Tiểu luận Mối quan hệ giữa triết học và tin học

11 2.6K 24
Tiểu luận Mối quan hệ giữa triết học và tin học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU Sau khi được giảng viên truyền thụ những kiến thức cơ bản của môn Triết học thông qua 4 chuyên đề bao gồm: các đặc trưng của triết học phương Tây, triết học phương Đông và triết học Mác; tìm hiểu triết học Mác - Lênin trong giai đoạn hiện nay và vai trò thế giới quan, phương pháp luận của triết học Mác -Lênin; nhận thức được vai trò thế giới quan và phương pháp luận của triết học đối với sự phát triển khoa học và đối với việc nhận thức, giảng dạy và nghiên cứu các đối tượng thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ; phân tích những vấn đề về vai trò của các khoa học đối với đời sống xã hội. Kết hợp với việc đang là giảng viên giảng dạy môn Tin học nên học viên quyết định chọn đề tài về “Mối liên hệ giữa triết học và tin học” làm đề tài tiểu luận báo cáo môn học. Đề tài sẽ đi làm rõ những kiến thức cơ bản liên quan đến triết học và tin học, từ đó có thể rút ra được những mối liên hệ giữa triết học và tin học.Cụ thể là triết học có ảnh hưởng đến sự ra đời và phát triển của tin học hay không?Nếu có ảnh hưởng thì ảnh hưởng như thế nào?Tin học ra đời có đi trái lại với những kiến thức mà triết học đã nghiên cứu hay không?Tin học phát triển như vũ bão trong thời đại ngày nay có làm thay đổi những quan niệm triết học hay không?v.v…Về phần bố cục đề tài gồm 3 phần trọng tâm đó là phần một đưa ra những kiến thức cơ bản về triết học; phần hai đưa ra những kiến thức nền tảng về tin học và cuối cùng là rút ra mối liên hệ giữa triết học và tin học. Để thực hiện đề tài học viên có tham khảo các tài liệu như: Triết học - Đại cương lịch sử triết học; Giáo trình Triết học Mác - Lê nin; Vai trò phương pháp luận của triết học Mác - Lê nin đối với sự phát triển của khoa học tự nhiên; Triết học và bức tranh vật lý học về thế giới; Bài giảng của giảng viên và các tài liệu khác liên quan đến tin học trên các trang mạng. Bài tiểu luận đã được học viên cố gắng đúc kết ngắn gọn, xúc tích.Trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những sai sót về lỗi chính tả cũng như nhận thức, rất mong thầy quan tâm và chỉnh sửa để giúp học viên phát triển đề tài. 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN PHÒNG ĐT SĐH - KHCN&QHĐN _________________________________________________________ TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC ĐỀ TÀI: MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ TIN HỌC Học viên thực hiện : Đặng Thị Mỹ Hạnh - CH1301012 Giảng viên phụ trách: TS. Bùi Văn Mưa Cảm ơn thầy vì đã truyền thụ những bài học quý báu và giúp học viên có cảm hứng để thực hiện bài tiểu luận. Để có thể làm rõ được mối liên hệ giữa triết học và tin học, đầu tiên cần phải làm rõ triết học là gì?Triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây vào khoảng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI trước Công nguyên tại một số trung tâm văn minh cổ đại của nhân loại như Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp. Đã có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về triết học, như:theo quan niệm truyền thống thì triết học là môn học giúp con người nâng cao và sử dụng lý trí một cách hiệu quả để hiểu thấu bản chất của vạn vật và hành động đúng đắn trong thế giới. Còn theo quan niệm Macxit thì triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về bản thân con người và về vị trí, vai trò của con người trong thế giới đó. Khái quát lại thì có thể hiểu: Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy.Triết học ra đời từ thực tiễn, do nhu cầu của thực tiễn và nó có nguồn gốc nhận thức cũng như nguồn gốc xã hội. Đối tượng nghiên cứu của triết học qua quá trình phát triển có sự thay đổi theo từng giai đoạn lịch sử. Cụ thể, ở triết học tự nhiên của Hy Lạp cổ đại, quan niệm rằng triết học là khoa học của mọi khoa học; Thời kỳ trung cổ, nền triết học tự nhiên bị thay bằng nền triết học kinh viện; Vào thế kỷ XV, XVI nhờ phát triển mạnh mẽ của khoa học đã tạo một cơ sở tri thức vững chắc cho sự phục hưng triết học. Đến thế kỷ XIX triết học Mác ra đời đã xác định đối tượng nghiên cứu của mình là tiếp tục giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật triệt để và nghiên cứu những quy luật chung nhất chi phối sự vận động và phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy con người.Đặc điểm của Triết học Mác - Lênin là sử dụng phép biện chứng duy vật; thống nhất lý luận (khoa học) với thực tiễn (cách mạng); thống nhất tính đảng với tính khoa học và là một hệ thống mở.Phép biện chứng duy vật được xây dựng trên cơ sở một hệ thống những nguyên lý, những phạm trù cơ bản, những quy luật phổ biến phản ánh đúng đắn hiện thực.Trong hệ thống đó nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là hai nguyên lý khái quát 2 nhất.Thông qua việc tìm hiểu hai nguyên lý này, ta có thể làm rõ được khái niệm mối liên hệ. Mối liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới. Theo quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng thì mối liên hệ có ba tính chất cơ bản đó là: tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú.Vì sao phải nghiên cứu về mối liên hệ? Thứ nhất, vì các mối liên hệ là sự tác động qua lại, chuyển hóa, quy định lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng và các mối liên hệ mang tính khách quan, mang tính phổ biến nên trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn con người phải tôn trọng quan điểm toàn diện, phải tránh cách xem xét phiến diện. Quan điểm toàn diện đòi hỏi khi nhận thức về sự vật trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp hay gián tiếp. Bên cạnh đó, quan điểm toàn diện đòi hỏi phải biết phân biệt từng mối liên hệ, phải chú ý tới mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên, và chú ý đến sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các mối liên hệ để hiểu rõ bản chất của sự vật và có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong các hoạt động. Trong hoạt động thực tế, theo quan điểm toàn diện, khi tác động vào sự vật, không những phải chú ý tới những mối liên hệ nội tại mà còn phải chú ý tới những mối liên hệ của sự vật ấy với các sự vật khác. Thứ hai, vì các mối liên hệ có tính đa dạng, phong phú - sự vật, hiện tượng khác nhau, không gian, thời gian khác nhau các mối liên hệ biểu hiện khác nhau nên trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn con người phải tôn trọng quan điểm lịch sử - cụ thể. Quan điểm lịch sử - cụ thể đòi hỏi khi nhận thức về sự vật và tác động vào sự vật phải chú ý điều kiện, hoàn cảnh lịch sử - cụ thể, môi trường cụ thể trong đó sự vật sinh ra, tồn tại và phát triển.Thực tế đã cho thấy rằng, một luận điểm nào đó là luận điểm khoa học trong điều kiện này, nhưng sẽ không còn là luận điểm khoa học trong điều kiện khác. Tiếp theo, ta cần phải tìm hiểu khái niệm về tin học? Đối tượng nghiên cứu của tin học là gì?Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia thì: “Tin học là một ngành 3 khoa học chuyên nghiên cứu quá trình tự động hóa việc tổ chức, lưu trữ và xử lý thông tin của một hệ thống máy tính cụ thể hoặc trừu tượng (ảo)”. Với cách hiểu hiện nay, tin học bao hàm tất cả các nghiên cứu và kỹ thuật có liên quan đến việc mô phỏng, biến đổi và tái tạo thông tin. Trong nghĩa thông dụng, tin học còn có thể bao hàm cả những gì liên quan đến các thiết bị máy tính hay các ứng dụng tin học văn phòng.Về định nghĩa thế nào là tin học, Edsger Dijkstra đã tóm tắt bằng câu sau đây: “Quan hệ giữa tin học với máy tính không khác gì quan hệ giữa thiên văn học với kính viễn vọng”.Từ "Tin học" đã được dịch từ informatique trong tiếng Pháp. Từ informatics trong tiếng Anh cũng bắt nguồn từ từ tiếng Pháp này, nhưng theo thời gian informatics đã mang nghĩa khác dần với nghĩa ban đầu và hầu như chỉ còn được dùng phổ biến tại châu Âu. Ngày nay, thuật ngữ tiếng Anh tương đương với informatique là computer science, nghĩa là "khoa học về máy tính". Từ định nghĩa về Tin học đã nêu trên, dễ dàng ta có thể xác định được đối tượng nghiên cứu của tin học chính là thông tin và các công cụ sử dụng để tương tác thông tin. Cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử loài người đã diễn ra tương đối nhanh. Chỉ trong khoảng thời gian từ năm 1890 đến năm 1920, điện năng, điện thoại, radio, ôtô, máy bay đã được phát minh và đưa vào phục vụ cuộc sống con người. Tiếp theo đó là sự ra đời của hành loạt thành tựu khoa học và kĩ thuật khác, trong đó có máy tính điện tử. Cùng với việc sáng tạo ra công cụ mới là máy tính điện tử, con người cũng tập trung trí tuệ từng bước xây dựng ngành khoa học tương ứng để đáp ứng những yêu cầu khai thác tài nguyên thông tin. Trong bối cảnh đó, ngành Tin học được hình thành và phát triển thành một ngành khoa học với các nội dung, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu riêng và ngày càng có nhiều ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người. Ngành Tin học có những đặc điểm tương tự như những ngành khoa học khác nhưng cũng có một số đặc thù riêng.Một trong những đặc thù đó là quá trình nghiên cứu và phát triển các ứng dụng không tách rời việc phát triển là sử dụng máy tính điện tử.Tên gọi của chiếc máy tính điện tử đầu tiên trên thế giới là “ENIAC”. Nó được thai nghén trong khói lửa của đại chiến thế giới lần thứ hai, ra đời tại trường đại 4 họcPennsylvanianước Mỹ vào năm 1945. Máy tính điện tử đầu tiên trên thế giới ra đời vào lúc này là do nhu cầu đòi hỏi bức thiết phải có công cụ tính toán nhanh của thời chiến, cũng là do khi này đã tìm thấy "công tắc điện tử cao tốc”thích hợp đó là đèn điện tử. Vì vậy máy tính điện tử ra đời dựa trên lý thuyết dòng điện làm cơ chế hoạt động.Trong đại chiến thế giới thứ hai, hai phe đều sử dụng máy bay và hỏa pháo bắn ác liệt các mục tiêu kinh tế và quân sự của đối phương, để giành lấy ưu thế trên thị trường. Mà sử dụng cao xạ pháo để bắn máy bay địch, nếu không tính toán chính xác sẽ khó bắn trúng. Vì thế, các pháo thủ đều muốn có một “biểu đồ bắn”sử dụng thuận tiện, sau khi đo được độ cao, cự ly, tốc độ của máy bay địch, vừa tra bảng đã có thể nhanh chóng xác định được góc độ phải có của nòng pháo, khiến viên đạn bắn ra trúng vào máy bay địch trên không. Nhưng thiết lập một “biểu đồ bắn”cần phải tính ra mấy nghìn số liệu của đường đạn, tức là phải tính ra cự ly và độ cao ở những thời điểm khác nhau của viên đạn trong những điều kiện thời tiết khác nhau, với góc độ của nòng pháo khác nhau. Mỗi một số liệu này đều phải làm hàng nghìn lần bốn phép tính, lượng công việc tính toán quá lớn. Mười mấy người dùng máy tính cơ giới quay tay phải mất vài tháng mới có thể tính ra một “biểu đồ bắn”của các loại pháo lớn đều cần phải tính cho ra thì phải dùng khoảng thời gian rất lâu.Nhu cầu của chiến tranh đang cấp thiết thúc giục chiếc máy tính tốc độ cao gấp ngàn lần vạn lần sức người ra đời.Năm 1941, giáo sư trẻ tuổi trường đại học Pennsylvania - Mosli đề xuất sử dụng bóng điện tử tiên tiến làm “công tắc điện tử”thực hiện công tác đóng mở nhanh để nâng cao tốc độ tính toán của máy tính. Ý tưởng này được Godestain nhà toán học của "Phòng thực nghiệm nghiên cứu đạn đạo”nước Mỹ tích cự ủng hộ.Giáo sư Mosli phụ trách thiết kế Logic, Kỹ sư Eigth (người Phần Lan) phụ trách thiết kế mạch điện, Godestain hiệp đồng.Chiếc máy tính điện tử đầu tiên trên thế giới được gọi là “Máy tính tích phân điện tử số” (Tiếng Anh viết tắc là ENIAC) và thực hiện nhiệm vụ chính là "Tính toán đạn đạo”.Mỗi giây nó hoàn thành được 5.000 phép cộng hoặc 3.000 phép chia, so với máy tính cơ giới quay tay hoặc chạy điện đều nhanh gấp hàng nghìn lần. “ENIAC”là máy tính thập phân song hành, có thể cùng một lúc xử lý số liệu hệ phân.Nhưng nó không có 5 khả năng lưu trữ chương trình, chương trình phải đưa vào qua một tấm mạch điện ngoại tiếp.Mỗi khi thay đổi loại đề mục lại phải thiết kế lại bảng mạch điện ngoại tiếp mới.Chiếc máy tính này có trọng lượng 30 tấn, chiếm chỗ 150m 2 , lắp 18.800 bóng điện tử, tiêu hao công suất điện đến 150 KW, phải liên tục thổi gió hạ nhiệt độ và phải dừng một lúc để làm nguội. Như vậy, bắt nguồn từ nhu cầu của con người mà chiếc máy tính điện tử đầu tiên đã ra đời và cũng là điểm mốc để đánh dấu sự hình thành, phát triển của ngành khoa học mới - Tin học. Trong thời đại ngày nay, Tin học đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội loài người. Chính vì vậy, việc tìm hiểu mối liên hệ giữa Tin học và Triết học là điều cấp thiết và phải được làm sáng tỏ. Nếu như khẳng định triết học không ảnh hưởng gì đến sự ra đời của tin học theo chủ quan của tác giả thì không hoàn toàn chính xác. Triết học đã ảnh hưởng đáng kể đến sự ra đời và phát triển của tin học. Vào thế kỷ XV, XVI nhờ phát triển mạnh mẽ của khoa học đã tạo một cơ sở tri thức vững chắc cho sự phục hưng triết học. Đến thế kỷ XIX triết học Mác ra đời đã xác định đối tượng nghiên cứu của mình là tiếp tục giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật triệt để và nghiên cứu những quy luật chung nhất chi phối sự vận động và phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy con người. Tin học ra đời do nhu cầu giải quyết mâu thuẫn của con người, và để giải quyết được mâu thuẫn thì phải có cái mới được sinh ra, cái mới ra đời chứng minh được rằng tư duy con người không chỉ dừng lại ở việc nhìn nhận thế giới khách quan, mà còn có thể cải tạo thế giới khách quan. Tin học không tự nhiên sinh ra mà tin học sinh ra trên nền tảng lý thuyết của các ngành khoa học khác như Logic học, toán học, xác suất thống kê, v.v…Như vậy, Tin học ra đời phù hợp với nguyên lý mối liên hệ phổ biến và nguyên lý phát triển của phép biện chứng duy vật. Vai trò của triết học đối với tin học là định hướng cho tin học phát triển hơn nữa. Chiếc máy tính điện tử ra đời mặc dù đã giải quyết khó khăn về mặt tính toán của con người thời bấy giờ, song do quy luật phát triển nên chiếc máy tính điện tử phải được cải tiến để phù hợp với thực tế khách quan tiếp theo đó. 6 Ngày nay, khi tin học phát triển thì con người rất dễ có cái nhìn không đúng đắn về vai trò của tin học trong đời sống. Nhiều quan niệm của giới trẻ ngày nay là xem tin học là công cụ hữu dụng; là giải pháp giải quyết mọi vấn đề nảy sinh trong đời sống. Bất kỳ một câu hỏi nào không có lời giải đáp ngay lập tức giới trẻ sẽ tìm đến “Mr Google”, một vấn đề mâu thuẫn gì trong cuộc sống đều được chia sẻ trên Facebook…Việc tuyệt đối hóa vai trò của tin học trong cuộc sống là sự sai lầm trong nhận thức. Là một giảng viên giảng dạy tin học tại trường Đại học CSND, bản thân thường xuyên trau dồi những kiến thức về xã hội, truyền đạt không chỉ những kiến thức tin học chuyên ngành mà còn định hướng cho sinh viên việc sử dụng tin học trở thành công cụ hữu dụng cho công tác sau này. Chẳng hạn như, khi làm công tác hỏi cung bị can, hay lấy lời khai, chúng ta không chỉ sử dụng những phương tiện công nghệ thông tin mà còn phải biết xem xét thái độ, phân tích lời khai của bị can có gì mâu thuẫn hay không. Về mặt phương pháp giảng dạy tin học, cũng cần phải thay đổi phương pháp truyền thống, không nên áp đặt đối với những sinh viên không có khả năng cũng như không có niềm đam mê với tin học. Như triết học đã làm rõ vai trò giữa vật chất và ý thức, vật chất là cái có trước, vật chất quyết định ý thức. Nên trước hết để sinh viên cảm thấy hứng thú với môn tin học, thì giảng viên nên có chế độ khuyến khích bằng điểm để sinh viên bước đầu có động lực học, dần dần giảng viên sẽ lồng những kiến thức chuyên ngành công an vào trong những ứng dụng tin học để sinh viên nhận ra việc tin học không phải là thừa khi muốn trở thành một chiến sĩ công an. Cách đây hơn 2500 năm, Pitago (tác giả định lý Pitago nổi tiếng), nhà triết học và toán học Hy Lạp đã nhận định: Bản chất mọi sự vật là con số…, mọi sự vật sinh ra phù hợp với các con số. Bây giờ chúng ta nói cuộc sống số, thời đại số, số hóa các quá trình v.v… cũng có thể coi là một sự minh họa cho tư tưởng triết học của Pitago.Triết học duy vật biện chứng thì coi sự thống nhất, đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguyên nhân cơ bản của mọi sự vận động tạo nên thế giới vật chất muôn màu muôn vẻ. Điều đó cũng tương đồng với lý thuyết âm dương trong Dịch học, tương đồng với sự biến hóa đóng ngắt của các mạch điện điều khiển - 7 tạo nên cả thế giới ảo sống động như thật, hoạt động theo các lệnh điều khiển được viết bằng các tổ hợp số nhị phân (01).Như vậy, có thể nói, tin học có thể phản ánh mọi diễn biến của thế giới thật vào thế giới ảo của nó.Bản chất của tin học ánh xạ bản chất của thế giới.Đây là điều khiến cho tin học không chỉ là một ngành khoa học như các ngành khoa học khác vốn chỉ tác động vào một loại đối tượng nhất định của thế giới trong điều kiện nhất định.Khi hiểu bản chất tin học như vậy, ta không ngạc nhiên khi thấy nó đang và sẽ làm biến đổi nhanh chóng cả thế giới, tạo ra cả một thời đại mới, thời đại của xã hội thông tin toàn cầu. Tin học tạo ra biến đổi không chỉ về kinh tế mà cả về xã hội, chính trị, đạo đức, luật pháp, tức là không chỉ tạo ra sự thay đổi trong kết cấu hạ tầng mà cả sự thay đổi trong kiến trúc thượng tầng xã hội nữa.Cũng do vậy mà ngày nay, sẽ không có một lĩnh vực nào có thể phát triển mà có thể tách rời tin học kể cả triết học. Với tin học, người ta thấy tiên đoán của Các Mác: Tri thức khoa học trở thành lực lượng sản xuất vật chất trực tiếp, đang trở thành hiện thực sống động. Nhưng cũng do đấu tranh và thống nhất giữa hai mặt đối lập không bao giờ ngừng, nên, hiển nhiên kỷ nguyên thông tin cũng sẽ đem lại những thách thức đáng kể, và để tránh sai lầm khi sống trong xã hội thông tin hóa thì chúng ta nên có nhận thức và hành động đúng đắn đối với tin học.Và muốn làm được điều này thì không thể xa rời triết học, mà phải xem triết học như là công cụ định hướng. Giữa triết học và tin học có những điểm tương đồng sau đây: Triết học và tin học ra đời đều xuất phát từ nhu cầu nhận thức của con người nhằm phát hiện quy luật của thế giới khách quan, phục vụ cho hoạt động thực tiễn của con người. Khởi đầu của nhận thức triết học cũng là khởi đầu của nhận thức của các khoa học cụ thể trong đó có tin học.Tin học không tồn tại tách rời triết học, và triết học tồn tại để khái quát các tri thức tin học. Triết học và tin học đều là sự biểu hiện năng lực tư duy của con người khi nó đạt đến một trình độ nhất định - tư duy lý luận (năng lực trừu tượng hóa, khái quát hóa, hệ thống hóa ) tức là nắm bắt cái bản chất, quy luật của đối tượng nhận thức. Bên cạnh những tương đồng trên thì triết học và tin học cũng có những điểm khác nhau cơ bản: Về đối tượng nghiên cứu: triết học nghiên cứu những quy luật, 8 những mối liên hệ phổ biến trong toàn thế giới (tự nhiên, xã hội và tư duy). Tin học nghiên cứu thông tin và các công cụ sử dụng để tương tác thông tin.Về phương pháp nghiên cứu: Phương pháp triết học là phương pháp phổ biến như phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình, kết hợp với những phương pháp nghiên cứu chung (như phương pháp thống nhất giữa lịch sử và logic, phương pháp phân tích và tổng hợp…).Phươngpháp nghiên cứu của tin học cụ thể là dựa trên các phương pháp logic, phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp… Như vậy, việc tìm hiểu mối liên hệ giữa triết học và tin học giúp việc nhận thức và đánh giá vai trò của tin học trong cuộc sống được đúng đắn hơn. Từ đó, thấy được rằng trong thời đại thông tin, con người nên biết kết hợp chặt chẽ tri thức triết học, tri thức tin học và tri thức thực tiễn để làm tiền đề cần thiết đảm bảo thành công trong hoạt động cụ thể của mình. 9 KẾT LUẬN Bài tiểu luận đã khái quát được những vấn đề cơ bản liên quan đến triết học, cụ thể là khái niệm triết học, đối tượng nghiên cứu, sơ lược về sự ra đời và phát triển của triết học, phương pháp được dùng trong triết học Mác - Lênin, làm rõ được phạm trù mối liên hệ. Những kiến thức nền tảng liên quan đến tin học, làm rõ khái niệm tin học, đối tượng nghiên cứu của tin học, nêu khái quát lịch sử ra đời của chiếc máy điện tử - công cụ đánh dấu sự phát triển của ngành tin học. Từ đó, rút ra được mối liên hệ giữa triết học và tin học.Cũng như rút ra được bài học cho bản thân trong quá trình giảng dạy tin học trong trường Đại học CSND. Khẳng định rằng, trong kỷ nguyên thông tin thì không nên tách rời triết học với tin học vì triết học là công cụ định hướng để tin học có thể ngày càng phát triển. Bài tiểu luận tham khảo một số tài liệu sau đây: 1. Triết học - Đại cương lịch sử triết học, Tiểu ban Triết học, Trường ĐH Kinh tế TPHCM, 2010. 2. Giáo trình Triết học Mác - Lênin, Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia , NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, 2012. 3. Vai trò phương pháp luận của triết học Mác – Lênin đối với sự phát triển của khoa học tự nhiên, Nguyễn Huy Thông (chủ biên), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 4. Triết học và bức tranh vật lý học về thế giới, Bùi Văn Mưa, NXB ĐHQG TPHCM, 2007. 5. Tạp chí Triết học, GS, TS. Lê Hữu Tầng. 6. Giáo trình triết học Mác - Lênin, GS, TS. Nguyễn Ngọc Long, GS, TS.Nguyễn Hữu Vui, Bộ Giáo dục - Đào tạo. 7.http://elib.dostquangtri.gov.vn/thuvien/Include/TVDT.asp? option=4&CSDL=6&ID=10207&IDlinhvuc=1936 10 . Mối liên hệ giữa triết học và tin học làm đề tài tiểu luận báo cáo môn học. Đề tài sẽ đi làm rõ những kiến thức cơ bản liên quan đến triết học và tin học, từ đó có thể rút ra được những mối. học quý báu và giúp học viên có cảm hứng để thực hiện bài tiểu luận. Để có thể làm rõ được mối liên hệ giữa triết học và tin học, đầu tiên cần phải làm rõ triết học là gì ?Triết học ra đời ở. về triết học; phần hai đưa ra những kiến thức nền tảng về tin học và cuối cùng là rút ra mối liên hệ giữa triết học và tin học. Để thực hiện đề tài học viên có tham khảo các tài liệu như: Triết

Ngày đăng: 19/05/2015, 10:22

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

  • TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan