Nâng cao hiệu quả công tác bảo hộ lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Diesel Sông Công

89 492 5
Nâng cao hiệu quả công tác bảo hộ lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Diesel Sông Công

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP LỜI NÓI ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Bảo hộ lao động luôn được Đảng và Nhà nước ta xác định là một chính sách lớn. Chăm lo cải thiện điều kiện lao động bảo đảm các yêu cầu về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là một trong những nhiệm vụ trọng yếu để đẩy mạnh sản xuất, tăng năng suất lao động. Việc thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động (BHLĐ) đó sẽ đem lại ý nghĩa to lớn về các mặt chính trị, kinh tế, xã hội. Hiện nay đất nước ta đang bước vào thời kỳ đổi mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, quy mô xây dựng và đẩy mạnh sản xuất ngày càng phát triển, sử dụng nhiều công nghệ mới, với máy móc vật tư rất đa dạng về chủng loại, nên các yếu tố có thể gây ra tai nạn lao động,và bệnh nghề nghiệp cho người lao động ngày càng gia tăng. Vì vậy, việc thực hiện những biện pháp nhằm ngăn ngừa tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bảo vệ sức khỏe cho người lao động là một yêu cầu rất cần thiết. Đây cũng chính là lý do em lựa chọn đề tài ‘Nâng cao hiệu quả công tác bảo hộ lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Diesel Sông Công” làm đề tài cho đồ án tốt nghiệp của mình. 2.Mục đích nghiên cứu +Tìm hiểu, đánh giá thực trạng về công tác bảo hộ lao động trong công ty +Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo hộ lao động cho công ty 3.Đối tượng nghiên cứu +Cơ sở lý luận về bảo hộ lao động +Thực trạng công tác bảo hộ lao động trong công ty +Nghiên cứu tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo hộ lao động của công ty 4.Phạm vi nghiên cứu +Đề tài nghiên cứu được tiến hành tại công GVHD: ThS Nguyễn Quang Chương 1 SV: SV: Ngô Thị Thủy Ngô Thị Thủy ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Diesel Sông Công 5.Phương pháp nghiên cứu +Phương pháp nghiên cứu tài liệu • Đọc và nghiên cứu tài liệu, tình hình công tác bảo hộ lao động tại công ty.Tiếp thu những kết quả có sẵn ,thu thập phân tích qua các báo cáo về tình hình công tác bảo hộ lao động tại công ty • Tham khảo các tài liệu,văn bản có liên quan 6 .Nội dung nghiên cứu Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo, bảng biểu sơ đồ nội dung thì đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về Bảo hộ lao động trong doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng về công tác Bảo hộ lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạnnhà nước một thành viên Diesel Sông Công Chương 3: Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác Bảo hộ lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Diesel Sông Công. GVHD: ThS Nguyễn Quang Chương 2 SV: SV: Ngô Thị Thủy Ngô Thị Thủy ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Những khái niệm cơ bản về bảo hộ lao động - Bảo hộ lao động là các họat động đồng bộ trên các lĩnh vực luật pháp, tổ chức hành chính, kinh tế - xã hội và khoa học kỹ thuật nhằm cải thiện điều kiện lao động, bảo đảm ATVSLĐ, ngăn ngừa tai nạn lao động (TNLĐ) và bệnh nghề nghiệp( BNN), bảo vệ tính mạng và sức khỏe cho người lao động. - Điều kiện lao động được hiểu là tổng thể các yếu tố về tự nhiên - xã hội, kinh tế, kỹ thuật được biểu hiện thông qua các công cụ và phương tiện lao động, đối tượng lao động, quá trình công nghệ, môi trường lao động và sự sắp xếp, bố trí chung trong không gian và thời gian, sự tác động qua lại của chúng trong mối quan hệ với người lao động tại chỗ làm việc, tạo nên một điều kiện nhất định cho con người trong quá trình lao động. Tình trạng tâm sinh lý của người trong khi lao động tại chỗ làm việc cũng được coi như một yếu tố gắn liền với điều kiện lao động. Khi đánh giá điều kiện lao động, chúng ta phải đi sâu nghiên cứu, phân tích các yếu tố biểu hiện của điều kiện lao động (ĐKLĐ) xem nó có ảnh hưởng và tác động như thế nào đối với người lao động. Nghĩa là phải phân tích xem xét công cụ, phương tiện lao động có thuận lợi hay khó khăn, an toàn hay nguy hiểm như thế nào cho người lao động, quá trình công nghệ ở trình độ cao hay thấp, thô sơ hay hiện đại, môi trường lao động có đảm bảo theo yêu cầu theo tiêu chuẩn về môi trường hay không? - Sự hình thành các yếu tố có hại trong sản xuất: Trong một điều kiện lao động cụ thể dù công nghệ đơn giản hay phức tạp bao giờ cũng xuất hiện những yếu tố vật chất có ảnh hưởng xấu và có hại cho người lao động. Những yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất là các yếu tố tác động gây bệnh và ảnh hưởng đến GVHD: ThS Nguyễn Quang Chương 3 SV: SV: Ngô Thị Thủy Ngô Thị Thủy ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP sức khoẻ người lao động. Các yếu tố có hại trong sản xuất được hình thành trong quá trình sản xuất và gắn liền với hoạt động sản xuất của con người. Các yếu tố có hại được hình thành từ các nhóm chính sau : • Yếu tố vi khí hậu : Các yếu tố vi khí hậu bao gồm: nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc gió, bức xạ nhiệt, chúng ảnh hưởng đến khả năng điều nhiệt của cơ thể. • Các yếu tố vật lý : Trong quá trình sản xuất có rất nhiều yếu tố vật lý có hại phát sinh từ qui trình công nghệ như: tiếng ồn, rung động, bức xạ ion hoá, bụi …. + Tiếng ồn: là tập hợp những âm thanh có cường độ, tần số khác nhau gây cảm giác khó chịu cho người trong khi làm việc cũng như trong khi nghỉ ngơi.Tiếng ồn có thể gây điếc nghề nghiệp, gây rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động…Trong điều kiện lao động bình thường mức âm cho phép là 85 dBA, thời gian tiếp xúc càng ngắn thì mức ồn cho phép càng tăng lên nhưng không vượt 115dBA ứng với thời gian tiếp xúc <15 phút. + Rung động trong sản xuất: Là những dao động cơ học sinh ra bởi sự dịch chuyển có chu kỳ đều đặn hoặc thay đổi của vật thể xung quanh vị trí của nó. Các máy thiết bị công cụ sử dụng các nguồn động lực khác nhau khi làm việc đều phát sinh các dao động cơ học dưới dạng rung động . Rung động được phân thành 2 loại: rung động cục bộ và rung động toàn thân. + Ánh sáng: là một dạng năng lượng bức xạ điện từ. Có hai loại ánh sáng là: ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo. Môi trường làm việc tốt phải có ánh sáng thích hợp cho con người và công việc. Chiếc sáng không hợp lý sẽ làm mệt mỏi thị giác, nếu kéo dài gây bệnh cho mắt, làm giảm năng suất lao động, giảm chất lượng sản phẩm, tăng nguy cơ tai nạn lao động. + Bức xạ ion hoá : Các nguyên tố phóng xạ tự nhiên và đồng vị phóng xạ nhân tạo là những chất mà các hạt nhân nguyên tử của nó có khả năng ion hoá vật chất và phát ra các tia phóng xạ. Bức xạ ion hoá có thể gây bệnh nhiễm xạ cấp tính: GVHD: ThS Nguyễn Quang Chương 4 SV: SV: Ngô Thị Thủy Ngô Thị Thủy ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP rối loạn các chức phận hệ thần kinh, cơ quan tạo máu hoặc có thể gây nhiễm xạ mãn tính. + Bụi trong sản xuất: Bụi trong sản xuất là các hạt bụi chất rắn được phát sinh trong quá trình gia công, chế biến, đóng gói nguyên nhiên liệu và tồn tại trong không khí ở dạng bụi bay, bụi lắng hoặc khí dung (hơi, khói, mùi ). Tác hại lớn nhất của bụi là gây nên bệnh bụi phổi nhiễm bụi, gây ưng thư phổi. Ngoài ra còn gây bệnh cho mắt, đường hô hấp, đường tiêu hoá … + Chất độc: là loại hoá chất vừa có hại vừa nguy hiểm, gồm các loại sau: dung môi hữu cơ, kim loại nặng và các loại hoá chất trừ sâu. Các chất độc có thể gây nhiễm độc cấp tính nếu tiếp xúc với nồng độ lớn trong thời gian ngắn hoặc gây nhiễm độc mãn tính nếu tiếp xúc với nồng độ thấp trong thời gian dài. • Các yếu tố vi sinh vật : Đó là các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, các loại ký sinh trùng, chúng xuất hiện trong điều kiện lao động ẩm thấp không vệ sinh . • Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động, không tiện nghi :do không gian nhà xưởng chật hẹp, mất vệ sinh, các yếu tố bất lợi về tâm sinh lý …. - Sự hình thành các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất : Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất là các yếu tố khi tác động vào người gây chấn thương các bộ phận hoặc huỷ hoại cơ thể con người. Sự tác động đó có thể gay tai nạn ngay hoặc có thể gây tử vong cho người lao động. Những yếu tố nguy hiểm luôn gắn liền với hoạt động sản xuất của con người, và được hình thành từ các yếu tố: + Các bộ phận truyền động và chuyển động: Đó là những máy trục, bánh răng dây đai, các loại cơ cấu truyền động …. +Làm việc trên cao: Người lao động phải làm việc trên các giàn giáo … +Tiếp xúc với nguồn nhiệt gây nguy hiểm bỏng: Đó là các vật nung nóng hoặc tiếp xúc với các vật quá lạnh … GVHD: ThS Nguyễn Quang Chương 5 SV: SV: Ngô Thị Thủy Ngô Thị Thủy ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP +Nguồn điện: Tuỳ thuộc vào mức điện áp, cường độ dòng điện tạo nguy cơ điện giật, điện phóng, điện từ trường, cháy do chập điện . +Nguy hiểm do văng bắn cơ học: Đó là các phôi của các máy gia công như: máy mài, máy cắt kim loại máy, đục kim loại hay đá văng bắn khi nổ mìn . +Nguy hiểm do vật rơi đổ sập: Đây thường là hậu quả của trạng thái vật chất không bền vững, không ổn định gây ra như: vật rơi từ trên cao, sập lò +Nguy hiểm do hoá chất độc: Đó là hoá chất có đặc tính mạnh gây ngộ độc, chết người ngay lập tức như một số loại hoá chất trừ sâu….Thường xảy ra trong các nhà máy sản xuất hoá chất, phân bón, sản xuất thuốc bảo vệ thực vật. Mức độ nguy hiểm của hoá chất được đánh giá thông qua mức tiếp xúc và nồng độ tiếp xúc của người lao động: Mối nguy hiểm = Độc tính x Mức tiếp xúc + Nguy hiểm do cháy nổ: xảy ra ở những nơi có thiết bị áp lực, nguyên vạt liệu dễ cháy. - Bệnh nghề nghiệp: là một hiện trạng bệnh lý mang tính chất đặc trưng nghề nghiệp hoặc liên quan đến nghề nghiệp mà nguyên nhân sinh bệnh do tác hại thường xuyên kéo dài của điều kiện lao động (ĐKLĐ) xấu. Cũng có thể nói rằng đó là sự suy yếu dần sức khỏe, gây nên bệnh tật cho người lao động do tác động của các yếu tố có hại phát sinh trong sản xuất lên cơ thể người lao động. Khi người lao động mắc bệnh nghề nghiệp, họ bị suy giảm sức khỏe và khả năng lao động, do đó cũng làm suy giảm thu nhập của họ. Để giúp họ bù đắp phần nào thiệt hại về sức khỏe và thu nhập chế độ đền bù hay bảo hiểm BNN ra đời. Ở Việt Nam hiện nay có 28 BNN, danh mục 28 BNN được bồi thường (Ban hành kèm các Thông tư Liên bộ số 08-TTLB ngày 19-5-1976, Thông tư Liên bộ số 29- TTLB ngày 25-12-1991, Quyết định số 167/BYT ngày 4-2-1997 của Bộ Y tế, Quyết định số 27/QĐ-BYT ngày 21/9/2006 và Thông tư số 42/2011/TT-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2011 ) GVHD: ThS Nguyễn Quang Chương 6 SV: SV: Ngô Thị Thủy Ngô Thị Thủy ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Bảng 1.1: Danh mục bệnh nghề nghiệp TTT TÊN CÁC NHÓM BỆNH THEO PHÂN NHÓM Ban hành tại văn bản Nhóm I: Các bệnh bụi phổi và phế quản 1 1. Bệnh bụi phổi - Silic nghề nghiệp Thông tư 08 2 2. Bệnh bụi phổi Atbet (amiăng) Thông tư 08 3 3. Bệnh bụi phổi bông Thông tư 29 4 4. Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp Quyết định 167 5 5. Bệnh hen phế quản nghề nghiệp Quyết định số 27 Nhóm II: Các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp 6 1. Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất chì Thông tư 08 7 2. Bệnh nhiễm độc benzen và các hợp chất đồng đẳng của benzen Thông tư 08 8 3.Bệnh nhiễm độc thuỷ ngân và các hợp chất thuỷ ngân Thông tư 08 9 4. Bệnh nhiễm độc mangan và các hợp chất của mangan Thông tư 08 10 5. Bệnh nhiễm độc TNT (trinitro toluen) Thông tư 29 11 6. Bệnh nhiễm độc asen và các hợp chất asen nghề nghiệp Quyết định 167 1127. Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp Quyết định 167 1138. Bệnh nhiễm độc hoá chất trừ sâu nghề nghiệp Quyết định 167 1149. Bệnh nhiễm độc cacbonmonoxit nghề nghiệp Quyết định 27 11510. Bệnh nhiễm độc Cadimi nghề nghiệp Thông tư 42 Nhóm III: Các bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý 1161. Bệnh do quang tuyến X và các chất phóng xạ Thông tư 08 1172. Bệnh điếc do tiếng ồn Thông tư 08 1183. Bệnh rung chuyển nghề nghiệp Thông tư 29 1194. Bệnh giảm áp mãn tính nghề nghiệp Quyết định 167 2205. Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân Thông tư 42 Nhóm IV: Các bệnh da nghề nghiệp 2211. Bệnh sạm da nghề nghiệp Thông tư 29 2222. Bệnh loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, Thông tư 29 GVHD: ThS Nguyễn Quang Chương 7 SV: SV: Ngô Thị Thủy Ngô Thị Thủy ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP chàm tiếp xúc 2233. Bệnh nốt dầu nghề nghiệp Quyết định 27 224 4. Bệnh viêm loét da, viêm móng và xung quanh móng nghề nghiệp Quyết định 27 Nhóm V: Các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp 2251. Bệnh lao nghề nghiệp Thông tư 29 2262. Bệnh viêm gan virút nghề nghiệp thông tư 29 2273. Bệnh do xoắn khuẩn leptospira nghề nghiệp Thông tư 29 2284. Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp Thông tư 42 1.2. Mục đích, ý nghĩa của công tác Bảo hộ lao động - Mục đích của công tác BHLĐ: là cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa TNLĐ và BNN, đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khỏe cho người lao động. Để thực hiện được mục đích này thì công tác BHLĐ phải sử dụng các biện pháp đồng bộ trên các mặt pháp luật, tổ chức hành chính kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật. Cũng từ đó mà công tác BHLĐ có ý nghĩa rất to lớn. - Ý nghĩa công tác BHLĐ: Để bảo vệ người lao động thì ở đâu có sản xuất, công tác, có con người làm việc thì ở đó phải tiến hành công tác BHLĐ. Với mục đích bảo vệ người lao động mà công tác BHLĐ rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế. Nên thực hiện tốt công tác BHLĐ sẽ thúc đẩy cho nền kinh tế phát triển và ngược lại nếu không làm tốt công tác BHLĐ sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế. Do đó trước tiên công tác BHLĐ có ý nghĩa nhân đạo sâu sắc và ý nghĩa kinh tế to lớn. Mặt khác nhờ chăm lo bảo vệ sức khỏe cho người lao động, mang lại hạnh phúc cho bản thân và gia đình họ mà công tác BHLĐ mang ý nghĩa chính trị. xã hội to lớn. Với ý nghĩa sâu sắc như vậy BHLĐ là một chính sách kinh tế xã hội lớn của Đảng và nhà nước, là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta. 1.3. Tính chất của công tác BHLĐ GVHD: ThS Nguyễn Quang Chương 8 SV: SV: Ngô Thị Thủy Ngô Thị Thủy ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - Tính chất khoa học kỹ thuật: Mọi hoạt động của công tác BHLĐ để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại, phòng chống TNLĐ và BNN đều phải xuất phát từ những cơ sở khoa học và các biện pháp khoa học kỹ thuật. Các hoạt động điều tra khảo sát, phân tích ĐKLĐ, đánh giá ảnh hưởng các yếu tố nghề nghiệp và có hại đến cơ thể người lao động ( NLĐ) các giải pháp xử lý ô nhiễm, các giải pháp kỹ thuật an toàn đều là những hoạt động khoa học kỹ thuật, sử dụng các dụng cụ, phương tiện khoa học và do các cán bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) thực hiện. Do đó công tác BHLĐ mang tính chất KHKT. -Tính chất pháp luật của công tác BHLĐ: Các giải pháp KHKT, các biện pháp tổ chức và xã hội về BHLĐ được đưa ra không phải mọi cấp quản lý, tổ chức và cá nhân đều nghiêm chỉnh chấp hành do tùy thuộc vào các điều kiên kinh tế và các điều kiện khác. Để buộc họ phải chấp hành cần phải thể chế hóa các giải pháp và biện pháp thành những luật lệ, chế độ chính sách tiêu chuẩn, quy định, hướng dẫn. Đồng thời phải tiến hành thanh tra kiểm tra một cách thường xuyên, khen thưởng, xử phạt nghiêm minh và kịp thời thì công tác BHLĐ mới được tôn trọng và có hiệu quả thiết thực. - Tính quần chúng của công tác BHLĐ: Tất cả mọi người, từ người sử dụng lao động (NSDLĐ )đến NLĐ đều là đối tượng cần bảo vệ, đồng thời họ cũng là chủ thể phải tham gia vào việc tự bảo vệ mình và bảo vệ người khác. Mọi họat động của công tác BHLĐ chỉ có kết quả khi mọi cấp quản lý, mọi NSDLĐ, cán bộ KHKT, và mọi NLĐ tích cực tham gia. Do đó tính quần chúng của công tác BHLĐ rất quan trọng, quyết định hiệu quả của công tác BHLĐ. 1.4. Nội dung của công tác BHLĐ 1.4.1Nội dung khoa học kỹ thuật BHLĐ: Nội dung KHKT BHLĐ rất quan trọng, thông qua đó để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại, cải thiện ĐKLĐ. GVHD: ThS Nguyễn Quang Chương 9 SV: SV: Ngô Thị Thủy Ngô Thị Thủy ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHKT BHLĐ là lĩnh vực khoa học tổng hợp và liên ngành, nó phát triển và ứng dụng những thành tựu của các ngành khoa học khá nhau từ khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật chuyên ngành, khoa học về kinh tế xã hội, Những nội dung chính của KHKT BHLĐ bao gồm các vấn đề sau: + Khoa học về y học lao động: Khoa học về y học lao động có nhiệm vụ đi sâu khảo sát, đánh giá các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất, nghiên cứu ảnh hưởng của chúng đến cơ thể người lao động. TNLĐ và BNN từ đó đề ra các tiêu chuẩn cho phép, chế độ lao động, nghỉ ngơi hợp lý, đề xuất các biện pháp y sinh học và giải pháp để cải thiện ĐKLĐ. Khoa học về y học lao động còn là quản lý, theo dõi tình hình sức khỏe người lao động, đề ra tiêu chuẩn, khám tuyển, đề xuất các biện pháp để phòng ngừa và điều trị các BNN. + Khoa học về kỹ thuật vệ sinh: Là lĩnh vực khoa học nghiên cứu các giải pháp để loại trừ những yếu tố có hại phát sinh trong sản xuất, phòng chồng BNN và NLĐ. Khoa học về kỹ thuật vệ sinh bao gồm: thông gió, chống nóng và điều hòa không khí, chống bụi hơi khó độc, chống ồn và rung động, chống ảnh hưởng của trường điện từ, chống phóng xạ, kỹ thuật chiếu sáng Khoa học kỹ thuật vệ sinh đi sâu vào nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp khoa học kỹ thuật làm cho khu vực sản xuất được trong sạch và tiện nghi hơn, nhờ đó người làm việc dễ chịu thoải mái và tạo năng suất lao động cao hơn, đồng thời giảm được TNLĐ và BNN, góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường xung quanh. +Kỹ thuật an toàn : là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật nhằm bảo vệ NLĐ khỏi tác động của các yếu tố nguy hiểm gây chấn thương trong sản xuất. Để đạt được điều đó khoa học về kỹ thuật an toàn(KTAT) cần đi sâu nghiên cứu đánh giá an toàn của các thiết bị, máy móc và quá trình sản xuất, đề ra những yêu cầu an toàn, sử dụng các thiết bị an toàn, cơ cấu an toàn bảo vệ con người khi làm việc tiếp xúc với các bộ phận nguy hiểm của máy móc, thiết GVHD: ThS Nguyễn Quang Chương 10 SV: SV: Ngô Thị Thủy Ngô Thị Thủy [...]... CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN DIESEL SÔNG CÔNG 2.1 Khái quát về Công ty TNHH NN MTV DIESEL SÔNG CÔNG 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Disoco (Diesel Sông Công) là Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên với nhiệm vụ chính là thiết kế mẫu và chế tạo linh kiện, phụ tùng phục vụ cho công nghiệp, nông nghiệp... người lao động 2.2 Thực trạng công tác BHLĐ tại Công ty TNHH NN MTV DIESEL SÔNG CÔNG 2.2.1 Tình hình hoạt động Bảo hộ lao động tại Công ty 2.2.1.1 Hoạt động Bảo hộ lao động hàng năm Việc tổ chức các hoạt động BHLĐ thường xuyên, định kỳ 6 tháng 1 lần báo cáo tổng kết hoạt động BHLĐ với mục đích tổng kết lại kết quả đã làm được, những mặt còn thiếu sót, đề ra kế hoạch và từng bước hoàn thiện công tác BHLĐ... tiến hệ thống quản lý chất lượng và môi trường theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008; ISO 14001:2004, coi đó là công cụ quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của Công ty 2.1.2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Như đã trình bày ở trên, Disoco (Diesel Sông Công) là Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên trực thuộc Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam Công ty có quy... loại động cơ diesel nhỏ (từ 6 đến 13 mã lực), động cơ xăng (8 mã lực), đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu Ngày 20/2/1995, Nhà máy Diesel Sông Công được GVHD: ThS Nguyễn Quang Chương 19 SV: Ngô Thị Thủy  ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP đổi tên và hoạt động dưới tên Công ty Disoco (Diesel Sông Công) là công ty 100% vốn nhà nước Ngày 1/12/2004, Công ty được chuyển đổi thành Công ty trách. .. của Công ty là: Động cơ và phụ tùng động cơ, hộp số thủy, hộp giảm tốc, linh kiện phụ tùng xe máy, sản phẩm đúc và rèn chất lượng cao, thép thỏi Disoco tiền thân là Nhà máy Diesel Sông Công, được thành lập ngày 25/4/1980, trực thuộc Bộ Cơ khí & Luyện kim (nay là Bộ Công Thương) Năm 1987, quá trình xây dựng nhà máy được hoàn thành cơ bản, bắt đầu đi vào sản xuất từng công đoạn Công suất thiết kế của nhà. .. trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Diesel Sông Công (Disoco), hoạt động theo khuôn khổ của Luật doanh nghiệp Do được đầu tư xây dựng trong những năm đầu của thập kỉ 80 nên Disoco đã sở hữu những dây chuyền công nghệ sản xuất điển hình, khá hiện đại trong ngành chế tạo máy của Việt Nam, bao gồm các công đoạn sản xuất công nghệ đúc, rèn, gia công cơ khí, lắp ráp Disoco có trụ sở chính tại thị... phẫu, sinh ly, tâm lý nhằm đảm bảo hiệu quả lao động cao nhất đồng thời đảm bảo an toàn sức khỏe và tiện nghi cho con người 1.4.2 Nội dung xây dựng, ban hành và thực hiện luật pháp - chính sách chế độ về BHLĐ và tăng cường công tác quản lý nhà nước về BHLĐ Các văn bản pháp luật về BHLĐ là sự thể hiện cụ thể đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng, nhà nước về công tác BHLĐ Các văn bản này được xây... tiếp phụ trách TBNL, cơ điện, đầu tư, an toàn, môi trường; bảo vệ; quản trị; công việc cổ phần hóa Đánh giá hoàn thành nhiệm vụ (Kkh) các đơn vị: TBNL, Cơ điện, Bảo vệ, Quản trị; Đánh giá về công tác an toàn của người lao động (Kat) tất cả các đơn vị GVHD: ThS Nguyễn Quang Chương 24 SV: Ngô Thị Thủy ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP * PGĐ phụ trách sản xuất: Chịu trách nhiệm về nhiệm vụ... tạp, phải qua nhiều công đoạn sản xuất Công ty có đội ngũ lao động lành nghề được đào tạo cơ bản và có nhiều kinh nghiệm Công ty luôn tạo điều kiện GVHD: ThS Nguyễn Quang Chương 23 SV: Ngô Thị Thủy ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP học tập, nâng cao trình độ và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn lao động Đặc biệt Công ty luôn coi trọng việc... trung tâm thành phố Hà Nội nhưng hệ thống cơ sở hạ tầng của Thái Nguyên yếu kém và xuống cấp (nhất là hệ thống giao thông vận tải) đã ảnh hưởng đến tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh so với các địa phương khác 2.1.2 Những đặc điểm chủ yếu của Công ty ảnh hưởng đến công tác bảo hộ lao động 2.1.2.1 Quy trình kỹ thuật công nghệ và sản phẩm chủ yếu của Công ty Các loại sản phẩm mà Công ty đang . II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN DIESEL SÔNG CÔNG 2.1. Khái quát về Công ty TNHH NN MTV DIESEL SÔNG CÔNG 2.1.1. Quá trình hình thành và. động dưới tên Công ty Disoco (Diesel Sông Công) là công ty 100% vốn nhà nước. Ngày 1/12/2004, Công ty được chuyển đổi thành Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Diesel Sông Công. là một yêu cầu rất cần thiết. Đây cũng chính là lý do em lựa chọn đề tài Nâng cao hiệu quả công tác bảo hộ lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Diesel Sông Công

Ngày đăng: 21/05/2015, 07:53

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Lắp ráp

  • Rèn

    • Giá trị TSL

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan