Giới thiệu làng nghề Đồng Kỵ từ góc độ triết học và đưa ra bình luận

13 1.9K 4
Giới thiệu làng nghề Đồng Kỵ từ góc độ triết học và đưa ra bình luận

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A. MỞ ĐẦU Khi nhắc tới “Làng Nghề Việt Nam” chắc chắn mang đến cho bạn một cảm giác vừa thân thiết vừa gần gũi. Làng nghề không chỉ là nơi sản xuất hàng hóa, đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung mà còn là cái nôi của văn hóa của người Việt, là nơi lưu giữ những giá trị truyền thống, nghệ thuật và truyền từ đời này sang đời khác. Hơn nữa, đây cũng là nơi đã sinh ra biết bao nghệ nhân với những bàn tay tài hoa và khéo léo. Làng nghề Việt Nam nổi tiếng không chỉ bới sự đặc sắc, phong phú, sự đa dạng về chủng loại sản phẩm mà mà còn bởi sự hình thành và tồn tại hàng ngàn năm nay Làng nghề truyền thống phát triển không những thúc đẩy du lịch phát triển mà còn góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần giảm bớt các tệ nạn xã hội. Đồng thời cũng góp phần quan trọng vào việc khôi phục, bảo tồn các giá trị văn hoá làng nghề. Trong những năm gần đây, với xu thế phát triển và hội nhập kinh tế thế giới rất nhiều làng nghề ở Việt Nam nói chung và Bắc Ninh nói riêng đã được khôi phục và phát triển đảm bảo được đời sống, đáp ứng được mong muốn của nhân dân các làng nghề truyền thống đó là bảo tồn và phát triển tốt nghề nghiệp của cha ông truyền lại và có thể làm giàu ngay trên mảnh đất của quê hương. Một trong số những làng nghề đang được quan tâm và xem xét đầu tư để đưa vào khai thác phục vụ là làng nghề truyền thống Đồng Kỵ. Đây là một làng nghề chuyên chế biến gỗ có từ lâu đời tại xã Đồng Quang, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nơi có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Chính từ những nguyên nhân trờn đó khiến em lựa chọn đề tài: “Giới thiệu làng nghề Đồng Kỵ từ góc độ triết học và đưa ra bình luận”. Với đề tài này trước hết em mong muốn làm phong phú thêm sự hiểu biết về một làng nghề truyền thống- làng gỗ Đồng Kỵ, đồng thời góp một phần nhỏ vào việc xây dựng và phát triển làng nghề truyền thống của Bắc Ninh nói riêng và của Việt Nam nói chung. Để hoàn thành đề tài này, em sử dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng làm cơ sở lý luận để giới thiệu làng nghề Đồng Kỵ từ gúc nhỡn triết học: Chủ nghĩa duy vật lịch sử yêu cầu nhìn nhận sự vật hiện tượng trong quá trình hình thành, phát triển và tiêu vong. Nghiên cứu chúng phải đặt trong giai đoạn lịch sử nhất định trên quan điểm kế thừa và phát triển. Việt Nam là nước có bề dày lịch sử với hàng ngàn năm phát triển với những làng nghề trăm năm tuổi. Tiềm năng phát triển làng nghề ở Việt Nam là rất lớn. Làng nghề Đồng Kỵ cũng có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nhưng chưa được khai thác một cách có hiệu quả. Để có thể khai thác làng nghề này 1 cách hiệu quả và hợp lý, chúng ta cần đặt nó trong hoàn cảnh cụ thể của đất nước và xu thế phát triển của thời đại. Chính vì vậy chúng ta cần nghiên cứu dựa trên lý luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử để đề tài mang tính khoa học và logic. Chủ nghĩa duy vật biện chứng yêu cầu nhìn nhận các sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng, qua lại với nhau. Tức mọi sự vật hiện tượng không tồn tại độc lập, tách rời mà luôn tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau. Nghĩa là khi xem xét sự vật, hiện tượng xã hội cần đặt trong mối quan hệ toàn diện với điều kiện kinh tế xã hội đang vận động biến đổi trên địa bàn nghiên cứu. Trong bài, em cũng xét đối tượng nghiên cứu trong mối quan hệ biện chứng với sự biến đổi không ngừng của điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội, dõn cư địa phương và đất nước trong thời kỳ đổi mới ngày nay B. NỘI DUNG I. Giới thiệu vắn tắt làng gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ: Ca dao xưa cú cõu: “Hỡi cô thắt lưng bao xanh Có về Đồng Kỵ với anh thì về Đồng Kỵ có lắm ngành nghề Có sông tắm mát có nghề quanh năm…” Câu ca dao xưa đưa ta về với làng nghề Đồng Kỵ, một làng cổ soi mỡnh bờn dũng Ngũ Huyện Khê thơ mộng thuộc vùng đất Kinh Bắc xưa. Làng nghề đồ gỗ mĩ nghệ truyền thống Đồng Kỵ thuộc xã Đồng Quang, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. là một trong những làng nghề nổi tiếng nhất về đồ gỗ mỹ nghệ không những chỉ trong tỉnh Bắc Ninh, trong nước mà còn ở các nước. Cùng với các làng nghề truyền thống khác của tỉnh Bắc Ninh, Đồng Kỵ đang ngày càng phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm làm rạng danh mảnh đất trăm nghề. Hiện Đồng Kỵ đang là một trong những làng giàu nhất của tỉnh Bắc Ninh, 1. Vị trí địa lý: Từ trung tõm thành phố Hà Nội theo đường quốc lộ 1A tới km 18 rẽ trái, đi chừng 2 km là tới làng Đồng Kỵ - xã Đồng Quang - huyện Từ Sơn - tỉnh Bắc Ninh. Đồng Kỵ có diện tích tự nhiên là 340ha, tính tới năm 2008 toàn bộ làng nghề có 2832 hộ dõn với dõn số 14000 người trong đó có trên 6000 người đang ở độ tuổi lao động, mật độ dân số trung bình là 4000 người/km 2 . Hiện nay Đồng Kỵ là làng có số lượng doanh nhõn nhiều nhất cả tỉnh, với khoảng 500 giám đốc, phó giám đốc. 2. Lịch sử làng nghề: Một trong những làng nghề có lịch sử lõu đời làm nghề mộc là làng gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ. Làng Đồng Kỵ có tên nôm là làng Cời, đây là một làng vừa có dáng dấp cổ kớnh, xen lẫn hiện đại. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, nơi đây đã hình thành một làng “bách nghệ” mà nổi bật nhất là nghề méc, chạm khảm đồ gỗ mỹ nghệ, hầu hết các gia đình ở đây đều làm từ 4-5 đời nay. Theo các nhà khoa học cho biết, làng Đồng Kỵ có lịch sử tồn tại và phát triển khoảng 300 năm 3. Quá trình hình thành và phát triển: Dưới các triều đại phong kiến, mặc dù chưa có nhiều biện pháp khuyến khích phát triển làng nghề nhưng do nhu cầu đời sống và tính chất của nền kinh tế khép kín, người nông dõn muốn có đủ dụng cụ, đồ dùng trong đời sống thì phải tự mình làm ra. Nghề mộc Đồng Kỵ có từ đó. Nghề mộc ở Đồng Kỵ đã tồn tại và phát triển nhưng với quy mô không lớn. Người thợ Đồng Kỵ đi làm ở khắp nơi, ai thuê làm gì làm đó, từ giường tủ, bàn ghế đến cả làm tượng phật… Năm 1986, nền kinh tế chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường và kể từ khi nhà nước thực hiện chớnh sách mở cửa, gỗ Đồng Kỵ đã có cơ hội thõm nhập thị trường 1 số nước lõn cận như Trung Quốc, Lào, Campuchia… Khi nhu cầu của thị trường ngày càng tăng, người làng bắt đầu mở cơ sở sản xuất gỗ mỹ nghệ ngay tại làng, hình thành các khu sản xuất, phõn công lao động. Từ những năm 1995 trở lại đõy, làng nghề Đồng Kỵ đã có bước phát triển vượt bậc. II. Làng nghề Đồng Kỵ nhìn từ góc độ triết học: 1. Từ yếu tố phương thức sản xuất: Làng Đồng Kỵ có đến 90% các hộ gia đình tham gia sản xuất và kinh doanh các mặt hàng chế biến từ gỗ. Nơi đõy được mệnh danh là “làng doanh nhõn”, “làng giám đốc”, bởi cả làng có tới hơn 200 công ty với 500 giám đốc, phó giám đốc. Đồng Kỵ có khả năng giải quyết việc làm cho 6000 lao động tại chỗ và khoảng 4000 người đến từ các vùng lõn cận như: Bắc Giang, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Phỳc… với mức thu nhập bình quân từ 2-5 triệu đồng/người/thỏng. Trong những năm gần đõy, để đáp ứng những nhu cầu của thị trường, đồ gỗ Đồng Kỵ đã được cải biến mẫu mã rất nhiều, Đồ gỗ Đồng Kỵ hiện nay không chỉ được ưa chuộng trong nước mà cũn ở các nước khác. Khi làng nghề ngày một phát triển thì mô hình kinh tế hộ gia đình trở nên chật hẹp, không đáp ứng được nhu cầu đi lên của làng nghề. Nhiều gia đình trong làng đã chuyển từ sản suất quy mô nhỏ thành các công ty với quy mô lớn. Đến nay, cả phường Đồng Kỵ đó cú hơn 160 công ty, hợp tác xã chuyên sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ. Trong hệ thống sản xuất, việc chuyên môn hoá đang được hình thành. Tuỳ theo tính chất của từng nghề mà sự phân công lao động có sự phân công có khác nhau. Ví dụ với 1 làng nghề mộc có thể được phõn theo các nhúm: • Nhóm chuyên kinh doanh sản phẩm: bán hàng tại làng hoặc các đại lý trong đô thị • Nhóm kiêm cả sản xuất và kinh doanh • Nhóm hoạt động chuyên theo 1 số công đoạn: Mua gỗ, pha gỗ, tẩm sấy, nhóm gia công thô, nhóm gia công tinh, nhóm vận chuyển Sự phõn hoỏ dần các thứ bậc sản xuất – kinh doanh đã mang rõ nét tính kinh tế thị trường, một thị trường lao động được phân loại rõ theo năng lực. Tại nhiều làng nghề, những người gốc ở làng thường tham gia điều hành hoặc làm trọn vẹn một công đoạn, phần làm công thường là những người từ các nơi khác đến  Nhờ có phương thức sản xuất hợp lý mà đến nay làng nghề Đồng Kỵ đã phát triển một cách mạnh mẽ. Năm 2002 sản xuất gỗ mỹ nghệ ở Đồng Kỵ cho thu nhập gần 120 tỷ đồng, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều người dõn 2. Từ phía dân cư: Làng Đồng Kỵ thu hút 5000 lao động trên tổng số 6000 lao động trên địa bàn. Ngoài ra cũn giải quyết công ăn việc làm cho hàng nghìn người từ các xã xung quanh và các vùng phụ cận. Hiện nay việc truyền nghề ở Đồng Kỵ mang đậm màu sắc truyền thống nghĩa là nghề được truyền trực tiếp từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác 3. Thị trường tiêu thụ : Đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ là một địa chỉ đáng tin cậy cho khách du lịch trong và ngoài nước. Sản phẩm của làng nghề có mặt ở hầu hết các địa phương trong cả nước nhưng doanh thu lại chủ yếu dựa vào xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu của gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ là một số nước chõu Á như: Trung quốc, Lào, Singapore, …, và sang 1 số nước chõu Âu như: Mỹ, Pháp, Canada, Nét độc đáo của sản phẩm gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ là kết hợp rất nhuần nhuyễn giữa truyền thống và hiện đại, vì thế rất phù hợp với xu hướng tiêu dùng và gu thẩm mỹ của khách hàng. Chính vì thế, hàng năm, các công ty du lịch đã đưa rất nhiều khách nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Anh, Hà Lan đến tham quan và tìm Bên cạnh đó, nhiều gia đình, công ty trong làng nghề đã mở cửa hàng, đặt văn phòng giao dịch ở khắp các tỉnh thành trong cả nước và nhiều nước trên thế giới, nhất là ở Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan… để giới thiệu sản phẩm. Gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ không chỉ phổ biến ở thị trường nội địa mà còn vươn xa sang cả các thị trường nước ngoài. Cùng với đó, doanh thu từ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng không ngừng lớn mạnh đồng/năm, điển hình như các Công ty: Thiên Long, Hưng Long, Việt Hà…góp phần đưa tổng giá trị kinh tế của làng nghề năm 2009 lên 3.500 tỷ đồng,trừ chi phí cả làng nghề thu về hơn 500 triệu đồng,thu nhập bình quân 35 triệu/người/năm 4. Làng nghề dưới sự tác động của kinh tế thị trường: Kinh tế thị trường là một điều kiện cho làng nghề phát triển nếu biết vận dụng 1 cách sáng tao. Tuy nhiên nếu không có cái nhìn tổng quan nhận định thì làng nghề rất dễ bị “con sông thị trường nhấn chỡm”. Làng nghề cần tỡm cho mình hướng đi riêng nhằm phát triển nghề truyền thống của cha ông để lại và phát triển kinh tế, văn hoá địa phương để làm sao phát triển mà không đánh mất những nét đặc sắc của làng nghề III. Làng nghề Đồng Kỵ nhìn từ góc độ Kiến trúc thượng tầng: 1. Từ ý thức xã hội và văn hoá truyền thống: Lễ hội làng Đồng Kỵ, Từ Sơn, Bắc Ninh bắt đầu từ mùng 4 Tết và kéo dài 10 ngày để thờ Thành hoàng làng là Hùng Huy Vương, một tướng giỏi của vua Hùng thứ 6 có công theo Thỏnh Giúng đánh giặc Ân. Náo nhiệt nhất trong Hội là đám rước ông Quan đám. Hằng năm, dân làng cử một người đàn ông trung niên có đức độ, gia đình khá giả, năm ngoái không chịu tang sẽ được làm Quan đám. Xưa hội làng rước pháo, ngày nay là rước mô hình quả pháo - như một cách nhớ nghề của làng. Trong ngày hội cũn cú trũ đấu vật, chọi gà, hát đối đáp, thi thổi cơm, thi đọc chúc văn bằng chữ Hán, chữ Nôm ca ngợi thành hoàng làng. Hiện nay ở Đồng Kỵ, nghề được truyền trực tiếp từ đời này sang đời khác như vậy sẽ giữ cho nghề được lưu truyền và không mai một Sự ô nhiễm môi trường ở làng nghề đang được xem xét và tìm cách đây lùi. Hiện trạng môi trường tại làng nghề sản xuất đồ gỗ Đồng Kỵ cho thấy ô nhiễm môi trường không khí ở những làng nghề chế biến gỗ đã đến mức báo động. Nhằm khắc phục tình trạng suy thoái, từng bước cải thiện chất lượng môi trường của các làng nghề sản xuất gỗ cũng như các vùng lân cận, đi đôi với các giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng cần phải áp dụng đồng bộ các giải pháp và công nghệ để xử lý ô nhiễm 2. Từ chính sách quản lý của nhà nước: Phường Đồng Kỵ có khoảng 149 Hợp tác xã, doanh nghiệp và 3.134 hộ tham gia kinh doanh sản xuất đồ gỗ mĩ nghệ (chiếm 95% số hộ). Nghề truyền thống đã góp phần không nhỏ làm thay đổi diện mạo của làng quê nơi đây. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế và suy thoái toàn cầu, những tháng cuối năm 2008, đầu năm 2009, thị trường tiêu thụ sản phẩm rơi vào tình trạng trì trệ nên không ít hợp tác xã, doanh nghiệp phải đóng cửa, người lao động phải nghỉ việc. Nhưng nhờ có chính sách kích cầu kịp thời của Chính phủ, chính quyền địa phương cựng cỏc doanh nghiệp đã chủ động đưa ra biện pháp ứng phó kịp thời để khôi phục và phát triển làng nghề. Hiện nay, làng nghề Đồng Kỵ đã thực sự "sôi động" trở lại. Đây là một tín hiệu khả quan cho các hợp tác xã, doanh nghiệp, hộ cá thể và người lao động. Nhất là từ đầu năm 2010 đến nay, do sức mua của thị trường tăng nên lượng hàng tiêu thụ cũng tăng từ 20% đến 40%. Đồng thời nguồn thu cũng tăng lên đáng kể, góp phần vào tăng trưởng chung của ngành công nghiệp, tăng dần tỉ trọng công nghiệp trong GDP. Bên cạnh đó, làng nghề còn tạo việc làm cho hàng nghìn lao động trong và ngoài tỉnh, góp phần xóa nghốo và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Có thể nói, làng nghề Đồng Kỵ là một tiềm năng lớn để giải quyết việc làm cho số lao động nông thôn. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại không ít những hạn chế, khó khăn, trở ngại: Việc quy hoạch định hướng, phát triển làng nghề còn chậm, nhất là việc quy hoạch mặt bằng cho sản xuất và khu công nghiệp tập trung. Quản lý nhà nước còn lúng túng, thiếu chặt chẽ. IV. Phương hướng phát triển làng gỗ Đồng Kỵ: 1. Về thị trường: • Cần mở rộng thị trường, tìm kiếm và khai thác có hiệu quả thị trường trong nước và quốc tế • Các doanh nghiệp Nhà nước cần thúc đẩy các mối quan hệ giao lưu, hợp tác, liên kết kinh tế với làng nghề 2. Lựa chọn công nghệ kỹ thuật thích hợp: • Đổi mới công nghệ, đưa công nghệ tiên tiến thay thế dần kỹ thuật thủ công lạc hậu • Đảm bảo nguyên tắc sản phẩm làm ra không mất đi tớnh truyền thống. độ tinh xảo 3. Giáo dục về việc bảo tồn và phát triển làng nghề • Cần có các chủ trương, giáo dục cho mọi tầng lớp nhõn dõn về việc bảo tồn và phát triển làng nghề • Nhận thức rừ tầm quan trọng của làng nghề 4. Đổi mới chính sách nhà nước 5. Bảo vệ môi trường luôn xanh - sạch - đẹp… KẾT LUẬN Nghề và làng nghề truyền thống chính là một tài sản quý báu mà cha ông đã để lại cho con chỏu ngày hôm nay và nó cũng chính là một trong những tài sản quý báu đã và đang được các thế hệ con người Bắc Ninh gin giữ và phát triển Trong số những làng nghề truyền thống của Bắc Ninh cũn lại tới ngày hôm nay thì Đồng Kỵ được coi là 1 làng nghề có nhiều triển vọng trong phát triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch làng nghề nói riêng. Hiện nay đến với Đồng Kỵ du khách sẽ cảm thấy bất ngờ với sự chuyển mình của nền kinh tế nơi đõy. Thật không dễ dàng khi Đồng Kỵ nằm trong danh sách sỏu làng nghề tiêu biểu trong cả nước do Hiệp hội làng nghề Việt Nam bình chọn năm 2008 Cùng với xu thế hội nhập, hợp tác và phát triển của đất nước và giá trị ưu việt mà sản phẩm mang lại, thời gian tới mặt hàng đồ gỗ mĩ nghệ Đồng Kỵ sẽ khẳng định được vị thế của mình và đủ sức cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của nhiều nước trên thế giới. Trong bài này em đã giới thiệu làng nghề Đồng Kỵ dưới góc độ triết học, và đưa ra 1 số giải pháp nhằm phát triển làng nghề. Hy vọng rằng làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ nói riêng và làng nghề Việt Nam nói chung sẽ mói khẳng định mình với bạn bè trong và ngoài nước [...]... 3 www.dongky.craftb2c.com 4 Sách Triết học Mác – Lê Nin của trường ĐH KD và CN Hà Nội LỜI CAM ĐOAN - Em xin cam đoan tiểu luận này là do chính bản thân tìm kiếm tài liệu, suy nghĩ và tự viết ra - Em không sao chép một nguồn khác, không sao chép tiểu luận của bạn khác, không nhờ người viết hộ,khụng thuờ viết hộ - Phần sáng tạo của bản thân là phương hướng phát triển làng nghề MỤC LỤC: trang . Giới thiệu làng nghề Đồng Kỵ từ góc độ triết học và đưa ra bình luận . Với đề tài này trước hết em mong muốn làm phong phú thêm sự hiểu biết về một làng nghề truyền thống- làng gỗ Đồng Kỵ, đồng. sắc của làng nghề III. Làng nghề Đồng Kỵ nhìn từ góc độ Kiến trúc thượng tầng: 1. Từ ý thức xã hội và văn hoá truyền thống: Lễ hội làng Đồng Kỵ, Từ Sơn, Bắc Ninh bắt đầu từ mùng 4 Tết và kéo. mình và đủ sức cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của nhiều nước trên thế giới. Trong bài này em đã giới thiệu làng nghề Đồng Kỵ dưới góc độ triết học, và đưa ra 1 số giải pháp nhằm phát triển làng

Ngày đăng: 21/05/2015, 08:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan