luận văn quản trị tài chính Quản lý ngân quỹ tại Công ty TNHH Thương mại và Phát triển Công nghệ Khai Quốc

88 357 2
luận văn quản trị tài chính  Quản lý ngân quỹ tại Công ty TNHH Thương mại và Phát triển Công nghệ Khai Quốc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS.Phan Hữu Nghị LỜI MỞ ĐẦU gày nay, trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp đang phải đương đầu với nhiều thách thức lớn. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững, hoạt động kinh doanh đạt được kết quả như mong muốn thì điều tất yếu là phải đổi mới và tăng cường cách thức tổ chức sản xuất cũng như phương thức quản lý tài chính doanh nghiệp. Quản lý tài chính giúp nắm rõ các yếu tố nội tại của doanh nghiệp từ đó kết hợp với các yếu tố bên ngoài để đưa ra các kế hoạch đầu tư đúng đắn và mang lại lợi nhuận cao nhất. N Ngân quỹ là một bộ phận khá quan trọng trong tài sản giúp đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong mọi trường hợp. Vì vậy, muốn doanh nghiệp hoạt động được liên tục và hiệu quả đòi hỏi phải quản lý ngân quỹ. Nắm được ngân quỹ sẽ giúp doanh nghiệp thiết lập mức ngân quỹ tối thiểu nhằm đảm bảo khả năng chi trả và có những quyết định đầu tư kịp thời. Do đó, hoạt động quản lý tài chính của một doanh nghiệp không thể thiếu hoạt động quản lý ngân quỹ. Qua thời gian thực tập tại phòng kế toán của Công ty, được tiếp cận với các báo cáo tài chính, cùng với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn TS.Phan Hữu Nghị và Quý Công ty em đã quyết định chọn đề tài: “Quản lý ngân quỹ tại Công ty TNHH Thương mại và Phát triển Công nghệ Khai Quốc” để nghiên cứu trong chuyên đề tốt nghiệp. Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là hoạt động quản lý ngân quỹ của Công ty TNHH Thương mại và Phát triển Công nghệ Khai Quốc. Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề là thực trạng quản lý ngân quỹ tại Công ty TNHH Thương mại và Phát triển Công nghệ Khai Quốc trong giai đoạn 2007-2009; các số liệu được lấy từ các BCTC của Công ty TNHH Thương mại và Phát triển Công nghệ Khai Quốc. Chuyên đề gồm ba phần chính: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về ngân quỹ của doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng quản lý ngân quỹ tại Công ty TNHH thương mại và phát triển công nghệ Khai Quốc Nguyễn Hồng Nhung Tài chính doanh nghiệp Pháp 48 1 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS.Phan Hữu Nghị Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ngân quỹ tại Công ty TNHH thương mại và phát triển công nghệ Khai Quốc Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu và tìm hiểu, xong do thời gian có hạn, trình độ và kinh nghiệm thực tế của em còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý từ thầy cô giáo và các bạn để chuyên đề này được hoàn thiện và có tính ứng dụng cao hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS.Phan Hữu Nghị cùng các cán bộ công nhân viên Công ty Khai Quốc đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Nguyễn Hồng Nhung Tài chính doanh nghiệp Pháp 48 2 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS.Phan Hữu Nghị Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGÂN QUỸ CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Khái quát chung về ngân quỹ 1.1.1 Tài chính doanh nghiệp và quản lý tài chính doanh nghiệp Tài chính là phạm trù kinh tế, phản ánh các quan hệ phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị. Tài chính nói chung là các hoạt động liên quan đến việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ trong nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu của các chủ thể ở mỗi điều kiện nhất định. Tài chính doanh nghiệp là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tài chính, tại đây nguồn tài chính xuất hiện và đồng thời cũng là nơi thu hút trở lại phần quan trọng các nguồn tài chính khác. Tài chính doanh nghiệp là hoạt động liên quan đến việc huy động hình thành nên nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn đó để tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản của doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu đề ra là tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu doanh nghiêp. Qua định nghĩa này có thể thấy tài chính doanh nghiệp liên quan tới ba loại quyết định chính, đó là: - Quyết định đầu tư: là những quyết định liên quan đến tổng giá trị tài sản và giá trị từng loại tài sản (tài sản lưu động và tài sản cố định) cần có và tỷ lệ hợp lý giữa các bộ phận tài sản trong doanh nghiệp. Ví dụ như: quyết định đầu tư tài sản cố định – mua sắm trang thiết bị mới, xây dựng nhà xưởng…; quyết định đầu tư tái sản lưu động – tồn kho, tồn quỹ… ; hay các quyết định sử dụng đòn bẩy hoạt động, điểm hòa vốn. Đây là quyết định quan trọng nhất trong các quyết định của tài chính doanh nghiệp vì nó mang lại giá trị mới cho doanh nghiệp. Nếu quyết định đúng sẽ làm gia tăng giá trị doanh nghiệp, nếu sai sẽ làm thiệt hại giá trị tài sản của chủ sở hữu. - Quyết định nguồn vốn: là các quyết định lựa chọn nguồn vốn nào để tài trợ cho các hoạt động của doanh nghiệp – nên sử dụng vốn ngắn hạn hay dài hạn, sử Nguyễn Hồng Nhung Tài chính doanh nghiệp Pháp 48 3 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS.Phan Hữu Nghị dụng nợ hay vốn chủ sở hữu (đòn bẩy tài chính). Ngoài ra, nó còn xem xét tỷ lệ lợi nhuận để lại tái đầu tư và phần để phân chia cổ tức. - Quyết định phân chia cổ tức: là việc quyết định sử dụng bao nhiêu lợi nhuận có được để tái đầu tư, bao nhiêu để chia cổ tức. Ngoài ra, còn phải xem xét xem công ty nên theo đuổi chính sách cổ tức như thế nào, chính sách đấy có ảnh hưởng gì tới giá trị công ty không. Theo một khía cạnh khác, tài chính doanh nghiệp được hiểu là những quan hệ giá trị giữa doanh nghiệp với các chủ thể trong nền kinh tế. Bao gồm: - Quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước (nghĩa vụ thuế…) - Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính (huy động vốn…) - Quan hệ giữa doanh nghiệp với các thị trường khác (thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường sức lao động…) - Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp (chính sách cổ tức, đầu tư…) Vì vậy, tài chính doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội, đến sự phát triển hay suy thoái của nền kinh tế. Sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường ngày nay với vô vàn các thử thách và cạnh tranh khốc liệt phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như môi trường kinh doanh, trình độ quản lý của các chủ doanh nghiệp, đặc biệt là quản lý tài chính. Quản lý tài chính là việc sử dụng các thông tin phản ánh chính xác tình trạng tài chính của một doanh nghiệp để phân tích điểm mạnh, điểm yếu của nó và lập các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch sử dụng nguồn tài chính, tài sản cố định và nhu cầu nhân công trong tương lai nhằm tối đa giá trị tài sản của chủ sở hữu. Vì vậy quản lý tài chính đã trở thành một hoạt động quan trọng và mang tính sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Việc quản lý tài chính bao gồm việc lập các kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn, đồng thời quản lý có hiệu quả vốn hoạt động thực của công ty. Đây là công việc rất quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp bởi vì nó ảnh hưởng đến cách thức và phương thức mà nhà quản lý thu hút vốn đầu tư để thành lập, duy trì và mở rộng công việc kinh doanh. Nguyễn Hồng Nhung Tài chính doanh nghiệp Pháp 48 4 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS.Phan Hữu Nghị Nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn có những biến động nhất định trong từng thời kỳ. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản trị tài chính là xem xét, lựa chọn cơ cấu vốn sử dụng sao cho tiết kiệm, hiệu quả nhất: • Quản trị tài chính trong doanh nghiệp phải tiến hành phân tích và đưa ra một cơ cấu nguồn vốn huy động tối ưu cho doanh nghiệp trong từng thời kỳ. • Quản trị tài chính phải thiết lập một chính sách phân chia lợi nhuận một cách hợp lý đối với doanh nghiệp, vừa bảo vệ được quyền lợi của chủ doanh nghiệp và các cổ đông, vừa đảm bảo được lợi ích hợp pháp, hợp lý cho người lao động; xác định phần lợi nhuận để lại từ sự phân phối này là nguồn quan trọng cho phép doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh mới, sản phẩm mới, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có mức độ tăng trưởng cao và bền vững. • Quản trị tài chính trong doanh nghiệp còn có nhiệm vụ kiểm soát việc sử dụng cả các tài sản trong doanh nghiệp, tránh tình trạng sử dụng lãng phí, sai mục đích. Có thể nói, nhiệm vụ của bộ phận quản trị tài chính, bộ não của doanh nghiệp, rộng hơn và phức tạp hơn rất nhiều so với bộ phận kế toán - thống kê. Người đứng đầu bộ phận quan trọng này được gọi là giám đốc tài chính (CFO). Trong các tập đoàn kinh tế đa quốc gia trên thế giới, giám đốc tài chính chịu trách nhiệm toàn bộ về mặt tài chính kế toán trước tổng giám đốc và quản trị tài chính là bộ phận chức năng quan trọng nhất trong các bộ phận chức năng của doanh nghiệp. 1.1.2 Ngân quỹ và vai trò của ngân quỹ trong hoạt động của doanh nghiệp 1.1.2.1 Ngân quỹ Ngân quỹ là quỹ tiền của một tổ chức được dựng để chi tiêu phục vụ cho các hoạt động của tổ chức đó. Ngân quỹ của doanh nghiệp được tạo thành từ tiền mặt và các chứng khoán thanh khoản. Tiền mặt (cash) được hiểu là tiền tồn quỹ, tiền trên tài khoản thanh toán của ngân hàng. Nó được sử dụng để trả lương, mua nguyên vật liệu, mua tài sản…và các chi tiêu khác hàng ngày của doanh nghiệp. Các chứng khoán thanh khoản là những khoản đầu tư vào chứng khoán các công ty có thể dễ dàng chuyển thành tiền mặt. Thông thường, chứng khoán thanh khoản có thời gian đáo hạn rất ngắn và là Nguyễn Hồng Nhung Tài chính doanh nghiệp Pháp 48 5 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS.Phan Hữu Nghị chứng khoán của các công ty mạnh, dễ dàng buôn bán, trao đổi trên thị trường, có khả năng chuyển thành tiền mặt nhanh và tốn ít chi phí. Ta có thể thấy rằng, các bộ phận tạo nên ngân quỹ - tiền mặt và các chứng khoán thanh khoản đều là các tài sản không hoặc ít sinh lãi nhưng bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải có ngân quỹ và thiết lập mức ngân quỹ tối ưu cho doanh nghiệp là mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý ngân quỹ. Vậy tại sao các công ty lại phải có ngân quỹ? Theo John Maynard Keynes, đú là do ba động cơ sau: • Động cơ giao dịch. Số tiền được nắm giữ nhằm đáp ứng các nhu cầu giao dịch xuất hiện trong hoạt động kinh doanh thường ngày của công ty, đó là việc chi trả các dòng tiền ra bất thường cũng như việc mua các tài sản cố định và hàng tồn kho theo kế hoạch. Số tiền cần thiết để đáp ứng các nhu cầu giao dịch chịu ảnh hưởng của một số nhân tố, ví dụ như lĩnh vực kinh doanh. Một công ty cung cấp các sản phẩm, dịch vụ mà nhu cầu về nó ổn định sẽ có thể dự đoán tương đối chính xác. Còn công ty cung cấp các sản phẩm, dịch vụ mà nhu cầu về nó biến động, như phần mềm, các sản phẩm công nghệ thì thường khó dự đoán được. • Động cơ dự phòng. Số tiền dự phòng là những tài sản có tính thanh khoản được dùng làm vùng đệm nhằm duy trì một cơ số tiền nhất định để đáp ứng những nhu cầu có khả năng phát sinh nhưng chưa được xác định cụ thể, đó là những chi tiêu phát sinh khi có những biến cố bất ngờ xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động thu chi bình thường của công ty, chẳng hạn do ảnh hưởng của yếu tố thời vụ khiến công ty phải chi tiêu nhiều cho việc mua hàng dự trữ trong khi tiền thu bán hàng chưa thu hồi kịp. Từ đây có thể thấy được tính dự đoán được của dòng tiền có thể ảnh hưởng tới số tiền cần nắm giữ của công ty thông qua việc phối hợp cùng lúc các khoản thu chi tiền mặt. Do mọi khả năng khi tiến hành sản xuất kinh doanh đều có thể xảy ra nên việc dự đoán dòng tiền trở nên khó chính xác, vì vậy mà ngân quỹ thường lớn hơn mức cần thiết. Bên cạnh tính dự đoán được của dòng tiền, động cơ dự phòng của việc giữ tiền bị ảnh hưởng bởi khả năng tiếp cận các nguồn vốn bên ngoài. Đặc biệt quan trọng phải kể đến những nguồn tiền mặt từ bên ngoài có thể dùng được khi công ty có nhu cầu. Mối quan hệ tốt với ngân hàng và các hạn mức tín dụng được xác định từ trước có thể làm giảm nhu cầu giữ tiền mặt vì động cơ dự phòng. Nguyễn Hồng Nhung Tài chính doanh nghiệp Pháp 48 6 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS.Phan Hữu Nghị • Động cơ đầu cơ. Tiền mặt có thể được nắm giữ nhằm sẵn sàng nắm bắt cơ hội đầu tư thuận lợi trong kinh doanh như mua nguyên vật liệu dự trữ khi giá thị trường giảm, hoặc khi tỷ giá biến động thuận lợi, hay mua các chứng khoán đầu tư nhằm mục tiêu góp phần gia tăng lợi nhuận của công ty. 1.1.2.2 Quản lý ngân quỹ Quản lý ngân quỹ là quản lý và điều chỉnh mức ngân quỹ của doanh nghiệp qua việc điều tiết các dòng tiền vào và ra. Quản lý ngân quỹ chính là quá trình quản lý thu, chi và đầu tư tiền mặt tạm thời một cách có hiệu quả. Đó là việc thu hồi nợ, kiểm soát chi tiêu, bù đắp ngân sách, dự báo nhu cầu tiền mặt của doanh nghiệp, đầu tư những khoản tiền nhàn rỗi. Sau đây là mô hình mô tả hệ thống quản lý ngân quỹ tại một doanh nghiệp: Sơ đồ 1.1: Hệ thống quản lý ngân quỹ Qua sơ đồ mô tả hệ thống quản lý ngân quỹ trên, ta thấy nổi bật lên các vấn đề liên quan tới quản lý ngân quỹ bao gồm: quyết định tồn quỹ, quản trị quá trình thu tiền mặt và đầu tư tiền mặt nhàn rỗi nhằm mục tiêu sinh lợi. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều được thực hiện thông qua trung gian là “tiền”. Để hoạt động liên tục thì doanh nghiệp phải luôn duy trì một mức ngân quỹ cần thiết. Ngân quỹ có tác động đến cả hai quá trình chủ yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; đó là: mua nguyên vật liệu đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Vì vậy quản lý ngân quỹ giữ vị trí quan trọng, có tính chất sống còn với mỗi doanh nghiệp. Nguyễn Hồng Nhung Tài chính doanh nghiệp Pháp 48 Chi tiền Tiền mặt Đầu tư Chứng khoán ngắn hạn Kiểm soát thông qua báo cáo thông tin Thu tiền 7 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS.Phan Hữu Nghị Khi tiến hành hoạt động quản lý ngân quỹ cần quan tâm tới các khoản mục có ảnh hưởng tới dòng tiền vào và dòng tiền ra của doanh nghiệp. Đó là: + Tiền mặt và các khoản tương đương tiền. + Các khoản phải thu: là số tiền khách hàng nợ công ty do mua chịu hàng hóa hoặc dịch vụ. + Hàng tồn kho: chỉ các nguyên liệu sản xuất, hoặc các sản phẩm đang trong quá trình sản xuất – sản phẩm dở dang, hoặc sản phẩm được mua hoặc sản xuất được được công ty giữ lại chờ để bán. + Các khoản phải trả: là các khoản doanh nghiệp chưa thanh toán cho nhà cung ứng và cung cấp dịch vụ hoặc lương của công nhân viên trong công ty mà doanh nghiệp . + Các khoản vay: là các khoản tín dụng của doanh nghiệp với các tổ chức tín dụng, các tổ chức cung cấp vốn nhằm phục vụ nhu cầu vốn cho doanh nghiệp bao gồm cả ngắn và dài hạn. + Các chi phí và thuế tới hạn trả: là các khoản nghĩa vụ của doanh nghiệp với các tổ chức khác, với Nhà nước đã hình thành nhưng chưa được thanh toán. 1.1.2.3 Nội dung quản lý ngân quỹ Ngân quỹ của doanh nghiệp được hình thành từ dòng tiền vào và dòng tiền ra. Vì vậy để hiểu được nội dung quản lý ngân quỹ, chúng ta hãy tìm hiểu về các dòng tiền của doanh nghiệp. Dòng tiền vào của doanh nghiệp (thu ngân quỹ) Lượng tiền mặt của một công ty có thể tăng bất thường từ một số nguồn bên ngoài. Tiền có thể thu được từ thị trường tài chính bằng việc bán các chứng khoán như trái phiếu, cổ phiếu…hoặc kí kết các hợp đồng tín dụng với các ngân hàng. Các dòng tiền này không diễn ra liên tục hàng ngày mà xuất hiện đứt quãng, lẻ tẻ. Nó là các khoản tiền lớn, xuất hiện khi ban giám đốc xác định các dự án lớn như: mở rộng thêm nhà máy, tung ra sản phẩm mới… từ đó nảy sinh các thỏa thuận tài trợ từ bên ngoài. Ngoài các dòng tiền vào bất thường từ bên ngoài, doanh nghiệp còn có các dòng tiền vào xuất phát từ những hoạt động nội bộ diễn ra một cách đều đặn. Trong dài hạn, nguồn tiền vào lớn nhất đến từ việc thu hồi các khoản phải thu và ở mức độ thấp hơn là đến từ việc bán hàng thu tiền mặt trực tiếp. Nhiều công ty sản xuất cũng thu tiền mặt Nguyễn Hồng Nhung Tài chính doanh nghiệp Pháp 48 8 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS.Phan Hữu Nghị thường xuyên từ việc thanh lý hàng tồn kho hoặc bán phế liệu. Nhiều khi các tài sản cố định cũng được các công ty thanh lý và do vậy tạo ra dòng tiền vào cho công ty. Dòng tiền ra của doanh nghiệp (chi ngân quỹ) Thông thường không phải lúc nào lượng tiền mặt của công ty cũng vừa hết so với nhu cầu chi tiêu hàng ngày. Khi tiền mặt dư thừa và trở nên nhàn rỗi, nó sẽ có thể được đầu tư vào việc mua chứng khoán khả mại. Khi tiền mặt trở nên thiếu hụt, một phần các chứng khoán khả mại sẽ được bán để thu tiền mặt. Bên cạnh đó, dòng tiền ra của doanh ngiệp cũng có thể xuất phát từ những lý do sau. Thứ nhất, tiền mặt được rút ra để trả cổ tức cho cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi; trả lãi cho các khoản vay nợ, các hợp đồng tín dụng với ngân hàng; hoàn trả số gốc vay của chủ nợ; trả lương cho cán bộ công nhân viên; các chi phí quản lý chi phí bán hàng và chi phí thuê ngoài; thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. Thứ hai, tiền mặt rút ra để đầu tư các tài sản cố định. Thứ ba, tiền mặt được tiêu dùng cho việc mua sắm hàng tồn kho một cách thường xuyên nhằm đảm bảo cho dòng thành phẩm liên tục được tào ra từ dây chuyền sản xuất. Một phần chi phí mua tài sản cố định được tính vào thành phẩm dưới dạng khấu hao, khoản chi phí này sẽ được thu hồi bằng việc bán ra các thành phẩm bởi vì giá bán thành phẩm đã được quy định nhằm thu lại toàn bộ chi phí sản xuất, trong đó có cả chi phí khấu hao. Một mục tiêu trong quản lý ngân quỹ của doanh nghiệp đó là giảm tốc độ chi tiêu để hạn chế dòng tiền ra. Hạn chế ở đây không có nghĩa là không chi tiêu hay đầu tư, mà đó là cách trì hoãn thanh toán tới các đối tượng cung cấp của doanh nghiệp nhằm tăng thời gian nắm giữ tiền của doanh nghiệp, lợi dụng các khoản tín dụng thương mại để tăng lượng tiền tranh thủ đầu tư kiếm lợi nhuận. Đó là việc thay vì dựng tiền thanh toán sớm các hóa đơn mua hàng, nhà quản trị tài chính nên trì hoãn việc thanh toán, nhưng chỉ trong phạm vi thời gian mà các chi phí tài chính, tiền phạt hay sự xói mòn vị thế tín dụng thấp hơn những lợi nhuận do việc chậm thanh toán đem lại. Hai chiến thuật nổi tiếng thường được sử dụng là tận dụng sự chênh lệch thời gian của các khoản thu, chi và chậm trả lương. Sau khi xác định được các dòng tiền vào, ra tạo thành ngân quỹ của doanh nghiệp thì để quản lý ngân quỹ được hiệu quả cần phải dự toán nhu cầu ngân quỹ của doanh nghiệp. Việc dự toán dòng tiền được thực hiện bằng cách đánh giá các dữ liệu tài chính do bộ phận sản xuất và tiếp thị của công ty cung cấp. Đó là việc dự báo dòng tiền vào Nguyễn Hồng Nhung Tài chính doanh nghiệp Pháp 48 9 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS.Phan Hữu Nghị và ra của doanh nghiệp trong một thời kì để lập ngân sách tiền mặt. Nếu dự toán được chính xác nhu cầu tiền mặt thì chúng ta sẽ giới hạn được tối đa nhu cầu vốn phải vay mượn do đó giảm chi phí tiền lãi tới mức tối thiểu – làm giảm đầu tư vào tiền mặt. Trước hết, chúng ta cần phải dự toán được dòng tiền vào của doanh nghiệp. Đó là dòng tiền sinh ra từ doanh thu bán hàng được dự toán từ các báo cáo cáo tài chính. Doanh thu thường trở thành các khoản phải thu trước khi trở thành tiền. Mỗi khách hàng, tùy vào quan hệ kinh doanh với doanh nghiệp mà có thời gian trả nợ khác nhau. Vì vậy, đa số các doanh nghiệp đều xác định thời gian trung bình để thu tiền về từ các khách hàng của mình. Từ đó, doanh nghiệp có thể dự đoán được lượng doanh thu sẽ chuyển thành tiền trong quý và bao nhiêu sẽ được chuyển thành tiền ở quý sau. Ta có công thức xác định cá khoản phải thu của khách hàng trong từng quý như sau: Các khoản phải thu cuối quý = Các khoản phải thu đầu quý + Doanh thu trong quý - Tiền bán hàng đã thu được trong quý Sau khi dự toán được dòng tiền vào ta tiếp tục dự toán các khoản chi ra của doanh nghiệp. Nội dung của những khoản chi tiêu – dòng tiền ra của doanh nghiệp bao gồm các khoản chi cho hoạt động sản xuất - kinh doanh, trả nợ vay, trả tiền vay, trả cổ tức, mua sắm tài sản cố định, đóng thuế và các khoản phải trả khác đã được trình bày ở trên. Từ đó, doanh ngiệp có thể dự đoán được nhu cầu tiền của mình. Qua đó nhà quản lý sẽ nắm được ngân quỹ dự toán sẽ thặng dư hay thâm hụt so với mức tồn quỹ tối ưu để ra quyết định. Việc dự đoán nhu cầu ngân quỹ trong doanh nghiệp hầu như chỉ dựa trên số liệu quá khứ, ít nhiều còn có những yếu tố không chắc chắn và mang tính dự báo nên có thể chênh lệch khá lớn so với thực tế khi một số yếu tố thực thay đổi so với quá khứ. Việc dự đoán hoàn toàn chính xác dòng tiền chỉ là một trường hợp lý tưởng không diễn ra trong thực tế. Tuy vậy, nó cũng giúp cho các nhà quản lý chủ động bố trí và sắp xếp các khoản thu chi trong từng thời kì hoạt động. Sau khi đã dự toán nhu cầu ngân quỹ, để có thể tính toán được mức tồn quỹ tối ưu ta phải lựa chọn các mô hình phù hợp. Mức tồn quỹ tối ưu là mức tồn quỹ mà công ty hoạch định lưu giữ dưới dạng tiền mặt (bao gồm tiền và các chứng khoán ngắn hạn). Quyết định mức tồn quỹ tối ưu tức là quyết định xem công ty sẽ thiết lập và duy trì bao nhiêu tiền mặt là hợp lý. Đây là nội dung chủ yếu của quá trình quản lý ngân quỹ. Khi Nguyễn Hồng Nhung Tài chính doanh nghiệp Pháp 48 10 [...]... động quản lý ngân quỹ Do vậy, trong quá trình lập và thực hiện kế hoạch ngân quỹ cần quan tâm tới các nhân tố này để mang lại lợi nhuận và s ối ưu nht o doanh nghiệp Ch ng 2 : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN QUỸ TẠI Nguyễn Hồng Nhung Tài chính doanh nghiệp Pháp 48 30 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS.Phan Hữu Nghị CÔNG TY TNHH TH 2.1 NG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ KHAI QUỐC Khái quátvề Công ty TNHH Th 2.1.1 ng mại. .. với công ty lớn, chi phí cơ hội giữ tiền mặt lớn hơn so với chi phí giao dịch chứng khoán ngắn hạn • Nhu cầu vay ngân hàng phụ thuộc vào ý muốn giữ tiền mặt ở mức thấp của ban quản lý Trên đây là toàn bộ nội dung của công tác quản lý ngân quỹ mà một nhà quản lý tài chính phải thực hiện khi muốn lập kế hoạch quản lý ngân quỹ cho doanh nghiệp mình Khi tiến hành công tác quản lý ngân quỹ, nhà quản lý luôn... các nhà quản lý tài chính trong doanh nghiệp muốn ra một quyết định hay áp dụng chính sách nào đó họ đều phải được thông qua từ chủ sở hữu doanh nghiệp và với chính sách quản lý ngân quỹ cũng vậy Vì vậy, quan điểm của chủ sở hữu doanh nghiệp về quản lý ngân quỹ và hiệu quả quản lý ngân quỹ có ảnh hưởng không nhỏ tới chính sách ngân quỹ của doanh nghiệp Nếu chủ sở hữu là người yêu thích tiền mặt và chỉ... 2.1.1 ng mại và Phát triển C ông nghệ Khai Quc Lịch sử hình thành và quá trình phát triể n Công ty TNHH Thương mại và Phát triển công nghệ Khai Quốc là một doanh nghiệp hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn, cung cấp và lắp đặt các thiết bị trình chiếu, thiết bị phục vụ giảng dạy, đào tạo, hội thảo và tích hợp hệ thống Được thành lập đầu năm 1999, rải qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển, v ới... hànự thành công và hiệu quả nhất Tên chính thức : CÔNG TY HH THƯƠNG MẠIVÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ KAI QUỐC Tên giao dịch : KHAI QUỐC TRADING & T ECHNOLOGY EVELOPMENT COMPANY LIMITED Tên viết tắt: KHAI QUOC CO., LTD Tài khoản số: 2807329 Ngân ng thương mại cổ phần Á Châu – Chi nhánh Hà Nội Nguyễn Hồng Nhung Tài chính doanh nghiệp Pháp 48 31 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS.Phan Hữu Nghị Trụ sở chính: Số –... lý ngân quỹ của doanh nghiệp 1.2.1 Khái niệm hiệu quả quản lý ngân quỹ Hiệu quả quản lý ngân quỹ thể hiện kết quả của quá trình quản lý ngân quỹ của doanh nghiệp đạt đã được mục tiêu ngân quỹ đề ra, có nghĩa là lượng ngân quỹ của doanh nghiệp ở mức hợp lý phù hợp với nhu cầu, đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp đó và phù hợp với chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra Nó bao gồm các chỉ tiêu giúp nhà quản. .. nghiệp Trình độ kĩ thuật công nghệ thực iện quản lý ngân quỹ Nguyễn Hồng Nhung Tài chính doanh nghiệp Pháp 48 Chuyên đề tốt nghiệp 25 GVHD: TS.Phan Hữu Nghị Quản lý ngân quỹ đòi hỏi nhà quản lý phải ra quyết định nhanh chóng nhất, chính xác nhất có thể để tiết kiệm thời gian và chi phí đồng thờinắm bắt được cơ hội đ ầu tư cho doanh nghiệp Do vậy, khi quản lý ngân quỹ, nhà quản lý phải cập nhật thường... cũng khiến cho ngân quỹ giảm Sự p t triển của thị trường tài chính Mọi hoạt động của doanh nghiệp ít nhiều cũng liên quan tớ sự vận động của thị trường tàic hính và chịu sự chi phối của nó Thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính và các định chế tài chính liên quan sẽ góp phần tạo ra sự đa dạng và phong phú các công cụ tài chính từ đó kích thích hoạt động đầu tư ngân quỹ phát triển Khi đó, việc... viên 8 12 20 ng và ngoài nưc Bảng 2.1 : Đội ngũ nhân viên Đơn vị: người Nguồn: Phòng H ành hính công y TNHH Thương mại và Phát triển công nghệ Khai Quốc Nguyễn Hồng Nhung Tài chính doanh nghiệp Pháp 48 34 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS.Phan Hữu Nghị Bên cạnh đào tạo về kiến thức và kĩ năng, Khai Quốc chú trọng vào nâng cao thái độ tinh thần làm việc theo hướng dịch vụ khách hàng Những giá trị về tính uyên... xuyên các thông tin về ngân quỹ Đó chính là các thông tin về các dòng tiền vào và ra của doanh nghiệp Để làm được việc này, các doanh nghiệp phải chú trọng đầu tư vào công nghệ, kỹ thuật hiện đại đặc biệt là công nghệ thông tin sao cho việc xử lý thông tin được diễn ra nha • hơn và đồng bộ hơn Chính sá tín dụng thương mại Ngân quỹ của doanh nghiệp được hình thành từ các khoản thu và chi trong quá trình . Công ty TNHH Thương mại và Phát triển Công nghệ Khai Quốc. Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề là thực trạng quản lý ngân quỹ tại Công ty TNHH Thương mại và Phát triển Công nghệ Khai Quốc trong. của công ty. 1.1.2.2 Quản lý ngân quỹ Quản lý ngân quỹ là quản lý và điều chỉnh mức ngân quỹ của doanh nghiệp qua việc điều tiết các dòng tiền vào và ra. Quản lý ngân quỹ chính là quá trình quản. Công ty TNHH Thương mại và Phát triển Công nghệ Khai Quốc. Chuyên đề gồm ba phần chính: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về ngân quỹ của doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng quản lý ngân quỹ tại Công

Ngày đăng: 20/05/2015, 12:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan