SKKN PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN KIỀM HẤP THỤ OXIT AXIT

7 658 0
SKKN PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN KIỀM HẤP THỤ OXIT AXIT

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

II. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Tầm quan trọng của đề tài: Bồi dưỡng học sinh giỏi có tầm quan trọng rất lớn cho việc cung cấp nhân tài cho đất nước đã được Nghị quyết đại hội Đảng đề ra “Ngành giáo dục có nhiệm vụ bồi dưỡng nhân lực và đào tạo nhân tài cho đất nước”. Bản thân là một giáo viên thì nhiệm vụ phải dạy tốt chương trình học theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học nhằm tạo điều kiện cho học sinh tiếp thu kiến thức, chuẩn bị nguồn nhân lực cho công cuộc đổi mới đất nước; ngoài ra cần phải nghiên cứu nâng cao để bồi dưỡng học sinh giỏi tạo nguồn nhân tài cho đất nước. 2. Thực trạng nghiên cứu: Với thời gian 45 phút trong một tiết học, ở các trường vùng khó khăn, vùng xa như THCS Quang Trung tôi đang giảng dạy có nhiều HS trung bình, yếu; điều kiện học tập ở nhà của các em có nhiều khó khăn nên nhiều khi GV chỉ đủ thời gian truyền đạt được kiến thức lí thuyết cho các em hiểu, do đó, số lượng bài tập củng cố ít hơn, các dạng bài tập được giải cũng ít dẫn tới chất lượng bộ môn chưa cao. Qua kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm ở trường tôi thấy: ngoài hệ thống kiến thức về lý thuyết thì hệ thống bài tập Hoá học trong mỗi tiết học giữ một vị trí và vai trò rất quan trọng trong việc dạy và học Hoá học ở trường THCS. Mặt khác, Hóa lại là môn khoa học tự nhiên cần phải được rèn luyện nhiều qua hệ thống bài tập. Bài tập Hóa giúp củng cố được kiến thức mới, mở rộng thêm kiến thức liên quan với bài vừa học hay cách vận dụng các kiến thức đó vào thực tế đời sống và sản xuất. Ngoài ra, bài tập Hoá học giúp người giáo viên kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong tiết học, từ đó, phân loại học sinh để có kế hoạch khoa học, phương pháp dạy – học thích hợp với từng đối tượng và bản thân giáo viên cũng rút ra được bài học kinh nghiệm để tiết dạy sau hoàn thiện hơn về cả nội dung kiến thức và kĩ năng giải bài tập hóa học.

I. TÊN ĐỀ TÀI: PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN KIỀM HẤP THỤ OXIT AXIT II. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Tầm quan trọng của đề tài: Bồi dưỡng học sinh giỏi có tầm quan trọng rất lớn cho việc cung cấp nhân tài cho đất nước đã được Nghị quyết đại hội Đảng đề ra “Ngành giáo dục có nhiệm vụ bồi dưỡng nhân lực và đào tạo nhân tài cho đất nước”. Bản thân là một giáo viên thì nhiệm vụ phải dạy tốt chương trình học theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học nhằm tạo điều kiện cho học sinh tiếp thu kiến thức, chuẩn bị nguồn nhân lực cho công cuộc đổi mới đất nước; ngoài ra cần phải nghiên cứu nâng cao để bồi dưỡng học sinh giỏi tạo nguồn nhân tài cho đất nước. 2. Thực trạng nghiên cứu: Với thời gian 45 phút trong một tiết học, ở các trường vùng khó khăn, vùng xa như THCS Quang Trung tôi đang giảng dạy có nhiều HS trung bình, yếu; điều kiện học tập ở nhà của các em có nhiều khó khăn nên nhiều khi GV chỉ đủ thời gian truyền đạt được kiến thức lí thuyết cho các em hiểu, do đó, số lượng bài tập củng cố ít hơn, các dạng bài tập được giải cũng ít dẫn tới chất lượng bộ môn chưa cao. Qua kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm ở trường tôi thấy: ngoài hệ thống kiến thức về lý thuyết thì hệ thống bài tập Hoá học trong mỗi tiết học giữ một vị trí và vai trò rất quan trọng trong việc dạy và học Hoá học ở trường THCS. Mặt khác, Hóa lại là môn khoa học tự nhiên cần phải được rèn luyện nhiều qua hệ thống bài tập. Bài tập Hóa giúp củng cố được kiến thức mới, mở rộng thêm kiến thức liên quan với bài vừa học hay cách vận dụng các kiến thức đó vào thực tế đời sống và sản xuất. Ngoài ra, bài tập Hoá học giúp người giáo viên kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong tiết học, từ đó, phân loại học sinh để có kế hoạch khoa học, phương pháp dạy – học thích hợp với từng đối tượng và bản thân giáo viên cũng rút ra được bài học kinh nghiệm để tiết dạy sau hoàn thiện hơn về cả nội dung kiến thức và kĩ năng giải bài tập hóa học. 3. Lí do chọn đề tài: Từ những thực trạng trên, với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc tìm tòi phương pháp dạy học thích hợp với những điều kiện hiện có của học sinh ở vùng khó khăn, vùng xa, nhằm phát triển kiến thức, kĩ năng giải bài tập Hóa của học sinh THCS, nhất là các dang toán kiềm oxit. Nên tôi đã chọn đề tài: " Phương pháp giải toán hiềm hấp thụ oxit axit". 4. Giới hạn của đề tài: 1. Đối tượng nghiên cứu : Học sinh khối 9 - Trường THCS Quang Trung – Đại Hưng 2. Phạm vi nghiên cứu : Chương I Sách giáo khoa Hoá học 9 III. CƠ SỞ LÝ LUẬN - Môn hóa học là môn khoa học thực nghiệm, được đưa vào giảng dạy ở khối 8 mỗi tuần 2 tiết, đến lớp 9 học mỗi tuần 2 tiết, nội dung kiến thức ở chương trình phù hợp lứa tuổi của học sinh nên hầu hết học sinh đều có đủ khả năng tư duy để tiếp thu kiến thức của chương trình học. - Nội dung, kiến thức môn hóa ở chương trình phổ thông cơ sở sẽ được lặp lại ở chương trình hóa học ở phổ thông trung học và được mở rộng hơn. - Bồi dưởng học sinh giỏi được dạy trên nền tảng chương trình hóa 8-9 và mở rộng một phần kiến thức lớp 10-11-12 tôi nhận thấy các em học sinh giỏi đủ khảnăng tiếp thu kiến thức và giải bài tập nâng cao khá tốt. IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN: -Bồi dưỡng học sinh giỏi là một yêu cầu của trường, của phòng GD&ĐT, của sở GD&ĐT nhằm tạo nguồn nhân tài phục vụ công cuộc xây dựng đất nước trong thời kì đổi mới đã được nghị quyết đại hội Đảng nêu ra. Ngành giáo dục được giao nhiệm vụ chính trong việc bồi dưỡng nhân tài. - Bồi dưỡng học sinh giỏi, đây là vấn đề được các cấp, các ngành, phụ huynh và học sinh rất quan tâm. -Tôi giảng dạy tại trường THCS Quang Trung được sự tín nhiệm của nhà trường, giao cho tôi trách nhiệm bồi dưỡng cho học sinh giỏi môn hóa 9 để dự thi kỳ thi học sinh giỏi do huyện tổ chức. Vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi được nhiều giáo viên ở huyện quan tâm nhưng chưa có đề tài nghiên cứu. Qua quá trình tham gia bồi dưỡng, tôi có tích lũy một số kinh nghiệm nên mạnh dạng viết chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn hóa 9. Trong quá trình dạy tôi dạy theo chuyên đề. Hôm nay tôi trình bày cùng quí thầy cô chuyên đề: PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN KIỀM HẤP THỤ OXIT AXIT V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ : PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN KIỀM HẤP THỤ OXIT-AXIT Kiềm I: LiOH, NaOH, KOH… Kiềm II: Ca(OH) 2 , Ba(OH) 2 … Oxit axit: CO 2 , SO 2 . Dạng 1: Biết 2 số mol của 2 chất tham gia phản ứng 1/ Cho 4,48lit CO 2 ở đktc hấp thụ 100ml dung dịch NaOH 1M.Tính khối lượng muối thu được. 2/Cho 4,48lit CO 2 ở đktc hấp thụ 200ml dung dịch NaOH 1M.Tính khối lượng muối thu được. 3/Cho 4,48lit CO 2 ở đktc hấp thụ 240ml dung dịch NaOH 1M.Tính khối lượng muối thu được. 4/Cho 2,24lit CO 2 ở đktc hấp thụ 200ml dung dịch NaOH 1M.Tính khối lượng muối thu được. 5/Cho 2,24lit CO 2 ở đktc hấp thụ 300ml dung dịch NaOH 1M.Tính khối lượng muối thu được. 6/Cho 4,48lit CO 2 ở đktc hấp thụ 50ml dung dịch Ba(OH) 2 1M.Tính khối lượng muối thu được. 7/Cho 4,48lit CO 2 ở đktc hấp thụ 100ml dung dịch Ba(OH) 2 1M.Tính khối lượng muối thu được. 8/Cho 4,48lit CO 2 ở đktc hấp thụ 120ml dung dịch Ba(OH) 2 1M.Tính khối lượng muối thu được. 9/Cho 4,48l CO 2 ở đktc hấp thụ 200ml dung dịch Ba(OH) 2 1M.Tính khối lượng muối thu được. 10/Cho 4,48lit CO 2 ở đktc hấp thụ 300ml dung dịch Ba(OH) 2 1M.Tính khối lượng muối thu được. Phương pháp giải toán dạng 1 Lập tỉ lệ số mol : T = số mol kiềm I / số mol axit T = 1 2 / / NaHCO 3 Na 2 CO 3 T< 1 Tạo ra muối axit, oxit dư, kiềm hết. Pthh: NaOH + CO 2 NaHCO 3 T = 1 Tạo ra muối axit, oxit hết, kiềm hết. Pthh: NaOH + CO 2 NaHCO 3 1< T < 2 Tạo ra hai muối Pthh: 2NaOH + CO 2 Na 2 CO 3 + H 2 O Na 2 CO 3 + CO 2 + H 2 O 2NaHCO 3 Hoặc 2NaOH + CO 2 Na 2 CO 3 + H 2 O NaOH + CO 2 NaHCO 3 T = 2 Tạo ra muối trung hòa, oxit hết, kiềm hết. Pthh: 2NaOH + CO 2 Na 2 CO 3 + H 2 O T > 2 Tạo ra muối trung hòa, oxit hết, kiềm dư. Pthh: 2NaOH + CO 2 Na 2 CO 3 + H 2 O Lập tỉ lệ số mol: T = số mol kiềm II / số mol oxit axit T = 0,5 1 / / Ca(HCO 3 ) 2 CaCO 3 T< 0,5 Tạo ra muối axit, oxit dư, kiềm hết. Pthh: Ca(OH) 2 + 2CO 2 Ca(HCO 3 ) 2 T = 0,5 Tạo ra muối axit, oxit hết, kiềm hết. Pthh: Ca(OH) 2 + 2CO 2 Ca(HCO 3 ) 2 0,5< T < 1 Tạo ra hai muối Pthh: Ca(OH) 2 + CO 2 CaCO 3 + H 2 O CaCO 3 + CO 2 + H 2 O Ca(HCO 3 ) 2 Hoặc Ca(OH) 2 + CO 2 CaCO 3 + H 2 O Ca(OH) 2 + 2CO 2 Ca(HCO 3 ) 2 T = 1 Tạo ra muối trung hòa, oxit hết, kiềm hết. Pthh: Ca(OH) 2 + CO 2 CaCO 3 + H 2 O T > 1 Tạo ra muối trung hòa, oxit hết, kiềm dư. Pthh: Ca(OH) 2 + CO 2 CaCO3 + H 2 O Dạng 2: Biết 1 số mol chất tham gia và một số mol sản phẩm. 1/Cho 2,24lit CO 2 ở đktc hấp thụ 200ml dung dịch NaOH Thu được 8,4 g muối axit.Tính nồng độ mol dung dịch NaOH. 2/Cho 4,48lit CO 2 ở đktc hấp thụ dung dịch NaOH 1M.Thu được 8,4 g muối axit.Tính thể tích dung dịch NaOH. 3/Cho 2,24lit CO 2 ở đktc hấp thụ 200ml dung dịch NaOH Thu được 10,6 g muối trung hòa.Tính nồng độ mol dung dịch NaOH. 4/Cho 4,48lit CO 2 ở đktc hấp thụ 200ml dung dịch NaOH Thu được 10,6 g muối trung hòa.Tính nồng độ mol dung dịch NaOH. 5/ Cho 100ml dung dịch NaOH 1M hấp thụ với V(l) CO 2 đktc thu được 8,4 g muối axit.Tính V. 6/Cho 200ml dung dịch NaOH 1M hấp thụ với V(l) CO 2 đktc thu được 8,4 g muối axit.Tính V. 7/Cho 100ml dung dịch NaOH 2M hấp thụ với V(l) CO 2 đktc thu được 10,6 g muối trung hòa.Tính thể tích? 8/Cho 150ml dung dịch NaOH 2M hấp thụ với V(l) CO 2 đktc thu được 10,6 g muối trung hòa.Tính V. 9/Cho 4,48l CO 2 ở đktc hấp thụ 400ml dung dịch Ba(OH) 2 thu được 25,9 g muối axit.Tính nồng độ mol dung dịch Ba(OH) 2 . 10/Cho 5,6lit CO 2 ở đktc hấp thụ 400ml dung dịch Ba(OH) 2 thu được 25,9 g muối axit.Tính nồng độ mol dung dịch Ba(OH) 2 . 11/Cho 2,24lit CO 2 ở đktc hấp thụ dung dịch Ba(OH) 2 1M thu được 19,7 g muối trung hòa.Tính thể tích dung dịch Ba(OH) 2 . 12/Cho 3,36lit CO 2 ở đktc hấp thụ dung dịch Ba(OH) 2 1M Thu được 19,7 g muối trung hòa.Tính thể tích dung dịch Ba(OH) 2 . 13/Cho 100ml dung dịch Ba(OH) 2 1M hấp thụ với V(l) CO 2 đktc thu được 25,9 g muối axit.Tính V. 14Cho 200ml dung dịch Ba(OH) 2 1M hấp thụ với V(l) CO 2 đktc thu được 25,9 g muối axit.Tính V. 15/Cho 100ml dung dịch Ba(OH) 2 1M hấp thụ với V(l) CO 2 đktc thu được 19,7 g muối trung hòa.Tính V. 16/Cho 150ml dung dịch Ba(OH) 2 1M hấp thụ với V(l) CO 2 đktc thu được 19,7 g muối trung hòa.Tính V. Phương pháp giải toán dạng 2: So sánh số mol chất tham gia với số mol chất sản phẩm: I. Bằng nhau, thì viết pthh tạo ra muối đề bài cho. Cả hai chất vừa đủ tham gia và tạo thành II. Lớn hơn, xảy ra hai trường hợp: TH1: hai chất đề bài cho phản ứng với nhau thì viết pthh tạo ra hai muối rồi giải TH2: hai chất đề bài cho không phản ứng với nhau, có hai trường hợp xảy ra: . Chất tham gia còn dư, viết pthh theo muối đề bài cho. . Chất tham gia hết, viết pthh tạo ra hai muối. Chú ý: Có một số trường hợp phải nhân 2 số mol sản phẩm rồi mới so sánh: Ví dụ: So sánh số mol chất tham gia với 2 lần số mol Na 2 CO 3 , 2 lần số mol Ca(HCO 3 ) 2 Dạng 3: P 2 O 5 hấp thụ với dung dịch kiềm. 1/Cho 14,2 g P 2 O 5 tác dụng với 300ml dung dịch NaOH 1M.Tính khối lượng muối? 2/Cho 14,2 g P 2 O 5 tác dụng với 500ml dung dịch NaOH 1M.Tính khối lượng muối thu được? 3/Cho 14,2 g P 2 O 5 tác dụng với 700ml dung dịch NaOH 1M.Tính khối lượng muối thu được? Viết pthh P 2 O 5 + 3H 2 O 2H 3 PO 4 H 3 PO 4 + NaOH NaH 2 PO 4 + H 2 O NaH 2 PO 4 + NaOH Na 2 HPO 4 + H 2 O Na 2 HPO 4 + NaOH Na 3 PO 4 + H 2 O Giải bài toán lập tỉ lệ số mol Dạng 4: Vẽ đồ thị 1/Cho 4,48lit CO 2 ở đktc hấp thụ từ từ với dung dịch Ba(OH) 2 vừa đủ thu được muối axit. Hãy vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc số mol kết tủa với số mol CO 2 . Hãy tính thể tích CO 2 ở đktc khi thu 0,05 mol kết tủa. 2/Hãy vẽ đồ thị biểu diễn số mol CO 2 hấp thụ với 200ml dung dịch Ba(OH) 2 1M với số mol kết tủa.Tính thể tích CO 2 ở đktc cần dung khi thu được 0,1 mol kết tủa? Phương pháp giải: Tính : nCO 2 = 0 mol nBaCO 3 = 0 mol nCO 2 = a mol nBaCO 3 = cực đại nCO 2 = b mol nBaCO 3 = 0 (Số mol muối axit cực đại) Rồi vẽ đồ thị trục tung biểu diễn số mol BaCO 3 , trục hoành biểu diễn số mol CO 2 . Dạng 5: oxit tác dụng với hỗn hợp kiềm Ví dụ: Cho 7,84 lit CO 2 ở ĐKTC hấp thụ với 100ml hỗn hợp dd NaOH 2M, Ba(OH) 2 1M. Muối nào được tạo thành và có khối lượng là bao nhiêu? Phương pháp giải: Tính số mol các chất đề bài cho. Trình tự phản ứng xảy ra: Ba(OH) 2 + CO 2 BaCO 3 + H 2 O 2NaOH + CO 2 Na 2 CO 3 + H 2 O Na 2 CO 3 + CO 2 + H 2 O 2 NaHCO 3 BaCO 3 + CO 2 + H 2 O Ba(HCO 3 ) 2 Giải bằng cách lập tỉ lệ số mol. Dạng 6: Biết một số mol chất tham gia và khối lượng muối. Ví dụ: Cho V lit CO 2 (ở đktc) hấp thụ với 200ml dd Ba(OH) 2 1M thu được 45,6g muối. Tính V? Phương pháp giải: Biện luận 3 trường hợp: tạo ra muối axit, tạo ra muối trung hòa, tạo ra hai muối. VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Kết quả khi chưa nghiên cứu, vận dụng: "Phương pháp giải toán kiềm hấp thụ oxit axit". Năm học 2012-2013 khi dạy vẫn có bài tập củng cố nhưng chưa nhiều và nội dung chưa được chắc lọc kĩ nên chưa phù hợp với tất cả các đối tượng trong từng lớp, do đó, số lượng học sinh tham gia giải chưa đạt như chỉ tiêu đề ra. 2. Kết quả khi đã nghiên cứu, vận dụng: "Phương pháp giải toán kiềm hấp thụ oxit axit". Năm học 2013-2014 nhờ nghiên cứu, tìm tòi kĩ nội dung và các dạng bài tập liên quan đến kiến thức, kĩ năng của từng bài học, từng tiết dạy nên số lượng học sinh tham gia làm bài tập giải toán kiềm oxit do giáo viên đưa ra nhiều hơn, chất lượng cao hơn. VII. KẾT LUẬN Bài tập Hoá học đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc học tập Hoá học, nhất là toán kiềm oxit trong chương 1 hóa 9 với HS 9. Nó giúp học sinh phát triển tư duy sáng tạo, đồng thời nó góp phần quan trọng trong việc ôn luyện kiến thức cũ, bổ sung thêm những phần thiếu sót về lý thuyết trong hoá học. Trong quá trình giảng dạy Môn Hoá học tại trường THCS cũng gặp không ít khó khăn trong việc giúp các em học sinh làm các dạng bài tập Hoá học, song với lòng yêu nghề, sự tận tâm trong công việc cùng với một số kinh nghiệm ít ỏi của bản thân và một số kinh nghiệm học tập được từ đồng nghiệp. Tôi đã luôn biết kết hợp giữa hai mặt :"Lý luận dạy học Hoá học và thực tiễn đứng lớp của giáo viên". Chính vì vậy không những từng bước làm cho đề tài hoàn thiện hơn về mặt lý thuyết, mặt lý luận dạy học mà làm cho nó có tác dụng trong thực tiễn dạy và học Hoá học 8 ở trường THCS Quang Trung – Đại Hưng. Đề tài này được tôi áp dụng trong các tiết dạy học hóa 8 tại trường THCS Quang Trung thu được một số kết quả như sau: - Số lượng học sinh hiểu bài thao tác thành thạo các dạng bài tập hoá học ngay tại lớp chiếm tỷ lệ cao. - Giáo viên tiết kiệm được thời gian, học sinh tự giác, độc lập làm bài. Phát huy được tính tích cực của học sinh. - Dựa vào sự phân loại bài tập giáo viên có thể tìm được nhiều đối tượng học sinh giỏi bổ sung vào đội tuyển học sinh giỏi hóa 9, đồng thời phát hiện ra được các học sinh học yếu để kịp thời phụ đạo thêm cho các em. Trong quá trình thực hiện đề tài này không tránh khỏi sự thiếu sót. Tôi rất mong được sự quan tâm giúp đỡ, đóng góp chỉ bảo ân cần của các đồng nghiệp để bản thân tôi được hoàn thiện hơn trong giảng dạy cũng như SKKN này có tác dụng cao trong việc dạy và học. VIII. ĐỀ NGHỊ Bài tập hóa học rất đa dạng và mỗi bài, mỗi tiêt có những dạng bài tập riêng phù hợp với kiến thức, kĩ năng của bài đó. Để thực hiện tốt đề tài này giáo viên phải chuẩn bị bài thật tốt về giáo án, bảng phụ (nếu có), nắm kĩ các bước lên lớp, đặt biệt là việc phân phối thời gian khoa học, chính xác mới có thể áp dụng tốt. Theo tôi đề tài này cần được thảo luận và đưa ra kết quả cụ thể cho nhiều bài hóa học ở chương trình hóa học THCS ở chuyên đề cấp huyện môn hóa học nhằm đảm bảo được mặt bằng giáo dục trên toàn huyện đạt kết quả cao hơn. Kính mong Ban giám hiệu nhà trường THCS Quang Trung, các đồng nghiệp tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa đề đề tài này được nghiên cứu và thực hiện rộng hơn cho các dạng toán khác trong hóa học 9 ở trường. IX. PHỤ LỤC Chú thích: GV: Giáo viên HS: Học sinh X. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bồi dưỡng Hoá học THCS – Vũ Anh Tuấn và Phạm Tuấn Hùng - NXBGD 2. Bài tập Hoá học nâng cao 8 - 9 - PGS - TS Lê Xuân Trọng - NXBGD 3. Hình thành kỹ năng giải bài tập Hoá học - Cao Thị Thặng 4. Câu hỏi và bài tập Hoá học trắc nghiệm 9 - Ngô Ngọc An 5. Sách giáo khoa hóa học 9 6. Rèn luyện kỹ năng giải toán Hoá học 9 - Ngô Ngọc An. 7. Sách chuẩn kiến thức – kĩ năng về môn hóa học THCS 8. Sách bài tập Hoá học 9 - Lê Xuân Trọng XI. MỤC LỤC STT Nội dung Trang 1 I. Tên đề tài 1 2 II. Đặt vấn đề 1 3 1. Tầm quan trọng của để tài 2. Thực trạng nghiên cứu 3. Lí do chọn đề tài 4. Giới hạn của đề tài 1 1 2 2 4 III. Cơ sở lí luận 2 5 IV. Cơ sở thực tiễn 2 6 V. Nội dung nghiên cứu Dạng 1: Biết 2 số mol của 2 chất tham gia phản ứng Dạng 2: Biết 1 số mol chất tham gia và một số mol sản phẩm. Dạng 3: P 2 O 5 hấp thụ với dung dịch kiềm. Dạng 4: Vẽ đồ thị Dạng 5: oxit tác dụng với hỗn hợp kiềm Dạng 6: Biết một số mol chất tham gia và khối lượng muối. 2 2 4 5 5 5 6 7 VI. Kết quả nghiên cứu 6 8 VII. Kết luận 6 9 VIII. Đề nghị 7 10 IX. Phụ lục Chú thích 7 11 X. Tài liệu tham khảo 7 12 XI. Mục lục 8 . giáo vi n kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong tiết học, từ đó, phân loại học sinh để có kế hoạch khoa học, phương pháp dạy – học thích hợp với từng đối tượng và bản thân giáo vi n. 9 - Trường THCS Quang Trung – Đại Hưng 2. Phạm vi nghiên cứu : Chương I Sách giáo khoa Hoá học 9 III. CƠ SỞ LÝ LUẬN - Môn hóa học là môn khoa học thực nghiệm, được đưa vào giảng dạy ở khối. làm bài tập giải toán kiềm oxit do giáo vi n đưa ra nhiều hơn, chất lượng cao hơn. VII. KẾT LUẬN Bài tập Hoá học đóng vai trò hết sức quan trọng trong vi c học tập Hoá học, nhất là toán kiềm

Ngày đăng: 20/05/2015, 21:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan