luận văn thạc sĩ Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa

110 693 2
luận văn thạc sĩ  Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn trích dẫn rõ ràng. Tác giải ký tên Lê Thị Mai MỤC LỤC DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCTC: Báo cáo tài chính CBTD: Cán bộ tín dụng CHH,HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa DAĐT: Dự án đầu tư DA: Dự án HSC: Hội sở chính NHCT: Ngân hàng Công thương NHCTVN: Ngân hàng Công thương Việt Nam NHNN: Ngân hàng Nhà nước NHTM: Ngân hàng Thương mại SXKD: Sản xuất kinh doanh TSCĐ: Tài sản cố định TSBĐ: Tài sản bảo đảm TSC: Tài sản có TCT: Tổng công ty VND: Việt Nam đồng LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hàng loạt các dự án đầu tư được hình thành, trong khi các nguồn lực của nền kinh tế còn hạn hẹp. Để lựa chọn dự án đầu tư phù hợp, có hiệu quả, vấn đề thẩm định dự án đầu tư là một vấn đề cần thiết hơn bao giờ hết. Đầu tư theo dự án là một trong những phương thức đầu tư được đánh giá là có hiệu quả nhất. Dự án là điều kiện, là tiền dề của sự đổi mới và phát triển. Để dự án mang lại hiệu quả thực sự, cần phải thẩm định chính xác các khía cạnh của dự án về các mặt : pháp lý, thị trường , tài chính, kỹ thuật, tổ chức quản lý kinh tế - xã hội. Bởi vậy, nghiên cứu về vấn đề "thẩm định dự án đầu tư" luôn thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, chủ dự án cũng như các nhà quản lý. Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế nước ta chuyển đổi theo cơ chế thị trường và thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhu cầu đòi hỏi cấp bách về vốn đầu tư theo dự án ngày càng mở rộng cả về số lượng, chất lượng, quy mô .Trong bối cảnh khả năng huy động vốn trong nước cho đầu tư đã và đang gặp phải những khó khăn nhất định, thì trình độ quản lý dự án nói chung và thẩm định dự án đầu tư nói riêng chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội và nhu cầu quản lý. Vì vậy việc mở rộng khối lượng, quy mô cho vay phải luôn gắn với chất lượng cho vay nhằm hạn chế tối đa những rủi ro, tổn thất cho ngân hàng.Nhận thức được sự cần thiết phải nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư trong giai đoạn hiện nay, em đã chọn đề tài "Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa" để nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ kinh tế. 1 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng, môi trường, điều kiện hoạt động ngân hàng và đi sâu phân tích tình hình thẩm định cho vay các DAĐT NHCT Đống Đa giai đoạn từ 1999 đến năm 2002, tìm ra những ưu điểm, hạn chế về nội dung thẩm định, phương pháp thẩm định cũng như cách thức tổ chức thẩm định về đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định các dự án đầu tư tại chi nhánh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Thẩm định DA đầu tư là vấn đề rộng lớn luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về chất lượng thẩm định DA lấy thực tiễn tại NHCT Đống Đa làm minh chứng. Phạm vi nghiên cứu của luận văn chung vào nghiên cứu về thẩm định DA đầu tư tại chí nhánh NHCT Đống Đa lấy thực tiễn từ năm 1999 đến 2002 làm cơ sở minh chứng. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu thống kê, tổng hợp, so sánh, phân tích, phương pháp tiếp cận hệ thống… ngoài ra luận văn còn sử dụng các bảng, hình, sơ đồ để minh họa. 5. Những đóng góp của luận văn - Phân tích thực trạng công tác thẩm định các DAĐT tại chi nhánh giai đoạn tại 1999 - 2002. Đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong nội dung thẩm định, phương pháp thẩm định cũng như cách thức tổ chức thẩm định của NHCT Đống đa trong giai đoạn này và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế đó. 2 - Đề xuất số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định DAĐT tại chi nhánh NHCT Đống Đa. 6. Kết cấu của luận văn. Ngoài phần mở đầu và kết luận luận văn gồm 3 chương: Ch ng 1: Nh ng n i dung c b n v ch t l ng th m nh d án ươ ữ ộ ơ ả ề ấ ượ ẩ đị ự u t c a NHTM đầ ư ủ Chương 2: Thực trạng chất lượng thẩm định DAĐT tại NHCT Đống Đa Hà Nội Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định DAĐT tại NHCT Đống Đa Hà Nội 3 CHƯƠNG 1 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA NHTM 1.1. ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1.1.1. NHTM với việc đầu tư theo dự án NHTM là doanh nghiệp kinh doanh đa năng vì muc tiêu lợi nhuận. Trong nghiệp vụ tín dụng của NHTM việc cho vay trung và dài hạn chủ yếu là cho vay theo dự án đầu tư. Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng, phức tạp đối với hoạt động của NHTM vì dự án đầu tư đa dạng về chủng loại, nội dung với những kỹ thuật, công nghệ ở trình độ cao và khác nhau.Vậy trước hết cần hiểu thế nàolà đầu tư? Nói đến đầu tư người ta thường nghĩ ngay tới hoạt động bỏ vốn hiện tại để nhằm thu được lợi nhuận trong tương lai. Song nếu chỉ dừng lại như vậy thì chưa đủ bởi hoạt động đầu tư luôn gắn với rủi ro. Rủi ro là một trong những yếu tố có tác động đến dự quyết định của nhà đầu tư có bỏ vốn hay không và tuỳ theo từng mức rủi ro mà nhà đầu tư sẽ quyết định bỏ vốn bao nhiêu và vào đâu. Do vậy, cần hiểu đúng mức và đầy đủ về hoạt động đầu tư theo những nội dung cơ bản sau: - Đầu tư là hoạt động bỏ một lượng vốn, nguồn lực ban đầu trong một thời gian dài. - Đầu tư luôn gắn với rủi ro, mạo hiểm. Cho nên, nhà đầu tư luôn phải dự tính trước điều này để có biện pháp phòng ngừa, hạn chế. - Nhà đầu tư luôn phải cân nhắc giữa lợi ích trước mắt và lợi ích thu được trong tương lai. - Đầu tư gắn với mục tiêu hiệu quả. Song với mỗi nhà đầu tư khác nhau lại theo đuổi các mục tiêu khác nhau. Đối với nhà đầu tư là doanh nghiệp thì mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Ngân hàng thương mại hướng tới mục tiêu 4 an toàn và hiệu quả của đồng vốn cho vay, còn đối với một Quốc gia thì đó là hiệu quả kinh tế xã hội. Mục tiêu đầu tư được thể hiện dưới các kết quả tài chính, kinh tế và xã hội. Mỗi nhà đầu tư khi theo đuổi mục tiêu nào sẽ cố gắng đạt được tối đa kết quả đó. Muốn tối đa hoá hiệu quả đầu tư thì trước khi quyết định đầu tư nhất thiết phải có dự án đầu tư. Trên thực tế, hoạt động đầu tư được thể hiện tập trung qua việc thực hiện các dự án đầu tư. 1.1.2. Dự án đầu tư 1.1.2.1. Khái niệm Đứng trên những phương diện nhìn nhận khác nhau về dự án đầu tư thì những quan niệm về dự án đầu tư cũng khác nhau. Chẳng hạn : Xét về bản chất, Dự án đầu tư là tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được mục tiêu nhất định trong một khoảng thời gian xác định. Xét về mặt hình thức, dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết, đầy đủ, khoa học và toàn diện một dự kiến đầu tư trong tương lai. Xét trên góc độ quản lý thì dự án đầu tư là cơ sở để các cơ quan quản lý Nhà nước xem xét, phê duyệt cấp giấy phép đầu tư, là căn cứ quan trọng để đánh giá và đưa ra những điều chỉnh kịp thời những tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện và khai thác dự án và là cơ sở pháp lý để xem xét, xử lý khi có tranh chấp giữa các bên tham gia liên doanh đầu tư. Còn đứng trên phương tiện kế hoạch hoá, dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết của một công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội, làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ. Song dù đứng trên góc độ nào thì dự án đầu tư cũng có chung một chu trình: 5 1.1.2.2. Chu trình của dự án Hoạt động đầu tư được bắt đầu từ khi có ý định về dự án đầu tư. Từ ý định về dự án đến việc xây dựng, thực hiện và kết thúc dự án là cả một quá trình. Quá trình này có thể chia làm 3 giai đoạn: - Một là, giai đoạn chuẩn bị đầu tư gồm các bước chính như sau: Nghiên cứu cơ hội đầu tư, nghiên cứu tiền khả thi; Nghiên cứu khả thi, Thẩm định và ra quyết định đầu tư. - Hai là, giai đoạn thực hiện đầu tư gồm các bước chính sau: khảo sát, thiết kế, lập dự toán; dự kiến mua thiết bị, công nghệ, vật tư kỹ thuật ;tổ chức đấu thầu, chọn thầu, giao nhận thầu; thi công theo đúng thiết kế, tiến độ đã đề ra; tiến hành chạy thử; bàn giao đưa công trình vào khai thác. - Ba là, giai đoạn vận hành kết quả đầu tư gồm các bước chính như: tổ chức sản xuất, kinh doanh; kết thúc dự án; đánh giá sau dự án. Như vậy, thẩm định dự án đầu tư là một khâu trong cả chu trình, nhưng nó có vai trò hết sức quan trọng, và được xem là có tính quyết định đối với sự thành bại của một dự án đầu tư. 1.2. THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1.2.1. Khái niệm Các dự án đầu tư sau khi được soạn thảo xong dù được nghiên cứu tính toán kỹ lưỡng thì cũng mới chỉ qua bước khởi đầu. Để đánh giá tính hợp lý, tính hiệu quả, khả thi của dự án và ra quyết định dự án có được thực hiện hay không phải trải qua quá trình kiểm tra, đánh giá một cách độc lập, tách biệt với quá trình soạn thảo dự án. Quá trình đó gọi là thẩm định dự án đầu tư. Vậy, thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức, xem xét, phân tích một cách khách quan toàn diện, độc lập những nội dung cơ bản của Dự án đầu tư đồng thời đánh giá chính xác những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của dự án nhằm đưa ra quyết định cho vay một cách hiệu quả, an toàn. 6 [...]... Kết quả thẩm định dự án đầu tư nhất thiết phải trình bày một cách đầy đủ, chi tiết các nội dung kể trên 1.3 CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG 1.3.1 Chất lượng thẩm định dự án đầu tư Khi đề cập đến thẩm định dự án đầu tư, người ta thường quan tâm đến chất lượng của nó bởi chất lượng của công tác thẩm định sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng Chất lượng. .. để từ đó có quyết định cho vay đúng đắn, đảm bảo thu hồi nợ đầy đủ, đúng hạn 1.2.4.2 Thẩm định dự án đầu tư 16 Nếu coi thẩm định chủ đầu tư là bước tiền đề quan trọng để đánh giá tư cách và năng lực tài chính của chủ đầu tư, tạo cơ sở tin tư ng ban đầu giữa khách hàng với Ngân hàng thì thẩm định dự án đầu tư mới là mấu chốt của vấn đề, bởi nó có tính chất quyết định đối với chất lượng một khoản vay... khi thẩm định khách hàng vay vốn là để xác định khả năng và ý định trả nợ của khách hàng Như vậy, Ngân hàng thẩm định khách hàng thực chất là thẩm định tư cách và uy tín khách hàng, và thẩm định năng lực tài chính cuả khách hàng có đáng tin cậy không Muốn vậy Ngân hàng cần xem xét các vấn đề như : - Thẩm định tư cách và uy tín khách hàng Tư cách của khách hàng thể hiện ở nguyện vọng và tư cách pháp. .. giải quyết cho vay hoặc lập công văn trả lời đơn vị nếu xét thấy dự án không đủ điều kiện vay vốn Tờ trình thẩm định cho vay trung và dài hạn thường bao gồm các nội dung sau: - Thẩm định khách hàng vay vốn: Thẩm định năng lực pháp lý; Lịch sử phát triển , khả năng tài chính, khả năng quản lý của khách hàng 29 - Thẩm định dự án đầu tư: Thẩm định cơ sở pháp lý của dự án: Thẩm định sự cần thiết của dự. .. vay dự án đầu tư thường là cho vay trung dài hạn Vì vậy, thẩm định dự án đầu tư trung dài hạn là một nghiệp vụ chính trong công tác tín dụng của NHTM Nếu ngân hàng làm tốt công tác này sẽ tạo tiền đề cho việc thu hồi cả vốn và lãi đúng hạn, tạo điều kiện cho vốn tín dụng luân chuyển nhanh, an toàn và hiệu quả 1.2.2 Cơ sở của việc thẩm định dự án đầu tư Để có căn cứ thẩm định dự án đầu tư, các cán bộ... thủ theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước Tuy nhiên, về cơ bản một quy trình thẩm định bao gồm 7 bước (xem sơ đồ 1.1) 8 Sơ đồ 1.1 Quy trình thẩm định dự án đầu tư Bước 1 Kiểm tra hồ sơ vay vốn và kiểm tra thực tế đối với khách hàng Bước 2 Tập hợp các căn cứ để thẩm định Bước 3 Thẩm định khách hàng vay vốn Bước 4 Thẩm định dự án đầu tư và phương án cho vay, thu nợ Bước 5 Thẩm định các điều kiện... thẩm định dự án sẽ được nghiên cứu cụ thể trong phần sau 1.2.4 Nội dung thẩm định dự án đầu tư Nghiệp vụ cho vay hiện nay đang là một hoạt động chủ yếu và cũng là nguồn thu chính của NHTM Trên góc độ nhà tài trợ vốn, Ngân hàng đánh giá dự án chủ yếu trên tính khả thi, hiệu quả của dự án và khả năng thu nợ của Ngân hàng theo các nội dung sau : 1.2.4.1 Thẩm định Khách hàng vay vốn Mục đích của Ngân hàng. .. một dự án được thẩm định một cách hiệu quả và kỹ lưỡng, khi dự án được chấp nhận Ngân hàng sẽ chỉ phải chịu rủi ro thị trường, còn những rủi ro khác thì đã được nhận biết, xử lý và hạn chế ở mức thấp nhất bởi khi tiến hành thẩm định dự án, Ngân hàng phải tiến hành thẩm định trên tất cả các khía cạnh có liên quan đến dự án, thông thường bao gồm: - Thẩm định sự cần thiết của dự án đầu tư Khi tiến hành thẩm. .. tiêu đó mà quyết định đầu tư, song điều quan trọng là dự án đó phải đem lại lợi ích cho chủ đầu tư, Ngân hàng và cho đất nước - Thẩm định trên phương diện thị trường Có thể nói thị trường là nơi quyết định sự thành công của dự án và là yếu tố quyết định nguồn trả nợ cho dự án Một dự án càng có khả năng đứng 17 vững và chi m lĩnh thị trường thì khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng cần đánh giá: * Quan... phương pháp giản đơn và phương pháp chi t khấu Tuy nhiên, phương pháp chi t khấu cho ta kết luận chính xác hơn vì nó quy tất cả các dự án về cùng một thời điểm dễ so sánh, hơn nữa nó còn xét đến chi phí cơ hội, một khái niệm không thể bỏ qua khi ra quyết định đầu tư Do vậy, ở đây ta chỉ thẩm định dự án dựa trên một phương pháp chi t khấu, phương pháp mà hiện nay các Ngân hàng trên Thế giới đang dùng . tư trong giai đoạn hiện nay, em đã chọn đề tài " ;Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa& quot; để nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ. chức thẩm định về đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định các dự án đầu tư tại chi nhánh. 3. Đối tư ng và phạm vi nghiên cứu Đối tư ng nghiên cứu: Thẩm định DA đầu tư là. định DAĐT tại NHCT Đống Đa Hà Nội 3 CHƯƠNG 1 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA NHTM 1.1. ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1.1.1. NHTM với việc đầu tư theo dự án NHTM là

Ngày đăng: 19/05/2015, 18:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan