Đình bảng môn - Giá trị văn hóa nghệ thuật

64 956 2
Đình bảng môn - Giá trị văn hóa nghệ thuật

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đình bảng môn - Giá trị văn hóa nghệ thuật

Đình Bảng Môn-giá trị văn hoá nghệ thuật 1. Tính cấp thiết của đề tài: Đình làng Việt Nam có xuất xứ thế kỷ XV-XVI, từ một khái niệm ban đầu nh Đình, trạm rồi trở thành một kiến trúc có tính Biểu tợng tinh thần cho một cộng đồng làng xã. Mặc dù có yếu tố văn hoá Trung Hoa trong cách diễn dịch mô- típ, nhng Đình làng Việt, vừa là nơi thực hiện các quyền uy thế tục lại vừa là nơi thực hiện các hình thức tín ngỡng. Đợc phát triển, nở rộ chủ yếu vào thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XX, đình làng còn là một đặc trng của kiến trúc gỗ truyền thống Việt Nam. Nhiều đình làng nh Tây Đằng, Chu Quyến (Hà Tây), Thổ Hà (Bắc Giang), Yên Sở (Hà Nội) là những biểu t ợng văn hoá độc đáo của ngời Việt. Đình làng Thanh Hoá chiếm một số lợng tơng đối lớn trong các thể loại kiến trúc gỗ truyền thống ở Thanh Hoá còn lại đến ngày nay. Phần lớn có niên đại xác định tập trung vào thời kỳ Nhà Nguyễn. Do có lịch sử hình thành muộn hơn các đình làng phía Bắc (so với Tây Đằng, Chu Quyến, Phù Lu, Đình Bảng .), nên cha thấy một thức kiến trúc có tính hoàn chỉnh nghiêm chặt, với một không gian nội thất, gian giữa có gác ban thờ Thành hoàng đầy đủ trong đồ án kiến trúc; vắng bóng các đề tài sinh hoạt dân gian biểu hiện bằng chạm khắc trên các cấu kiện kiến trúc. Tuy nhiên, một điều dễ nhận ra nét đặc trng của đình làng xứ Thanh là không gian kiến trúc khá rộng lớn, thể hiện u thế của vùng đất cha phải bị sức ép về mật độ dân số nh phía Bắc. Hơn nữa yếu tố văn hoá Nho giáo đợc biểu hiện rõ nét trong tất cả sự bài trí và chạm khắc. Ngời ta nhận thấy các họa tiết trang trí mang tính nhất quán là "tứ linh, tứ quý" hoặc sự biến điệu của linh vật, linh điểu, hoa lá tự nhiên. Về mặt mật độ phân bố đình làng hiện còn, thì Hoằng Hoá, Hà Trung, Yên Định là những địa phơng có số lợng đình nhiều hơn cả. Hầu hết các công trình này đều đợc khởi dựng, trùng tu lớn vào những năm các vua Nguyễn trị vì. Mặt khác, những công trình mang giá trị tiêu biểu của kiến trúc đình làng xứ Thanh, nh tính hoành tráng về không gian, tính chắc chắn về cấu trúc, tính dản dị và bình dân về nội thất, tính nghiêm chặt về khắc họa trang trí theo tinh thần Nho giáo đều tập trung ở các địa phơng trên. Là một làng cổ ven bờ sông Mã với nhiều ngã giao thông, từ đò ngang (bến Trầm và bến Từ Quang) nối các khu chợ phía Nam bên tả ngạn sông Mã là chợ Môi, chợ Còng, chợ Sim, chợ Đà và đặc biệt nơi đây là kết điểm giao thơng với các chợ miền tây sông Mã theo đò dọc (chợ Đu, chợ Chuộc, chợ Cửu, chợ Giàng, chợ Hậu Hiền ) sớm đ a ngời dân Bột Thái (tên cổ của Hoằng Bột) phát triển t duy th- ơng nghiệp trong thông thơng với các vùng lân cận và các tỉnh Bắc Bộ. Tình hình phát triển thơng mại một cách thuận lợi đem đến tác động thuận chiều với việc mở mang học vấn, khác hẳn với tinh thần cổ hủ Nho giáo đơng thời. Đình Bảng Môn là hạt nhân quan trọng trong quần thể di tích của xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hoá, bao gồm: Văn chỉ xã Hoằng Lộc, chùa Thiên Nhiên, nhà thờ Bảng nhãn Bùi Khắc Nhất, nhà thờ Nguyễn Quỳnh Từ lâu đình Bảng Môn luôn đợc xem là niềm tự hào của ngời dân nơi đây. Đây là một làng khoa bảng điển hình ở Việt Nam, theo các t liệu văn tự, khế ớc, gia phả, sắc phong hiện lu tại làng, trong số hơn sáu trăm vị tiến sĩ qua các thời kỳ, có tới 12 vị đỗ đại khoa vinh danh từ khoa thi năm Hồng Đức thứ 12 (1481) đến khoa thi cuối cùng đời Nguyễn (1919) và làng có đến 7 vị tiến sĩ đợc ghi tên ở Văn bia Quốc tử giám. Với bối cảnh văn hoá- xã hội nh trên, di tích đình Bảng Môn hàm chứa rất nhiều điều quý giá. Đình Bảng Môn không chỉ là một ngôi đình làng thuần tuý mà còn là một bảo tàng nghệ thuật kiến trúc gỗ còn lại gần nh duy nhất đại diện cho di sản kiến trúc gỗ TK XVII trên đất Thanh Hoá (phần hậu cung). Đình Bảng Môn là một đình làng truyền thống nhng không đặt theo tên địa danh mà lại đặt tên theo nội dung thờ tự (đình Bảng), đây là một điểm độc đáo. Ngôi đình này đợc xem trọng phần tín ngỡng, thờ tự hơn là cơ sở vật chất của hoạt động hành chính thế tục. Mặc dù trải qua thăng trầm của thời gian, công trình này đợc dòng họ Nguyễn sở tại, cũng nh sự tôn thờ đạo học của dân làng, sự ngỡng vọng nhân thần, linh thần đã giúp cho di sản tồn tại đến ngày nay. Các lớp văn hoá chồng xếp ở đình Bảng Môn (thể hiện trên kiến trúc-chạm khắc): lớp thế kỷ XV-XVI (diềm trang trí bao quanh mặt cửa nhà Hậu cung kiểu y môn trớc các điện thờ ở chùa Keo, chùa Bút Tháp thế kỷ XVIII, nhng phong cách chạm khắc thô ráp, hình hoạ rất ngộ nghĩnh, sống động, hồn nhiên đậm yếu tố dân gian); lớp thế kỷ XVII (tại nội thất nhà Hậu cung có chạm khắc trên cột, xà ngang, hoành, đặc biệt là kết cấu vì nóc với các hình tợng chim phợng, cá hoá rang, hoa cúc, sen, trúc phong cách tinh tế, hình nét cầu kỳ, hoa mỹ); lớp thế kỷ thứ XIX- XX (tại nhà tiền đờng có nội dung tứ linh, tứ quý nhng mang phong cách khoẻ khoắn, mạnh mẽ, sung mãn, khối tạc có diện tích lớn). Đặt trong bối cảnh đơng thời, đình Bảng Môn đợc xem là trung tâm biểu hiện đạo học của làng. Chính tại đình làng, mỗi khi có tân khoa Trạng đỗ đạt thì việc đón rớc trở thành một lễ hội suy tôn Nho học đặc biệt, họ làm lễ tại đình trớc khi yết bái ông cha. Nh vậy ngôi đình Bảng sớm có bóng dáng một trờng làng cổ xa của Việt Nam. ở Kinh Đô có Quốc tử giám; ở tỉnh có Trờng thi. Đây là một điểm rất đặc biệt ở đình Bảng Môn. Khái niệm đình làng giờ hoà nhập, lỡng hợp với khái niệm đền thờ, khái niệm trờng làng Với không gian văn hoá hữu hình và vô hình nh trên thì các vấn đề kiến trúc, điêu khắc, sinh hoạt văn hoáđình Bảng Môngiá trị hết sức độc đáo cần đợc nghiên cứu cụ thể trong luận văn. Đặt vấn đề nghiên cứu: Đình Bảng Môn- giá trị văn hoá nghệ thuật nhằm tìm hiểu các giá trị văn hoá- nghệ thuật trong kiến trúc, trong chạm khắc gắn liền với không gian tín ngỡng của ngời xa. Đề tài đợc nghiên cứu, khai thác toàn diện các giá trị văn hoá nghệ thuật (bao gồm kiến trúc, chạm khắc, sinh hoạt văn hoá) ở đình Bảng Môn chắc chắn sẽ góp phần quan trọng cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy di tích lịch sử văn hoá của tỉnh Thanh Hoá và công tác chuyên môn của chính tác giả. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài: Từ lâu việc nghiên cứu về đình làng luôn thu hút sự quan tâm của các học giả nghiên cứu về văn hoá cả trong và ngoài nớc một cách đặc biệt. Những ngời đầu tiên quan tâm đến các công trình nghệ thuật kiến trúc đình làng là các học giả thực dân ở trờng Viễn đông bác cổ (E.F.E.O), nhng do hạn chế về lịch sử (cha có khoa học liên ngành) nên các công trình, bài viết mới chỉ dừng lại ở việc khảo tả kiến trúc, nghệ thuật một cách sơ sài, nặng tính khảo cứu, cha xem đình làng nh một sản phẩm văn hoá tích hợp đa yếu tố (lịch sử, kinh tế, xã hội, tâm linh, tín ngỡng, mỹ thuật, kiến trúc ). Tại Thanh Hoá, những nghiên cứu của các học giả phơng Tây về hệ thống đình làng hầu nh cha đợc chú ý đến, ngoài những công trình nghiên cứu của L. Bazacies, M.Bernanose với việc mô tả kiến trúc ở Lam Kinh, thành nhà Hồ chỉ đi sâu vào nghệ thuật trang trí ở các thành luỹ, lăng mộ chất liệu đá, cha phác dựng đợc giá trị cốt lõi của hệ thống di tích đình làng Thanh Hoá, thậm chí cha có đợc những khảo sát, mô tả về các đình làng Thanh Hoá đứng trên phơng diện khảo cứu. Trong những năm gần đây, dới kết quả tích cực của khoa học liên ngành, xuất hiện một số học giả trong nớc có tên tuổi lớn đi sây tìm hiểu về đình làng, trong đó có sử dụng đình làng ở Thanh Hoá nh những đối tợng nghiên cứu của họ. Xuất hiện ngày càng nhiều hơn các công trình nghiên cứu thực sự có giá trị về đình làng trên các phơng diện lịch sử, văn hoá, kiến trúc, nghệ thuật, tâm linh, tín ng- ỡng Trong đó, đáng kể nhất phải nói đến các cuốn: Đình Việt Nam do GS Hà Văn Tấn chủ biên xuất bản năm 1998; cuốn Điêu khắc đình làng- văn hoá dân gian và những lĩnh vực nghiên cứu của tác giả Trơng Duy Bích xuất bản năm 1989; cuốn Kiến trúc dân gian truyền thống xuất bản năm 1999 của tác giả Chu Quang Trứ; hay nh cuốn Diễn biến kiến trúc truyền thống Việt, vùng châu thổ sông Hồng của PGS.TS Trần Lâm Biền (2008); hàng loạt bài nghiên cứu tin cậy, giá trị cao đăng trên các tạp chí chuyên ngành về đình làng lần lợt đợc công bố, đáng chú ý có: Quanh ngôi đình làng- lịch sử của tác giả Trần Lâm Biền (công bố trên tạp chí nghiên cứu văn hoá nghệ thuật số 4); Đình làng Việt, tác giả Nguyễn Hồng Kiên (tạp chí kiến trúc Việt Nam số 1); Kiến trúc đình làng- hình tợng của Trịnh Cao Tởng (tạp chí nghiên cứu nghệ thuật số 2) Nghiên cứu về đình làng không những đợc đẩy mạnh bởi các học giả nghiên cứu văn hoá, nó còn kích thích sự quan tâm của một loạt các hoạ sĩ, kiến trúc s, nhà nghiên cứu dân tộc học uy tín nh: Nguyễn Đỗ Cung, Thái Bá Vân, Phan Cẩm Th- ợng, Nguyễn Tiến Cảnh, Trần Mạnh Phú, Trần Lâm, Nguyễn Quân, Hồng Kiên, Nguyễn Du Chi Tại Thanh Hoá, tình hình nghiên cứu về các đình làng vẫn nhận đợc sự quan tâm từ các nhà nghiên cứu địa phơng, cán bộ làm công tác văn hoá cũng nh các học giả uy tín. Trong một số cuốn sách viết về Mỹ thuật thời Lý- Trần, thời Nguyễn, kiến trúc dân gian truyền thống Việt Nam và đặc biệt là kiến trúc đình làng ở Bắc Bộ của cố GS Chu Quang Trứ đã cố gắng nghiên cứu chung về kiến trúc và cũng đã đề cập một phần đến hệ thống loại hình này ở khu vực Thanh Hoá nhng cha đầy đủ và chi tiết. Các di tích nghệ thuật kiến trúc đình làng đợc giới thiệu trong cuốn Thanh Hoá- di tích và danh thắng của Ban quản lý di tích và danh thắng Thanh Hoá từ tập 1-7 hầu nh nghiêng về giới thiệu địa danh và lễ hội phục vụ du lịch nhiều hơn là nghiên cứu sâu về mặt văn hoá, kiến trúc, nghệ thuật của di tích. Ngoài ra còn có địa chí văn hoá tỉnh Thanh Hoá và địa chí huyện Hoằng Hoá nhng chỉ tập trung giới thiệu lịch sử- văn hoá địa phơng; cha có mục riêng bàn về các di tích nghệ thuật kiến trúc đình làng. Nghiên cứu về đình Bảng Môn ở làng Hoằng Bột, xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hoá, Thanh Hoá, đáng kể nhất là bài nghiên cứu của Tiến sĩ Hoàng Thanh Hải [171-177] (Thanh Hoá- di tích và danh thắng tập 2) về nghệ thuật kiến trúc của đình Bảng Môn nhng cũng mới dựng lại ở phơng diện giới thiệu, khảo tả về kiến trúc, lịch sử đình, cha đánh giá hết các mặt giá trị đặc sắc về kiến trúc, điêu khắc, lễ hội, sinh hoạt văn hoá một cách có hệ thống, làm căn cứ xác định đầy đủ toàn bộ giá trị văn hoá nghệ thuật của đình Bảng Môn. Trong cuốn Nghệ thuật kiến trúc- chạm khắc gỗ truyền thống Thanh Hoá (2008) của tác giảVăn Tạo- Hà Đình Hùng, đình Bảng Môn cũng đợc xem xét, đánh giá dới góc độ kiến trúc nghệ thuật, cha đi sâu vào tìm hiểu lễ hội và sinh hoạt văn hoá. Bài nghiên cứu Đình Bảng Môn- một giá trị nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc của tác giả đăng trên Tạp chí thông tin khoa học số 5 của trờng Cao đẳng Văn hoá nghệ thuật Thanh Hoá (tài liệu lu hành nội bộ) cũng chỉ tập trung giới thiệu di tích, di vật, kiến trúc, điêu khắc một cách khái lợc. Trong cuốn Diễn biến kiến trúc truyền thống Việt, vùng châu thổ sông Hồng (2008) PGS.TS Trần Lâm Biền cũng dành một số quan điểm khẳng định giá trị kiến trúc của đình Bảng Môn, xem nh một kiến trúc đình làng hình chữ Đinh xuất hiện hậu cung sớm nhất Việt Nam [TK XVII] (!?). Ngoài ra, trong lý lịch di tích và hồ sơ xếp hạng di tích đình Bảng Môn (hiện lu giữ tại Bảo tàng và Ban quản lý di tích và danh thắng Thanh Hoá) chỉ mới dừng lại việc khảo tả, đánh giá thực trạng tồn tại của di tích làm cơ sở cho việc bảo tồn, xếp hạng. Nh vậy, có thể nhận thấy làng Hoàng Bột, đình Bảng Môn đã đợc các tác giả đi trớc quan tâm, nghiên cứu. Cho tới nay, vẫn cha có một công trình nào nghiên cứu toàn diện, hệ thống về giá trị văn hoá nghệ thuật trên các phơng diện lịch sử, kiến trúc, điêu khắc, lễ hội. Tiếp thu và kế thừa một phần kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trớc, tác giả luận văn tập trung giải quyết những mục tiêu cơ bản của đề tài từ góc độ văn hoá học- nghiên cứu giá trị văn hoá nghệ thuật của đình Bảng Môn. 3. đối t ợng và phạm vi nghiên cứu: 3.1. Đối tợng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu chủ yếu về đình Bảng Môn ở xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá, gồm: cảnh quan kiến trúc, kết cấu và vật liệu kiến trúc, nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật chạm khắc, bia ký, đồ thờ, linh vật, không gian sinh hoạt văn hoá, tín ngỡng 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: -Tập trung khảo sát, mô tả, phân tích, làm rõ các mặt giá trị kiến trúc, điêu khắc, văn hoá nghi lễ, tục thờ cúng ở đình Bảng Môn đặt trong nền cảnh đình làng Thanh Hoá cùng thời (đặc biệt chú trọng nhóm phong cách đền thờ Trần Khát Chân và Lý Thờng Kiệt và nhóm đình Nguyệt Viên, đình Hà Lĩnh, đình Vân Nhng ở Thanh Hoá nhằm tìm ra mối liên hệ chuyển tiếp phong cách kiến trúc qua các thời kỳ). Không gian kiến trúc xa và hiện nay. -Luận văn cũng đặc biệt quan tâm đến nghiên cứu không gian hữu hình về văn hoá đối với đình Bảng Môn, đó là không gian thiêng của các linh thần, nhân thần, truyền thống tôn thờ đạo học, sự lỡng hợp của đình và đền thờ trong một kiến trúc ở đình Bảng Môn. -Mặt khác phân tích mối liên hệ với các di tích đồng dạng ở khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng. Về thời gian: -Nghiên cứu các lớp văn hoá thể hiện qua kiến trúc của hai phần Hậu cung và nhà Tiền đờng hiện còn ở đình Bảng Môn, xác định niên đại từ thế kỷ XVII-XX. Tìm kiếm dấu vết kiến trúc và di vật kiến trúc của giai đoạn TK XV-XVI còn sót lại (đối chiếu với t liệu lịch sử ngôi đình). -Nghiên cứu về nghi thức thờ cúng, nghi lễ, lễ hội, sinh hoạt văn hoá trong quá khứ và sự tiếp diễn hiện nay ở đình Bảng Môn. 4. Ph ơng pháp nghiên cứu: -Vận dụng phơng pháp chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu quá trình hình thành và tồn tại của đình Bảng Môn. -Vận dụng phơng pháp liên ngành tổng hợp về lịch sử, kiến trúc, mỹ thuật, văn hoá học, dân tộc học để nghiên cứu các lớp văn hoá, các giá trị kiến trúc- chạm khắc, tín ngỡng, lễ hội ở đình Bảng Môn. -Vận dụng phơng pháp phân tích văn bản (bia ký, văn tự cổ, t liệu về đình Bảng Môn) nhằm làm đa dạng và phong phú các giá trị văn hoá- nghệ thuật của đình Bảng Môn. - Vận dụng phơng pháp khảo sát thực địa, điền dã, ghi chép, phân tích, so sánh, miêu tả nhằm tăng thêm giá trị chân thực lịch sử trong luận văn. 5. Đóng góp của luận văn: -Đa ra đợc cái nhìn tổng thể, đầy đủ về các mặt giá trị văn hoá- nghệ thuật của đình Bảng Môn (chủ yếu giá trị kiến trúc, điêu khắc, lễ hội) làm cơ sở luận chứng góp phần khẳng định tính đặc sắc về văn hoánghệ thuật của một công trình kiến trúc đình làng độc đáo tại Thanh Hoá. -Trên cơ sở giá trị đặc biệt, quý hiếm nhằm đề xuất các giải pháp khả thi nhất phục vụ công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá nghệ thuật của di tích trong hoạt động phát triển kinh tế-văn hoá- xã hội của huyện Hoằng Hoá và tỉnh Thanh Hoá. 6. Bố cục của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn đợc chia thành 3 chơng. Chơng 1: Làng Hoằng Bột và đình Bảng Môn Chơng 2: Nghệ thuật kiến trúc- điêu khắc ở đình Bảng Môn Chơng 3: Không gian văn hoá và Lễ hội ở đình Bảng Môn Chơng 1 Làng Hoằng Bột và đình Bảng Môn 1.1. Tổng quan về làng Hoằng Bột Hoằng Lộc là một trong 48 xã, thị trấn của huyện Hoằng Hoá. Nằm ở phía Đông Nam của huyện, cách thành phố Thanh Hoá 6 km về phía Đông Bắc. Hoằng Lộc phía Bắc giáp các xã Hoằng Thịnh, phía Đông giáp các xã Hoằng Thành, phía tây giáp xã Hoằng Quang, phía Nam giáp xã Hoằng Đại. Hoằng Lộc có tổng diện tích đất tự nhiên là 263,07 ha, trong đó đất nông nghiệp có 171,11 ha, diện tích đất trồng lúa có 100,06 ha, vờn lu niên 6,37 ha, ao hồ 13, 07 ha, nghĩa địa 2,8ha, đất ở 45, 56 ha. Dân số có 5214 ngời (2808 nữ; 2406 nam; 1.410 hộ , mật độ dân số 1.985 ngời/km2) Cho dù đến ngày nay cha thấy phát hiện trên đất Hoằng Lộc có các di tích thuộc thời đại văn hoá Đông Sơn, nhng những di tích đó lại rất nhiều và rất gần với đất Hoằng Lộc, tiêu biểu nh ở Quỳ Chữ xã Hoằng Quỳ vừa là di chỉ c trú vừa là mộ táng. Hàng loạt các di vật thuộc nền văn hoá này đã đợc tìm thấy ở các xã Hoằng Lý, Hoằng Phú, Hoằng Phợng, Hoằng Vinh .và Hoằng Lộc cũng rất gần khu di chỉ văn hoá Đông Sơn (thuộc thành phố Thanh Hoá ngày nay). Nên vùng đất này ít nhất thì đến thời đại các vua Hùng đã có con ngời tụ c. Theo truyền thuyết và trí nhớ trong dân gian đến nay mọi ngời vẫn thờng nhắc đến Hoằng Lộc chính là đất Kẻ Vụt xa. Từ Kẻ chỉ địa bàn c trú đã xuất hiện rất xa xa và đợc coi nh một trong những tiêu chí quan trọng để xác định sự hình thành của một địa bàn c trú của cộng đồng làng xã trong thời các vua Hùng. Theo thống kê hiện có gần 50 địa điểm trên đất Hoằng Hoá còn tên gọi là kẻ. Nằm ở vị trí liền kề các đờng giao thông thuỷ bộ quan trọng của đất Cửu Chân xa, đến thế kỷ thứ X Hoằng Lộc đã để lại những dấu ấn quan trọng trong lịch sử. Từ Kẻ Vụt đến thời kỳ này đã trở thành Trang Đờng Bột (tên Đờng Bột xuất hiện trong cuốn thần phả ghi sự tích thành hoàng làng là Nguyễn Tuyên danh t- ớng thời Lý Thái Tông. Theo thống kê hiện có tới 15 địa điểm trên đất Hoằng Hoá còn có tên gọi là Trang . Bia Đ ờng Bột kiều bi do tiến sĩ Nguyễn Nhân Thiệm soạn và dựng năm 1591, có nhắc đến địa danh Đà Bột : Hai làng Bột Th ợng, Bột Thái vốn xa là xã Đà Bột, thói thuần, tục tốt, ngời giỏi, đất thiêng. Đến thế kỷ thứ XV, Hoằng Lộc có tên gọi là Đà Bột gồm hai làng Bột Thợng và Bột Hạ. Mỹ Cụ trang cũng đổi thành Mỹ Đà nay là xã Hoằng Minh. Đến cuối thế kỷ XV, làng Bột Hạ đổi thành Bột Thái (1)- văn khắc Hán Nôm Việt Nam, Nxb KHXH, 1993, trang 1034 chú (Lỡng Bột) là hai làng Bột Thợng và Bột Hạ). Tuy [...]... đó đình Bảng Môn ở Hoằng Hóa nổi bật lên nh một di tích còn lu lại chút ít biểu hiện của nghệ thuật kiến trúc Mạc muộn tại Thanh Hoá Đình Bảng Môn thuộc thôn Đình Bảng xã Hoằng Lộc- một xã nằm về phía Nam huyện Hoằng Hóa, xa kia nó còn có tên gọi là làng Bột Thái, một vùng đất có tiếng là hiếu học của tỉnh Thanh Đình Bảng Môn nằm trong quần thể di tích tơng đối phong phú của xã Hoằng Lộc bao gồm Văn. .. nhân là ngời Chăm), với kỹ thuật xây dựng và cách thức tạo tác thì có thể, nó còn có mặt sớm hơn thời điểm thế kỷ XIX-XX, có lẽ nó đợc làm từ khi có những nhóm tù binh ngời Chăm đầu tiên đến lao động và sinh sống tại đây Cũng rất có thể, với -Không gian kiến trúc ngày nay 2.2 .Giá trị văn hoá của nghệ thuật kiến trúc đình Bảng Môn -Sự độc đáo của kiến trúc đình Bảng Môn (các lớp văn hoá đợc bảo lu tách... gian văn hóa cho đình Bảng MônVăn chỉ của làng Trớc đây, Văn chỉ -Môi trờng tự nhiên: Dễ nhận thấy, Bảng Môn đảm bảo đợc một không gian tiêu chuẩn của đình làng, mặt bằng rộng rãi, phía trớc là cổng nghi môn cao vút, thoáng đãng, trớc mặt tuy không có sông, hồ nhng vẫn đảm bảo yếu tố tụ thủy trong các công trình kiến trúc cổ với giếng làng phía trớc Bên hông là Văn chỉ của làng -Mặt bằng sân đình. .. nhiều lớp văn hoá đan xen trên các phần kiến trúc của di tích Vấn đề chúng tôi nêu lên ở đây là các di vật văn hóa tại Bảng Môn đình hiện còn có giá trị hết sức đặc biệt, cần đợc bảo tồn và nghiên cứu đầy đủ Nhà Hậu cung của đình Bảng Môn là một kiến trúc độc lập mang đậm nhiều giá trị của nghệ thuật kiến trúc thế kỷ XVII Có thể nhà Tiền đờng xa kia là loại nhà Tiền tế, kết dính vào đốc nhà Hậu cung,... rõ tính không tơng đồng về nghệ thuật chạm khắc ở công trình làm vào giai đoạn sau Bảng Môn đình thuộc thôn Đình Bảng, xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa, xa kia nó còn có tên gọi là làng Bột Thái, một vùng đất có tiếng là hiếu học của tỉnh Thanh Đình Bảng Môn nằm trong quần thể di tích tơng đối phong phú của xã Hoằng Lộc bao gồm Văn Chỉ xã Hoằng Lộc, chùa Thiên Nhiên, nhà thờ bảng nhãn Bùi Khắc Nhất, nhà... kiến trúc- điêu khắc ở đình Bảng Môn 2.1 Nghệ thuật kiến trúc 2.1.1 Không gian kiến trúc ở đình Bảng Môn Kiến trúc đình làng Việt thờng có một không gian rộng lớn, điều này bắt đầu bằng việc các công trình không chỉ bao gồm phần tế tự (nh tiền đờng, trung đờng, hậu cung) mà còn có các đơn nguyên khác phụ trợ, chẳng hạn tả vu, hữu vu, sân đình, thần đạo, bia ký, bình phong, giếng nớc, cổng nghi môn, không... chi tiết thú vị liên quan đến đình Bảng MônVăn chỉ của làng hiện nay đặt cạnh đình vốn trớc đây không nằm ở vị trí này Nó đợc đặt tại xã Hoằng Lu Nhng tơng truyền chỉ sau một đêm, Văn chỉ đã đợc các âm binh khiêng về đặt ngay sát cạnh đình Bảng Môn Văn chỉ là nơi để các bậc Túc Nho, các nho sinh trong vùng, xuân thu nhị kỳ, tụ hội đàm đạo văn chơng, thơ phú Hiện nay, Văn chỉ còn lại nền cũ, một vài... đình Làng Gạo (Hà Lan- Bỉm Sơn), đình Gia Miêu, Động Bồng, Quan Chiêm, Đô Mỹ ở khu vực Hà Trung; đình Bảng Môn, Tào Trụ, Phú Khê ở Hoằng Hoá; đình làng Sét, đình Trịnh Điện ở khu vực Yên Định; Tam Lạc ở Triệu Sơn Không gian kiến trúc của các công trình kiến trúc đình, đền, chùa Việt thờng có nét chung ở các tính quy mô và không gian ngoại thất của công trình Đây là vấn đề biểu hiện những đặc điểm văn. .. điền trang của quý tộc, quan tớng triều đình Rất có thể các gia nô ngời Chăm đã từng sinh sống tại làng là chủ nhân của giếng này, đây hẳn là một chi tiết quan trọng để tìm hiểu rõ thêm về lịch sử xây dựng đình Bảng Môn - ờng thần đạo của đình Bảng Môn về cơ bản đợc hiện rõ, không mang tính hình thức nh các công trình đình làng khác tại Thanh Hóa, đờng thần đạo của đình hoàn toàn không mang tính chất trang... ít ai biết đến Thanh Hoá còn là vùng đất của những di sản văn hoá nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc gỗ Những công trình kiến trúc này đã nói lên đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân mộc xứ Thanh Trong hệ thống di sản kiến trúc nghệ thuật chất liệu gỗ ở Thanh Hoá còn lại đến ngày nay, không thể không nhắc đến một số kiến trúc có giá trị nghệ thuật tiêu biểu, mang tính điển hình nh đền thờ Lý Thờng Kiệt . hoạt văn hoá ở đình Bảng Môn có giá trị hết sức độc đáo cần đợc nghiên cứu cụ thể trong luận văn. Đặt vấn đề nghiên cứu: Đình Bảng Môn- giá trị văn. bộ giá trị văn hoá nghệ thuật của đình Bảng Môn. Trong cuốn Nghệ thuật kiến trúc- chạm khắc gỗ truyền thống Thanh Hoá (2008) của tác giả Lê Văn Tạo-

Ngày đăng: 08/04/2013, 12:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan