Đề cương ôn tập quản trị công nghệ Đại học Thương Mại Chương 5 Đổi mới công nghệ.

6 490 2
Đề cương ôn tập quản trị công nghệ Đại học Thương Mại Chương 5 Đổi mới công nghệ.

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chương 5: Đổi mới công nghệ. 13. Đổi mới CN là gì? Nhận thức đổi mới CN? Tại sao nói đổi mới CN là tất yếu? * Khái niệm: Đổi mới công nghệ là việc chủ động thay thế tầm quan trọng (cơ bản, cốt lõi) hay toàn bộ công nghệ đang sử dụng bằng một công nghệ khác tiên tiến hơn, hiệu quả hơn.” Đổi mới công nghệ có thể chỉ nhằm giải quyết các bài toán tối ưu các thông số sản xuất như năng suất, chất lượng, hiệu quả…. (Đổi mới quá trình) hoặc có thể nhằm tạo ra một sản phẩm, dịch vụ mới phục vụ thị trường (đổi mới sản phẩm). Đổi mới công nghệ có thể là đưa ra hoặc ứng dụng những công nghệ hoàn toàn mới (ví dự, sáng chế công nghệ mới) chưa có trên thị trường công nghệ hoặc là nơi sử dụng nó lần đầu và trong một hoàn cảnh hoàn toàn mới (ví dụ, đổi mới công nghệ nhờ chuyển giao công nghệ theo chiều ngang) Để đổi mới CN hiệu quả cần biết: - Đánh giá CN xem CN mới ưu điểm hơn CN cũ ở chỗ nào, hiệu quả ra sao. - Lựa chọn CN thích hợp. * Nhận thức đổi mới CN. * Đổi mới CN là tất yếu: - Mỗi cn có 1 vòng đời và tạo ra 1 chu kỳ sản phẩm. - Đổi mới cn đúng mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, tổ chức - Cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm. - Duy trì và củng cố thị phần, mở rộng thị phần. - Tạo thêm nhiều chủng loại sản phẩm mới. - Đáp ứng được các quy định, tiêu chuẩn, luật lệ. - Giảm tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng: cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao độ an toàn sản xuất, giảm tác động môi trường sống. - Nâng cao vị thế của quốc gia trên trường chính trị quốc tế, đặc biệt là đổi mới trong cn quân sự. * Cơ sở để đổi mới CN: - Sự phát triển của KH, đỉnh cao là các phát minh, sáng chế. + Phát minh là việc tìm, khám phá ra những hiện tượng, quy luật của tự nhiên và xã hội đã tồn tại hiển nhiên mà trước đây con người chưa biết đến, nhờ đó làm thay đổi nhận thức 1 của con người. VD: định lý sức nâng của chất lỏng của Ác – si – mét, cơ chế phản ứng dây chuyền hạt nhân của Pie Qui – ri. + Sáng chế là việc làm ra những cái chưa từng có trong tự nhiên và xã hội. sáng chế là kết quả của nghiên cứu ứng dụng. VD: Edison sáng chế ra máy ghi âm. - Nhu cầu của thị trương thay đổi. VD: bóng đèn Compact. * Cơ chế đổi mới CN: Đổi mới CN xảy ra theo 2 cơ chế: đổi mới bằng thay thế và đổi mới bằng truyền bá. - Đổi mới CN bằng thay thế: khi 1 cn mới được nghiên cứu thành công và được triển khai áp dụng thì sản phẩm của nó sẽ dần chiếm thị phẩn của sản phẩm của các cn cũ. VD: trên thị trường bóng đèn thắp sáng của VN hiện tại bóng huỳnh quang đang dần dần chiếm thị phần của bóng đèn neon và bóng đèn dây tóc. - Đổi mới bằng truyền bá: sau khi 1 cn được áp dụng lần đầu ở đâu đó thì sự áp dụng dần dần lan truyền sang những nơi khác tức là cn được truyền bá từ nơi này sang nơi khác. * Thời điểm đổi mới CN: - Phụ thuộc vào chu kỳ sống của cn. nếu ở giai đoạn đầu của cn mới các nước đang phát triển gặp phải nhiều rủi ro, khó khăn. Làm chủ cn dễ gặp rủi ro, khai thác cn khó khăn. - Các yếu tố của môi trường xung quanh. - Quan điểm của nhà cung cấp cn mới, nhếu phổ biến cn mang lại cho họ lợi nhuận nhiều hơn nhờ sự cam kết của khách hàng với cn thì họ sẽ đẩy nhanh được việc phổ biến cn. - Khả năng cạnh tranh của cn đang sử dụng. Tính cạnh tranh của cn giảm dần theo thời gian do đó DN cần lựa chọn thời điểm và kế hoạch đổi mới sao cho phù hợp với khả năng và yêu cầu của mình - Tiềm lực của doanh nghiệp: hệ thống thông tin làm việc hiệu quả, cập nhật thông tin về thành tựu khoa học và cn trong lĩnh vực mà mình hoạt động, phương pháp kĩ thuật dự báo tốt để có những kế hoạch đổi mới cn phù hợp. * Hàm mục tiêu của đổi mới CN: Đổi mới CN theo hướng nào, đạt được những mục đích gì, hay nói cách khác là cần xác định hàm mục tiêu cho đổi mới cn. Hàm mục tiêu được xây dựng dựa trên hoàn cảnh thực tế và phải phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước cũng như là các kế hoạch chính sách khác. VD: các nước châu Phi các cn tương đối gây ô nhiễm cần nhiều nguyên, nhiên liệu vẫn có thể được lựa chọn vì tài nguyên của họ khá dồi dà, các cn này ko đắt và quan điểm của họ 2 cho rằng cái đói thì gần, những vấn đề về mt thì xa, mặt khác họ cho rằng đối tượng phải chịu trách nhiệm về những suy thoái của môi trường là những nước phát triển. * Sự thay thế trong đổi mới CN: Các cn mới do ưu việt hơn sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh ngày càng mạnh và sẽ tiến tới thay thế hoàn toàn cn cũ. Các cn cũ nhất luôn thu hẹp thị phần của mình, các cn mới nhất luôn mở rộng thị phần của mình, còn các cn trung gian một mặt vừa chiếm lấy thị phần của cn lạc hậu hơn nó đồng thời lại nhượng lại thị phần của mình cho các cn hiện đại hơn. VD: vào thập kỷ 70 để sản xuất ra linh kiện điện tử có 3 cn: cn sản xuất đèn điện tử, cn sản xuất linh kiện bán dẫn và cn sản xuất vi mạch. Ngày nay sử dụng cn sản xuất siêu vi mạch. * Vai trò của XH trong đổi mới CN: - Cn mới phải xuất phát từ nhu cầu của xã hội hoặc phục vụ nhu cầu nào đó của xã hội và được xh chấp nhận. - Xã hội cung cấp nguồn nhân lực nghiên cứu sản xuất ra CN mới. 14. Các xu hướng đổi mới CN? Các mô hình đổi mới CN và quá trình đổi mới CN ở VN? * Các xu thế đổi mới công nghệ. Để tiến hành đổi mới công nghệ có hiệu quả tại các quốc gia cũng như tại các doanh nghiệp, cần phải nghiên cứu kỹ xu thế đổi mới công nghệ. Hiện nay mô hình đổi mới tuyến tính cổ điển với kiến thức khoa học mới đặt phía trước và những sản phẩm, dịch vụ và lợi nhuận thị trường ở phía cuối con đường đang ngày càng bị thách thức. a. Xu thế hợp tác quốc tế Xu thế này nhấn mạnh vào tầm quan trọng của sự hợp tác trong khoa học - công nghệ giữa các quốc gia, một quy luật tất yếu của sự phát triển. Sự hợp tác có thể rất đa dạng, như thông qua các ấn phẩm xuất bản (sách, báo, tạp chí…) trên phạm vi toàn thế giới. Dạng khác của xu thế hợp tác quốc tế chỉ mới xuất hiện gần đây một cách đều đặn đó là các hoạt động liên ngành, đặc biệt mối quan hệ hữu cơ giữa các trường đại học và khu vực công nghiệp ngày càng trở nên quan trọng. Ở Mỹ gần 40% các bài báo là đồng tác giả của cả các nhà công nghiệp trong khu vực tư nhân và của các trường đại học, các phòng thí nghiệm Chính phủ. Thực tế cho thấy, 73% các sáng chế hiện nay ra đời từ các nghiên cứu của các tổ chức công và tổ chức phi lợi nhuận. Chính các nhà khoa học của EU đã thừa nhận rằng ưu thế và sức mạnh kinh tế của Mỹ so với EU chính là nhờ mối quan hệ khăng khít, hữu cơ giữa các công ty và các trường Đại học. 3 Tuy nhiên ở Việt Nam trong thời gian gần đây nhờ vào những chính sách khuyến khích ứng dụng các đề tài khoa học vào thực tiễn sản xuất kinh doanh của Chính phủ thì mối quan hệ đó đang dần được cải thiện và trở nên hữu cơ hơn. Mặt khác, chúng ta đã biết các công ty không hoạt động độc lập, họ hợp tác, buôn bán với nhau trong một số lĩnh vực và cạnh tranh trong một số lĩnh vực khác. Vì vậy, vai trò của các công ty khác là khá quan trọng trong đổi mới. Vào đầu thế kỷ XX hãng ICI được coi là đứng đầu thế giới trong ngành hoá chất nhưng ngày nay trong nhiều lĩnh vực họ đã bị nhiều đối thủ của họ vượt qua. Ở các trường Đại học, các khoa cũng chỉ tập trung nguồn lực của mình vào một vài lĩnh vực khoa học nhất định. Họ không thể nghiên cứu và giảng dạy trong mọi lĩnh vực bởi sự hạn chế của nguồn lực. Mà chúng ta đều biết việc nảy sinh, phát triển, triển khai và đạt được thành công về mặt thương mại cho đổi mới đòi hỏi nguồn nhân lực, vật chất rất lớn. Chính vì vậy nên đổi mới công nghệ phải là sự kết hợp của một tập hợp các đối tượng, ví dụ như các cá nhân, công ty và rõ ràng là đổi mới nói chung và đổi mới công nghệ nói riêng là một trò chơi tập thể. b. Xu thế liên quan tới bản chất của sản phẩm và quy trình: Do thị trường toàn cầu ngày nay đòi hỏi đó là sự xuất hiện của những công nghệ phức tạp. Sản phẩm ngày càng phức tạp hơn, quy trình ngày càng phức tạp hơn. Theo Dohald và Robert thì phần lớn những công nghệ thương mại thành công đã thay đổi theo một con đường cơ bản trong 1/4 thế kỷ qua đó là chúng trở nên phức tạp hơn. Họ đã phân tích 30 loại sản phẩm xuất khẩu có giá trị nhất trên thị trường thế giới trong những năm 1970 và 1990 cho thấy 1/4 thế kỷ trước đây gần 60% sản phẩm xuất khẩu hàng đầu thế giới là những sản phẩm đơn giản được sản xuất bởi các quy trình đơn giản. Ngày nay một tỷ lệ tương tự (60%) là những sản phẩm phức tạp được sản xuất bởi những quy trình phức tạp. Điều đó có thể được giải thích do sự phát triển với tốc độ khá cao của hệ thống kinh tế, xã hội của loài người nói chung và của hệ thống khoa học, công nghệ nói riêng trong thời gian qua. c. Xu thế liên quan tới sự xuất hiện của một ngành công nghệ non trẻ (so với các công nghệ truyền thống). Ngành công nghệ non trẻ đó là công nghệ thông tin. Tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người ngày nay đang chịu sự tác động rất lớn của công nghệ thông tin. Sự xuất hiện và phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin mà đặc biệt quan trọng là công nghệ máy tính, Internet và công nghệ mạng đang làm thay đổi tất cả các loại hình công nghệ của loài người, nó tạo ra các con đường phát triển hoàn toàn mới cho tất cả các công nghệ. Sẽ là điều ngạc 4 nhiên nếu như hiện nay và trong tương lai tồn tại một thành công trong kinh tế và khoa học công nghệ mà lại không ứng dụng thành tựu của công nghệ thông tin. * Đổi mới công nghệ ở các làng nghề Hà Nội. Nghệ nhân, họa sĩ Lê Quang Chiến ở xã Bát Tràng, Gia Lâm (Hà Nội) cùng con trai thiết kế mẫu sản phẩm gốm, sứ mới trên máy tính. Đổi mới là yêu cầu tất yếu. Lâu nay, chúng ta vẫn dùng cái tăm để nói những chuyện nhỏ không đáng bàn. Nhưng khi Việt Nam dùng USD để nhập tăm tre thì nó không còn là chuyện nhỏ nữa. Một đất nước nhiều làng nghề, người nông dân vẫn cần việc làm thêm để tăng thu nhập, một đất nước tự hào là đất nước của tăm tre mà hàng nghìn tấn tăm tre. Việt Nam không thiếu nguyên liệu, giá nhân công Việt Nam thuộc hàng rẻ nhất thế giới. Nhưng tăm ngoại vẫn rẻ hơn. Nguyên nhân là việc sản xuất tăm của nước ngoài được hỗ trợ bởi máy móc kỹ thuật nên "nhanh, nhiều, rẻ" hơn tăm tre Việt Nam. Một trong những thí dụ dễ thấy là vài năm trở lại đây, nghề mây tre đan ở Phú Vinh bị thu hẹp, thị trường xuất khẩu gặp khó khăn. Theo các nghệ nhân một trong những nguyên nhân là do mây tre đan Phú Vinh đang gặp sự cạnh tranh quyết liệt từ các sản phẩm cùng chủng loại của Trung Quốc, Thái-lan, In-đô-nê-xi-a Đây cũng là những nước có truyền thống về hàng thủ công mỹ nghệ. Theo ông Trung, chúng ta đang yếu thế về chất lượng sản phẩm cũng như giá thành. Nếu không có sự thay đổi từ chính các công đoạn sản xuất, từ giá thành sản phẩm thì sản phẩm của chúng ta khó cạnh tranh nổi. Bắt đầu từ đâu? Chúng ta từng có những bài học về thành công trong đổi mới công nghệ làng nghề. Một điển hình là ở làng nghề Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội). Hiện tại, hầu hết các cơ sở sản xuất gốm Bát Tràng đã chuyển từ lò than sang lò ga. Đổi mới công nghệ khiến cho môi trường làng nghề giảm ô nhiễm. Bên cạnh đó, dùng lò ga khiến người thợ hoàn toàn chủ động về điều chỉnh nhiệt độ, cho ra đời những sản phẩm ưng ý hơn, ít sản phẩm bị lỗi, nâng cao hiệu suất. Làng nghề Hạ Thái (huyện Thường Tín, Hà Nội) nổi tiếng với các sản phẩm sơn mài. Sơn mài Hạ Thái được xuất đi đến nhiều thị trường lớn trên thế giới: châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản… Trước kia, sản phẩm sơn mài Hạ Thái dùng sơn ta. Tuy nhiên, sử dụng sơn ta tốn nhiều thời gian sản xuất. Mà khi thực hiện hợp đồng với đối tác nước ngoài, vấn đề thời gian được kiểm soát rất gắt gao. Người Hạ Thái nhanh chóng đổi mới bằng việc sử dụng sơn Nhật. Việc 5 dùng sơn Nhật đem lại hiệu quả: Sản phẩm nhanh khô, dễ xử lý và có giá thành thấp hơn ba đến bốn lần so với sơn ta. Vì thế, mặt hàng sơn mài Hạ Thái làm từ sơn Nhật bán khá chạy. Nhưng sản phẩm sơn mài làm từ sơn ta là một đặc trưng riêng của văn hóa Việt Nam. Độ bền của sản phẩm này lên tới vài trăm năm. "Đổi mới" bằng việc dùng sơn Nhật đem lại cái lợi trước mắt. Song về lâu dài, nguy cơ mai một nghề truyền thống là điều hiện hữu. Nếu mải chạy theo vấn đề trước mắt, nghề sơn mài truyền thống có thể biến mất hoàn toàn. Một vấn đề nan giải không kém trong đổi mới là nguồn vốn. Những máy móc sơ chế nguyên liệu mây tre đan như ở Phú Vinh có giá thành lên đến hàng trăm triệu đồng. Trong khi đó, phần đông các hộ gia đình làm nghề mây tre đan đều là các hộ sản xuất nhỏ lẻ, khả năng đầu tư vốn hạn chế. Không những thế, việc mua các loại máy móc phục vụ cho đổi mới công nghệ làng nghề không dễ. Nhận thấy nghề mây tre đan có thể sử dụng máy móc vào nhiều công đoạn không đòi hỏi sự tinh tế của bàn tay con người, nghệ nhân Nguyễn Văn Trung là người tiên phong trong đổi mới công nghệ. Nhưng để đổi mới công nghệ cho cơ sở sản xuất của mình, nghệ nhân Nguyễn Văn Trung phải nhập khẩu máy từ Trung Quốc. Như thế, để làng nghề phát triển, chúng ta vẫn còn thiếu một mảng quan trọng trong công nghiệp, đó là sản xuất máy móc phục vụ làng nghề. Cần những giải pháp cụ thể Việc cần thiết là phải đánh giá thực trạng những nhóm ngành nghề nào có thể đổi mới công nghệ thay cho lao động thủ công; những công đoạn cụ thể nào cần đổi mới, từ đó mới đưa ra những biện pháp thiết thực để hỗ trợ người nông dân. Đã đến lúc, chúng ta cần xây dựng một nền công nghiệp hỗ trợ cho các làng nghề ở khu vực nông thôn, có như vậy các làng nghề, nhất là làng nghề tiểu thủ công nghiệp mới có thể phát triển bền vững, giúp người nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu. 6 . Chương 5: Đổi mới công nghệ. 13. Đổi mới CN là gì? Nhận thức đổi mới CN? Tại sao nói đổi mới CN là tất yếu? * Khái niệm: Đổi mới công nghệ là việc chủ động thay thế. tương lai tồn tại một thành công trong kinh tế và khoa học công nghệ mà lại không ứng dụng thành tựu của công nghệ thông tin. * Đổi mới công nghệ ở các làng nghề Hà Nội. Nghệ nhân, họa sĩ Lê Quang. sản xuất ra CN mới. 14. Các xu hướng đổi mới CN? Các mô hình đổi mới CN và quá trình đổi mới CN ở VN? * Các xu thế đổi mới công nghệ. Để tiến hành đổi mới công nghệ có hiệu quả tại các quốc gia

Ngày đăng: 20/05/2015, 16:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan