Những giá trị lịch sử của chuyến đi bảo tàng di tích chiến tranh

12 2.8K 9
Những giá trị lịch sử của chuyến đi bảo tàng di tích chiến tranh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Những giá trị lịch sử của chuyến đi bảo tàng di tích chiến tranh

Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ không chỉ dùng các loại bom đạn gây thương vong, mà còn dùng cả vũ khí hóa học nhằm triệt hạ nguồn sinh sống của nhân dân Việt Nam và ngăn chặn bước tiến của quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Trong vòng 10 năm – từ 1961 đến 1971, những “cơn mưa chất độc” không ngừng trút xuống miền Trung và miền Nam Việt Nam nhằm phát quang trên diện rộng rừng núi, đồng ruộng, tàn phá mùa màng, triệt nguồn nước sinh hoạt, hủy hoại môi sinh. 1. Dioxin hay chất độc màu da cam là gì? Chất độc màu da cam, tên tiếng Anh là Agent Orange - Tác nhân da cam, là tên gọi của một loại chất thuốc diệt cỏ và làm rụng lá cây được quân đội Hoa Kỳ sử dụng tại Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Chất này đã được dùng giữa những năm 1961 và 1970 và nhiều người cho rằng đã làm tổn thương sức khỏe của những người Việt Nam và lính Mỹ có tiếp xúc với chất này, cũng như con cháu họ. Chất độc màu da cam là một chất hỗn hợp đồng đều của hai chất diệt cỏ 2,4-D (2,4-dichlorophenoxyacetic acid) và 2,4,5-T(2,4,5 trichlorophenoxyacetic acid). Các chất này đã được chế ra vào thập niên 1940 để khống chế các loại cây có lá to. Được ra mắt vào năm 1947, cả hai chất diệt cỏ này đã được thịnh hành trong nền nông nghiệp vào giữa thập niên 1950. Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, mục đích quân sự chính thức của chất độc (màu) da cam là làm rụng lá cây rừng để quân đội du kích Mặt trận dân tộc giải phóng không còn nơi trốn tránh. Nó là một chất lỏng trong, tên của nó được lấy từ màu của những sọc được vẽ trên các thùng phi dùng để vận chuyển nó. Quân đội Hoa Kỳ còn có một số mã danh khác để chỉ đến các chất được dùng trong thời kỳ này: chất màu xanh (Agent Blue, cacodylic acid), chất màu trắng (Agent White, hỗn hợp 4:1 của 2,4-D và picloram), chất màu tím (Agent Purple), và chất màu hồng (Agent Pink). Đến năm 1971, chất độc màu da cam không còn được dùng để làm rụng lá nữa; 2,4-D vẫn còn được sử dụng để làm diệt cỏ. 2,4,5-T đã bị cấm dùng tại Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác. 2. Tác hại của chất độc màu da cam đối với cơ thể người và động vật. Chính các báo cáo của EPA đã công nhận dioxin là một chất gây ung thư cho con người. Năm 1997, Tổ chức quốc tế về nghiên cứu ung thư (IARC) thuộc WHO đã công bố 2,3,7,8-TC DD là chất gây ung thư nhóm 1 ( nghĩa là nhóm đã được công nhận là gây ung thư ). Đồng thời, tháng 1 năm 2001, chương trình Độc học Quốc gia Hoa Kỳ đã chuyển dioxin vào nhóm "các chất gây ung thư cho người". Cuối cùng, trong một nghiên cứu kiểm định năm 2003, các nhà khoa học cũng khẳng định không có một liều lượng nào là an toàn hoặc ngưỡng dioxin mà dưới nó thì không gây ung thư. Điều này có thể hiểu là nếu một người phơi nhiễm dioxin dù lượng nhỏ nhất thì đã mang trong mình hiểm họa ung thư! Ngoài ung thư, dioxin còn có thể liên quan đến một số bệnh nguy hiểm khác như bệnh rám da, bệnh đái tháo đường, bệnh ung thư trực tràng không Hodgkin, thiểu năng sinh dục cho cả nam và nữ, sinh con quái thai hoặc thiểu năng trí tuệ, đẻ trứng ( ở nữ ) v.v Cơ chế phân tử của dioxin tác động lên các tế bào và cơ thể người, động vật vẫn đang còn nhiều tranh cãi về chi tiết. Thời gian bán phân huỷ của dioxin trong cơ thể động vật là 7 năm hoặc có thể lâu hơn. Thông thường, dioxin gây độc tế bào thông qua một thụ thể chuyên biệt cho các hydratcarbon thơm có tên là AhR (Aryl hydrocarbon Receptor). Phức hợp dioxin - thụ thể sẽ kế hợp với protein vận chuyển ArnT (AhR nuclear Translocator) để xâm nhập vào trong nhân tế bào. Tại đây dioxin sẽ gây đóng mở một số gene giải độc quan trọng của tế bào như Cyp1A, Cyp1B, . Đồng thời, một số thí nghiệm trên chuột cho thấy dioxin làm tăng nồng độ các gốc ion tự do trong tế bào. Điều này, có thể là làm phá huỷ các cấu trúc tế bào, các protein quan trọng và, quan trọng hơn cả, nó có thể gây đột biến trên phân tử DNA. Trong một đánh giá về rủi ro và nghiên cứu các vấn đề chính sách được đưa ra trong Hội nghị Quốc tế về Dioxin tổ chức tại Berlin, 2004, nhóm tác giả đến từ Cục Môi trường Liên bang Đức (Federal environmental agency) đã đưa ra kiến nghị không có mức phơi nhiễm dioxin tối thiểu nào có độ an toàn cho phép (theo WHO 2002 thì mức phơi nhiễm dioxin cho phép qua thức ăn của mỗi người là 1-10pg đương lượng độc (TEQ)/ngày). 3. Chất độc màu da cam và cuộc chiến tranh Việt Nam Ở miền Nam Việt Nam, chất độc màu da cam và các loại thuốc diệt cỏ khác bắt đầu được thử nghiệm bởi quân đội Hoa Kỳ vào năm 1961 và được sử dụng rộng rãi với hàm lượng cao trong chiến tranh vào các năm 1967 – 1968, rồi giảm xuống và ngừng sử dụng năm 1971. Các loại hợp chất này được trộn vào dầu hỏa hoặc nhiên liệu diesel rồi rải bằng máy bay hoặc các phương tiện khác. Các thùng chứa chất khai quang được chuyển lên máy bay tại sân bay quân sự Đà Nẵng. Theo công bố của một nhóm tác giả trên tạp chí Nature thì có thể nói chiến dịch dùng hóa chất ở Việt Nam là một cuộc chiến tranh hóa học lớn nhất thế giới. Trong thời gian 10 năm đó, quân đội Mỹ và quân đội Nam Việt Nam đã rải 76,9 triệu lít hóa chất xuống rừng núi và đồng ruộng Việt Nam. Trong số này có 64% là chất độc màu da cam, 27% là chất màu trắng, 8,7% chất màu xanh, và 0,6% chất màu tím. Lính Mỹ đang phun chất khai quang bằng máy phun BUFFALO đặt trên xe bọc thép M.11 (tháng 5 – 1968). Tổng số lượng dioxin Việt Nam hứng chịu là vào khoảng 370kg. (Trong khi đó vụ nhiễm dioxin ở Serveso, Ý, 1971 chỉ với 20kg dioxin thải ra môi trường mà tác hại của nó kéo dài hơn 20 năm). Tổng số diện tích đất đai bị ảnh hưởng hóa chất là 2,63 triệu hécta. Có gần 5 triệu người Việt Nam sống trong 25.585 thôn ấp chịu ảnh hưởng độc chất màu da cam. Máy bay C-123 đang phun rải chất độc màu da cam. Một bản báo cáo của Hàn lâm viện khoa học quốc gia (của Hoa Kỳ) vào tháng 4 năm 2003 đã kết luận rằng trong Chiến tranh Việt Nam, 3.181 làng đã bị phun với các chất diệt cỏ. Khoảng 2,1 đến 4,8 triệu người "hiện diện vào lúc phun." Thêm vào đó, nhiều quân nhân Mỹ cũng bị phun hoặc có tiếp xúc với các chất này trong các khu vực vừa phun. Bản báo cáo này đầu tiên được thực hiện bởi quân đội Hoa Kỳ để tìm hiểu bao nhiêu cựu quân nhân đã phục vụ trong các khu vực bị phun. Những nhà nghiên cứu được phép truy cập các hồ sơ quân sự và tài liệu hoạt động của không quân chưa được nghiên cứu trước đây. Ước tính này đổi số thể tích CĐMDC được phun giữa 1961 và 1971 thành 7.131.907 lít, hơn số đã được phỏng đoán vào năm 1974. Lính Mỹ đi rải chất độc hóa học miền Nam Việt Nam. 4. Hậu quả của chất độc màu da cam đối với con người và môi trường Việt Nam. 22 năm đã trôi qua, chiến tranh cũng đã qua đi, hy sinh của nhân dân Việt Nam , con cháu Bác Hồ đã không vô ích, ngày 30/4/1975, nước ta giành được độc lập trong nỗi vui mừng khôn xiết của tất cả mọi người. Những tưởng rằng từ đây, cuộc sống hạnh phúc, ấm no của mọi người sẽ được như mong đợi. Nhưng không! Chiến tranh đã qua đi, nhưng hậu quả của nó vẫn để lại khiến cho bao nhiêu người dân phải lao đao, những đứa trẻ sơ sinh hay nằm trong bụng mẹ nào có tội tình gì mà phải chịu số phận: dị hình dị dạng ngay từ khi còn trong bụng mẹ, sinh ra bị thiểu năng trí tuệ, không phát triển được như người thường, bị dị tật,… Thật tội nghiệp! Song thai dính ngực và bụng, một trẻ môi chẻ. Hai đứa trẻ dình vào nhau. Chúng chỉ là những nạn nhân của chiến tranh! Chỉ vì một lý do duy nhất: cha mẹ, ông bà là kẻ địch của chế độ Mỹ - Diệm hay chỉ đơn thuần là người dân nằm trong vùng nghi ngờ của chúng, là những người hít thở bầu không khí đầy chất độc da cam. Rồi những người lính cụ Hồ năm xưa, bây giờ mỗi khi trời trở gió là lại đau nhức, hậu quả của những viên đạn, quả bom và những hình thức tra tấn dã man của giặc Mỹ. Cùng là con người với nhau, tại sao họ có thể làm được như thế: một bên thì cười vui, lấy việc tra tấn, giết chóc nhân dân Việt Nam và chiến sĩ cách mạng làm niềm vui, một bên thì kiên cường, bất khuất với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, vẫn mỉm cười, không nói một lời dù cho thịt nát, xương tan. Ngày nay vẫn có những đứa trẻ ra đời với những dị tật bẩm sinh cả về thể xác lẫn trí tuệ. Nguy cơ mắc các bệnh ung thư của chúng rất cao. Lê Thanh Hùng, 23 tuổi, ở Thanh Hóa. Bốn anh em Phong, Thảo, Hương, Hà (hàng trước) ở Tiền Giang. Trần Thị Hương (huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh). Chất độc này đã biến vùng đất phì nhiêu, màu mỡ thành các vùng đất chết. Rừng đước Cần Giờ (ngoại vi Sài Gòn) bị phá hủy bởi chất độc màu da cam. Một làng dừa bị hủy hoại bởi chất làm trụi lá (tỉnh Bình Định, năm 1965). Rừng đước Cà Mau bị chết rụi do quân đội Mỹ rải chất độc hóa học. Khu rừng Dương Minh (Tây Ninh) trước và sau khi bị rải chất khai quan. [...]... mặt của đời sống và xã hội, và dần dần xóa bỏ đi vết thương của chiến tranh Xóa bỏ đi vết thương của chiến tranh không có nghĩa là để cuộc kháng chiến chống Mỹ đi vào quên lãng, mà chúng ta và những thế hệ con cháu sau này càng phải biết về chiến tranh để biết được giá trị của hòa bình, trân trọng từng giây phút mình được sống trên Đất nước hòa bình, thống nhất và độc lập này Bảo tàng chứng tích chiến. .. tàn sát lại chính đất nước của mình Cùng là người Việt Nam , tại sao lại là kẻ thù của nhau trong chiến tranh? Tất cả là vì nhận thức con người mà thôi, người thì được Đảng giác ngộ, kẻ thì bị lu mờ bởi hào nhoáng của sự giàu sang mà địch quân hứa hẹn mang lại Càng đi sâu vào bảo tàng, đi u ấy càng lộ ra ngày một rõ, tất cả vì lòng tham không đáy của con người! Tại sao lại có những người không còn tính... tinh thần do chiến tranh gây ra đau đớn quá! Nhưng dù sao thì chiến tranh cũng đã qua, chúng ta đang sống và học tập trong thời bình, thành quả mà cha ông ta đã phải đánh đổi bằng máu và nước mắt trong suốt những năm dài trường kỳ kháng chiến Chúng ta, những lớp trẻ tương lai, những người có nhiều khát vọng và ý chí, có nghĩa vụ và bổn phận phải làm cho Đất nước lưu danh thiên sử với những thành tựu...5 Kết luận Nhìn những hình ảnh đáng sợ trưng bày trong các gian phòng của bảo tàng, không ai có thể tin được rằng chúng ta, một dân tộc với hình thể nhỏ bé lại có thể chịu đựng và vượt qua được sự tàn ác ấy Theo tôi, đi u đau đớn nhất trong tim người cộng sản, trong tim những người con sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc chính là bị tra khảo bởi những người anh em của mình, những người con Việt Nam... ra được cảnh không phải là những chiến sĩ Cộng Sản đang chịu đòn roi, đang chịu bom đạn mà là chính họ, chính gia đình họ đang chịu? Hàng loạt câu hỏi được đặt ra, và cũng hàng loạt câu hỏi rơi vào trong im lặng, không có câu trả lời Tất cả đều được biện minh bằng một lý do duy nhất: Chiến tranh! Phải, chỉ có hai từ chiến tranh thôi mà mang lại nhiều đau thương quá, chiến tranh gây mất mát nhiều quá,... giản vì đó chính là thành quả của họ, bởi vì chính tay họ đã giết hại những người đó, phải chụp hình lưu lại những hình ảnh mà có lẽ chỉ có một mình họ dám làm: Giết người mà vẫn cười vui vẻ, thậm chí còn ganh đua nhau để giết cho đủ số lượng Thật là kinh khủng! Có đau thương nào to lớn như đau thương ở chiến tranh Việt Nam? Có mất mát nào nhỏ bé hơn mất mát tại chiến tranh Việt Nam? Và cũng có ai... Đất nước hòa bình, thống nhất và độc lập này Bảo tàng chứng tích chiến tranh đã giúp tôi, một sinh viên đang ngồi trong giảng đường, không thể nào quên được những tội ác chiến tranh của bọn đế quốc, bọn tay sai đã gây ra cho nhân dân Việt Nam, và nhắc nhở tôi phải ra sức học tập tốt, cố gắng phấn đấu hơn nữa để đền đáp công ơn của những người đã ngả xuống vì Đất nước Việt Nam thân yêu ... tranh Việt Nam? Có mất mát nào nhỏ bé hơn mất mát tại chiến tranh Việt Nam? Và cũng có ai vĩ đại như nhân dân Việt Nam , sẵn sàng tha thứ cho những kẻ lầm đường lạc lối quay trở về? Có người mẹ nào có lòng vị tha vĩ đại như người mẹ Việt Nam , có thể tha thứ cho những kẻ đã giết con mình, đẩy con mình vào cảnh máu chảy đầu rơi, làm cho mình rơi vào cảnh một mình neo đơn? Ai có thể hiểu được cho sự tha . thiên sử với những thành tựu trong các mặt của đời sống và xã hội, và dần dần xóa bỏ đi vết thương của chiến tranh. Xóa bỏ đi vết thương của chiến tranh. lập này. Bảo tàng chứng tích chiến tranh đã giúp tôi, một sinh viên đang ngồi trong giảng đường, không thể nào quên được những tội ác chiến tranh của bọn

Ngày đăng: 08/04/2013, 12:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan