luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro bằng mô hình VaR và phương pháp sử dụng Copula điều kiện DH KINH TÊ QUỐC DÂN

86 631 2
luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro bằng mô hình VaR và phương pháp sử dụng Copula điều kiện DH KINH TÊ QUỐC DÂN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài nghiên cứu khoa học MỤC LỤC Đề tài nghiên cứu khoa học DANH MỤC BẢNG BIỂU - SƠ ĐỒ - HÌNH VẼ Đề tài nghiên cứu khoa học LỜI MỞ ĐẦU Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới giai đoạn 2007-2010 là cuộc khủng hoảng gây ra sự đổ vỡ hàng loạt các hệ thống ngân hàng, tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán trầm trọng và mất giá tiền tệ quy mô lớn bắt nguồn từ Hoa Kỳ và đã lan rộng ra nhiều nước trên thế giới. Cuộc khủng hoảng bùng phát từ cuối năm 2008 đã dẫn tới những sự đổ vỡ tài chính, suy thoái kinh tế, suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Những tác động này phần nào cũng đã gây ra những tổn thất cho nền kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam. Thị trường chứng khoán Việt Nam khép lại năm 2008 với kỷ lục tạo đáy của chỉ số VNIndex, đóng cửa tại mức 315.62 điểm, mất 605.45 điểm, tương đương giảm 65.33% so với phiên giao dịch đầu năm; giá trị vốn hóa thị trường từ mức 30 tỷ USD vào thời điểm đầu năm đã suy giảm chỉ còn 13 tỷ USD tính đến đầu tháng 12, tương đương 17% GDP. Sự đổ vỡ của thị trường chứng khoán Việt Nam đã gây ra những thiệt hại không nhỏ đối với các công ty niêm yết, các tổ chức tài chính, ngân hàng, và đặc biệt là các nhà đầu tư, những thiệt hại này nếu như được dự tính và đo lường từ trước phần nào có thể giảm thiểu được tổn thất xảy ra. Đứng trước những tổn thất, mất mát như vậy các tác nhân làm thế nào có thể nhận dạng, đo lường, kiểm soát được rủi ro để có thể phòng ngừa và giảm thiểu những rủi ro này, đó là vấn đề quản trị rủi ro. Vấn đề đo lường rủi ro đã được đề cập từ rất lâu trên thế giới trong các lĩnh vực thống kê, kinh tế và tài chính. Thuật ngữ VaR – (Value at Risk) đã được sử dụng rộng rãi trong khoa học kinh tế kể từ sau sự kiện thị trường chứng khoán sụp đổ năm 1987. Mô hình VaR được xem là một trong những phương pháp đo lường rủi ro thị trường của tài sản và danh mục trong lĩnh vực quản trị rủi ro. Đề tài “Quản trị rủi ro bằng mô hình VaR và phương pháp sử dụng Copula điều kiện” giới thiệu VaR như một công cụ để ước lượng trước giá trị tổn thất thị trường của danh mục 1 Đề tài nghiên cứu khoa học và tài sản, trong đó có sử dụng hàm Copula điều kiện trong xác suất mang lại tính chính xác cao so với các phương pháp tính VaR truyền thống, giúp các tổ chức và nhà đầu tư có thể dự báo mức độ tổn thất của danh mục và thực hiện phòng hộ rủi ro. Mục tiêu nghiên cứu: + Trình bày mô hình VaR trên phương diện lý thuyết cũng như ứng dụng trong quản trị rủi ro tài chính. + Trình bày một số phương pháp ước lượng mô hình VaR trong đó nhấn mạnh phương pháp sử dụng Copula điều kiện, đồng thời áp dụng tính toán trên nhóm cổ phiếu REE và SAM trên Thị trường chứng khoán Việt Nam. VaR là một giá trị đo mức độ tổn thất rất phổ biến, có vai trò trung tâm trong quản trị rủi ro, là một độ đo đơn giản nhưng khó để ước lượng. Lý thuyết Riskmetrics đưa ra để tính VaR. Đặc điểm của lý thuyết là thừa nhận các chuỗi lợi suất tài sản tuân theo quy luật phân phối chuẩn, hiệp phương sai (Covariance) cho biết mức độ phụ thuộc giữa các tài sản, phương sai (Variance) cho biết rủi ro của từng tài sản. Tuy nhiên, trong tài chính, điều kiện hàm phân phối của lợi suất tài sản tuân theo quy luật phân phối chuẩn là hiếm khi xảy ra. Lý thuyết Copula là một công cụ toán học rất mạnh cho hàm xác suất phân phối đồng thời do nó không bắt buộc các phân phối biên duyên phải là phân phối chuẩn, cho phép mở rộng xác định phân phối đồng thời cho n biến từ các hàm phân phối biên duyên của chúng và một hàm Copula. Đề tài tiếp cận hàm Copula trong xác suất, xem xét ứng dụng Copula điều kiện để ước lượng VaR của một danh mục gồm 2 tài sản trong trường hợp lợi suất của tài sản không tuân theo quy luật phân phối chuẩn, sau đó tiến hành so sánh phương pháp này với các phương pháp ước lượng VaR truyền thống. Đề tài được thực hiện với mục đích giới thiệu Copula như một phương pháp tiếp cận mới mẻ và mang tính chính xác cao khi ước lượng giá trị tổn thất, có 2 Đề tài nghiên cứu khoa học khả năng thực hiện trên danh mục gồm lượng lớn tài sản dựa vào đặc trưng của dạng Copula, và đặc biệt không cần quan tâm đến phân phối xác suất của các lợi suất tài sản trong danh mục. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng các phương pháp mô hình toán kinh tế, phân tích kinh tế lượng, lý thuyết xác suất, thiết lập code trong phần mềm MATLAB để tiếp cận và ước lượng về mặt định lượng mô hình VaR. Đối tượng nghiên cứu: Quá trình phân tích và ước lượng mô hình VaR đối với hai cổ phiếu REE và SAM sử dụng trong quản trị rủi ro danh mục. Phạm vi nghiên cứu: Diễn biến cổ phiếu REE và SAM trong giai đoạn 16/2/2006 đến thời điểm quyết định nắm giữ danh mục(20/2/2009) và ước lượng mô hình VaR trong giai đoạn 23/9/2009 đến 12/2/2010. Kết cấu đề tài: LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG I: QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA DANH MỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO BẰNG MÔ HÌNH VaR CHƯƠNG II: MÔ HÌNH VaR CỦA DANH MỤC CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH, SO SÁNH KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG TÀI LIỆU THAM KHẢO KẾT LUẬN PHỤ LỤC Phần phụ lục của nghiên cứu gồm toàn bộ quá trình kiểm định, ước lượng mô hình bằng các phần mềm kinh tế lượng, các thao tác thực hiện tính toán trên phần mềm MATLAB, các bộ code của MATLAB, kết quả ước lượng 250 giá trị VaR lợi suất thực hiện theo 3 phương pháp trong khoảng thời gian 23/9/2009 - 12/2/2010, và phần bổ sung thêm một kịch bản khác của danh mục nắm giữ. 3 Đề tài nghiên cứu khoa học CHƯƠNG I: QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA DANH MỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO BẰNG MÔ HÌNH VaR 1.1-RỦI RO TÀI CHÍNH VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH 1.1.1- KHÁI NIỆM RỦI RO VÀ RỦI RO TÀI CHÍNH Khái niệm về rủi ro có thể được hiểu đơn giản là những kết cục có thể xảy ra trong tương lai mà không được mong đợi. Đối với từng lĩnh vực nghiên cứu, rủi ro được định nghĩa theo từng cách khác nhau. Trong lĩnh vực quản trị rủi ro, thuật ngữ ‘Hiểm họa – Hazard’ được sử dụng để phản ánh một sự kiện mà có thể gây ra một thiệt hại và thuật ngữ ‘Rủi ro – Risk’ được hiểu đơn giản là xác suất để xảy ra một điều gì đó. Theo cách này, rủi ro chỉ phát sinh khi có sự không chắc chắn về mất mát xảy ra. Điều này có nghĩa là, đứng trước một quyết định hành động mà kết cục chắc chắn xảy ra mất mát thì không phải là rủi ro. Một kết cục mất mát không chắc chắn tức là điều này có thể xảy ra hoặc không, nhưng có tồn tại khả năng mất mát, gây thiệt hại cho người ra quyết định hành động. Trong lĩnh vực tài chính, rủi ro là một khái niệm đánh giá mức độ biến động hay bất ổn của giao dịch hay danh mục đầu tư. Rủi ro tài chính được quan niệm là hậu quả của sự thay đổi, biến động không lường trước được của giá trị tài sản hoặc giá trị các khoản nợ đối với các tổ chức tài chính và các nhà đầu tư trong quá trình hoạt động của thị trường tài chính. Như cách định nghĩa này, rủi ro được hiểu theo nghĩa rộng hơn, tất cả những sự thay, đổi biến động không lường trước được đều là những rủi ro, có thể những sự thay đổi này là gây thiệt hại hoặc có lợi cho người ra quyết định hành động. Rủi ro tiêu cực là những sự thay đổi, biến động không được mong chờ gây nên thiệt hại. Những kết cục không lường trước được mà có lợi cho người ra quyết 4 Đề tài nghiên cứu khoa học định gọi là rủi ro tích cực. 1.1.2-PHÂN LOẠI RỦI RO Trong tài chính, rủi ro có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, tùy thuộc vào nguyên nhân xảy ra rủi ro có thể phân loại các hình thức rủi ro tài chính như sau: - Rủi ro hệ thống (Systematic Risk): Rủi ro liên quan đến toàn bộ thị trường hay toàn bộ nền kinh tế. - Rủi ro kế toán (Accounting Risk): Rủi ro liên quan đến nghiệp vụ kế toán không phù hợp với một giao dịch, có thể xảy ra khi quy trình và quy định về kế toán thay đổi hay chưa được xây dựng. - Rủi ro tài chính (Financial Risk): Rủi ro liên quan đến những thay đổi của những nhân tố như lãi suất, giá cổ phiếu, giá hàng hóa và tỷ giá. - Rủi ro kinh doanh (Business Risk): Rủi ro liên quan đến hoạt động đặc trưng của doanh nghiệp. - Rủi ro mô hình (Model Risk): Rủi ro liên quan đến việc sử dụng mô hình không đúng hoặc không phù hợp, hoặc trong một mô hình tồn tại các sai số hoặc các giá trị đầu vào không đúng. - Rủi ro pháp lý (Regulatory Risk): Rủi ro xảy ra do các các giao dịch không đúng pháp luật. - Rủi ro quy mô (Quantity Risk): Rủi ro của một chiến lược phòng ngừa rủi ro trong đó nhà phòng ngừa rủi ro không biết được mình sẽ sở hữu hoặc bán bao nhiêu đơn vị tài sản giao ngay. - Rủi ro thanh khoản (Liquidity Risk): Rủi ro xảy ra do tính thanh khoản các tài sản không được thực hiện. - Rủi ro tín dụng (Default Risk): Rủi ro xảy ra do đối tác trong hoạt động tín dụng không có khả năng thanh toán. - Rủi ro hoạt động: Rủi ro phát sinh do con người hoặc do kỹ thuật gây 5 Đề tài nghiên cứu khoa học ra các sự cố. Khi đề cập đến rủi ro tài chính người ta thường quan tâm đến rủi ro tài chính, rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng. Trong đề tài này, chúng ta tập trung vào rủi ro tài chính liên quan đến những thay đổi của giá cổ phiếu. 1.1.3-TỔN THẤT TÀI CHÍNH Những thiệt hại đối với nhà đầu tư do rủi ro tài chính gọi là tổn thất tài chính (Financial Loss). Khi xảy ra rủi ro tài chính, hậu quả rất khó lường và nếu các tổ chức tài chính, chính phủ không có đối sách hữu hiệu sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của toàn bộ nền kinh tế. Nếu các tổn thất xảy ra đối với nhiều nhà đầu tư thì có thể dẫn đến khủng hoảng, đổ vỡ của các định chế và tồi tệ hơn là của chính thị trường tài chính (Financial Crash, Crisis). 1.1.4-QUẢN TRỊ RỦI RO (RISK MANAGEMENT) Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro. Quản trị rủi ro bao gồm các nội dung: - Nhận dạng – phân tích – đo lường rủi ro; - Kiểm soát – phòng ngừa rủi ro; - Tài trợ rủi ro trường hợp xuất hiện rủi ro; Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các hoạt động kinh doanh của tổ chức. Hoạt động nhận diện rủi ro nhằm phát triển các thông tin về nguồn gốc rủi ro, các yếu tố mạo hiểm, hiểm họa, đối tượng rủi ro và các loại tổn thất. Nhận dạng rủi ro bao gồm các công việc theo dõi, xem xét nghiên cứu môi trường hoạt động và toàn bộ mọi hoạt động của tổ chức nhằm thống kê được tất cả các rủi ro, không chỉ những loại rủi ro đã và đang xảy ra, mà còn dự báo được các dạng rủi ro mới có thể xuất hiện với tổ chức, 6 Đề tài nghiên cứu khoa học trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro thích hợp. Phân tích rủi ro là quá trình xác định nguyên nhân gây ra rủi ro, trên cơ sở đó có thể tìm ra được biện pháp phòng ngừa. Không phải mỗi rủi ro chỉ do một nguyên nhân gây ra, mà thường là do nhiều nguyên nhân, vì vậy quá trình này là một quá trình phức tạp. Đo lường rủi ro: là quá trình đánh giá, ước lượng đo đạc mức thiệt hại khi rủi ro xảy. Công việc trọng tâm của quản trị rủi ro là kiểm soát rủi ro. Đây là quá trình sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược, các chương trình hoạt động…để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi có thể xảy ra với các tổ chức. Các biện pháp kiểm soát rủi ro được chia thành các nhóm sau: - Phòng tránh rủi ro: là việc né tránh các hoạt động hoặc những nguyên nhân là phát sinh tổn thất, mất mát có thể có. - Ngăn ngừa tổn thất: là sử dụng các biện pháp để giảm thiểu số lần xuất hiện các rủi ro và giảm mức độ thiệt hại do rủi do mang lại. - Giảm thiểu tổn thất: là các biện pháp giảm thiểu những thiệt hại, mất mát do rủi ro mang lại. - Chuyển giao rủi ro: là quá trình chuyển giao tài sản hoặc hoạt động cho người khác hoặc tổ chức khác; là quá trình chuyển rủi ro thông qua con đường ký hợp đồng với tổ chức khác, trong đó quy định chỉ chuyển giao rủi ro, không chuyển giao tài sản cho người nhận rủi ro (chẳng hạn như hoạt động bảo hiểm). - Đa dạng hóa rủi ro: là hoạt động gần giống phân tán rủi ro, đa dạng hóa rủi ro thường được sử dụng trong hoạt động của doanh nghiệp, nhà đầu tư, như: đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa mặt hàng, đa dạng hóa đối tác… 7 Đề tài nghiên cứu khoa học để phòng chống rủi ro. Rủi ro là bất thường, đa dạng, do nhiều tác nhân sinh ra, bất kỳ lúc nào, khi nào. Do đó, dù phòng bị kỹ đến đâu, dù kiểm soát rủi ro chặt chẽ cách nào thì cũng không thể tránh né, ngăn chặn hết tất cả những tổn thất. Người ta chỉ có thể giảm thiểu, ngăn chặn bớt chứ không thể né tránh, tiêu diệt hết những hậu quả xấu. Vì vậy, một khi tổn thất xảy ra, trước hết cẩn theo dõi, đánh giá tổn thất, tiếp đó cần có những biện pháp xử lý rủi ro thích hợp. Các biện pháp này chia làm 2 nhóm: - Tự khắc phục rủi ro: là phương pháp mà cá nhân, tổ chức bị rủi ro tự mình thanh toán các tổn thất. Nguồn bù đắp rủi ro là nguồn tự có của chính cá nhân, tổ chức đó, cộng với các nguồn mà cá nhân, tổ chức đó đi vay và có trách nhiệm hoàn trả. Để có thể tự khắc phục rủi ro một cách có hiệu quả thì lập các quỹ dự phòng và lập các kế hoạch tài trợ tổn thất một cách khoa học. - Chuyển giao rủi ro: đối với những tài sản đã mua bảo hiểm thì sẽ nhận được khoản bồi thường khi rủi ro xảy ra. Quản trị rủi ro tài chính là hoạt động tạo ra giá trị kinh tế trong một công ty bằng cách sử dụng các công cụ tài chính để quản lý các rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường. Rủi ro tài chính quan tâm đến những rủi ro phát sinh từ thu đổi ngoại tệ, cổ phiếu, tính thanh khoản, rủi ro lạm phát…Tương tự như quản trị rủi ro chung, quản trị rủi ro tài chính đòi hỏi việc xác định nguồn của nó, đo đạc và lập kế hoạch giải quyết chung. Quản trị rủi ro tài chính xác định trên cả hai mặt định tính và định lượng. Biện pháp thông thường thực hiện quản trị rủi ro tài chính là sử dụng các công cụ tài chính chẳng hạn như các sản phẩm phái sinh. Mô hình VaR – (Value at Risk) là một trong những phương pháp đo lường rủi ro thị trường của tài sản, danh mục. Đề tài quan tâm đến rủi ro trong một danh mục đầu tư phát sinh từ sự thay đổi giá cổ phiếu trên thị trường, 8 [...]... giá trị của cổ phiếu Sử dụng mô hình VaR như một cách đo lường và cảnh báo sớm những tổn thất về mặt giá trị của danh mục khi giá của mỗi cổ phiếu biến động giúp nhà đầu tư ước lượng mức độ tổn thất và thực hiện phòng hộ rủi ro 1.2 -VaR VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG 1.2.1-Nguồn gốc ra đời và quá trình phát triển Vấn đề về đo lường rủi ro đã được đề cập từ rất lâu trong các lĩnh vực thống kê, kinh tế và. .. 17 mô hình cho phép ước lượng VaR cho danh mục tài sản này goi là mô hình VaR phi tham số Trong khi chúng ta không thể xác định được hàm phân bố xác xuất của chuỗi lợi suất rt , có thể sử dụng số liệu quan sát của rt và các phương pháp ước lượng trong kinh tế lượng hoặc mô phỏng để ước lượng phân bố xác suất và để ước lượng mức phân vị tại một mức ý nghĩa cho trước Mô hình Historical Simulation (Mô. .. 4000$ là 5% trong trường hợp xấu nhất: VaR( 1 tháng , 95%) = 4000$ Trong toán tài chính và quản trị rủi ro tài chính, VaR là một giá trị sử dụng rộng rãi đo độ rủi ro mức độ tổn thất trên một danh mục tài sản tài chính nhất định Cho một danh mục, xác suất và khoảng thời gian không đổi, VaR Đề tài nghiên cứu khoa học 12 được định nghĩa như một giá trị ngưỡng sao cho xác suất để tổn thất danh mục trong khoảng... là VaR( k, α) và mang giá trị âm Như vậy ta có P( ∆V (k ) ≤ VaR( k, α)) = α Từ điều này rút ra ý nghĩa của VaR( k, α) - nhà đầu tư nắm giữ một danh mục P và sau một chu kỳ k, với độ tin cậy (1- α)100%, nhà đầu tư khả năng tổn thất một khoản sẽ bằng VaR( k, α) trong điều kiện hoạt động bình thường 1.2.3.3-Các giả thiết Thông thường giá trị rủi ro (VaR) phụ thuộc vào các giả định sau đây (trừ một số phương. .. trừ một số phương pháp tiếp cận VaR phi tham số như Monte Carlo 1.2.4-Các mô hình VaR trong thực hành Trong thực tế các giả thiết để tính VaR thường xuyên bị vi phạm Người ta luôn muốn tìm giá trị VaR, ước tính được giá trị này càng gần giá trị tổn thất trong thực tế nhất Dưới đây là các mô hình VaR dần được cải thiện để dần cải thiện cho các giả thiết bị vi phạm ∆V (k ) Lợi suất danh mục trong chu kỳ... hàng lớn và các đại lý đã tuân thủ bằng cách bao gồm cả thông tin về VaR trong các ghi chú báo cáo tài chính của họ Tổ chức Ngân hàng Quốc tế đã công bố “Hiệp định Basel II”, bắt đầu từ năm 1999 và gần như hoàn thiện cho đến ngày nay, đã thúc đẩy hơn nữa việc sử dụng VaR trong quản trị rủi ro VaR đã trở nên một biện pháp hàng đầu để đo lường tổn thất thị trường, và những tiếp cận tương tự như VaR cũng... và tài chính Quản trị rủi ro tài chính đã trở thành một mối quan tâm cho các cơ quan quản lý và điều hành tài chính trong suốt thời gian dài Các nghiên cứu trong quá khứ đã chứng tỏ người ta đã muốn tiếp cận giá trị tổn thất từ rất lâu, nhưng nó không được định nghĩa một cách chính xác cho đến cuối thập niên 1980 Thuật ngữ VaR (Giá trị rủi ro - Value at Risk) đã được sử dụng rộng rãi và thực sự trở... = ∑ wi ri ; σ p = W VW Trong trường hợp các chuỗi lợi suất là các chuỗi dừng, có thể xác định kỳ vọng và phương sai danh mục theo công thức trên để tìm giá trị VaR lợi suất Trường hợp các chuỗi lợi suất là các chuỗi không dừng, ta cần tiếp cận mô hình RiskMetrics để ước lượng VaR 1.2.4.2.a -Mô hình RisMetris Mô hình VaR- Risk được ngân hàng JP Morgan công bố vào năm 1995 Mô hình này quan tâm đến các... dựa trên tính chất của hàm Copula điều kiện Sau đó tiến hành mô phỏng Monte Carlo để ước tính VaR của danh mục 1.3 -COPULA VÀ Ý NGHĨA 1.3.1-Tiếp cận hàm Copula Trong các phương pháp ước lượng VaR truyền thống, chúng ta luôn phải tôn trọng giả thiết lợi suất của các tài sản tuân theo quy luật phân phối chuẩn Tuy nhiên, trong thực tế lại hiếm có khi nào xảy ra giả thiết này Một điều đặt ra là khi giả thiết... bình mẫu ta sử dụng hàm AVERAGE, phương sai mẫu ta dùng hàm VAR, để xác định hiệp phương sai của 2 tài sản sử dụng công cụ Data Analysis trong phần mềm Excel Chuỗi µ 750+ j , σ 750 + j , j = 0 ÷ 249 thu được từ việc sử dụng các hàm trên có thể giúp tính được giá trị VaR lợi suất tại thời điểm t = 751+j với j = 0 ÷ 249 theo công thức (2): VaRrp (1ngày , (1 − α )100%) = µ + N −1 (α )σ Trong đó với các . phương pháp đo lường rủi ro thị trường của tài sản và danh mục trong lĩnh vực quản trị rủi ro. Đề tài Quản trị rủi ro bằng mô hình VaR và phương pháp sử dụng Copula điều kiện giới thiệu VaR. DANH MỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO BẰNG MÔ HÌNH VaR 1.1-RỦI RO TÀI CHÍNH VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH 1.1.1- KHÁI NIỆM RỦI RO VÀ RỦI RO TÀI CHÍNH Khái niệm về rủi ro có thể được hiểu đơn. cũng như ứng dụng trong quản trị rủi ro tài chính. + Trình bày một số phương pháp ước lượng mô hình VaR trong đó nhấn mạnh phương pháp sử dụng Copula điều kiện, đồng thời áp dụng tính toán

Ngày đăng: 20/05/2015, 08:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan