D:TUANbí quyết học nhanh nhớ lâu.doc

7 488 4
D:TUANbí quyết học nhanh nhớ lâu.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bài vở lu bù, nhiều quá, làm sao nhớ đây? Một vài mẹo nhỏ này sẽ giúp bạn nhớ bài nhanh mà lâu hơn đấy! 1. Trước hết phải hiểu! Đó là yêu cầu tiên quyết đấy. Học phải hiểu thì mới nhanh và nhớ lâu được. Muốn hiểu thì phải làm gì nhỉ? Bạn cần nắm được bản chất vấn đề. Chỉ cần hiểu vấn đề nói gì thôi nhé! Chưa cần nhớ vội đâu! Các bài trong SGK thường được tóm tắt ngắn gọn và rất dễ hiểu, bạn chỉ cần đọc thật kĩ sách là ra. Chỗ nào chưa hiểu thì phải… ngẫm nghĩ nhé! Nếu nghĩ mãi mà vẫn “tắc” thì có thể hỏi bạn bè, rồi hỏi thầy cô. Khi chiếm lĩnh cảm giác “hiểu” vấn đề, chúng mình sẽ thấy thú vị cực kì đấy! 2. Tóm tắt các ý chính Để tóm tắt được, bạn phải biết cách ghi chép bài trên lớp. Xem lại cách ghi bài hiệu quả ở đây nhé! Đầu tiên phải nhớ được tên bài (tựa đề ấy), điều này là tất nhiên rồi đúng không? Tốt nhất teen nhớ được thứ tự từng bài trong SGK, điều đó sẽ rất tiện cho việc hệ thống nội dung học và nắm được toàn bộ chương trình. Nó giống như một dàn ý lớn ấy! Hiểu rồi thì hãy gạch đầu dòng các ý chính nhé! Bài trong sách thường chia thành nhiều đoạn, mỗi đoạn chắc chắn sẽ được trình bày theo những chủ đề khác nhau. Chúng mình hãy tìm ra chủ đề chính của từng đoạn nhé! Chỉ cần vài ba từ thật ngắn gọn thôi là ổn lắm rồi! Đừng ham học cả một chương, bài dài loằng ngoằng, càng học càng rối! Có khi chỉ cần nhớ từ khóa (key word) của cả đoạn là chúng mình đã thuộc được hơn nửa bài rồi đấy! Không tin ư? Chúng mình làm thử luôn nhé! 3. Nhớ có giấy và bút! Luôn sẵn sàng giấy bút. Hãy ghi các ý chính ấy ra giấy! Teen có thể dùng các tờ A4 rời, để sau này mình còn tập hợp lại thành quyển, tiện cho ôn bài kiểm tra và ôn thi biết mấy nhỉ! Hãy ghi các ý chính ấy ra giấy nhé. Nếu bạn nào cẩn thận có thể để cách các ý chính ra và chúng mình sẽ điền ý nhỏ hơn trong đó. Đánh dấu bằng bút high light cũng là hình thức trực quan sinh động phục vụ việc ghi nhớ kiến thức đấy! 4. Nhẩm bài Đây là cách phổ biến nhất của học trò. Tiết kiệm khá nhiều thời gian và cũng tương đối hiệu quả. Tuy nhiên, hãy thật sự chú tâm vào việc học nhé. Nhiều bạn nhẩm bài hay nghĩ ngợi mông lung, mãi mới quay về được bài học đấy. Nửa tiếng nhẩm bài thì có đến 10 phút “suy tư”. Khi nhẩm, chỗ nào quên, teen cố nhớ nhé, nếu chịu thì mới mở vở ra xem. Hãy nhẩm lần lượt cho đến hết bài. Đọc to lên cũng là một cách hay để học thuộc bài nhanh. Tuy nhiên to nhưng phải “sâu”, tức là Teens phải đọc thuộc và suy ngẫm, chứ đừng học vẹt. 5. Học cùng người khác Hãy huy động cả gia đình nào bạn! Nhưng nhớ là mọi người rỗi rãi để giúp mình nhé, không nên làm ảnh hưởng đến người khác, nếu mọi người đang rất bận. Ai cũng có thể sẵn sàng giúp bạn. Bố, mẹ, anh, chị, em này… Hãy nhờ mọi người soát bài học thuộc sau khi bạn đã học. Giống như khi bạn lên bảng trả lời cô giáo ấy! Hãy yêu cầu mọi người chỉ định phần bất kì để mình trả lời. Như thế, vừa luyện sự nhuần nhuyễn, vừa luyện phản xạ. Nhiều teen chỉ đọc lần lượt từ đầu đến cuối được thôi, còn khi hỏi ngay vào “khúc giữa” hay “khúc cuối” là chịu. Đây là phương pháp hữu hiệu được nhiều teens ưa chuộng đấy. Hãy tranh thủ chứng tỏ khả năng học tập của mình với cả nhà nhé! Có một cách ghi rất hay là dùng mind map, tức là sơ đồ tư duy. Cách ghi này được mô tả là giống một cái cây, gốc là tiêu đề bài học, các nhánh là các mục lớn trong bài. Tùy các ý cần nắm mà có thể phát triển cái cây ấy. Cách làm này dễ nhớ, chỉ cần nắm các ý chính thôi. Mình cũng có làm thử trong một lần soạn bài môn Sử, sau đó thầy cô dạy mình sẽ bổ sung thêm cho cây. Rất tiện để học các môn như Sinh, Sử, Tại sao mình không thể nhớ được vấn đề đó mặc dù đã hết sức tập trung? Trước hết chúng ta xem bộ não của ta làm việc như thế nào đã. Có từ 10 tỉ đến 100 tỉ nơ-ron thần kinh liên quan đến việc thu nhận và xử lí thông tin của chúng ta. Do đó cùng một lúc, chúng có thể xử lý đến 10.000 đơn vị thông tin. Ta ngày càng già đi, các nơ-ron thần kinh không tự tái sinh nên việc ghi nhớ sẽ ngày càng khó khăn hơn, phản xạ và xử lý thông tin chậm lại. Càng nhiều tuổi số nơ- ron càng ít dần. Do đó để nhớ lâu một sự kiện hay một việc nào đó chúng ta cần phải có những thủ thuật giúp bộ não của ta làm việc ít hơn mà lại nhớ đước lâu hơn. Nhớ tên một người Thường chúng ta không để ý đến cái tên ngay từ đầu được giới thiệu, nên dễ quên nó. Vì thế cần phải lắng nghe cái tên đó khi nó được nói ra. Hãy nhắc đi nhắc lại tên người kia trong cuộc nói chuyện. Bên cạnh đó, hãy tìm cách liên hệ một cái tên với điều gì đó, vật gì đó để dễ liên tưởng. Trong trường hợp cái tên đó không gợi cho chúng mình sự liên tưởng, hãy thay thế nó bằng một từ tương tự. Trí nhớ sẽ dễ dàng gợi lại mắt xích này. Nhớ những vấn đề phức tạp Nhiều khi, một danh sách có những tiêu đề, những mục không có liên hệ gì với nhau. Phương pháp để nhớ là xắp sếp chúng vào một hệ thống. Hãy tạo hình ảnh cho mỗi đề mục, liên kết hình ảnh của tiêu đề này với tiêu đề kia và tiếp tục. Chẳng hạn, chúng mình cần mua sữa, bóng đèn, bánh mì, hành và kem tại siêu thị. Hãy bắt đầu nhớ bằng việc nối bánh mì với sữa. Hình ảnh: Sữa phết lên bánh mì. Tiếp đến, nối bánh mì với bóng đèn. Hình ảnh: cùng vần b. Tiếp tục nối hành và kem. Xin nhớ là để tạo ra mối liên hệ, chúng ta nên xây dựng những mỗi liên hệ có tính khôi hài. Chẳng hạn một gương mặt rỗ có thể liên hệ với ma trận! Chúng ta có thể sử dụng cách này khi học ngoại ngữ với các từ mới. Qua quan sát, cứ 15 người được yêu cầu nhớ 5 vật trong một danh sách thì 8,5 người nhớ đủ 5. Nếu sử dụng phương pháp trên tỉ lệ là 14,3. Nhớ những gì đã đọc Cố định chỗ ngồi học trong phong cảnh quen thuộc. Suy xét, tìm tòi kiến thức mới trong mối liên hệ với kiến thức đã học. Cần duy trì việc học thường xuyên hàng ngày chứ không dồn vào học cấp tập liên tục. Có thời gian nghỉ ngắn giữa thời gian học. Hãy tập trung vào những nhóm kiến thức mình cần lĩnh hội. Đọc một cuốn sách, cần xem tên sách, mục lục và lời giới thiệu để có một cái nhìn tổng quan sơ bộ. Đọc câu mở đầu và kết luận của mỗi phần, vì ở đây thường chứa đựng nội dung chính. Khi đọc, không chỉ bằng mắt. Hãy đọc bằng cả tai, mũi và xúc giác nữa. Hình dung về đối tượng trong cái nhìn tổng thể . Ghi lại những nét chính bạn tiếp thu được từ những gì đã đọc. Thực tế cho thấy, sau 24 giờ ngồi học và đọc, có đến 80% lượng thông tin tạm thời bị quên. Đừng lo! Nếu chúng mình xem lại những gì đã đọc, chỉ một vài dòng, sẽ gợi cho chúng ta nhớ lại rất nhiều. Khi gặp một sự kiện, một bài tập có liên quan đến những gì đã học, mình sẽ hình thành những đường dây liên hệ trong bộ não để giải quyết vấn đề. Có 4 bí quyết giúp bạn nhớ lâu và học tốt sau đây: Đầu tiên, bạn cần phải ngủ đủ từ 6-8 giờ mỗi ngày. Bạn đừng cố gắng thức đêm, bớt giờ ngủ lại để học, vì việc ghi nhớ sẽ không hiệu quả đâu. Cẩn phải ngủ đủ giấc thì não bộ chúng ta mới có năng lượng xử lý các thông tin, từ đó mới ghi nhớ bài học được lâu. Thứ hai, bí quyết khá quan trọng là làm sao để rèn luyện trí nhớ của mình mỗi ngày. Các bạn biết không, mỗi lần ta thu thập thông tin thì bộ não sẽ ghi lại trong bộ phận trí nhớ ngắn hạn. Sau đó, phải cần học đi học lại thì thông tin mới lưu vào trí nhớ dài hạn. Nếu không đọc đi đọc lại thì chỉ 2-3 ngày là quên mất. Vì vậy, sau khi học xong, 3-4 giờ sau chúng ta nên đọc lại, và ngày hôm sau phải đem ra học lại lần nữa. Lúc đó, thần kinh được kích thích lâu dài và thông tin sẽ chuyển vào trí nhớ dài hạn. Một cách tốt nhất và cũng dễ nhất là các bạn nên ôn lại bài tập trước khi đi ngủ, và ngay sau đó thì đi ngủ liền, đừng xem phim hay nghe nhạc gì cả. Vì trong lúc ngủ, bộ não vẫn làm việc tiếp tục và thu thập lại những gì mình đọc trước khi ngủ. Sau khi học, bạn hãy để trí óc có thời gian làm việc với những gì mà mình vừa thu nạp. Nên nghỉ ngơi hay đi dạo 15 phút, hít oxy nhiều vào để tinh thân thoải mải, giúp trí nhớ dễ dàng thu nhập thông tin. Điều thứ 4 là những gì mình học rồi được khen gợi qua hình thức điểm, hay thành công trong thực tập… thì sẽ khiến chúng ta nhớ rất lâu. Khi được khen ngợi, não sẽ tiết ra một chất kích thích giúp đưa thông tin vào trí nhớ dài hạn. Có 4 bí quyết để nhớ lâu — học tốt. 1. Ngủ trung bình 6-8h một ngày để não bộ làm việc hiệu quả 2. Trong 3-4 tiếng sau khi học, phải ôn lại ngay. Và vài ngày sau lại ôn lại ít nhất 1 lần nữa. Tốt nhất là trước khi ngủ mình nên đọc bài lại. 3. Sau khi học không được xem TV/nghe nhạc hay đọc gì thêm vì sẽ đẩy những gì mình đã học ra khỏi trí nhớ. Nên đi daọ sau khi học. 4. Lời động viên, khen thưởng cũng sẽ khiến chúng ta nhớ được thông tin lâu hơn. Các phương pháp ghi nhớ Muốn học bài mau thuộc nhất thiết phải học có phương pháp. Qua các chương trước chúng tôi đã trình bày một số phương pháp để giúp bạn trong việc học bài sao cho mau thuộc. Trong chương này xin hướng dẫn bạn đi sâu vào chi tiết hơn khi thực hiện các phương pháp ấy. 1. Ghi thành dàn bài: Thực tế có nhiều bạn chỉ nghe nói ghi dàn bài, nhưng chưa rõ phương thức ghi cụ thể ra sao. - Trước tiên bạn đọc toàn bài môn bạn đang học 1 lần - 2 lần - hoặc cũng có thể là 3 lần. Ðến lúc bạn nắm chắc yêu cầu bài mới thôi. Vì có hiểu sơ bộ bài, bạn mới lập được dàn bài. Bạn chia nội dung toàn bài thành 3 phần chính (Ví dụ là A - B - C). Trong phần A - có nhiều mục nhỏ, bạn có thể sắp xếp các mục nhỏ ấy gọi là "tiêu đề" bằng những chữ số:1, 2, 3 - Và tiếp theo các phần B-C cũng thế. Phần nào cũng có những tiêu đề riêng. - Nhưng trong mỗi phần đều có những yêu cầu quan trọng của nó. Bạn nên ghi nhận cụ thể các phần quan trọng ấy trong mỗi phần của dàn bài, có thể gạch dưới hoặc viết đậm để dễ nhớ. - Ðã có dàn bài chi tiết rồi sẽ là điều kiện giúp bạn dễ dàng việc học bài sau đó. 2. Nhẩm trong óc: Bạn hệ thống bài bằng cách "nhẩm trong óc" nhẩm từng phần một của dàn bài, chỗ nào quên bạn dừng lại, lật dàn bài ra xem lại. Bạn cứ tiếp tục nhẩm sang phần khác và đừng quên các phần quan trọng đáng ghi nhớ, đừng bỏ sót một chi tiết nào. Lần lượt như vậy cho đến hết toàn bài. - Lần thứ hai, bạn bắt đầu nhẩm lại tất cả có hệ thống toàn bài hơn. - Lần này bạn ghi nhận phần đã bị quên. Bạn mở sách xem lại, ghi ra giấy hoặc đánh dấu những phần đó. Bạn tìm ý những chỗ quên sót để rồi học lại cho nhuần nhuyễn. - Lần thứ ba, bạn hệ thống lại bài và bạn đặt thành câu hỏi rồi tự giải quyết trong óc câu hỏi ấy. Bạn xem lại việc trả lời có thông suốt phân minh chưa. Nếu chỗ nào vướng mắc lật dàn bài ra xem. * Một bài học gọi là được nắm chắc là khi bạn: - Trả lời gãy gọn các câu hỏi đặt ra. - Hiểu bài thông suốt từng phần cũng như toàn bài. - Nắm vững trọng tâm bài học một cách chuẩn xác. Nếu là môn học như Toán - Lý- Hóa- Sinh thì các quy tắc các công thức, các định lý, định đề bạn phải thuộc thật nhuần nhuyễn mới được. Môn Văn: Cần ghi nhớ các tên và tiểu sử tác giả. Thuộc kỹ các bài thơ, các đoạn văn xuôi, chọn lọc và nhớ bài thơ này của tác giả nào, bài văn kia tác giả là ai. Tránh tình trạng lộn xộn, lẫn tên tác giả này với tác giả khác, hoặc bài văn xuôi mà lại ghi tên tác giả là một nhà thơ v.v Các phần văn xuôi hay thơ, bạn đều phải nắm bố cục chặt chẽ, chủ đề tư tưởng và nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng. Ngoài ra bạn nên trích dẫn những đoạn văn hay, bài thơ hay, ghi vào sổ tay bạn để dễ học thuộc. Thuộc nhiều thơ văn để tạo vốn từ phong phú khi làm bài. Môn Sử, Ðịa: Cần nắm rõ đặc thù từng môn để dễ học. - Sử: Cần nhớ chính xác các mốc thời gian của sự kiện và luyện cách phân tích tổng hợp để rút ra được những bài học lịch sử một cách chính xác. - Ðịa: Nắm rõ đặc điểm địa thế từng bước từng vùng, tên sông, tên núi, nguồn tài nguyên khoáng sản.v.v 3. Ghi ra giấy: Ngoài cách ghi thành dàn bài chi tiết, bạn có thể ghi riêng ra giấy. Nhất là những công thức, những định lý, định đề. Từ giấy xếp lại bỏ túi để lâu lâu khi cần nhẩm lại, nếu quên bạn có thể mở ra xem. Nhưng phải ghi bằng cách nào? Ghi những điểm chính yếu nhất, còn điều quan trọng là bạn phải học thuộc. Nói tóm: Khi ghi bạn chỉ tóm tắt phần quan trọng, sao cho khi mở trang giấy ra nhắc nhở bạn hệ thống bài học bằng trí nhớ và một cách hoàn hảo mà không cần mở sách. Tránh ghi rườm rà, dư thừa, vừa mất thời an vô mà ích lại phí sức. Nói chung làm thế nào để bạn có thể tổng hợp các phương pháp (nhẩm nhớ - ghi chép - và lập dàn bài) sao cho tạo được điều kiện để bạn đọc bài mau thuộc đó là đíều quan trọng nhất. Một điểm nữa là bạn phải hết sức sử dụng các phương pháp ấy thật hài hòa và kết hợp chặt chẽ để việc học tập của bạn có kết quả mỹ mãn theo ý muốn. Không nhất thiết phải áp dụng tất cả các phương pháp mà tùy khả năng vận dụng cho phù hợp. . nhiều quá, làm sao nhớ đây? Một vài mẹo nhỏ này sẽ giúp bạn nhớ bài nhanh mà lâu hơn đấy! 1. Trước hết phải hiểu! Đó là yêu cầu tiên quyết đấy. Học phải hiểu thì mới nhanh và nhớ lâu được. Muốn. bài tập có liên quan đến những gì đã học, mình sẽ hình thành những đường dây liên hệ trong bộ não để giải quyết vấn đề. Có 4 bí quyết giúp bạn nhớ lâu và học tốt sau đây: Đầu tiên, bạn cần phải. ngủ lại để học, vì việc ghi nhớ sẽ không hiệu quả đâu. Cẩn phải ngủ đủ giấc thì não bộ chúng ta mới có năng lượng xử lý các thông tin, từ đó mới ghi nhớ bài học được lâu. Thứ hai, bí quyết khá

Ngày đăng: 19/05/2015, 22:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan