VĂN hóa GIAO TIẾP ỨNG xử của GIỚI TRẺ HIỆN NAY

30 26.8K 66
VĂN hóa GIAO TIẾP ỨNG xử của GIỚI TRẺ HIỆN NAY

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

VĂN HÓA GIAO TIẾP ỨNG XỬ CỦA GIỚI TRẺ HIỆN NAY Văn hoá ứng xử của người việt đã được hình thành trong quá trình giao tiếp qua 4000 năm dựng nước và giữ nước. Cái đẹp trong văn hoá ứng xử được cha ông ta lưu giữ, truyền lại từ đời này sang đời khác. Ngày nay mặc dù xã hội đã có nhiều thay đổi nhưng giao tiếp ứng xử vẫn có tầm quan trọng đặc biệt. Nó tạo nên các mối quan hệ đẹp có văn hóa, có đạo đức trong cộng đồng dân cư, trong tình bạn trong tình yêu, trong gia đình, trong nhà trường, trong kinh doanh, đàm phán thương lượng khi có những bất đồng có thể dẫn đến xung đột.

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HỒ CHÍ MINH KHOA THƯƠNG MẠI DU LỊCH oOo TIỂU LUẬN MÔN HỌC: TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG ĐỀ TÀI: VĂN HÓA GIAO TIẾP ỨNG XỬ CỦA GIỚI TRẺ HIỆN NAY Lớp: GVHD: TS Phan Thị Tố Oanh Nhóm: 1 BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ ĐÁNH GIÁ ĐIỂM PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài STT Họ và tên Mã số SV Nội Dung phân công Thời gian thục hiện Kết quả thực hiện Điểm 1 Vũ Đình Phương Anh 14026761 Thực trạng của vấn đề trong nền giáo dục 4 tuần Tốt 8 2 Cao Minh Duy 14076671 Tổng hợp World,nguyên nhân,Thực trạng của vấn đề rên mạng xã hội 4 tuần Tốt 9 3 Trần văn Điền 14049881 Phần mở đầu, Thực trạng của vấn đề nơi công cộng 4 tuần Tốt 8 4 Lê Thị Ngoc Hân 14091091 Lời mở đầu,kết luận,nguyên nhân, biện pháp 4 tuần Tốt 9 5 Lâm Trần Hữu Khanh 14074671 Biện pháp 4 tuần Tốt 8 6 Thái Lý như Lê 14090161 Hành vi ứng xử văn hóa trong giới trẻ 4 tuần Tốt 8 7 Nguyễn Thị Nguyên thảo 14129931 Khái niệm và video 4 tuần Tốt 8 8 Ngô Thị Thùy 14053601 Khái niêm và hình ảnh 4 tuần Tốt 8 2 Văn hoá ứng xử của người việt đã được hình thành trong quá trình giao tiếp qua 4000 năm dựng nước và giữ nước. Cái đẹp trong văn hoá ứng xử được cha ông ta lưu giữ, truyền lại từ đời này sang đời khác. Ngày nay mặc dù xã hội đã có nhiều thay đổi nhưng giao tiếp ứng xử vẫn có tầm quan trọng đặc biệt. Nó tạo nên các mối quan hệ đẹp có văn hóa, có đạo đức trong cộng đồng dân cư, trong tình bạn trong tình yêu, trong gia đình, trong nhà trường, trong kinh doanh, đàm phán- thương lượng khi có những bất đồng có thể dẫn đến xung đột. Giao tiếp ứng xử có văn hoá, có đạo đức là cơ sở để có những mối quan hệ thân thiện trong cộng đồng, quan hệ tình nghĩa trong gia đình, quan hệ hợp tác trong kinh doanh là cơ sở để tạo ra mội trường xã hội có lơi cho sức khoẻ của con người. Trong cuộc sống hàng ngày người Việt Nam luôn quan tâm đến vấn đề giao tiếp, người Việt Nam do thiên về tình hơn về lý nên khi giao tiếp con người luôn đề cao vai trò của việc xử dụng ngôn ngữ đẻ đảm bảo cho sự đoàn kết nhất trí, cho cuộc sống vui vẻ hài hoà. Vì vậy ca dao Việt Nam có câu: “Lời nói chăng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau’’ Người Việt Nam luôn nhắc nhở nhau khi giao tiếp, nói năng phải cân nhắc lựa chọn, tránh kiểu hành xử khiếm nhã làm mất lòng người khác. Ông cha ta luôn dạy con cháu: “Ăn phải nhai nói phải nghĩ” Hơn nữa người Việt luôn coi trọng nghĩa tình, những lúc khó khăn, có công có việc người ta đến với nhau vì tình chứ không phải vì vật chất, nên trong văn hoá ứng xử Người Việt rất coi trọng tinh thần, đặt tinh thần lên hàng đầu. Thế nhưng chúng ta không còn xa lạ gì và cũng có thể là khá dễ dàng bắt gặp chuyện các bạn trẻ chửi thề, nói tục và có vẻ như khó có thể cứu chữa bởi những ngôn từ ấy đã trở thành một thói quen, đã ăn sâu vào trong tiềm thức của họ. Việc để thay đổi một thói quen quả thật là một câu chuyện không phải là dễ dàng, đặc biệt khi điều này lại 3 không nhận được sự giáo dục từ những người xung quanh hay xã hội. Chỉ cần chúng ta bỏ ra một chút thời gian nhỏ để ghé thăm một số chatroom, forum trực tuyến, một số mạng xã hội chúng ta sẽ không khó bắt gặp những lời lẽ thiếu văn hoá, miệt thị lẫn nhau, giới trẻ đưa lên và đăng tải các ngôn từ, hình ảnh mang tính phản cảm, thiếu văn hoá đối với người đọc và những người xem nó. Đó là chuyện trên các trang mạng, còn trên thực tế thì sao? Chúng ta trong cuộc sống hằng ngày đâu đó vẫn bắt gặp các câu nói tục tĩu, không có tính giáo dục lành mạnh mà nó không phải xuất phát từ chính ai khác mà nó được xuất phát ra từ chính những người lớn, những người lẽ ra phải làm gương, giáo dục thế hệ trẻ, nhưng chính họ lại là những người tiếp tay cho thói quen xấu. Họ làm như vậy là đăng từng ngày, từng giờ làm vấn bẩn tâm hồn trẻ thơ, làm hỏng đi thế hệ trẻ tương lai của đất nước. Những câu chuyện trên chỉ là một trong hàng ngàn những trường hợp bạn hoặc tôi đã từng được chứng kiến và thấy nó diễn ra như vậy. Nhất là trong vài năm trở lại đây, khi mà công nghệ thông tin bùng nổ đến mức chóng mặt, nhà nhà làm website, người người lập forum, xu thế mạng xã hội Facebook bùng nổ; rồi các câu lạc bộ hoạt động tình nguyện mọc lên như nấm sau mưa, thì văn hóa ứng xử của một bộ phận giới trẻ, nhất là học sinh -sinh viên lại càng trở lên đáng quan tâm và cho thấy sự xuống dốc về đạo đức của một bộ phận giới trẻ. Có những bạn trẻ, tham gia tình nguyện và công tác xã hội rất nhiệt tình nhưng lại quên đi cái quan trọng nhất đó là “rèn luyện đạo đức”. Những chuyện tưởng chừng như rất nhỏ ấy lại thể hiện một tầm nhận thức thiển cận, một chuẩn văn hóa thấp kém khiến chúng ta không được xã hội đánh giá cao. Và cũng thật đáng buồn là có một số bạn trẻ tự cho mình cái quyền “muốn phát ngôn thế nào cũng được” và nguỵ biện rằng “lời nói là của mình, không ai có thể cấm đoán được”. Cho dù bạn có thể là người học rất giỏi, nhưng nếu thiếu đi cái “đạo đức chuẩn mực” của người Việt thì cũng trước sau gì xã hội cũng không thể chấp nhận và sẽ chẳng bao giờ được xã hội và mọi người đánh giá cao. 4 Vậy những "trụ cột của nước nhà”, là “hy vọng của quốc gia”, là “tương lai của đất nước”. Vậy thì Việt Nam ta rồi sẽ đi về đâu, nếu như với một thế hệ trẻ “thừa” kiến thức nhưng lại “thiếu” văn hóa ? Thế nên đề tài "Văn hóa giao tiếp ứng xử của thanh niên hiện nay có ý nghĩa định hướng cách xưng hô giao tiếp, thái độ hành vi, cử chỉ của thanh niên cho phù hợp với bản sắc dân tộc; đồng thời góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh qua lớp từ xưng hô và thái độ. Với mong muốn đóng góp một phần sức lực nhỏ bé của mình trong sự nghiệp phát triển của cộng đồng giới trẻ nhằm mang lại sự đóng góp tích cự cho đất nước. Trong môn học này, nhóm chúng em đã chọn đề tài tiểu luận: “Văn hoá giao tiếp - ứng xử của giới trẻ hiện nay” với việc tìm hiẻu thực trạng của vấn đề cùng với mong muốn làm rõ phần nào vai trò của văn hoá giao tiếp - ứng xử trong đờ sống của mọi con người việt nam nói chung và của giới trẻ nói riêng.Đồng thời thông qua việc tìm hiểu, đánh giá khách quan về thực trạng văn hoá giao tiếp - ứng xử trong trong cộng đồng giới trẻ,chúng em mong muốn đưa ra một số giải pháp cải thiện, nhằm phát huy hơn nữa yếu tố văn hoá giao tiếp - ứng xử trong sự phát triển của đất nước. 2. Tinh cấp thiết của đề tài Thanh niên là lực lượng trụ cột, lực lượng kế thừa của bất kì địa phương hay quốc gia nào. Giao tiếp ứng xử trong thanh niên thể hiện nhận thức và ý thức của các bạn về đạo đức, văn hóa và truyền thống thể hiện đạo đức , lối sống và văn hóa của những thế hệ tiếp theo. Giao tiếp , ứng xử kém thể hiện văn hóa, đạo đức kém và ngược lại. Những thế hệ làm chủ tương lai, vận mệnh đất nước coa những khiếm khuyết về văn hóa, đạo đức thì sẽ tác động thế nào đến các mục tiêu xây dựng, phát triển khác, đó là điều không ccần nói chắc ai cũng có thể nhận biết. Vì vậy, công tác giáo dục, đạo đức lối sống, mà trước mắt là giáo dục cho các bạn cá kiến thức và sự nhận thức đúng đắn về giao tiếp ứng xử là dựa trên nền tảng văn hóa, đạo đức truyền thống tốt đẹp là yêu cầu vô cùng cấp thiết hiện nay 5 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu như sách, báo, thời sự - Phương pháp quan sát - phương pháp tìm kiếm thông tin qua internet 4. Ý nghĩa nghiên cứu Đề tài vừa mang tính khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn trong việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến văn hoá giao tiếp ứng xử. Cụ thể là vấn đề văn hoá giao tiếp ứng xử trong hoạt động học tập và làm việc của các sinh viên trường Đại học Công Nghiệp TP.Hồ Chí Minh, để mỗi bạn sinh viên hiểu đƣợc ý nghĩa của văn hoá giao tiếp - ứng xử trong việc học tập cũng như trong các phong trào nhằm mang lại những mối quan hệ tốt đẹp, và đạt hiệu quả cao. PHẦN NỘI DUNG 1. Khái niệm 1.1. Khái niệm về văn hóa -Văn hoá là một trong những mặt cơ bản của đời sống xã hội -Là một hệ thống ( các giá trị, các cơ cấu, các kỹ thuật, thể chế các tư tưởng ) được hình thành trong quá trình lao động sáng tạo của con người, được bảo tồn và truyền lại cho các thế hệ sau. -Hệ thống văn hoá có chức năng như 1 khuôn mẫu chuẩn mực các hành vi xã hội. Tóm lại : vă hoá là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của các cá nhân và các công động trog quá khư và hiện tại. Qua các thế hệ, hoạt động sáng tạ ấy đã hình thành nên hệ thống các giá trị, các truyề thống và thị hiếu- những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc. 6 1.2. Khái niệm về văn hóa giao tiếp ứng xử “Ứng xử” là từ ghép gồm “ứng” và “xử”. trong đó “ứng” là ứng đối ứng phó,”xử” là xử lý,xử thế, xử sự. Ứng xử là phản ứng của con ngườ đối với sự tác động của người khác đến mình trong một tình huống cụ thẻ nhất định. Ứng xử là một biểu hiện của giao tiếp, Nó là sự phản ứng của con người trước sự tác động của người khác vói mình trong một tình huống cụ thể được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người nhằm đạt két quả tốt trong mói quan hệ giữa con người vối nhau. Ứng xử của con người được quy định bởi các chuẩn mực xã hội rõ rệt. Xét trên bình diện nhân cách thì bản chất của ứng xử chính là những đặc ddiemr tính cách của cá nhân được thể hiện qua hệ thống thái độ, hành vi, cử chỉ và cách nói năng của cá nhân với những người xung quanh, Ta có thể hiểu: Văn hóa ứng xử là thế ứng xử, là xự thể hiện triết lí sống, các lối sống,lói suy nghĩ, lối hành động của một cộng đồng người, trong việc ứng xử và giải quyết những mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội từ vi mô (gia đình) đến vĩ mô(xã hội). Văn hóa ứng xử là một trong những yêu cầu quan trọng của giao tiếp có văn hóa. Nó góp phân thể hiện hành vi đạo đức, diện mạo nhân cách của cá nhân trong xã hội. văn hóa ứng xử mang trong nó những giá trị đạo đức, thẩm mỹ phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc, là sự kết tinh giữa cái truyền thống và hiện đại,cái dân tộc và cái quốc tế. Nó mang tính chuẩn mực cho nhiều thế hệ, trở thành một quy ước chung, nếp sống của mỗi cá nhân, mỗi cộng đòng, mỗi dân tộc. Tuy nhiên , văn hóa ứng xử của mỗi cá nhân là khác nhau. Vì nó được hình thành trong quá trình học tập, rèn luyện và trưởng thành của mỗi cá nhân trong xã hội . Văn hóa ứng xử phải được nhìn nhận từ ít nhất dưới chiều kich của con người: quan hệ với tự nhiên, quan hệ với xã hội, quan hệ voái chính bản than mình và quan hệ với tổ tiên con cháu. 7 Văn hóa ứng xử trong nàh trường là quan niệm,thái độ và cach thức của mỗi cá nhân hây một tập thể trong việc tiếp cận và xử lý những mối quan hệ voái các đối tác trong quá trình thuwch hiện nhiệm vụ của nhà trường. văn hóa ứng xử gần như bao trùm lên toàn bộ các cấu trúc của văn hóa học đường, từ văn hóa vật thể đến văn hóa phi vật thể, từ văn hóa nói đén văn hóa viết, từ văn hóa giao tiếp đến văn hóa xử lý công việc, Hơn đâu hết, văn hóa ứng xử xuất hiện thường xuyên nhất cả về không gian và thời gian trong nhà trường. Văn hoá ứng xử gồm 2 chữ tâm và nhẫn, tâm là đạo đức , tình cảm, là lý trí, nhẫn là sự nhẫn nhịn, nhường nhịn. được biểu hiện qua hình thái : văn hoá nói và văn hoá hành động. 2. Hành vi ứng xử văn hóa trong giới trẻ Thanh niên đang đối mặt nhiều khó khăn trong việc lựa chọn những giá trị mới vừa phù hợp truyền thống của dân tộc vừa đáp ứng xu hướng phát triển của xã hội hiện đại, nhất là việc lựa chọn hành vi ứng xử trong cuộc sống, trong học tập, công tác và các mối quan hệ xã hội. Ứng xử như thế nào để được coi là người có văn hóa và làm thế nào để hướng giới trẻ tới ứng xử có văn hóa? Đây là vấn đề cấp thiết đặt ra, đòi hỏi chúng ta cần có sự nhìn nhận nghiêm túc và khách quan. Ứng xử là một biểu hiện của giao tiếp, là sự phản ứng của con người trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người nhằm đạt kết quả tốt trong mối quan hệ giữa con người với nhau. Xét trên bình diện nhân cách thì bản chất của ứng xử chính là những đặc điểm tính cách của cá nhân được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ và cách nói năng của cá nhân với những người chung quanh. Hành vi ứng xử văn hóa là những biểu hiện hoạt động bên ngoài của con người, được thể hiện ở lối sống, nếp sống, suy nghĩ và cách ứng xử của con người đối với bản thân, với những người chung quanh, trong công việc và môi trường hoạt động hằng ngày. 8 Tuy nhiên hành vi ứng xử văn hóa của mỗi cá nhân là khác nhau, nó được hình thành qua quá trình học tập, rèn luyện và trưởng thành của mỗi cá nhân trong xã hội. Hành vi ứng xử văn hóa của tuổi trẻ được coi là các giá trị văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ của mỗi cá nhân được thể hiện thông qua thái độ, hành vi, cử chỉ, lời nói của mỗi cá nhân đó. Nó được biểu hiện trong mối quan hệ với những người chung quanh, trong học tập, công tác, với bạn bè cùng trang lứa và thậm chí ngay cả với chính bản thân họ. Về hành vi ứng xử có văn hóa của giới trẻ hiện nay, có nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên cần có cái nhìn khách quan khi đề cập về vấn đề này. Có thể nói, tuổi trẻ ngày nay phần đông là những con người năng động, có kiến thức rộng, sống có hoài bão và lý tưởng, đồng thời không ngừng học hỏi vươn lên để dựng xây đất nước. Nhìn chung họ có những cách ứng xử tích cực, phù hợp với truyền thống, đạo lý dân tộc. Giới trẻ ngày nay phần đông đã thể hiện trách nhiệm với xã hội, với chính bản thân mình, không ngừng học hỏi, vươn lên, sống có hoài bão, lý tưởng rõ ràng. Trong học tập, công tác, tuổi trẻ ngày nay không ngừng vươn lên để đạt được những thành công. Trong nhiều kỳ thi Ô-lim-pích các môn học, những giải thi đấu thể thao khu vực và quốc tế, nhiều bạn trẻ Việt Nam đã nỗ lực vươn lên mang vinh quang về cho đất nước. Gần đây nhất, tại kỳ thi Ô-lim-pích Toán học quốc tế IMO 50 được tổ chức tại Đức, Đoàn học sinh Việt Nam có sáu thành viên đều giành huy chương, trong đó có hai vàng, hai bạc và hai đồng. Đây chỉ là một trong số những cuộc thi mà giới trẻ của chúng ta tham gia và đạt được thành tích cao. Bên cạnh đó, ngay ở trong nước, tuổi trẻ không ngừng vươn lên để đạt được những thành tích đáng kể. Đáp lại sự nỗ lực đó, hằng năm, có rất nhiều chương trình và giải thưởng khác nhau tôn vinh các bạn trẻ tiêu biểu do T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện. Bên cạnh đó, các Diễn đàn dành cho thanh niên và các tầng lớp nhân dân nói về xây dựng lối sống văn hóa của thanh niên, như: Diễn đàn Tuổi trẻ sống đẹp, sống có ích do Báo Nhân Dân phối hợp T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức; diễn đàn Thanh niên sống đẹp của T.Ư 9 Hội LHTN Việt Nam đã thu hút nhiều bạn trẻ tham gia. Những hoạt động này góp phần giúp đoàn viên, thanh niên có những ứng xử tích cực, thể hiện bản lĩnh, sức trẻ và trách nhiệm với đất nước. Xây dựng lối sống đẹp, sống có ích cho tuổi trẻ Bên cạnh những biểu hiện của hành vi ứng xử có văn hóa, hiện nay vẫn còn một bộ phận trong giới trẻ có những hành vi ứng xử thiếu văn hóa. Đối với bản thân họ không có ý chí phấn đấu, sống buông thả, sa đà vào các tệ nạn xã hội: cờ bạc, ma túy, mại dâm Đây hoàn toàn là những biểu hiện của nếp sống xa lạ, sai trái, đi ngược với truyền thống văn hóa dân tộc. Hiện tượng các bạn trẻ, thậm chí là học sinh THPT văng tục, chửi thề; ngang nhiên vi phạm luật lệ giao thông; có thái độ không đúng mực với người già; hành động thiếu văn hóa nơi công cộng còn khá phổ biến. Trong bối cảnh xã hội hiện nay chúng ta cần có sự nhìn nhận nghiêm túc về vấn đề này. Việc giáo dục hành vi ứng xử văn hóa cho giới trẻ cần được quan tâm đúng mức. Chúng ta cần có những biện pháp thích hợp nhân rộng, tuyên dương những hành vi ứng xử đẹp tuân theo các chuẩn mực, vừa phù hợp với văn hóa, đạo đức truyền thống của Việt Nam, vừa phù hợp với các chuẩn mực của xã hội hiện đại. Hành vi ứng xử văn hóa là kết quả của quá trình nhận thức, tình cảm, ý chí, niềm tin của con người trong quá trình sống, học tập và lao động. Cho nên để vun đắp hành vi ứng xử đạo đức trong giới trẻ, trước hết những người đi trước phải biết tác động một cách phù hợp vào nhận thức, tình cảm, ý chí và hành động của giới trẻ để họ từng bước nâng cao nhận thức, bồi dưỡng tình cảm, hình thành niềm tin và có những hành vi ứng xử đẹp trong cuộc sống. Có rất nhiều những việc làm cụ thể và thiết thực để hướng giới trẻ có cách ứng xử văn hóa: nêu gương của những người chung quanh để làm chuyển biến nhận thức giới trẻ; phát động các phong trào thi đua trong mọi lĩnh vực để hướng họ vào những hành động tốt; ngoài ra còn sử dụng những tấm gương gần gũi như bạn bè, người 10 [...]... về văn hóa giao tiếp do trường, khoa, đoàn thanh niên tổ chức 5.4 Về phương diện xã hội Cần tạo dư luận lành mạnh ủng hộ hành vi ứng xử văn hóa, lên án mạnh mẽ hành vi ứng xử thiếu văn hóa, các hành vi lệch chuẩn Để nâng cao văn hóa giao tiếp cho thanh niên, cần có sự phối hợp chặt chẽ của gia đình, nhà trường và xã hội; đồng thời thanh niên phải tử ý thức và chủ động nâng cao văn hóa giao tiếp của. .. .6 4 ý nghĩa ngiên cứu 6 PHẦN NỘI DUNG 6 1 Khái niệm .6 1.1.Khái niệm về văn hóa 6 1.2 khái niệm về văn hóa ứng xử 7 2 Hành vi ứng xử văn hóa trong giới trẻ 8 3 Thực trạng về văn hóa giao tiếp ứng xử của giới trẻ ngày nay 11 3.1 Trong nền giáo dục .11 3.2 Trên mạng xã hội 14 3.3 Nơi công cộng .17 4 Nguyên... này và tiếp thu những cách ứng xử có văn hóa Nhà trường cũng cần ban hành những quy định về văn hóa học đường, trong đó có văn hóa giao tiếp ứng xử để có sự ràng buộc nhất định ứng xử của sinh viên, hạn chế những trường hợp sinh viên ứng xử thiếu văn hóa với thầy cô giáo, với bạn bè Quy chế này cũng cần phải có quy định về chế tài thực hiện để nếu sinh viên nào vi phạm sẽ bị xử lý, nhẹ nhất là trừ điểm... dưỡng văn hóa giao tiếp, ứng xử Nhà trường không nên chỉ chú trọng việc dạy chữ mà xem nhẹ việc dạy người Đưa môn học giao tiếp, ứng xử thành một môn học bắt buộc Chú trọng mở các lớp bồi dưỡng kỹ năng mềm cho sinh viên Tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm về chủ đề văn hóa học đường nói chung và văn hóa giao tiếp, ứng xử nói riêng để sinh viên có cơ hội trao đổi suy nghĩ của mình về vấn đề này và tiếp. .. trong giao tiếp học đường là vô cùng quan trong Xây dựng những quy tắc, quy định về văn hóa giao tiếp việc sử dụng từ xưng hô và có thái độ, hình vi ứng xử đúng chuẩn mực.Tổ chức những buổi nói chuyện, thảo luận chuyên đề, các cuộc thi về văn hóa giao tiếp học đường.Mở lớp tập huấn về kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xử lý tính huống nhằm nâng cao văn hóa giao tiếp cho thanh niên.Cần phải tôn trọng ý kiến của. .. hướng dẫn cách ứng xử phù hợp để các bạn trẻ có thói quen sống có văn hóa và văn minh, tôn trọng người khác và tham gia vào thực hiện nếp sống văn minh đô thị 4 nguyên nhân 4.1 Nguyên nhân chủ quan Ngày nay, bên cạnh những ưu diểm của thanh niên như năng động, thích ứng nhanh thì có vẻ như một số bạn thiếu kĩ năng được xem là cực kì quan trọng, đó là văn hóa giao tiếp ứng xử có văn hóa Thanh niên thiếu... trình văn hóa học, Nxb Văn hóa- Thông tin • Diệp Quang Ban (2003), Ngữ Pháp Tiếng Việt, Nxb Giáo dục • Duyên Hải,79 quy tắc hay trong giao tiếp Nxb Lao Động 28 • Đinh Viễn Trí, Đông Phương Tri ,Văn hóa giao tiếp ứng xử Nsb Thanh Niên • Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội • Đức Thành ,Giao Tiếp Thông Minh Và Tài Ứng Xử Nxb Văn hóa Thông tin • Edward Bumett Tylor (2011), Văn. .. khả năng ứng xử trong công việc nói riêng và trong cuộc sống nói chung, mỗi sinh viên không chỉ bồi dưỡng cho mình về kiến thức chuyên môn mà cả về khả năng giao tiếp, ứng xử Có thể nói, văn hóa ứng xử góp phần không nhỏ trong sự thành đạt của mỗi người Hiện nay, đa số sinh viên biết ứng xử trong quan hệ giao tiếp nhưng cũng không ít sinh viên còn lúng túng, thiếu tinh tế về vấn đề này Hiện nay, số... nhất là khơi gợi lòng tự trọng của họ; tổ chức các Diễn đàn thanh niên nói về sống đẹp, sống có ích, sống có văn hóa Bên cạnh đó, cần có sự quan tâm đúng mức, hướng dẫn, giúp đỡ và tháo gỡ những khó khăn, điều chỉnh những hành vi ứng xử không đẹp nảy sinh trong quá trình giới trẻ tham gia vào những quan hệ xã hội 3 Thực trạng về văn hóa giao tiếp ứng xử của giới trẻ ngày nay 3.1 Trong nền Giáo dục Để... ảnh hưởng bởi lối sống thiếu lành mạnh, thực dụng của nến kinh tế thị trường đã dẫn đến những hành vi thiếu văn hóa trong giao tiếp và ứng xử của thanh niên với người lớn tuổi, thanh niên với thanh niên thể hiện sự hụt hẫng trong nhận thức về đạo đức, về tình cảm, về văn hóa Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng văn hóa giao tiếp ở thanh niên hiện nay xuống cấp trầm trong như vậy Nguyên nhân đầu . trúc của văn hóa học đường, từ văn hóa vật thể đến văn hóa phi vật thể, từ văn hóa nói đén văn hóa viết, từ văn hóa giao tiếp đến văn hóa xử lý công việc, Hơn đâu hết, văn hóa ứng xử xuất hiện. riêng của mỗi dân tộc. 6 1.2. Khái niệm về văn hóa giao tiếp ứng xử Ứng xử là từ ghép gồm ứng và xử . trong đó ứng là ứng đối ứng phó, xử là xử lý ,xử thế, xử sự. Ứng xử là phản ứng của. luận: Văn hoá giao tiếp - ứng xử của giới trẻ hiện nay với việc tìm hiẻu thực trạng của vấn đề cùng với mong muốn làm rõ phần nào vai trò của văn hoá giao tiếp - ứng xử trong đờ sống của mọi

Ngày đăng: 20/05/2015, 01:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan