báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN HẢI PHÒNG

17 635 6
báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN HẢI PHÒNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 PHẦN 1: Tổng quan về Công ty cổ phần chứng khoán Hải Phòng I.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN HẢI PHÒNG Tên tiếng anh: HAIPHONG SECURITIES JOINT STOCK COMPANY Loại hình: Công ty cổ phần Vốn điều lệ : 401.306.200.000 đồng Ngày thành lập theo quyết định số: Số 13/UBCK-GP do Ủy ban chứng khoán Nhà nước cấp ngày 21 tháng 10 năm 2013 Trụ sở chính: 24 Cù Chính Lan, Hồng Bàng, Hải Phòng Điện thoại: (84 – 31)3 842332/3 842335 Email: haseco@haseco.vn Website: www.haseco.vn Mã cổ phiếu: HPC Đôi nét về quá trình hình thành phát triển của công ty Công ty cổ phần chứng khoán Hải Phòng là công ty chứng khoán đầu tiên tại Hải Phòng được thành lập vào ngày 05/09/2003; chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 21/10/2003. Đây là một trong hai công ty chứng khoán đầu tiên niêm yết trên HASTC. Khi mới thành lập, công ty có số vốn điều lệ là 21.506.200.000 đồng với đội ngũ 32 cán bộ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng; cung cấp đầy đủ các dịch vụ chứng khoán dựa trên nền tảng chuyên nghiệp, liêm chính và tính bảo mật cao. Qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển, Công ty cổ phần chứng khoán Hải Phòng đã phần nào khẳng định được vị thế của mình trên thị trường chứng khoán, quy mô hoạt động cũng không ngừng được mở rộng. Ngày 06/01/2004, HASECO trở thành thành viên của Sở giao dịch CK HCM. Ngày 10/08/2005, HASECO mở rộng quy mô hoạt động, thành lập chi nhánh tại TP HCM đặt tại số 328 Võ Văn Kiệt, Quận I. Theo đó, tổng số cán bộ nhân viên toàn hệ thống nâng lên 41 người. Năm 2006 đánh dấu những bước chuyển mình mạnh mẽ của HASECO khi công ty này tăng vốn điều lệ lên 50 tỷ đồng từ 21,5 tỷ đồng và chính thức đưa cổ phiếu lên giao dịch trên Trunng tâm giao dịch CK Hà Nội, nay là Sở giao dịch CK Hà Nội. Tiếp theo đó, năm 2007 ghi nhận những sự kiện trọng đại của công ty. Ngày 28/10/2007, HASECO thành lập chi nhánh tại Hà Nội đặt tại số 4 Tôn Thất Tùng, Quận Đống Đa, 2 nâng tổng số cán bộ nhân viên lên 46 người. Ngày 05/12/2007, HASECO vinh dự được nhận giải thưởng về xếp hạng tín nhiệm do CIC & D&B bình chọn. Năm 2008, tổng số vốn điều lệ của công ty tăng lên 239 tỷ đồng và đạt 401 tỷ đồng thông qua thưởng cổ phiếu vào năm 2010. Cho đến nay, HASECO vẫn đang trên đà hoạt động ổn định, nắm giữ tổng số vốn điều lệ là 401.306.200.000 đồng. Hiện công ty hoạt động với mô hình 01 Hội sở và 2 Chi nhánh. Tính đến thời điểm 31/12/2014, tổng số cán bộ nhân viên hệ thống còn 52 người (giảm 3 nhân sự so với năm 2013). I.2. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của công ty I.2.1. Chức năng Công ty cổ phần chứng khoán Hải Phòng, với vai trò là một trung gian tài chính, hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán thực hiện những chức năng sau: Môi giới chứng khoán: HASECO đứng ra đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại sở giao dịch chứng khoán hay thị trường OTC, giúp nối liền khách hàng với bộ phận nghiên cứu đầu tư và nối liền người bán với người mua. Tự doanh chứng khoán: Nhằm đảm bảo doanh thu bù đắp chi phí và kinh doanh có lãi, công ty tự tiến hành các giao dịch mua bán chứng khoán cho chính mình, đồng thời vẫn đảm bảo những yêu cầu đặt ra về tách biệt quản lý, ưu tiên khách hàng và bình ổn thị trường. Tư vấn đầu tư, tài chính doanh nghiệp: Dựa trên kinh nghiêm và hiểu biết của chuyên viên HASECO về thị trường sẽ giúp doanh nghiệp có những kiến thức cần thiết trong hoạt động đầu tư, tái cơ cấu tài chính, sáp nhập, chuyển nhượng… Lưu ký chứng khoán: HASECO nhận chứng khoán do khách hàng gửi, bảo quản chứng khoán cho khách hàng và giúp khách hàng thực hiện quyền của mình đối 1.2.2. Nhiệm vụ Giữ vững vị trí là một trong những công ty chứng khoán hàng đầu, phát triển vốn và tăng trưởng lợi nhuận mang lại sự hài lòng cho các cổ đông. Đồng thời, HASECO đảm bảo phát triển thị trường chứng khoán khu vực, đưa Hải Phòng thành trung tâm tài 3 chính lớn nhất phía Bắc. HASECO đảm bảo cung cấp dịch vụ tiện ích, đa dạng cho khách hàng và tiếp tục phát triển và hoàn thiện về cơ cấu và dịch vụ theo mô hình ngân hàng đầu tư. I.3. Mô hình tổ chức Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề quan trọng của Công ty, thông qua chủ trương chính sách đầu tư dài hạn trong việc phát triển công ty. Hội đồng quản trị: Hội đông quản trị là cơ quan quản trị Công ty có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của Công ty. Ban kiểm soát: Ban kiểm soát thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị điều hành của Công ty. Ban điều hành: Gồm có Tổng giám đốc, các giám đốc khối và kế toán trưởng. Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty, chịu trách nhiệm trước HĐQT, quyết định tất cả vấn đề liên quan hoạt động hàng ngày của Công ty. ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ BAN KIỂM SOÁTHỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BP KIỂM SOÁT NỘI BỘ BP QUẢN TRỊ RỦI RO BAN ĐIỀU HÀNH Phòng Hành Chính BP Tư Vấn Doanh Nghiệp Phòng Đầu Tư Các Chi Nhánh Phòng Công Nghệ Thông Tin Phòng Giao Dịch Phòng Kế Toán 4 Phòng kế toán: Thực hiện các nghiệp vụ kế toán, kiểm soát tài chính và thực hiện các báo cáo tài chính,xây dựng Ngân sách và theo dõi việc thực hiện ngân sách. Phòng giao dịch: Tiếp thị, phát triển và quản lý các tài khoản cho các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức. Thực hiện nghiệp vụ Môi giới và Lưu ký chứng khoán Phòng Tư vấn và Đầu tư; phối hợp với ngân hàng, tổ chức tài chính thực hiện các dịch vụ tài chính và hỗ trợ giao dịch chứng khoán. Triển khai các hoạt động đầu tư theo đúng kế hoạch. Bộ phận tư vấn doanh nghiệp: Triển khai các hoạt động tư vấn, hỗ trợ cho doanh nghiệp.Thực hiện và duy trì chế độ báo cáo thường xuyên và định kỳ theo quy định công ty và các cơ quan quản lý. PHẦN 2: Tình hình tài chính và một số kết quả hoạt động của Công ty cổ phần chứng khoán Hải Phòng giai đoạn 2012 – 2014 2.1. Phân tích cơ cấu Tài sản – Nguồn vốn của Công ty cổ phần chứng khoán Hải Phòng giai đoạn 2012 - 2014. Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán rút gọn của công ty giai đoạn 2012 - 2014 Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 2014/2013 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng A.TÀI SẢN Đơn vị: triệu đồng 5 I.Tài sản ngắn hạn 258.988 78 318.320 88.5 351.583 92,17 59.332 22,91 33.263 10,45 1.Tiền và các khoản tương đương tiền 151.696 45,7 113.424 31,5 181.346 47,54 -38.272 25,22 67.922 59,88 2.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 26.792 8,1 67.559 18,8 90.769 23,79 40.767 152,16 23.210 34,35 3.Các khoản phải thu ngắn hạn 72.848 21,9 135.344 37,6 78.315 20,53 62.496 85,79 -57.029 42,14 4.Tài sản ngắn hạn khác 7.652 2,3 1.993 0,6 1.153 0,31 -5.659 73,95 -840 42,15 II.Tài sản dài hạn 73.126 22 41.448 11,5 29.884 7,83 -31.678 43,32 -11.564 27,90 1.Tài sản cố định 24.069 7,2 20.821 5,79 8.215 2,15 -3.248 13,5 -12.606 60.55 2.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 42.947 13 14.407 4,00 14.983 3,93 -28.540 66,45 576 3,99 3. Tài sản dài hạn khác 6.110 1,8 6.220 1,73 6.686 1,75 110 1,82 466 7,49 TỔNG TÀI SẢN 332.114 100 359.768 100 381.467 100 27.654 8,33 21.699 6,03 B. NGUỒN VỐN I.Nợ phải trả 60.646 18,26 73.022 20,29 76.720 20,11 12.376 20,41 3.698 5,06 6 1.Nợ ngắn hạn 60.477 18,21 72.853 20,24 76.720 20,11 12.376 20,46 3.867 5,31 2.Nợ dài hạn 169 0,05 169 0,05 0 0 0 0 -169 100 II.Vốn chủ sở hữu 271.468 81,74 286.745 79,71 304.747 79,89 15.277 5,63 18.002 6,28 TỔNG NGUỒN VỐN 332.114 100 359.768 100 381.467 100 27.654 8,33 21.669 6,03 Về phần tài sản: Tổng tài sản của công ty trong năm 2013 đạt 359.768 triệu đồng tăng so với cùng kỳ 8,33%. Năm 2014, tổng tài sản có mức tăng nhẹ hơn, đạt 381.467, tăng so với cùng kỳ 6,03%. Tài sản tăng lên chủ yếu do sự biến động của các khoản mục: Đầu tư tài chính ngăn hạn, các khoản phải thu ngăn hạn, các khoản tiền và tương đương tiền Trong đó: Tiền và các khoản tương đương tiền: Khoản mục này chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của HASECO. Khoản mục này đạt 113.424 triệu đồng vào năm 2013, giảm 25,22% so với năm 2012. Sau đó, tính đến thời điểm 31/12/2013, khoản mục này tăng mạnh, tăng 67.922 triệu, tương ứng với 59,88% so với năm 2013. Việc nắm giữ nhiều tiền mặt sẽ đảm bảo khả năng thanh toán cho công ty. Tuy nhiên, đây là khoản mục sinh lời rất ít, việc nắm giữ nhiều tiền mặt sẽ làm giảm khả năng sinh lời của công ty. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm tỷ trọng không đáng kể trong cơ cấu tài sản của HASECO nhưng có sự tăng mạnh qua các năm. Cụ thể, khoản mục này tăng 40.767 triệu đồng từ năm 2012 đến năm 2013, tương ứng với 152,16% và tiếp tục giữ (Nguồn: Báo cáo tài chính công ty) 7 vững đà tăng trưởng mạnh, tăng 34,35% vào năm 2014. Đầu tư tài chính ngắn hạn tăng là do trong năm chứng khoán thương mại của công ty tăng. Bộ phận tự doanh của HASECO đã tiến hành đầu tư vào một loạt các chứng khoán có thời gian thu hồi không quá 3 tháng nhằm hưởng chênh lệch giá. Điều này thể hiện đúng tính chất ngành nghề kinh doanh của HASECO. Các khoản phải thu ngắn hạn giảm mạnh vào năm 2014 (giảm 42,14%) do trong kỳ công ty đã thực hiện tốt công tác thu khách hàng từ cung cấp dịch vụ môi giới, tư vấn cho nhà đầu tư, thu khoản trả trước cho người bán, đặc biệt là các khoản phải thu khác (giảm từ 147 tỷ xuống 91 tỷ). Điều này thể hiện công tác xử lý công nợ khó đòi từ các năm trước bước đầu đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Tài sản dài hạn có quy mô giảm dần từ năm 2012 đến năm 2014. Đây là một khoản mục không sinh lời nhưng đóng một vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của công ty. Nguyên nhân của sự sụt giảm khoản mục này là do công ty đã thu hẹp các khoản đầu tư tài chính dài hạn và bán bớt các tài sản cố định nhằm thu hẹp mặt bằng của Chi nhánh Hà Nội, nhằm thích ứng với điều kiện còn nhiều khó khăn hiện nay. Về phần nguồn vốn: Thứ nhất, tổng các khoản nợ phải trả của HASECO năm 2014 là 76.720 triệu đồng, chiếm 20,11% tổng nguồn vốn. Do đặc thù của công ty, các khoản nợ chủ yếu là nợ ngắn hạn, chiếm 100% vào năm 2014, trong đó chủ yếu là các khoản phải trả hoạt động giao dịch chứng khoán là 73.084 triệu đồng, chiếm 95,3% tổng nợ ngắn hạn. Đây là những khoản tiền mà công ty ít có khả năng được dùng tới do tính luân chuyển thường xuyên bắt nguồn từ các giao dịch thường xuyên của khách hàng. Các khoản vay nợ dài hạn chiếm tỷ trọng khiêm tốn, chỉ chiếm 0,05% vào năm 2013 và 0% vào năm 2014, trong đó công ty không thực hiện các khoản vay nợ dài 8 hạn. Công ty không thực hiện huy động vay nợ từ bên ngoài. Hạn chế này xuất phát từ nguyên nhân công ty chưa chiếm được thị phần lớn trên thị trường nên việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt công ty không được phát hành trái phiếu để huy động vốn do còn tồn tại khoản lỗ lũy kế gần 200 tỷ đồng. Thứ hai, trái lại với nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn của HASECO. Năm 2013, nguồn vốn chủ sở hữu đạt 286 tỷ đồng, và tăng lên 304 tỷ đồng vào năm 2014 cho thấy công ty có sự mở rộng về quy mô qua các năm. Có thể thấy rằng, nguyên nhân dẫn đến vốn chủ sở hữu tăng lên là do giảm khoản lỗ lũy kế của công ty. Đây là tín hiệu tốt phản ánh tình hình tài chính lành mạnh cũng như hoạt động kinh doanh có lãi. Như vậy, công ty không sử dụng nguồn vốn nợ và vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn thể hiện tình hình tài chính khá an toàn và ổn định. Tuy nhiên, lạm dụng nguồn vốn chủ sở hữu thì hiệu quả trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính không cao và khả năng sinh lời trên vốn chủ thấp (ROE = 5,91% năm 2014), không hấp dẫn được các nhà đầu tư. 2.2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần chứng khoán Hải Phòng giai đoạn 2012 - 2014 Bảng 2.2: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh rút gọn STT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 2014/2013 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1 Doanh thu từ hoạt động kinh 31.473 39.749 42.815 8.276 26,29 3.066 7,71 Đơn vị: triệu đồng 9 doanh -Doanh thu hoạt động môi giới 11.220 10.647 17.826 -573 5,11 7.179 67,43 -Doanh thu hoạt động đầu tư CK, góp vốn 4.024 11.617 4.357 7.593 188,69 -7.260 62,49 -Doanh thu hoạt động tư vấn 69 291 438 222 321,74 147 50,51 -Doanh thu lưu ký 418 454 521 36 8,63 67 14,76 -Doanh thu cho thuê sử dụng tài sản 6 - - -6 100 -Doanh thu khác 15.736 16.740 19.673 1.004 6,38 2.933 17,52 2 Doanh thu thuần về hoạt động kinh doanh 31.473 39.749 42.815 8.276 26,3 3.066 7.71 3 Chi phí hoạt động kinh doanh 19.261 14.995 12.871 -4.266 22,15 -2.124 14,16 4 Lợi nhuận gộp 12.212 24.754 29.944 12.542 102,7 5.190 20,97 5 Chi phí quản lý doanh nghiệp (299) 9.478 8.617 9,777 3269,9 -861 9,08 6 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 12.512 15.276 21.327 2.764 22,09 6.051 39,61 10 7 Lợi nhuận khác (62) 1 (3.326) 63 -4,3 430 8 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 12.450 15.277 18.001 2.827 22,71 2.724 17,83 9 Chi phí thuế thu nhập hiện hành - - - - - - - 10 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 12.450 15.277 18.001 2.827 22,71 2.724 17,83 Nhìn vào bảng trên, ta thấy, trong giai đoạn 2012 – 2014, kết quả kinh doanh của HASECO có nhiều diễn biến khả quan, cụ thế ở những điểm sau: Một là, trong giai đoạn từ năm 2012 – 2014, hoạt động kinh doanh HASECO đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Lợi nhuận sau thuế liên tục tăng qua các năm. Năm 2013, lợi nhuận trước thuế của công ty tăng so với năm 2012, cụ thể là tăng 2.827 triệu đồng, tương đương 22,71%. Sang năm 2014, lợi nhuận tiếp tục tăng nhưng tốc độ tăng trưởng đã giảm xuống. Lợi nhuận sau thuế trong năm 2013 đã tăng thêm 2.724 triệu đồng so với năm 2013, mức tăng chỉ đạt 17,83%. Mức tăng trưởng này được cho là không đáng kể và chỉ bù đắp được một phần nhỏ khoản lỗ lũy kế của công ty. Hai là, doanh thu từ hoạt động kinh doanh của công ty, bao gồm doanh thu từ hoạt động môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, tư vấn chứng khoán và lưu ký chứng khoán, doanh thu khác thể hiện xu hướng tăng qua các năm, ngoại trừ doanh thu cho thuê và sử dụng tài sản. Cụ thể tăng 26,29% từ năm 2012 đến 2013 và tăng 7,71% từ năm 2013 đến 2014. Kết quả này có được là từ doanh thu môi giới và doanh thu khác. Do thị trường không thuận lợi nên doanh thu một số hoạt động khác của công ty (Nguồn: Báo cáo tài chính công ty) [...]... trên địa bàn Hải Phòng Công ty cần phải có 17 những động thái tích cực hơn nữa nhằm củng cố năng lực nhân sự để thực hiện tiếp và triển khai các hợp đồng mới PHẦN 4: Đề xuất hướng đề tài khóa luận Hướng 1: Giải pháp phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của công ty cổ phần chứng khoán Hải Phòng Hướng 2: Nâng cao hiệu quả hoạt động tự doanh chứng khoán của công ty cổ phần chứng khoán Hải Phòng Hướng... giá cổ phiếu Ngày 15/12/2006, 5 triệu cổ phiếu của công ty cổ phần chứng khoán Hải Phòng chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), mã cổ phiếu là HPC với giá bình quân trong ngày giao dịch đầu tiên là 54.300 đồng/CP .Tại thời điểm ngày 16/01.2015, cổ phiếu của công ty đang được giao dịch với mức giá 4.700đ Khối 14 lượng cổ phiếu đang niêm yết của công ty là 40.130.620 cổ phiếu,... chính xác, nhanh nhạy của công tác dự báo, nhận định về xu hướng thị trường chưa cao dẫn tới bỏ lỡ những cơ hội mua/bán tốt nhất có thể Danh mục đầu tư tài chính của HPC vẫn còn 35.982 cổ phiếu HAP; còn 370.243 cổ phiếu HPP; mua mới 452.200 cổ phiếu HAG; nâng số lượng nắm giữ tại PVC từ 101.000 cổ phiếu lên 180.000 cổ phiếu Trong năm 2014, mã cổ phiếu HAP của công ty cổ phần tập đoàn HAPACO chỉ dao động... môi giới của công ty tăng qua các năm và chiếm tỷ trong quan trọng trong tổng doanh thu của công ty, nhưng so với các công ty chứng khoán khác đây vẫn là con số rất khiêm tốn Cụ thể, trong năm 2013, doanh thu môi giới đạt 10.637 triệu đồng, chiếm 26,78% tổng doanh thu Cho đến năm 2014, doanh thu môi giới đạt 17.826 triệu đồng, chiếm 41,63% tổng doanh thu So với các công ty cổ phần chứng khoán khác cụ... lượng cổ phiếu đang lưu hành là 39.693.810 cổ phiếu Cổ phiếu công ty hiện đang ở diện bị cảnh báo do khoản lỗ lũy kế từ thời kỳ khủng hoảng chưa được bù đắp hết mặc dù lợi nhuận hàng năm tăng Do vậy, trong 4 năm gần đây, công ty vẫn chưa thực hiện được việc trả cổ tức cho cổ đông Để có cái nhìn khái quát hơn về diễn biến giá cổ phiếu HPC, ta phân tích biểu đồ sau: Biểu đồ 2.1: Diễn biến giá cổ phiếu... doanh thu Điều này xuất phát từ việc công ty gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các công ty chứng khoán khác trên thị trường Theo đó công ty đã chủ động tìm kiếm, tiếp cận thêm các doanh nghiệp để ký kết thêm các hợp đồng tư vấn mới cho doanh nghiệp trên địa bàn nhưng các hợp đồng ký được còn ít, giá trị hợp đồng quá thấp so với chi phí và công sức bỏ ra Đồng thời, công ty cũng chưa khai thác được hết lợi... đáng kể trên tổng doanh thu của công ty, chỉ chiếm 10,18% năm 2014 Năm 2014, doanh thu từ hoạt động tự doanh chứng kiến sự tụt giảm mạnh (giảm 62,49%) do tại một số thời điểm, tính chính xác trong công tác dự báo chưa cao Công ty cũng chưa thực sự chủ động và có những phản ứng kịp thời trước sự biến động của thị trường Phân tích hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp Công ty đã thu hẹp hoạt động tư vấn... hoạt động lưu ký chứng khoán Lượng hàng hóa lưu ký cho công ty tăng qua các năm đã làm cho doanh thu hoạt động lưu ký năm 2014 đạt 521 tỷ đồng, tăng 14,76% so với năm 2013 Từ hoạt động lưu ký công ty đã mở ra dịch vụ quản lý sổ cổ đông, tổ chức thực hiện quyền và đại lý chuyển nhượng theo sự quỷ quyền của tổ chức phát hành, đảm bảo an toàn trong dịch vụ chuyển nhượng quyền sở hữu chứng khoán cho những... năm 2012 do ảnh hưởng chung từ phía thị trường Bước sang năm 2014, hoạt động môi giới của công ty khởi sắc, đem về doanh thu trên 17 tỷ đồng Tuy nhiên, mức 13 doanh thu này là chưa đáng kể khi so với những công ty chứng khoán chiếm thị phần môi giới lớn như SSI, HSC, ACBS,VNDS Phân tích hoạt động tự doanh chứng khoán Hoạt động tự doanh là một hoạt động quan trọng liên quan trực tiếp đến việc huy động... lý doanh nghiệp năm 2014 giảm so với năm 2013 xuất phát từ nguyên nhân công ty đã thực hiện các biện pháp tái cấu trúc cơ cấu tổ chức, thu hẹp Chi nhánh Hà Nội nhằm tháo gỡ tình hình khó khăn , thúc đẩy kinh doanh của công ty 2.3 Đánh giá khái quát về tình hình kinh doanh của công ty 2.3.1 Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty Bảng 2.3: Bảng doanh thu từng mảng dịch vụ qua các năm của HASECO Đơn . 1 PHẦN 1: Tổng quan về Công ty cổ phần chứng khoán Hải Phòng I.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN HẢI PHÒNG Tên tiếng anh:. động tự doanh chứng khoán của công ty cổ phần chứng khoán Hải Phòng. Hướng 3: Giải pháp phát triển hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp của công ty cổ phần chứng khoán Hải Phòng. . chứng khoán cho những người đầu tư. 2.3.2. Diễn biến giá cổ phiếu Ngày 15/12/2006, 5 triệu cổ phiếu của công ty cổ phần chứng khoán Hải Phòng chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán

Ngày đăng: 19/05/2015, 20:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan