, thực hiện thu – chi BHXH) được giao cho cơ quan BHXH độc lập đảm nhận dưới sự điều hành của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng quản lý. Tuy nhiên, dù có tổ chức thế nào thì vẫn có hai nội dung quan trọng, đó là quản lý Nhà nước về BHXH và quản lý các hoạt động sự nghiệp BHXH. Quản lý Nhà nước về BHXH BHXH là một chính sách xã hội của mỗi nước vì vậy phải có sự quản lý các hoạt động BHXH. Quản lý Nhà nước về BHXH là một trong các hoạt động quản lý đó. Quản lý Nhà nước về BHXH xuất phát từ chức năng xã hội của Nhà nước. Quản lý Nhà nước về BHXH được thể hiện thông qua một số nội dung cơ bản sau: - Quản lý thống nhất các hoạt động BHXH trên phạm vi toàn quốc gia: Dù hệ thống tổ chức và cách thức quản lý của các quốc gia có khác nhau, nhưng việc các quốc gia đều có sự quản lý thống nhất các hoạt động BHXH. 10 [...]... quản lý nhà nước về tài chính BHXH Theo nghị định 19/CP ngày 16/2/1995 của Chính phủ, hệ thống BHXH được thành lập đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ, sự quản lí Nhà nước của Bộ lao động- thương binh xã hội và các cơ quan quản lí Nhà nước có liên quan, sự giám sát của tổ chức công đoàn * Mô hình cơ cấu tổ chức BHXH việt nam 14 * Chế độ tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải đảm bảo. .. 29-6-2006 Luật Bảo hiểm xã hội 4 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22-12-2006 Hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội bắt buộc 5 Quyết định số 107/2007/QĐ-TTg ngày 13-7-2007 Về việc tính thời gian để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với cán 22 STT Văn bản bộ, công chức, viên chức, công nhân, quân nhân và công an nhân dân thuộc biên chế các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị,... thống nhất, chi phí của cơ quan bảo hiểm xã hội để nộp án phí còn chưa phù hợp đã gây nhiều khó khăn, phức tạp trong việc đòi hỏi quyền lợi của người lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội địa phương 27 2 Giải pháp cho vấn đề Quản lý Nhà nước về Tài chính BHXH: Xây dựng hệ thống quy phạm pháp luật về quản lí tài chính BHXH chặt chẽ hơn Nhà nước tiếp tục hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật BHXH... tướng Chính phủ 8 Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28-12-2007 Hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội tự nguyện 9 Công văn số 4730/BHXH-CĐCS ngày 21-12-2007 Về việc hướng dẫn thực hiện tính thời gian để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo Quyết định số 107/2007/QĐ-TTg 10 Thông tư số 31/2007/TT-BLĐTBXH ngày 28-12-2007 Hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và... thật, không sửa chữa, tẩy xóa hoặc làm sai lệch những nội dung liên quan đến việc đóng, hưởng BHXH tự nguyện III) THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI CHÍNH BHXH: 1 Thực trạng vấn đề quản lý nhà nước về tài chính BHXH Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH) đến hết năm 2009, số tồn quỹ BHXH lên tới hơn 95.000 tỷ đồng Mặc dù luôn được dự báo là mất khả năng cân đối quỹ vào năm 2040,... Nhà nước về BHXH là công tác xây dựng văn bản pháp luật BHXH Nhà nước, thông qua các cơ quan chức năng của mình (tùy theo mô hình quản lý Nhà nước của mỗi nước) xây dựng các văn bản pháp luật về BHXH bao gồm các đạo luật, các luật, các văn bản pháp quy (Nghi định, quyết định…) và các văn bản dưới luật để thực hiện pháp luật BHXH thống nhất trong phạm vi quốc gia Khác với bảo hiểm thương mại, Nhà nước. .. số đối tượng chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo luật định còn rất lớn, khoảng 30%, đặc biệt là khu vực ngoài quốc doanh, doanhnghiệp vừa và nhỏ, tổ chức và cá nhân kinh doanh có thuê mướn lao động Thậm chí việc trốn đóng bảo hiểm xã hội xảy ra cả trong khu vực nhà nước 25 Một bất cập nữa được Ủy ban về các vấn đề xã hội chỉ ra là tốc độ tăng thu quỹ bảo hiểm xã hội thấp hơn nhiều so với tốc... biến động về kinh tế và xã hội, đặc biệt là những biến động về tài chính Sự bảo hộ và bảo trợ của Nhà nước đối với các hoạt động của BHXH thể hiện ở một số điểm sau: + Bảo đảm giá trị của quỹ BHXH trong các tài khoản tại ngân hàng để đảm bảo mức chi trả cho đối tượng hưởng BHXH + Bảo đảm các trợ cấp BHXH cho các đối tượng thụ hưởng BHXH trước những biến động kinh tế - xã hộ và chính trị + Bảo hộ cho... dung vật 29 chất của tài chính BHXH Việc thu – chi ngân quỹ BHXH đều được quy định bằng pháp luật và cơ chế quản lý phải tuân theo nguyên tắc cân đối giữa thu và chi Chế độ tài chính đối với BHXH Việt Nam phải đảm bảo các mục đích và yêu cầu như : Hoàn thành nhiệm vụ chính trị của BHXH Việt Nam theo quy định của Nhà nước; Đổi mới cơ chế tài chính, cơ chế quản lý lao động, quản lý và sử dụng kinh phí... 16/11/2007 của Chính phủ 11 Thông tư số 02/2008/TT-BLĐTBXH ngày 31-01-2008 Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 190/2007/NĐCP ngày 28/12/2007 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện 23 STT Văn bản 12 Thông báo số 1155/BHXH–PT, ngày 08/10/2009 Hướng dẫn tham gia BH Xã hội, BH Y tế, BH Thất nghiệp 5 Thực hiện công khai tài chính theo . quát về BHXH và Tài chính BHXH 5 1. Khái niệm BHXH 5 2. Tài chính BHXH 6 II. Mục tiêu của Quản lý Nhà nước về Tài chính BHXH 8 1. Tổ chức Quản lý BHXH 8 2. Mục tiêu của Quản lý Nhà nước về Tài chính. pháp cho vấn đề Quản lý Nhà nước về Tài chính BHXH 23 1. Thực trạng vấn đề Quản lý Nhà nước về Tài chính BHXH 23 2. Giải pháp cho vấn đề Quản lý Nhà nước về Tài chính BHXH 27 C. Kết luận 29 3 A là quản lý Nhà nước về BHXH và quản lý các hoạt động sự nghiệp BHXH. Quản lý Nhà nước về BHXH BHXH là một chính sách xã hội của mỗi nước vì vậy phải có sự quản lý các hoạt động BHXH. Quản lý Nhà

Ngày đăng: 21/05/2015, 16:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan