Quy chế làm việc năm 2010-2011

9 213 0
Quy chế làm việc năm 2010-2011

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD&ĐT PHƯỚC SƠN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hiệp, ngày 01 tháng 9 năm 2010 QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-NT ngày tháng 9 năm 2010 của trường THCS Trần Quốc Toản) CHƯƠNG I Những quy định chung Điều 1: Phạm vi điều chỉnh Quy định này quy định lề lối làm việc của cơ quan Trường THCS Trần Quốc Toản và mối quan hệ công tác giữa Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng; giữa lãnh đạo trường với Chi uỷ, Công đoàn; giữa thủ trưởng với CB -VC trong cơ quan. Quy chế này cũng quy định về chế độ làm việc, chế độ hội họp, thông tin, báo cáo, thủ tục giải quyết công việc, ký văn bản và một số công việc khác của trường THCS Trần Quốc Toản. Điều 2: Nguyên tắc chung Lề lối làm việc và quan hệ công tác của trường THCS Trần Quốc Toản phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây: 1. Sự lãnh đạo của Đảng về công việc của trường THCS. 2. Hiệu trưởng là người lãnh đạo và đứng đầu cơ quan, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước cấp trên về toàn bộ công việc thuộc chức năng, quyền hạn của mình. 3 Phó hiệu trưởng có nhiệm vụ thực hiện các công việc được Hiệu trưởng giao, chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về những công việc được phân công phụ trách và những công việc được uỷ quyền giải quyết. 4. Trong chỉ đạo, điều hành công việc, lãnh đạo trường thực hiện nguyên tắc dân chủ và chế độ thủ trưởng, đồng thời phát huy tinh thần chủ động, tính sáng tạo, ý thức trách nhiệm của từng cá nhân của từng cán bộ, công chức, đảm bảo trật tự, kỷ cương của cơ quan. 5. Lãnh đạo trường, CB-VC trong cơ quan giải quyết công việc căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật và phải có kế hoạch, lịch làm việc. 6. Lãnh đạo trường, CB-VC trong cơ quan phải đảm bảo sự thống nhất trong công tác chỉ đạo, nâng cao hiệu quả công việc, thực hiện chủ trương cải cách hành chính, không gây phiền hà đối với người dạy, người học và nhân dân. 7. Trong phân công công việc, mỗi cá nhân trong cơ quan phải phụ trách một số nhiệm vụ chính, lãnh đạo không làm thay công việc cho cấp dưới, tập thể không làm thay công việc cho cá nhân và ngược lại. Ngoài ra, do tính chất công việc của 1 cơ quan, lãnh đạo phân công một số công việc khác cho các cá nhân, điều động làm thêm việc ngoài giờ và giải quyết chế độ chính sách theo quy định hiện hành. CHƯƠNG II LỀ LỐI LÀM VIỆC VÀ QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA LÃNH ĐẠO TRƯỜNG Điều 3: Hiệu trưởng. a) Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà nước. b) Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường được quy định. c) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học. d) Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước; quản lý hồ sơ tuyển dụng của giáo viên, nhân viên; đ) Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình bậc THCS (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo; e) Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường; g) Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hóa của nhà trường. h) Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật; i) Chịu trách nhiệm trước cấp trên về toàn bộ các nhiệm vụ được quy định. k) Hiệu trưởng thông báo kịp thời cho Phó hiệu trưởng, CB-VC về chủ trương, chính sách, quan điểm của Đảng và Nhà nước liên quan đến lĩnh vực công tác của cơ quan và của ngành. l) Hiệu trưởng đưa ra thảo luận trong lãnh đạo Trường trước khi quyết định theo thẩm quyền các vấn đề sau: - Các báo cáo đánh giá hoặc phương hướng hoạt động của cơ quan cũng như của ngành. - Bố trí nhân sự cơ quan, tiếp nhận, điều động cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Điều 4: Phó hiệu trưởng a) Phó hiệu trưởng giúp Hiệu trưởng lãnh đạo chung công việc của cơ quan, trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của Hiệu trưởng. b) Khi giải quyết công việc được Hiệu trưởng phân công, Phó hiệu trưởng sử dụng quyền hạn của Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về kết quả công việc mình làm. 2 c) Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật. Điều 5: Quan hệ giữa lãnh đạo trường và các tổ ban: 1. Lãnh đạo Trường điều hành hoạt động của các tổ theo chức năng, nhiệm vụ đã phân công và theo chương trình, kế hoạch công tác và lịch làm việc theo tuần, tháng của nhà trường. 2. Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng quyết định, giải quyết công việc thuộc lĩnh vực được phân công. 3. Phó hiệu trưởng được phân công phụ trách các tổ, định kỳ họp tổ ít nhất mỗi tháng 1 lần. 4. Phó hiệu trưởng có trách nhiệm báo cáo với Hiệu trưởng về kết quả hoạt động của tổ và công việc phụ trách khi có yêu cầu của Hiệu trưởng. Ngoài ra, nếu hiệu trưởng đi công tác từ 2 ngày trở lên thì PHT thay mặt hiệu trưởng giải quyết toàn bộ các công việc của các tổ thuộc phạm vi lãnh đạo nhà trường theo điều lệ trường học. CHƯƠNG III LỀ LỐI LÀM VIỆC VÀ QUAN HỆ CÔNG TÁC GIỮA CÁC BỘ PHẬN Điều 6: Chế độ làm việc 1. Căn cứ vào tính chất của các lĩnh vực chuyên môn và yêu cầu công tác, lãnh đạo Trường có quyết định phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong tổ một cách cụ thể trên cơ sở phát huy tài năng và sở trường của từng thành viên. 2. Mỗi tổ phân thành các bộ phận theo lĩnh vực chuyên môn, mỗi tổ cử 1 thư ký có trách nhiệm thực hiện các biên bản họp hội của tổ. Điều 7: Quan hệ công tác giữa các tổ, bộ phận Quan hệ giữa các tổ, bộ phận trong cơ quan là quan hệ phối hợp. Khi giải quyết công việc của tổ được phân công, nếu có vấn đề liên quan đến tổ khác thì phải hỏi ý kiến của tổ có liên quan, và tổ đó phải tạo điều kiện hợp tác để giải quyết công việc nhanh và hiệu quả nhất. Điều 8: Quan hệ giữa các tổ, bộ phận trong cơ quan với các cơ quan khác Khi quan hệ với các cơ quan bên ngoài Nhà trường, các tổ phải theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao, theo chủ trương và sự lãnh đạo Nhà trường. Các tổ không nhân danh Nhà trường khi làm việc trực tiếp hoặc qua công văn giấy tờ với cơ quan khác trừ trường hợp được uỷ quyền theo quy định. CHƯƠNG IV Quan hệ công tác giữa lãnh đạo Trưòng với Chi uỷ, công đoàn Trường 3 Điều 10 : Quan hệ giữa lãnh đạo Trường với Chi uỷ Chi bộ. 1. Lãnh đạo Trường chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các Nghị quyết của đảng uỷ, Chi bộ về lĩnh vực giáo dục. 2. Định kỳ hằng tháng hoặc khi có yêu cầu đột xuất, lãnh đạo Trường và Chi uỷ họp thông báo về chủ trương, tình hình thực hiện công tác chuyên môn và công tác lãnh đạo của chi bộ Đảng trong cơ quan Trường học, thống nhất biện pháp về công tác giáo dục chính trị – tư tưởng, công tác tổ chức cán bộ, lãnh đạo công đoàn nhằm củng cố nâng cao khối đoàn kết nội bộ, chăm lo đời sống của cán bộ công chức trong cơ quan. 3 .Khi phân công bộ máy trong cơ quan, điều động cán bộ, đánh giá, phân loại cán bộ hằng năm, lãnh đạo Trường làm việc với Chi uỷ để tham gia ý kiến. Điều 11: Quan hệ giữa lãnh đạo Trường với Công đoàn trường. Quan hệ giữa lãnh đạo Trường với Công đoàn trường là quan hệ phối hợp. Mọi chủ trương công tác liên quan đến công tác chung của Nhà trường thì phối hợp với Công đoàn trường, thống nhất vì mục đích chung là xây dựng nà trường phát triển toàn diện Chương v Xây dựng nề nếp làm việc Điều 12: Nề nếp làm việc 1. Trang phục phải gọn gàng lịch sự, đảm bảo yêu cầu trang phục nơi công sở. 2. Thực hiện đảm bảo giờ giấc làm việc, nề nếp làm việc theo đúng quy định. Muốn nghỉ vì việc riêng phải báo cáo trước với lãnh đạo trường trước 1 đến 2 ngày. Không được tự ý nghỉ hoặc chỉ báo cáo tổ trưởng mà chưa được sự thống nhất của hiệu trưởng. Nếu nghỉ mà đi ra ngoài tỉnh phải xin ý kiển của lãnh đạo PGD. Mọi thành viên trong nhà trường đều phải có tinh thần trách nhiệm bảo quản tốt các CSVC trường học 3. Chấp hành đúng chế độ báo cáo, thống kê theo quy định. Xây dựng các loại hồ sơ sổ sách và lưu trữ đầy đủ theo nhiệm vụ được phân công. Chủ động tham mưu với lãnh đạo những công việc có liên quan đến công tác được giao. 4. Có những vấn đề bức xúc trong công tác được giao, trong chế độ chính sách phải phản ánh kịp thời cho lãnh đạo cơ quan. Những góp ý đồng nghiệp, đồng chí phải có cơ sở, phản ánh đúng nơi đúng chỗ. Không được khiếu kiện vượt cấp. 5. Lãnh đạo Nhà trường có kế hoạch kiểm tra thường xuyên việc thực hiện nề nếp làm việc và theo dõi ngày giờ làm việc của CB -VC. 6. Mỗi tổ phải có kế hoạch làm việc hằng tuần trên cơ sở kế hoạch của nhà trường, mỗi cá nhân phải lên lịch làm việc hằng tuần và tập trung nghiên cứu chuyên môn được phân công. Tránh tình trạng làm việc cầm chừng, thiếu ý thức trách nhiệm, tránh đi lại phòng của người khác khi không có nhiệm vụ làm ảnh hưởng công việc chung. 4 CHƯƠNG VI Xử lý công văn tài liệu và thủ tục trình Giải quyết công việc của lãnh đạo trường Điều 13: Xử lý công văn, tài liệu đến. 1. Công văn, tài liệu đến hằng ngày phải được văn thư vào sổ và chuyển Hiệu trưởng xử lý, giải quyết. 2. Sau khi hiệu trưởng xử lý, công văn tài liệu phải được văn thư chuyển kịp thời cho bộ phận hoặc người phụ trách thực hiện, đồng thời văn thư phải lưu văn bản gốc. Điều 15: Thẩm quyền ký văn bản của trường. 1. Hiệu trưởng ký tất cả các báo cáo, tờ trình và các văn bản khác của nhà trường để gởi cho Phòng giáo dục, UBND xã và các văn bản khác mà nhà trường thấy cần thiết. 2. Phó hiệu trưởng ký các văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách, trừ trường hợp được Hiệu trưởng uỷ quyền ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Hiệu trưởng khi Hiệu trưởng đi công tác, học tập dài hạn. Điều 16: Xử lý công văn, tài liệu gởi đi 1. Sau khi văn bản đã được lãnh đạo ký, Văn thư phải vào sổ và gởi đi kịp thời theo địa chỉ nơi nhận trong công văn và lưu trữ tại văn thư, bộ phận soạn thảo và lãnh đạo lưu khi có yêu cầu. 2. Những văn bản chuyển đi quan trọng, đột xuất, Văn thư phải gởi trực tiếp kịp thời và có ký nhận cẩn thận. CHƯƠNG VII Chế độ báo cáo, thông tin Điều 17: Chế độ thông tin nội bộ. 1. Lãnh đạo trường có trách nhiệm thông báo kịp thời các chủ trương của cấp trên, chính sách của Nhà nước, quy định của pháp luật và những vấn đề liên quan đến lĩnh vực công tác của cơ quan cho cán bộ công chức trong đơn vị. 2. Cán bộ công chức trong cơ quan có trách nhiệm tìm hiểu, nghiên cứu nắm vững chủ trương của cấp trên, chính sách của nhà nước, quy định của pháp luật liên quan lĩnh vực công tác được phân công. 3. Cán bộ giáo vụ, bộ phận thi đua, có trách nhiệm thông báo số liệu thống kê của trường cho các cá nhân có liên quan, tổ, bộ phận trong cơ quan khi có yêu cầu. 5 Cá nhân, tổ, bộ phận trong cơ quan phải sử dụng số liệu thống kê của trường trong các văn bản, tài liệu chính thức, bảo đảm sử dụng thống nhất về nguồn tư liệu. Trường hợp sử dụng các nguồn khác thì phải ghi chú rõ ràng và được sự đồng ý của Hiệu trưởng Điều 18: Chế độ báo cáo Khi các bộ phận, tổ chuyên môn, GVCN làm báo cáo phải thống nhất 1 số liệu theo số liệu thống kê của nhà trường, báo cáo phải chính xác, đầy đủ, khoa học. Thực hiện chế độ báo cáo đúng thời gian quy định của ngà trường và PGD. CHƯƠNG VIII Chế độ hội họp và tiếp khách của trường Điều 19: Họp lãnh đạo trường 1. Họp lãnh đạo, họp BGH nhà trường không định hướng thời gian cụ thể, khi nào thấy cần thiết thì hiệu trưởng triệu tập cuộc họp 2. Thành phần họp lãnh đạo trường gồm Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Chủ tịch công đoàn trường, Bí thư chi bộ và cán bộ phụ trách công việc có liên quan đến nội dung cuộc họp được mời tham dự họp theo yêu cầu của Hiệu trưởng. Điều 20: Họp liên tịch, họp cơ quan và họp tổ 1.Định kỳ mỗi tháng họp liên tịch 1 lần trước khi họp cơ quan 1 ngày. Thành phần: Ban giám hiệu, CTCĐ, Các tổ trưởng, TPT Đội, Thư ký hội đồng. 2. Họp Hội đồng sư phạm 1 tháng 1 lần. Họp chuyên môn trường 1 lần trên 1 tháng. Khi cần thiết có thể họp đột xuất. 3. Họp giao ban hằng tuần vào sáng thứ 2 sau khi chào cờ. Điều 21: Việc tiếp khách của lãnh đạo trường 1. Khách đến làm việc với cơ quan trường, nói chung do lãnh đạo trường tiếp. Trường hợp nội dung liên quan đến công việc của cán bộ phụ trách và cần sự hướng dẫn cụ thể cho khách thì lãnh đạo giới thiệu khách đến gặp cán bộ đó. 2. Trường hợp khách đến làm việc trực tiếp với cá nhân, bộ phận trong cơ quan thì cá nhân, bộ phận đó phải tiếp. Nếu nội dung công việc hoặc những vấn đề vượt quá thẩm quyền thì phải xin ý kiến lãnh đạo trường. 3. Thành phần tham gia cuộc tiếp khách về phía trường do lãnh đạo trường cử, đồng thời lãnh đạo tiếp cán bộ công chức cơ quan theo quy chế thực hiện dân chủ trong cơ quan, tiếp công dân theo quy định của pháp luật. CHƯƠNG XI Chế độ đi công tác và một số quy định khác trong cơ quan Điều 22: Đi công tác: 6 1. Cá nhân tập, thể đi công tác phải có giấy giới thiệu đảm bảo thời gian và nội dung làm việc theo quy định, khi làm việc phải nghiêm túc, báo cáo trung thực tình hình thực tế và kết quả công việc cho lãnh đạo. 2. Đi công tác ngoài huyện phải được sự đồng ý của lãnh đạo, những cá nhân được phân công phải nắm vững nội dung chuyến công tác, khi về cơ quan phải báo cáo lại lãnh đạo phụ trách những nội dung cơ bản để chỉ đạo. Điều 23: Sử dụng điện, điện thoại và các phương tiện làm việc khác. 1. Sử dụng điện, điện thoại trên tinh thần hết sức tiết kiệm. Cán bộ khi ra khỏi phòng phải tắt điện. Điện thoại ngoài huyện chỉ có lãnh đạo nhà trường được sử dụng trong những trường hợp cần thiết như liên hệ công tác. 2. Sử dụng các phương tiện làm việc khác phải đúng mục đích, có hiệu quả cần bảo vệ và bảo dưỡng thường xuyên để sử dụng lâu dài. Văn phòng phẩm cấp cho các tổ phải được xet duyệt của nhà trường. Chương X Công khai tài chính, tài sản và một số vấn đề khác Điều 24: Tài chính, tài sản 1. Tài chính thu chi thuộc phạm vi ngân sách nhà nước cấp cho nhà trường được báo cáo công khai trong cuộc họp cuối quý hoặc tổng kết cuối năm 2. Nguồn tài chính thu chi trong phạm vi nhà trường phải công khai ở lãnh đạo và các bộ phận có liên quan. 3.Tài sản cơ quan3, của trường đều được nhập – xuất đưa vào sử dụng, thanh lý đúng theo quy định, công khai trong cơ quan. Mọi cá nhân sử dụng đều có trách nhiệm bảo quản nếu mất mác, hư hỏng mang tính chủ quan phải bồi thường đúng giá trị. Điều 25: Thu chi sử dụng tài chính, tài sản 1. Các tổ, bộ phận phải có dự trù cho các hoạt động thuộc phạm vi mình phụ trách trình lãnh đạo nhà trường ngay từ đầu năm. Trên cơ sở ngân sách đã được cấp mà lãnh đạo cân đối và có phê duyệt để thực hiện các hoạt động. Tránh tình trạng hoạt động đã diễn ra mà kinh phí chưa duyệt. 2. Tài chính, tài sản phải tập trung về một mối là thủ quỹ, thủ kho. Thu, chi, xuất, nhập theo nguyên tắt tài chính kế toán. Mọi thành viên trong cơ quan không trực tiếp thu tiền, nhận tài sản ngoài thủ quỹ, thủ kho trừ trường hợp lãnh đạo trường giao. 7 CHƯƠNG X Điều khoản thi hành Điều 26: Trách nhiệm thi hành 1. Tất cả CB -VC nhân viên trong nhà trường có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc quy chế này. 2. Giao cho các tổ trưởng theo dõi, đôn đốc mọi thành viên thực hiện quy chế. Điều 27: Cụ thể hoá quy chế làm việc của nhà trường Căn cứ vào quy chế làm việc, Trường THCS Trần Quốc Toản xây dựng ban hành các nội quy, quy định cụ thể trong lĩnh vực quản lý của Nhà trường theo quy định hiện hành của nhà nước. Điều 28: Sửa đổi bổ sung quy chế 1. Trong quá trình thực hiện quy chế làm việc của trường nếu có gì vướng mắc thì CB -VC phản ánh lên lãnh đạo nhà trường để báo cáo và kịp thời sửa đổi bổ sung cho phù hợp. 2. Việc sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc của Trường THCS Trần Quốc Toản do lãnh đạo nhà trường phối hợp với công đoàn trường quyết định. THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ 8 9 . hiện nghiêm túc quy chế này. 2. Giao cho các tổ trưởng theo dõi, đôn đốc mọi thành viên thực hiện quy chế. Điều 27: Cụ thể hoá quy chế làm việc của nhà trường Căn cứ vào quy chế làm việc, Trường. với CB -VC trong cơ quan. Quy chế này cũng quy định về chế độ làm việc, chế độ hội họp, thông tin, báo cáo, thủ tục giải quy t công việc, ký văn bản và một số công việc khác của trường THCS Trần. xuyên việc thực hiện nề nếp làm việc và theo dõi ngày giờ làm việc của CB -VC. 6. Mỗi tổ phải có kế hoạch làm việc hằng tuần trên cơ sở kế hoạch của nhà trường, mỗi cá nhân phải lên lịch làm việc

Ngày đăng: 19/05/2015, 16:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHÒNG GD&ĐT PHƯỚC SƠN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    • Hiệp, ngày 01 tháng 9 năm 2010

      • CHƯƠNG II

        • LỀ LỐI LÀM VIỆC VÀ QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA LÃNH ĐẠO TRƯỜNG

        • CHƯƠNG III

          • LỀ LỐI LÀM VIỆC VÀ QUAN HỆ CÔNG TÁC GIỮA CÁC BỘ PHẬN

          • CHƯƠNG IV

          • Chương v

          • Xây dựng nề nếp làm việc

          • CHƯƠNG VI

          • CHƯƠNG VII

          • Chế độ báo cáo, thông tin

          • CHƯƠNG VIII

          • Chế độ hội họp và tiếp khách của trường

          • CHƯƠNG X

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan