thuyết minh dự án trồng hồ tiêu

57 1.5K 15
thuyết minh dự án trồng hồ tiêu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

DỰ ÁN TRỒNG HỒ TIÊU CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ HỒ TIÊU 1.1. Giá trị và tác dụng của hồ tiêu Hồ tiêu là một loại dây leo, thân dài, nhẵn không mang lông, bám vào các cây khác bằng rễ. Thân mọc cuốn, mang lá mọc cách. Lá như lá trầu không, nhưng dài và thuôn hơn. Hồ tiêu cũng rất giàu vitamin C, thậm chí còn nhiều hơn cả cà chua. Một nửa cốc hồ tiêu xanh, vàng hay đỏ sẽ cung cấp tới hơn 230% nhu cầucanxi 1 ngày/1 người. Trong tiêu có 1,2-2% tinh dầu, 5-9% piperin và 2,2-6% chanvixin. Piperin và chanvixin là 2 loại ankaloit có vị cay hắc làm cho tiêu có vị cay. Trong tiêu còn có 8% chất béo, 36% tinh bột và 4% tro. Thường dùng hạt tiêu đã rang chín, thơm cay làm gia vị. Tiêu thơm, cay nồng và kích thích tiêu hoá, có tác dụng chữa một số bệnh. Hạt tiêu cũng rất giàu chất chống oxy hóa, chẳng hạn như beta carotene, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa sự hủy hoại các tế bào, gây ra các căn bệnh ung thư và tim mạch. Do đó, nó rất được ưa chuộng. Hiện tại thị trường tại ĐắkLắk - Gia Lai giá thu mua hạt tiêu của các đại lý (thường thu mua hàng tấn hạt tiêu) vào khoảng 140.000 vnđ/kg cho loại tiêu đen xô (tiêu chưa qua chế biến, sàng lọc). Nếu tiêu đã được qua sàng lọc và loại bỏ những tạp chất thì giá tăng thêm từ 15.000 – 20.000 vnđ/kg. Trang 1 DỰ ÁN TRỒNG HỒ TIÊU 1.2. Đặc điểm sinh học của cây tiêu 1.2.1. Rễ: có 4 loại rễ chính. a. Rễ cọc: Rễ cọc chỉ có khi trồng tiêu bằng hạt. Sau khi gieo phôi hạt phát triển đâm sâu vào đất, có thể ăn sâu 2 – 2,5 m, nhiệm vụ chính là hút nước. b. Rễ cái: Rễ cái phát triển từ hom tiêu (nếu trồng bằng hom), mỗi hom có từ 3 – 6 rễ cái, nhiệm vụ chính là hút nước, chống hạn cho tiêu trong mùa nắng, sau 1 năm trồng rễ cái có thể ăn sâu tới 2m. c. Rễ phụ (rễ con): Rễ phụ mọc ra từ các rễ cái và mọc thành từng chùm mang nhiều lông hút, tập trung nhiều ở độ sâu 15 – 40 cm. Nhiệm vụ chính là hút nước và dưỡng chất để nuôi cả nọc tiêu, đây là loại rễ quan trọng nhất của tiêu trong sinh trưởng và phát triển. d. Rễ bám (rễ khí sinh, rễ thằn lằn): Rễ này mọc từ các đốt của thân chính hoặc cành của cây tiêu, bám vào nọc, vách đá. Nhiệm vụ giữ cây tiêu vững chắc và việc hấp thụ thì chủ yếu là thẩm thấu (hấp thụ yếu). Tóm lại đối với cây tiêu rễ ở dưới đất quan trọng hơn rễ ở trên không. Trong đất hệ thống rễ quan trọng ở độ sâu tối đa là 60 cm, tập trung ở tầng đất mặt 0 -30 cm, nên tạo điều kiện tầng đất này thuận lợi cho rễ tiêu phát triển. Trang 2 DỰ ÁN TRỒNG HỒ TIÊU 1.2.2. Thân Tiêu thuộc loại thân bò, là loại thân tăng trưởng nhanh nhất có thể 5 – 7 cm/ngày. Cấu tạo thân gồm nhiều bó mạch libe mộc có kích thước khá lớn, nên có khả năng vận chuyển nước, muối khoáng từ đất lên thân rất mạnh. Do vậy, khi thiếu nước hoặc bị vấn đề gì khác thì dây tiêu héo rất nhanh. Cây tiêu phản ứng rất nhanh với nước, phân bón nên khả năng hồi phục hoặc chết cũng rất nhanh. Thân tiêu có màu đỏ nhạt (non) đến nâu xám, nâu xanh, xanh lá cây đậm (lúc lá lớn). Khi cây già hóa mộc thì màu nâu sẫm. Nếu không bấm ngọn thì có thể mọc dài 10 m. 1.2.3. Cành: Có 3 loại cành a. Cành vượt (cành tượt): Mọc ra từ các mầm nách lá ở những cây tiêu nhỏ hơn 1 tuổi và mọc thẳng hợp với thân chính 1 góc nhỏ hơn 45 0 . Cành này phát triển rất mạnh, nếu dùng làm hom để giâm cành thì cho cây tiêu chậm ra hoa hơn cành mang trái nhưng tuổi thọ kéo dài hơn (20 – 30 năm). Trong trồng trọt ứng dụng cành tượt như sau: - Đối với cây nhỏ hơn 1 tuổi: bấm ngọn thân chính để kích thích cành tượt nhằm tạo tán tiêu. Trang 3 DỰ ÁN TRỒNG HỒ TIÊU - Khi cây lớn (cho trái): tỉa bỏ những cành tượt để hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng với cành trái. b. Nhánh ác (cành trái): Là những cành mang trái mọc ra từ các mầm của nách lá ở gần ngọn của thân chính ở những cây tiêu lớn hơn 1 tuổi, góc độ phân cành > 45 0 . Cành này ngắn hơn cành tượt, lóng ngắn, khúc khuỷu và thường mọc cành cấp hai, nếu lấy cành này nhân giống thì rất mau cho trái (vì tuổi sinh lý già) nhưng tuổi thọ ngắn, mau cỗi, năng suất thấp, cây con phát triển chậm và cây không leo, không bò bám. Trong sản xuất người ta thường trồng khoảng 10% số choái loại này để có sản phẩm bán sớm. c. Dây lươn: Mọc ở phần gần mặt đất từ những mầm nách lá, xu hướng bò trên mặt đất, nó mọc dài ra, nhỏ hơn, lóng rất dài làm tiêu hao chất dinh dưỡng của thân chính và nhánh ác. Trong sản xuất thường người ta cắt bỏ nó đi và được dùng làm hom giâm cành, cành giâm của nó có tỉ lệ sống thấp, chậm ra hoa (4 năm sau mới có hoa), tuổi thọ cao, năng suất cao. Nếu không có thân chính và cành vượt thì không nên dùng nhánh ác mà nên dùng dây lươn để làm cành giâm. 1.2.4. Lá Lá tiêu thuộc lá đơn, hình trái tim, mọc cách. Cuống lá dài 2 – 3 cm, phiến lá dài 10 – 25 cm, rộng 5 – 10 cm tùy thuộc vào giống. Lá cũng là bộ phận để nhận diện giống, trên phiến lá có 5 gân lá hình lông chim, mặt trên bóng láng và xanh đậm hơn mặt dưới, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và chế độ chăm sóc, giống. Trang 4 DỰ ÁN TRỒNG HỒ TIÊU 1.2.5. Hoa, trái, hột a. Hoa Hoa mọc thành từng gié treo lủng lẳng trên cành quả hoặc nhánh ác. Một gié dài khoảng 7 – 12 cm, trung bình có từ 20 – 60 hoa trên gié, sắp xếp theo hình xoắn ốc, dưới mỗi hoa có 1 lá bắc nhỏ nhưng rụng rất sớm khó thấy. Hoa tiêu có thể lưỡng hoặc đơn tính và có thể đồng chu, dị chu hoặc tạp hoa. Hoa tiêu không có bao hoa, không có đài và có màu vàng hoặc xanh nhạt gồm có 3 nhánh hoa, 2 – 4 nhị đực, bao phấn có 2 ngăn, hạt phấn tròn và rất nhỏ, đời sống rất ngắn khoảng 2 – 3 ngày. Bộ nhụy cái gồm: bầu noãn có 1 ngăn và chứa 1 túi noãn (tiêu chỉ có 1 hạt). Từ khi xuất hiện gié đến khi hoa nở đầy đủ khoảng 29 – 30 ngày. Sự thụ phấn của hoa không phụ thuộc vào gió, mưa hoặc côn trùng mà phấn của hoa trên thụ hoa dưới của một gié (geotonogamy). Sự thụ phấn của hoa phụ thuộc rất lớn bởi ẩm độ không khí, ẩm độ đất. Đây là điều cần lưu ý cho việc tưới nước cho vùng trồng tiêu ở miền Đông Nam bộ (chú ý: ngoài việc tưới gốc còn tưới phun để tăng ẩm độ không khí). b. Trái Trái tiêu chỉ mang 1 hột có dạng hình cầu, đường kính 4 – 8 mm; thay đổi tùy giống, điều kiện sinh thái và chăm sóc. Thời gian từ lúc hoa nở đến trái chín kéo dài 7 – 10 tháng, chia ra các giai đoạn: - Hoa xuất hiện và thụ phấn: 1 – 1,5 tháng. - Thụ phấn đến trái phát triển tối đa: là 3 – 4,5 tháng, là giai đoạn cần nhiều nước nhất. Trang 5 DỰ ÁN TRỒNG HỒ TIÊU - Trái phát triển tối đa đến trái chín: 2 – 3 tháng. Ở miền nam trái chín tập trung vào khoảng tháng 1 – 2 trong năm có thể kéo dài tháng 4 – 5 (do xuất hiện hoa trễ). c. Hột tiêu Cấu tạo bởi 2 lớp, bên ngoài gồm có vỏ hạt và bên trong chứa phôi nhũ và các phôi (đây là bộ phận tiêu dùng). 1.3. Phân bố của cây tiêu Nguồn gốc: Tây Nam Ấn Độ nằm ở vùng Ghats và Assam, mọc hoang trong rừng (đây là vùng nhiệt đới ẩm) được người Ấn Độ phát hiện, sử dụng đầu tiên và cho rằng việc phát hiện này là rất quý giá vì hạt tiêu có thể dùng làm lễ vật triều cống hoặc bồi thường chiến tranh. Đến đầu thế kỷ 13 cây tiêu mới được trồng rộng rãi và sử dụng trong bữa ăn hàng ngày. Từ Ấn Độ sau đó được trồng lan rộng các nước vùng Nam Á, Đông Nam Á (Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Srilanka, Campuchia, Việt Nam, Lào …). Các vùng có tiềm năng phát triển tiêu ở Việt Nam: + Đông nam bộ: tốt nhất là vùng đất đỏ bazan: Lộc Ninh, Bình Long (Bình Phước), Bà Rịa, Xuân Lộc (Long Khánh). Do đất đỏ có cơ cấu cụm, thông thoáng, dinh dưỡng cao, năng suất ở đất đỏ 2 - 3 hoặc đến 8 - 10 - 12 kg/nọc. Đất xám miền Đông thường phải tưới nhiều nước hoặc chọn nơi có mực thủy cấp cao. Trang 6 DỰ ÁN TRỒNG HỒ TIÊU + Tây nguyên: Lâm Đồng (Di Linh, Bảo Lộc, Đa Hoai), Đăk lăk, Pleiku, Buôn Ma Thuột. Khả năng phát triển tiêu lớn nhờ đất đỏ, đất vàng đỏ nhưng hiện đang tranh chấp với cà phê, cao su. + Miền Trung: Khe Sanh (Quảng Trị), Tiên Phước (đang tranh chấp với dâu tằm)… + Kiên Giang: Hà Tiên (vùng khởi đầu: Tô Châu, Thạch Động), Phú Quốc … nếu bón nhiều phân hữu cơ có thể đạt 10 - 15 kg/nọc/năm. + Đồng bằng sông Cửu Long: phát triển từ năm 1984 - 1985 trở lại đây, chủ yếu vườn nhà (nọc sống) mang tính chất gia đình, phải bồi mương cao trắc diện ở nơi trồng tiêu. 1.4. Tình hình trồng hồ tiêu ở Việt Nam hiện nay và tìm thị trường cho cây hồ tiêu 1.4.1. Trên thế giới Thông thường Việt Nam và Ấn Độ có vai trò ngang nhau, nhưng vài năm gần đây, người dân Ấn Độ không còn mặn mà với cây tiêu bởi cho thu nhập thấp. Trong số các quốc gia trồng tiêu chính trên thế giới thì Indonesia, Trung Quốc và Brazil dành hầu hết cho tiêu thụ nội địa là chính, thế giới trông chờ vào lượng tiêu của 2 nhà xuất khẩu lớn là Ấn Độ và Việt Nam. Theo dự báo của các nhà phân tích của Reuters, sản lượng hạt tiêu thế giới năm nay sẽ chỉ đạt 257.000 tấn, so với 290.700 năm ngoái. Dự trữ gối vụ còn lại khoảng 40.000 tấn, đưa tổng cung lên mức 297.000 tấn. Trong khi đó, tổng tiêu thụ năm nay sẽ tăng khoảng 5% so với mức tiêu thụ 320.000 tấn của năm 2010, tức thế giới thiếu hụt tới 33.000 – 35.000 tấn hạt tiêu. Hiệp hội Hồ Tiêu Việt Nam (VPA) hồi đầu năm cũng dự báo, thế Trang 7 DỰ ÁN TRỒNG HỒ TIÊU giới thiếu hạt tiêu, nông dân Việt Nam hưởng lợi. Bởi vì sản lượng của Việt Nam không giảm sút, nhất là qui mô trồng có tính công nghiệp cao hơn. Và do năm nay các nước sản xuất hạt tiêu chủ chốt bị mất mùa, trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ ngày càng gia tăng, nên thế giới chỉ còn trông chờ vào hạt tiêu từ Việt Nam. Số liệu của Reuters còn cho biết, năm 2010 Việt Nam chiếm 47% thị phần xuất khẩu hạt tiêu, giữ vị trí số 1 thế giới. Theo thống kê của ngành Nông nghiệp, xuất khẩu hạt tiêu tháng 8 ước đạt 15 ngàn tấn, kim ngạch đạt 91 triệu USD đưa khối lượng tiêu xuất khẩu 8 tháng lên con số 98 ngàn tấn với giá trị kim ngạch xuất khẩu 545 triệu USD, tăng 6,5% về lượng và tăng tới 78,7% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. VPA dự kiến, năm 2011 Việt Nam sẽ xuất khẩu số lượng tương đương năm 2010, tiếp tục giữ vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu hạt tiêu. 1.4.2. Ở Việt Nam a. Sản lượng hồ tiêu của Việt Nam Trang 8 DỰ ÁN TRỒNG HỒ TIÊU Ở Việt Nam, cây tiêu mọc hoang được tìm thấy từ trước thế kỷ XVI, nhưng đến thế kỷ XVII mới được đưa vào trồng (Chevalier, 1925). Đến cuối thế kỷ XIX, hồ tiêu được trồng với diện tích tương đối khá ở Phú Quốc, Hòn Chồng và Hà Tiên (Kiên Giang), chủ yếu do người Hoa gốc ở đảo Hải Nam di cư vào lập nghiệp tại Hà Tiên. Cũng trong khoảng thời gian này và đầu thế kỷ XX, cây tiêu theo chân các chủ đồn điền người Pháp phát 2 triển lên Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu, Quảng Trị và Quảng Nam; cây tiêu chỉ mới được phát triển nhiều ở Tây Nguyên sau năm 1975. Sản lượng hồ tiêu tăng đều từ năm 2000 (36.000 tấn) đến 2006 (105.000 tấn) chủ yếu do tăng diện tích thu hoạch, trong khi năng suất tăng không đáng kể, từ 2,20 tấn/ha lên 2,40 tấn/ha; sau đó sản lượng bắt đầu giao động từ năm 2007 đến năm 2011, nguyên nhân chính là do dịch bệnh gây hại và thời tiết không thuận lợi (Hình 2). Hệ thống canh tác hồ tiêu Qui mô diện tích trồng tiêu bình quân ở nông hộ phần lớn trong khoảng 0,2-0,7ha, trong đó ở Bình Phước diện tích bình quân/hộ là 0,6ha, Bà Rịa-Vũng Tàu 0,4ha, Phú Quốc 0,4ha, Đăk Lăk khoảng 0,7ha và Quảng Trị Trang 9 DỰ ÁN TRỒNG HỒ TIÊU 0,2ha. Hầu hết diện tích hồ tiêu được trồng thuần, chỉ một tỉ lệ nhỏ (1-2%) vườn tiêu có trồng xen. Ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, cây trồng xen trong vườn tiêu chủ yếu là cà-phê, nhất là những vườn tiêu trồng mới sau năm 1999, khi giá cà-phê giảm xuống dưới mức giá thành sản xuất, thực tế đây là vườn tiêu trồng xen vào vườn cà-phê. Ở hai vùng này, bên cạnh cây cà-phê, một số vườn tiêu có trồng xen cây ăn quả như sầu riêng, xoài, một vài vườn tiêu trồng xen điều. Trồng xen các cây trồng khác trong vườn tiêu là một hình thức đa dạng hoá sản phẩm, giúp giảm thiểu rủi ro khi giá cả hồ tiêu biến động và hạn chế mức độ thiệt hại do sâu bệnh trên cây hồ tiêu. Khó khăn chính trong việc đa dạng hoá hệ thống sản xuất ở vùng trồng tiêu là diện tích canh tác của nông hộ nhỏ, khoảng 1-2ha ở những hộ giàu và khá, hộ nghèo chỉ khoảng 0,5ha. Hộ giàu và khá chiếm khoảng 40-60% ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, và chỉ khoảng 20-25% ở Duyên Hải Miền Trung. Nhóm hộ nghèo gặp nhiều khó khăn trong việc đa dạng hoá các loại hình sản xuất nông nghiệp. Kết quả điều tra niên vụ 2008-2009 cho thấy các giống tiêu được trồng nhiều ở Đông Nam Bộ chủ yếu là giống Vĩnh Linh, một diện tích nhỏ trồng giống tiêu Sẻ, tiêu Trung, tiêu Ấn Độ, còn sót lại một vài vườn trồng giống Lada Belangtoeng xen với các giống khác; ở Phú Quốc phần lớn diện tích trồng giống tiêu Phú Quốc và giống tiêu Hà Tiên; ở khu vực Tây Nguyên phổ biến là giống tiêu Vĩnh Linh, ở các vườn tiêu già còn một vài vườn trồng các giống Sẻ Mỡ, Sẻ Lộc Ninh, tiêu Trung, tiêu Trâu, tiêu Tiên Sơn, Lada Belangtoeng, giống tiêu Ấn Độ chỉ mới được đưa vào trồng thử trong vài năm gần đây; ở Quảng Trị chủ yếu giống tiêu Vĩnh Linh và giống tiêu Sẻ (tiêu Cùa). Năng suất bình quân của các giống tiêu biến động trong khoảng 2,35- 3,80 tấn/ha, trong đó giống có năng suất thấp nhất là giống tiêu Trâu, và giống cho năng suất cao nhất là giống Vĩnh Linh, bình quân hơn 3 tấn/ha. Các giống Trang 10 [...]... bản - Năng suất hồ tiêu Việt Nam thuộc hàng cao nhất trong số các nước trồng và xuất khẩu hồ tiêu ở châu Á và giá thành sản phẩm hồ tiêu Việt Nam tương đối thấp hơn các nước trong khu vực b Điểm yếu - Hồ tiêu Việt Nam chưa có một thương hiệu nổi tiếng, người tiêu dùng trên thế giới chưa quen nhiều với hồ tiêu Việt Nam nếu so sánh với tiêu Muntok của Trang 15 DỰ ÁN TRỒNG HỒ TIÊU Malaysia, tiêu Lampung... (JSA) Xuất khẩu hồ tiêu Trang 11 DỰ ÁN TRỒNG HỒ TIÊU Trên 95% lượng hồ tiêu sản xuất hàng năm dùng cho xuất khẩu, và hồ tiêu Việt Nam được xuất khẩu sang hơn 80 nước và lãnh thổ Việt Nam vẫn còn xuất khẩu một lượng lớn hồ tiêu theo tiêu chuẩn FAQ (Fair Average Quality) Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý là tỉ lệ xuất khẩu tiêu trắng và tiêu đen theo tiêu chuẩn ASTA ngày một tăng, trong năm 2011 tiêu trắng chiếm... phẩm hồ tiêu đạt tiêu chuẩn cao hơn d Thách thức - Người tiêu dùng trên thế giới ngày càng quan tâm đến các tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh và an toàn thực phẩm, trong khi một tỉ lệ lớn hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam còn ở cấp thấp và chất lượng không ổn định; hồ tiêu được sản xuất, chế biến và tồn trữ theo qui trình và điều kiện chưa thật dự phù hợp Trang 16 DỰ ÁN TRỒNG HỒ TIÊU - Cơ cấu giống hồ tiêu. .. thì mỗi kg hồ tiêu thì người dân sẽ có lãi khoảng 20.000vnđ Như vậy, so với một số loại cây như xoài, điều thì rõ ràng việc trồng hồ tiêu mang lại lợi ích hơn hẳn Phát triển diện tích trồng hồ tiêu sẽ là một phương án đúng đắn, một hướng đi bền vững trong việc xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân Trang 35 DỰ ÁN TRỒNG HỒ TIÊU CHƯƠNG III THIẾT LẬP DỰ ÁN 3.1 Hình thức đầu tư - Dựa trên những... bóng cho tiêu non: khi tiêu mới trồng cần dùng cỏ, rác, lá dừa,… che tủ tránh nắng và gió làm tiêu mất nước và bị cháy nắng Có thể che bằng tấm liếp hoặc dàn che Trang 22 DỰ ÁN TRỒNG HỒ TIÊU • Trồng dặm: sau trồng 3 tuần, cần kiểm tra loại bỏ những hom chết và trồng dặm kịp thời để cây kịp sinh trưởng đồng đều với những cây trồng • trước Làm cỏ xới xáo: làm cỏ sạch quanh gốc và giữa các hàng tiêu Không...DỰ ÁN TRỒNG HỒ TIÊU Sẻ Mỡ, Sẻ Lộc Ninh, tiêu Trung cho năng suất khá, bình quân 2,5-3,0 tấn/ha Hầu hết các giống hồ tiêu cho năng suất cao nhất ở năm thứ 4-7, sau đó năng suất giảm khi vườn tiêu trên 9 năm tuổi Giống Vĩnh Linh và giống Tieu Trung có chất lượng hạt tiêu đen khá cao, tiêu sô thường đạt dung trọng trên 520 g/L b Thương mại hồ tiêu Việt Nam hiện đứng đầu thế giới về sản lượng hồ tiêu. .. với qui chuẩn IPC GAP, IPC CHP để có được sản phẩm hồ tiêu đạt tiêu chuẩn ASTA, ESA và JSA Trang 31 DỰ ÁN TRỒNG HỒ TIÊU - Áp dụng các giải pháp khoa học, công nghệ phù hợp để tăng lợi thế cạnh tranh của cây tiêu, như qui hoạch vùng đất trồng tiêu thích hợp, tuyệt đối không trồng trên vùng đất không phù hợp, thay thế dần các vườn tiêu già cỗi và vườn tiêu bệnh - Khuyến khích hệ thống đa canh, đa dạng... từ tháng 2-4 Không nên thu hoạch khi quả tiêu còn xanh, thời điểm thu hoạch tốt nhất để làm tiêu đen khi chùm tiêu có trên 5% quả chín có màu vàng, đỏ và để làm tiêu sọ khi trên 20% quả chín Tiêu chuẩn buồng tiêu khi thu hoạch: Màu buồng tiêu từ xanh thẫm chuyển sang màu vàng óng có sọ cứng Trang 29 DỰ ÁN TRỒNG HỒ TIÊU Hái cả buồng nếu tỉ lệ chín trên 50% thì để riêng không ảnh hưởng chất lượngtiêu... tốt nhất ngâm tiêu dưới 24-36 giờ, vớt tiêu ra bóc vỏ bằng tay và đải sạch vỏ, 4kg tiêu tươi có thể làm được 1kg tiêu sọ Có thể làm tiêu sọ từ tiêu khô bằng cách cho tiêu vào bao đem ngâm trong nước lã 8-10 ngày trong bồn gỗ, thường xuyên thay nước, khi thấy vỏ đen bóc ra thì lấy ra, cho vào nong, thúng làm tróc vỏ, sau đó làm sạch và đem phơi b Bảo quản Trang 30 DỰ ÁN TRỒNG HỒ TIÊU Cho tiêu vào bao... TRỒNG TIÊU VÀ VIỆC LỰA CHỌN DỰ ÁN A KỸ THUẬT TRỒNG TIÊU 2.1 Sơ đồ khối chu trình sản xuất tiêu Nội dung Tìm hiểu kỹ thuật trồng và sản xuất TIÊU hiểu các thiết bị công trình phục thuật nhân giống trồng và chăm sóc Kỹ vụ sản xuất tiêu Kỹ thuật Thu hoạch và bảo Kỹ thuật sơ chế hạt tiêu hiệu quả sản xuất quản Đánh giá Kết luận và đề xuất ý kiến Sơ đồ 4.1 :Sơ đồ nội dung nghiên cứu các bước sản xuất tiêu . Trị Trang 9 DỰ ÁN TRỒNG HỒ TIÊU 0,2ha. Hầu hết diện tích hồ tiêu được trồng thuần, chỉ một tỉ lệ nhỏ (1-2%) vườn tiêu có trồng xen. Ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, cây trồng xen trong vườn tiêu chủ. Hồ tiêu Việt Nam chưa có một thương hiệu nổi tiếng, người tiêu dùng trên thế giới chưa quen nhiều với hồ tiêu Việt Nam nếu so sánh với tiêu Muntok của Trang 15 DỰ ÁN TRỒNG HỒ TIÊU Malaysia, tiêu. *êu. Đánh giá hiệu quả sản xuất DỰ ÁN TRỒNG HỒ TIÊU CHƯƠNG II. KỸ THUẬT TRỒNG TIÊU VÀ VIỆC LỰA CHỌN DỰ ÁN A. KỸ THUẬT TRỒNG TIÊU 2.1. Sơ đồ khối chu trình sản xuất tiêu Sơ đồ 4.1 :Sơ đồ nội dung

Ngày đăng: 21/05/2015, 07:47

Mục lục

  • 2.1. Sơ đồ khối chu trình sản xuất tiêu

  • 2.3. Cơ sở lựa chọn địa điểm đầu tư: Dựa vào điều kiện sống cây tiêu

  • CHƯƠNG VI: YẾU TỐ ĐẦU VÀO

  • 1.Yếu tố đầu vào:

    • 2. Giải pháp nguồn:

    • 2.1 Mua MMTB, công cụ :

      • 2.2 Điện:

      • SẢN LƯỢNG

      • $B$61

      • 60

      • 30

      • 60

      • 85

      • NPV-TIP

      • $B$226

      • 3,284.93

      • (1,610.83)

      • 3,284.93

      • 7,364.74

      • GIÁ BÁN

      • $D$61

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan