TÌM HIỂU THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI KHU VỰC CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN Ở TP. HCM

244 1.4K 0
TÌM HIỂU THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI KHU VỰC CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN Ở TP. HCM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, thương mại, du lịch và công nghiệp lớn nhất nước ta. Với tốc độ phát triển kinh tế nhanh, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu khai thác và tiêu dùng tài nguyên thiên nhiên của con người cũng không ngừng tăng lên, làm nảy sinh hàng lọat các vấn đề môi trường, một trong số đó là vấn đề chất thải rắn.

Page 1 of 244 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, thương mại, du lịch và công nghiệp lớn nhất nước ta. Với tốc độ phát triển kinh tế nhanh, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu khai thác và tiêu dùng tài nguyên thiên nhiên của con người cũng không ngừng tăng lên, làm nảy sinh hàng lọat các vấn đề môi trường, một trong số đó là vấn đề chất thải rắn. Có thể nói rằng, hiện nay, chất thải rắn là một trong những vấn đề đang được quan tâm nhất ở những nước phát triển cũng như đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt, sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật đã ngày càng đáp ứng và nâng cao đời sống của con người, đồng thời càng đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa. Đây cũng là nguyên nhân chính làm sản sinh ngày càng nhiều chất thải, kéo theo đó là việc giải quyết hàng nghìn tấn chất thải rắn mỗi ngày. Để quản lý khối lượng chất thải rắn khổng lồ với mức tăng 10 -15%/năm, TPHCM đã hình thành hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị Page 2 of 244 với sự tham gia của gần 30 công ty nhà nước, 3 - 5 công ty TNHH, 1 hợp tác xã, hàng trăm cơ sở tái sinh tái chế tư nhân, hàng ngàn tổ dân lập và khoảng 30.000 người họat động trong lĩnh vực này (trong đó, hơn 6.000 người hoạt động trong hệ thống thu gom, vận chuyển, chôn lấp; hơn 20.000 người hoạt động trong lĩnh vực phân loại, thu gom, mua bán phế liệu). Điểm “tập kết” cuối cùng của mọi hoạt động trong hệ thống quả lý kỹ thuật CTRĐT từ khâu thu gom, vận chuyển đến xử lý và tiêu hủy đều là bãi chôn lấp. Nói như vậy để thấy rằng, việc xử lý bằng cách chôn lấp một lượng lớn chất thải rắn hàng ngày tất yếu sẽ gây những tác động tiêu cực đến môi trường sống cũng như sức khỏe của người dân. Do đó, đề tài “TÌM HIỂU THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MOI TRƯỜNG TẠI KHU VỰC CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN Ở TP. HCM” được thực hiện nhằm tìm ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả của họat động xử lý chất thải rắn, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực mà họat động này gây nên. Page 3 of 244 II. MỤC ĐÍCH LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Đánh Giá Tác Động Môi Trường ĐTM (Environmental Impact Assessment - EIA) là sự nhận dạng hệ thống và đánh giá các ảnh hưởng có khả năng xảy ra của các dự án, các nhà máy, các chương trình, các hoạt động đến các thành phần hóa lý, sinh học, văn hóa, kinh tế - xã hội của môi trường tổng thể (Canter, 1977), nhằm đề ra các biện pháp kỹ thuật và quản lý để giảm đến mức thấp nhất các ảnh hưởng xấu và phát huy cao nhất các ảnh hưởng tốt. Một hệ thống ĐTM lý tưởng phải được áp dụng cho tất cả các dự án có ảnh hưởng đáng kể đến môi trường và xác định rõ ảnh hưởng nào là nghiêm trọng nhất. Như vậy, kết hợp chặt chẽ với chương trình giám sát, báo cáo ĐTM là công cụ khoa học phục vụ đắc lực cho việc quản lý và kiểm soát cũng như kế hoạch hóa để bảo vệ môi trường Báo cáo ĐTM được thực hiện nhằm mục đích: - Xác định hiện trạng môi trường tại khu vực xây dựng các BCL và các vùng lân cận; - Đánh giá tác động môi trường do các hoạt động chôn lấp CTR đối với môi trường; - Đề xuất các biện pháp công nghệ để xử lý ô nhiễm; Page 4 of 244 - Đề xuất các biện pháp quản lý phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường; - Lập chương trình giám sát ô nhiễm cho hoạt động chôn lấp trong khi xây dựng, trong giai đoạn vận hành và sau khi BCL đóng cửa. III. CƠ SỞ PHÁP LÝ, CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ TÀI LIỆU KỸ THUẬT ĐỂ LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 1. Cơ Sở Pháp Lý Báo cáo “Đánh giá tác động môi trường của hoạt động chôn lấp chất thải rắn đô thị trên địa bàn TpHCM” được thực hiện dựa trên các cơ sở pháp lý sau: -Luật Bảo vệ môi trường ở Việt Nam (năm 2005) có hiệu lực ngày 01/07/2006 đã tạo được cơ sở pháp lý cho công tác quản lý chất thải, tạo tiền đề cho việc ban hành các văn bản pháp lý khác liên quan đến việc cụ thể hoá các quy định, quy chế, tiêu chuẩn, hướng dẫn,…. - Thông tư số 490/1998/TT – BKHCNMT ngày 29 tháng 4 năm 1998 của Bộ Khoa Học, Công Nghệ Và Môi Trường, về Hướng dẫn lập và thẩm định “Báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư”. Page 5 of 244 - Qui định về việc thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án. - Các qui định thi công cơ sở hạ tầng của thành phố Hồ Chí Minh. - Nghị định số 121/2004/NĐ-CP của chính phủ ngày 12/5/2004 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong bảo vệ môi trường. - Nghị định số 256/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 2/4/2003 về việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. - Chỉ thị số 199/TTg ngày 3/4/1997 của Thủ tướng chính phủ về những biện pháp cấp bách trong công tác quản lý CTR ở các đô thị và khu công nghiệp. - Thông tư liên tịch số 1590/1997/TTLB-KHCNMT-XD của Bộ Khoa học công nghệ và môi trường và Bộ Xây dựng ban hành ngày 17/10/1999 hướng dẫn thi hành chỉ thị số 199/TTg ngày 3/4/1997 của Thủ tướng chính phủ về những biện pháp cấp bách trong công tác quản lý CTR ở các đô thị và khu công nghiệp. - Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10/7/1999 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quản lý CTR tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020. Page 6 of 244 - Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18/1/2001 hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm xây dựng và vận hành bãi chôn lấp CTR. - TCVN 6696-2000 – Bãi chôn lấp hợp vệ sinh – Yêu cầu về bảo vệ môi trường. - TCVN 6705-2000 – Chất thải rắn không nguy hại – Phân loại. - TCXDVN 261-2001 – Bãi chôn lấp – Tiêu chuẩn thiết kế. - Việt Nam đã tham gia ký kết Công ước quốc tế về Nghị định thư Kyoto (2002) và đang xây dựng Chiến lược quốc gia về Cơ chế phát triển sạch (CDM) cho phép các nước công nghiệp hoá được phép mua “Chứng chỉ Carbon” từ các chỉ tiêu của các nước đang phát triển và coi như đã giảm lượng khí thải ra theo cam kết của mình. Việc thu gom và sử dụng khí methane từ các BCL là một trong những công nghệ mang lại những lợi ích về mặt tài chính nhất khi thực hiện CDM, tỷ lệ quay vòng tài chính nội tại từ các dự án này có thể tăng lên từ 5% đến 10%. 2. Các Tài Liệu Khác Các tài liệu khác được sử dụng trong việc chuẩn bị báo cáo ĐTM: - Luận chứng tiền khả thi dự án “Đầu Tư Nâng Cấp Chất Lượng Công Trường Xử Lý Rác Gò Cát” của Xí nghiệp phân tổng hợp Hóc Môn thuộc Sở GTCC Tp.Hồ Chí Minh. Page 7 of 244 - Dự án “Đầu Tư Nâng Cấp Chất Lượng Công Trường Xử Lý Rác Gò Cát”; - Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án “Xây dựng bãi chôn lấp số 2 – khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc Thành phố” - Dự án “Xây dựng và vận hành khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước – Thành phố Hồ Chí Minh” - Báo cáo ĐTM của dự án “Cải Tạo Hệ Thống Kênh Rạch và Phát Triển Hệ Thống Thoát Nước Lưu Vực Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè” (JICA); - Phương án Giải Tỏa Di Dời và Tái Định Cư cho các dự án cải tạo cơ sở hạ tầng của thành phố Hồ Chí Minh; - Báo cáo Giám Sát Chất Lượng Môi Trường của thành phố Hồ Chí Minh. - Các tài liệu tham khảo công nghệ xử lý các chất thải (nước, không khí và chất thải rắn) của nước ngoài và trong nước; IV. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 1. Đối tượng và phạm vi của báo cáo đánh giá tác động môi trường Page 8 of 244 Với đặc thù là báo cáo nghiên cứu công đoạn xử lý cuối cùng trong hệ thống quản lý kỹ thuật CTRĐT nên đối tượng của báo cáo ĐTM này là hoạt động chôn lấp CTRĐT nói chung trên toàn địa bàn thành phố. Phạm vi nghiên cứu của báo cáo là 3 bãi chôn lấp điển hình cho 3 trạng thái hoạt động khác nhau, 3 thời điểm xây dựng khác nhau: + BCL Đông Thạnh – Hóc Môn + BCL Gò Cát – Bình Chánh + BCL Phước Hiệp – Củ Chi 2. Nội Dung Của Báo Cáo Để thực hiện các mục đích trên, những nội dung sau được triển khai: 2.1. Xác Định Các Số Liệu Ban Đầu - Sưu tầm tài liệu và khảo sát thực tế hiện trạng môi trường khu vực dự án - Sưu tầm tài liệu và khảo sát thực tế các điều kiện tự nhiên - Sưu tầm tài liệu và khảo sát thực tế các điều kiện kinh tế xã hội - Sưu tầm tài liệu và khảo sát các cơ sở hạ tầng - Xác định các nguồn ô nhiễm + Thành phần nước rò rỉ từ các BCL; + Nguồn ô nhiễm không khí từ BCL và giao thông trong vùng; + Thành phần đất; Page 9 of 244 + Thành phần chất thải rắn. 2.2. Phân Tích Và Đánh Giá Tác Động Môi Trường - Phân tích, đánh giá công nghệ xử lý rác - Phân tích và đánh giá các nguồn chất thải và khả năng gây ô nhiễm đến môi trường + Nước thải; + Khí thải; + Chất thải rắn; - Đánh giá ảnh hưởng đến môi trường của từng nguồn ô nhiễm; - Đánh giá hiện trạng môi trường các nguồn nước, không khí và chất thải rắn; 2.3. Các Biện Pháp Giải Quyết và Phòng Chống Ô Nhiễm - Xử lý các nguồn ô nhiễm: + Nước rò rỉ; + Khí thải; + Chất thải rắn. - Đưa ra các biện pháp kỹ thuật và quản lý để giải quyết các vấn đề còn tồn tại; - Giải quyết các vấn đề dân cư, kinh tế xã hội; Page 10 of 244 Báo cáo ĐTM được trình bày trong 7 chương với các biểu đồ, bảng biểu và hình ảnh minh họa. Chương 1 Mở đầu Chương 2 Hiện trạng quản lý chất thải rắn đô thị tại Thành Phố Hồ Chí Minh Chương 3 Hiện trạng môi trường tại một số bãi chôn lấp trên địa bàn TP.HCM Chương 4 Đánh giá tác động môi trường của hoạt động chôn lấp CTRĐT Chương 5 Đề xuất một số giải pháp cải thiện Chương 6 Chương trình giám sát chất lượng môi trường trong quá trình vận hành và đóng cửa bãi chôn lấp Chương 7: Kết luận và kiến nghị [...]... viện, công nghiệp Trạm trung chuyển BCL chất thải rắn sinh hoạt Bô ép kín Nguồn thải rác xây dựng BCL chất thải rắn xà bần Trạm trung chuyển Vận chuyển trực tiếp Thu gom lần 1 Thu gom lần 2 Hiện nay Công ty Môi trường ô thị đang chịu trách nhiệm chuyên chở 53% khối lượng CTRĐT của TpHCM, Hợp tác xã Công Nông chuyên chở 17%, phần còn lại 30% do các Công ty Dịch vu Công ích các quận huyện chuyên chở 3... nước rỉ rác với nồng độ chất ô nhiễm cao như thế đã gây ô nhiễm nặng nề môi trường sống, đặc biệt là ảnh hưởng đến đất, nước ngầm, nước mặt của các vùng xung quanh (TLTK: “Phương án xây dựng hệ thống quan trắc và giám sát chất lượng môi trường các BCL TpHCM” – UBND TPHCM – Sở Tài nguyên và Môi trường – tháng 08/2004) Nguồn ô nhiễm đáng kể thứ hai là khí và mùi phát sinh từ BCL Khí thải từ BCL chủ yếu là... các số liệu điều tra được: + Phương pháp liệt kê (Check list): - Liệt kê các tác động đến môi trường do hoạt động xây dựng BCL; - Liệt kê các tác động đến môi trường do dự án gây ra, bao gồm các nhân tố gây ô nhiễm môi trường: nước thải, khí thải, chất thải rắn, an toàn lao động, cháy nổ, vệ sinh môi trường khu vực sản xuất, Phương pháp liệt kê là phương pháp tương đối đơn giản, cho phép phân tích... chung Theo Sở Tài nguyên – Môi trường TpHCM, thành phố đang tiến hành thực hiện 14 dự án xử lý CTR Trong đó, Cty Môi trường ô thị đang làm chủ đầu tư thực hiện 4 dự án: (1) Dự án chôn lấp rác hợp vệ sinh với công suất 3000 tấn/ngày; (2) xây dựng nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt 500 tấn/ngày thành compost bằng công nghệ thủy phân dưới áp suất và nhiệt độ cao; (3) xây dựng trạm xử lý chất thải công nghiệp... tố + Phương pháp đánh giá nhanh và mô hình hóa môi trường: Phương pháp này được sử dụng khi đánh giá tải lượng ô nhiễm nước, khí, do các hoạt động của dự án và dự báo mức độ tác động do lan truyền nước thải vào nguồn nước và khí thải vào vùng không khí ở phạm vi nào đó và các sự cố môi trường khác Page 13 of 244 CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ô THỊ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH I GIỚI THIỆU... dân cư bị ảnh hưởng bởi hoạt động của dự án; - Xác định và so sánh về lợi ích giữa các phương án Phương pháp đánh giá tác động môi trường được sử dụng trong báo cáo ĐTM này chủ yếu là dựa vào "Hướng Dẫn Về Thực Hiện Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường" do Cục Môi Trường - Bộ Khoa Page 12 of 244 Học Công Nghệ & Môi Trường ban hành trên cơ sở phù hợp với hoàn cảnh nước ta, hoàn cảnh khu vực đang xét và... ô che phủ II 20m theo chiều cao M8: lấy trong hồ chứa số 7 tồn đọng lâu ngày Page 30 of 244 Nhận xét: Mẫu được lấy từ nhiều độ cao khác nhau trên ô chôn lấp Kết quả phân tích nước rỉ rác cho thấy: Với ô chôn lấp số I, hầu như theo khoảng cách càng xa đỉnh theo chiều xuống mặt đất của ô đang chôn lấp rác thì nồng độ chất hữu cơ càng giảm, COD giảm từ 65.335 ppm xuống 10.000 ppm Do ô chôn lấp được thực. .. gom khí thải Tuy nhiên vẫn chưa xử lý triệt để do nồng độ các chất hữu cơ, vô cơ thay đổi rất khác biệt trong thời gian hoạt động, gây ô nhiễm môi trường cũng như sinh hoạt và sức khoẻ của cư dân sinh sống quanh khu vực BCL II BÃI CHÔN LẤP ĐÔNG THẠNH – HÓC MÔN 1 Hiện trạng hoạt động - Thời gian hoạt động: 1991 – 2002 - Diện tích: 45 ha - Tổng công suất tiếp nhận: 10.800.000 tấn - Hiện nay không tiếp... gia đình, công sở, nhà hàng, chợ Vựa thu mua phế liệu quy mô nhỏ Vựa thu mua phế liệu quy mô trung bình - lớn Sản phẩm từ nguyên liệu tái chế Các cơ sở tái chế Bãi chôn lấp Page 19 of 244 4 Xử lý Hiện nay, Tp .HCM chủ yếu đang áp dụng biệp pháp chôn lấp để xử lý CTRĐT Trong tương lai không xa, song song với họat động tại các BCL, Tp .HCM sẽ tiến hành xây dựng các hạng mục xử lý CTRĐT bằng công nghệ mới... Bãi chôn lấp Đông Thạnh được hình thành tự phát từ năm 1991 và là bãi đổ CTRSH lớn nhất tại TpHCM trong thời gian đó với công suất lên đến 2.000-2.500 tấn/ngày Cho đến cuối năm 2002, BCL Đông Thạnh đã chôn lấp được hơn 10 triệu tấn rác Đây là BCL không vệ sinh nên không có hệ thống lớp lót đáy, hệ thống thu gom nước rò rỉ, khí bãi chôn lấp và hệ thống xử lý nước rỉ rác Nước rỉ rác chảy tràn ra ngoài tại . tài “TÌM HIỂU THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MOI TRƯỜNG TẠI KHU VỰC CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN Ở TP. HCM được thực hiện nhằm tìm ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả của họat động xử lý chất thải rắn, . nguồn chất thải và khả năng gây ô nhiễm đến môi trường + Nước thải; + Khí thải; + Chất thải rắn; - Đánh giá ảnh hưởng đến môi trường của từng nguồn ô nhiễm; - Đánh giá hiện trạng môi trường. quản lý chất thải rắn ô thị tại Thành Phố Hồ Chí Minh Chương 3 Hiện trạng môi trường tại một số bãi chôn lấp trên địa bàn TP. HCM Chương 4 Đánh giá tác động môi trường của hoạt động chôn lấp CTRĐT Chương

Ngày đăng: 21/05/2015, 09:42

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chứa gas

  • Hố bơm

  • A1

    • 2.1.1. Điều kiện vi khí hậu môi trường khu vực BCL Gò Cát

    • 2.1.2. Chất lượng không khí

  • Xe du lịch

    • Quốc lộ 1A - 19/8/2000 (Khu vực gần BCL)

    • Quốc lộ 1A - 21/8/2000 (khu vực gần bãi chôn)

    • Điểm

  • Vị trí hiện tại

    • Đầu ao rau muống, giáp ranh hàng rào ngăn cách giữa đường quốc lộ 1A và khu vực BCL.

    • Cuối ao rau muống, giáp ranh hàng rào ngăn cách giữa đường quốc lộ 1A và khu vực BCL.

    • 2.1. Hiện trạng môi trường không khí khu vực BCL

    • 2.2. Hiện trạng môi trường nước khu vực BCL

      • 2.2.1. Hiện trạng môi trường nước mặt

      • 2.2.2. Hiện trạng môi trường nước ngầm

    • 2.3. Hiện trạng tài nguyên sinh vật

  • 1.1. Nước Thải Sinh Hoạt Của Công Nhân Xây Dựng

    • (2) Vi khuẩn trong chất bài tiết:

    • Phân của người khỏe mạnh cũng chứa một số lượng lớn các loại vi khuẩn thông thường. Nhiều loại vi khuẩn tìm thấy trong phân và rất khác nhau về chủng loại. Nhiều loại gây bệnh và nhiều loại không gây bệnh.

      • Virus gây bệnh thải ra trong phân:

    • (3) Động vật nguyên sinh trong chất bài tiết:

    • Nhiều loại động vật nguyên sinh có thể gây nhiễm trùng và gây bệnh cho con người. Trong số này có nhiều loại sống trong hệ thống tiêu hóa của người và động vật, ở đây chúng gây nên bệnh tiêu chảy hoặc lỵ. Dạng gây nhiễm của động vật nguyên sinh là các loại nang bào thải vào phân. Có ba loại động vật nguyên sinh thường gây bệnh cho con người bằng đường tiêu hóa là Giadia Lamblia, Balantidum Coli và Entamoeba Hystolytica.

      • (4) Giun sán trong chất bài tiết:

      • Rất nhiều loại giun hoặc sán ký sinh có vật chủ là con người. Một vài loại có thể gây các bệnh nghiêm trọng, nhưng số lớn chỉ gây nên các bệnh không nặng. Chỉ có trứng giun hoặc ấu trùng là bị thải theo phân và cũng chỉ loại Schistosoma haematobium là có liên quan đến bệnh của nước tiểu. Các loại giun sán này gây nên bệnh chảy máu đường tiểu.

        • Paragonimus westermani

          • Những phân tích trên đây cho thấy do bản chất của phân người có chứa nhiều loại virus, vi khuẩn, giun sán gây nhiều loại dịch bệnh cho con người. Do đó, nguồn chất thải này phải được quản lý hợp lý trong suốt thời gian thi công để tránh gây ô nhiễm cho môi trường đất nơi tiếp xúc trực tiếp với phân, môi trường nước ngầm trong khu vực cũng như hạn chế khả năng lây lan bệnh dịch cho người dân xung quanh.

  • 1.2. Nước Rửa Xe

  • 2.1. Nước rỉ rác từ BCL

  • 2.2. Nước rỉ rác từ khu vực bô đổ rác tạm thời và xe vận chuyển rác

  • 2.3. Nước rửa xe vận chuyển trước khi ra khỏi BCL

  • 2.4. Nước Thải Sinh Hoạt

  • 2.5. Nước Rỉ Rác Đã Xử Lý

  • 2.6. Nước Mưa Từ Các Hố Chôn Lấp Đang Xây Dựng

  • 2.7. Nước mưa chảy tràn

  • III. TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ

  • 1.1. Bụi do đào đắp và vận chuyển đất đá

  • 1.2. Khí thải và tiếng ồn từ các xe vận chuyển và thiết bị thi công

  • 1.3. Các loại khí thải từ BCL

    • Tính chất không khí tại BCL Gò Cát và BCL Đông Thạnh:

      • Bãi rác Gò Cát

      • Bãi rác Đông Thạnh

    • 2.1. Khí Bãi Chôn Lấp

    • 2.2. Khí Thải Từ Trạm Phát Điện

    • 2.3. Khí Thải Từ Bô Đổ Rác Tạm Thời (Sàn trung chuyển, phân loại rác)

    • 2.4. Khí thải và tiếng ồn do xe chở rác và các loại máy vận hành

    • 2.5. Bụi và Chất Thải Rắn Cuốn Theo Gió

      • 2.1.1. Đất đá, xà bần, đất nguyên thủy và bùn ao hồ

      • 2.1.2. Rác từ cây cối, cỏ dại, … trong khu vực thi công

      • 2.1.3. Chất thải rắn sinh hoạt

    • 1. Các vấn đề xã hội đối với người nhặt rác

    • 2. Anh hưởng đến khu vực dân cư xung quanh do tăng mật độ giao thông, gây bụi, ồn và nguy cơ gây tai nạn

    • 3. Anh hưởng đến sức khỏe cộng đồng do tạo môi trường sinh trưởng ruồi nhặng và những sinh vật gây bệnh

    • Các đường di chuyển chất ô nhiễm từ BCL đến con người

    • 0.1 4. O nhiễm môi trường khi xảy ra các sự cố về thiên tai như lũ lụt, động đất,…

  • 1. An toàn lao động cho công nhân

  • 2. Ảnh Hưởng Giao Thông

    • 3. Nguy Cơ Nứt Lớp Che Phủ và Cháy Nổ

    • 4. Sự Sụt Lún Bãi Chôn Lấp

      • 1. Tác động tích cực

      • 2. Tác động tiêu cực

  • SƠ ĐỒ DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ XỬ LÝ NƯỚC RỈ RÁC TẠI BCL GÒ CÁT

    • Thành phần

  • 4.1. Những nguyên tắc chung

  • 4.2. Những điểm đặc biệt cần lưu ý

  • 4.3. Quản lý thông qua các văn bản luật – “Công cụ điều hành và kiểm soát” (CAC)

  • 4.4. Quản lý bằng công cụ kinh tế (EIs)

    • 1. Mục Tiêu

    • 2. Nội Dung

    • 3. Cơ Sở Giám Sát Chất Lượng Môi Trường

  • 1. Mục tiêu của giám sát chất lượng không khí

  • 2. Mạng Lưới Giám Sát Chất Lượng Không Khí

    • 4. Qui định quan trắc và phân tích mẫu

      • 1.1.1. Mục tiêu của giám sát chất lượng nước ngầm

      • 1.1.2. Phân loại giếng giám sát chất lượng nước ngầm

  • Phân loại vị trí giám sát nước mặt

  • 2. Các Thông Số Giám Sát

    • Dụng cụ

      • Loại

      • Số lượng

    • Dụng cụ

      • Loại

      • Số lượng

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan