luận văn quản trị kinh doanh Nâng cao chất lượng sợi của công ty Dệt Hà Nam

67 427 0
luận văn quản trị kinh doanh  Nâng cao chất lượng sợi của công ty Dệt Hà Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Tuấn Anh LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian thực tập tại công ty Dệt Hà Nam, em đã trang bị cho mình được phần nào những kiến thức về thực tế, vận dụng những lý thuyết đã được học ở trường để hoàn thiện chuyên đề thực tập“ Nâng cao chất lượng sợi của công ty Dệt Hà Nam”.Qua quá trình đi sâu tìm hiểu, viết chuyên đề em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS.Vũ Tuấn Anh đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo để em có thể hoàn thành chuyên đề thực tập này. Đồng thời, em cũng xin chân thành cảm ơn các anh chị trong công ty Dệt Hà Nam đặc biệt là anh chị phòng kinh doanh, phòng chất lượng đã nhiệt tình tạo điều kiện cho em trong việc thu thập số liệu để em hoàn thiện bài chuyên để một cách tốt nhất. Trong khuôn khổ một bài chuyên để và những hạn chế về mặt kiến thức, thời gian tìm hiểu, mặc dù đã có nhiều nỗ lực và cố gắng để bài chuyên đề được tốt nhất, tuy nhiên vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định.Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn để bài chuyên để của em được hoàn thiện hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn Sinh viên thực hiện Đặng Thị Ngọc SVTH: Đặng Thị Ngọc Lớp: QTKDTH 13A-02 Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Tuấn Anh MỤC LỤC SVTH: Đặng Thị Ngọc Lớp: QTKDTH 13A-02 Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Tuấn Anh DANH MỤC VIẾT TẮT CT : Công ty CTCP : Công ty cổ phần DN : Doanh nghiệp FTA : Hiệp định thương mại tự do (free trade agreements) HSCL :Hệ số chất lượng KCS : Kiểm tra chất lượng sản phẩm (Knowledge-Centered Support) KD : Kinh doanh KHĐT : Kế hoạch đầu tư QĐUB : Quyết định ủy ban QT : Quy trình TNHH : Trách nhiệm hữu hạn UBNN : Ủy ban nhân dân XNK : Xuất nhập khẩu SVTH: Đặng Thị Ngọc Lớp: QTKDTH 13A-02 Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Tuấn Anh DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU SVTH: Đặng Thị Ngọc Lớp: QTKDTH 13A-02 Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Tuấn Anh LƠI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Trong cơ chế thị trường như hiện nay để tồn tại đòi hỏi các công ty luôn có những chiến lược và mục tiêu nhất định để củng cố thương hiệu và uy tín giữ vững vị thế của mình.Mỗi công ty đều có những mục tiêu khác nhau, tuy nhiên nổi bật lên hai mục tiêu cơ bản là sản xuất cung cấp sản phẩm theo yêu cầu của thị trường và mở rộng quy mô sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm thông qua việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.Khi Việt Nam ra nhập WTO nhiều cơ hội kinh doanh lớn được mở ra nhưng nó cũng là thách thức với chính mình.Vấn đề cạnh tranh không chỉ tồn tại ở phạm vi trong nước mà có rất nhiều công ty liên doanh, công ty nước ngoài từng ngày cạnh tranh với các công ty trong nước và chủ yếu hiện nay là cạnh tranh về chất lượng và hạ giá thành sản phẩm để chiếm lĩnh thị trường. Công ty nào không theo kịp được xu thế phát triển, nhu cầu của thị trường thì công ty đó sẽ sớm bị đào thải. Khi kinh tế phát triển nhu cầu của con người ngày càng cao, yêu cầu sản phẩm ngày càng khắt khe hơn, sự lựa chọn ngày càng đa dạng về mẫu mã, chủng loại, hoàn hảo về chất lượng và giá cả cho nên sản phẩm sản xuất ra nếu không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, mặc dù giá có rẻ nhưng chất lượng kém thì cũng khó tiêu thụ được. Thực tế cho thấy không chỉ các công ty trong nước mà rất nhiều công ty nước ngoài cũng đã đóng cửa vì sản phẩm kém chất lượng không được thị trường chấp nhận, không tiêu thụ được sản phẩm, ngược lại những công ty có sản phẩm đạt chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế mặc dù giá cao nhưng họ vẫn nhận được ưu ái và đón nhận của khách hàng, có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Nắm bắt được những cơ hội, thách thức mà thị trường đặt ra cho mỗi doanh nghiệp.Công ty dệt Hà Nam cũng luôn cố gắng hoàn thiện và nâng cao hệ thống quản lý chất lượng sợi của công ty mình.Chúng ta đã biết sợi là nguyên liệu đầu vào của quá trình dệt độ bền và đẹp về mặt thẩm mĩ của vải phụ thuộc vào độ bền và chất liệu của sợi.Nếu chất lượng sợi đầu vào có độ bền kém, mỏng quá SVTH: Đặng Thị Ngọc Lớp: QTKDTH 13A-02 1 Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Tuấn Anh so với tiêu chuẩn đề ra thì sẽ dễ bị đứt, độ hút ẩm không cao, lẫn tạp chất thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với sản lượng và chất lượng vải đầu ra,và có những nhược điểm tương ứng vải sẽ nhanh hỏng, và nhanh rách, nếu dùng làm chỉ sẽ dễ bị đứt và mục,ngoài ra chất lượng sợi kém có thể phá hỏng các đơn đặt hàng khi không đủ yêu cầu của khách hàng trong đơn hàng đã thỏa thuận . Không chỉ sản xuất sợi phục vụ cho bản thân công ty mà mặt hàng sợi của công ty Dệt Hà Nam là sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu ra nước ngoài đòi hỏi chất lượng sản phẩm phải cao thì mới có thể cạnh tranh được với các công ty khác cùng ngành trong và ngoài nước.Mặc dù công ty đã có rất nhiều cố gắng kiện toàn hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm của mình tuy nhiên vẫn còn một số điểm yếu về sản phẩm như tỉ lệ sản phẩm đầu ra vẫn còn bị lỗi và có một vài đơn hàng trong năm qua bị trả lại chính vì vậy em mạnh dạn lựa chọn đề tài “ Nâng cao chất lượng sợi của công ty dệt Hà Nam”cho bài chuyên đề thực tập của mình 2. Mục tiêu của đề tài. - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chất lượng sản phẩm và quá trình quản lý chất lượng sản phẩm của công ty - Đánh giá thực trạng chất lượng sản phẩm sợi của công ty Dệt Hà Nam. - Đề xuất những giải pháp hoàn thiện chất lượng sợi của công ty Dệt Hà Nam 3. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài. - Làm rõ các khái niệm liên quan đến chất lượng sản phẩm, gắn đặc điểm của nó với chất lượng sợi của công ty Dệt Hà Nam - Mục đích chính của chuyên đề không nằm ngoài việc chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sợi. - Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm một cách hoàn thiện nhất. 4. Phạm vi nghiên cứu. Nội dung nghiên cứu của đề tài không năm ngoài phạm vi về: hệ thống chỉ tiêu đánh giá, hoạt động kiểm định, biện pháp khắc phục của các phòng ban, bộ phận có trách nhiệm liên quan đến chất lượng sản phẩm từ nguyên vật liệu đầu vào, quá trình sản xuất và sản phẩm đầu ra để thấy tìm hiểu những thiếu sót ảnh SVTH: Đặng Thị Ngọc Lớp: QTKDTH 13A-02 2 Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Tuấn Anh hưởng đến sản phẩm đầu ra và những ảnh hưởng của chất lượng đến doanh thu, lợi nhuận của công ty dệt Hà Nam. 5. Đối tượng nghiên cứu. Để có những giải pháp cải thiện chất lượng cần tìm hiểu lý do và nguyên nhân của yếu tố sai hỏng, đối tượng chủ yếu cần tập trung nghiên cứu: Chất lượng các loại sợi dệt của công ty dệt Hà Nam bao gồm có các chỉ tiêu đánh giá chất lượng, hệ thống quy trình kiểm tra chất lượng, các quá trình xử lý sản phẩm sai hỏng… 6. Phương pháp nghiên cứu. Quá trình nghiên cứu chuyên đề sử dụng phương pháp định tính kết hợp với định lượng trong việc thu thập tài liệu và xử lý số liệu, thông tin cần thiết. Sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập từ phòng kinh doanh, phòng kế toán tài chính, phòng kỹ thuật, phòng nhân sự, cổng thông tin điện tử ngành dệt may Việt Nam của công ty dệt Hà Nam. Về thời gian và dữ liệu thu thập chủ yếu trong 5 năm từ 2009 đến 2013, nguồn dữ liệu này chủ yếu từ phòng hành chính, phòng kỹ thuật, phòng kinh doanh, phòng kế toán, nguồn dữ liệu thu thập từ bên ngoài chủ yếu thông qua internet, sách giáo trình… 7. Kết cấu bố cục chuyên để. Ngoài phần mở đầu và kết luận chuyên để gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết về chất lượng sản phẩm Chương 2: Thực trạng chất lượng sản phẩm của công ty dệt Hà Nam Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở công ty dệt Hà Nam SVTH: Đặng Thị Ngọc Lớp: QTKDTH 13A-02 3 Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Tuấn Anh CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Tổng quan nghiên cứu.  Đánh giá về hoạt động nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm. Hoạt động nghiên cứu để nâng cao chất lượng cho sản phẩm là vấn đề đặt ra cho nhiều tổ chức và doanh nghiệp nhằm cải thiện những khó khăn trước mắt mà doanh nghiệp gặp phải, đồng thời cũng là những giải pháp cho hoạt động sản xuất hiệu quả trong tương lai. Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế cũng đã công bố ra bộ tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9000 vào năm 1987.Bộ tiêu chuẩn ISO giúp các doanh nghiệp định hướng sản phẩm, xây dựng các chỉ tiêu khi sản xuất ra một sản phẩm đạt chất lượng khi đưa ra thị trường.Mỗi sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn ISO là một thành quả cho họat động sản xuất của doanh nghiệp khẳng định được chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Ngoài ra, trên thực tế nhu cầu của khách hàng cũng rất đa dạng, vấn đề cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt, việc kết hợp những chỉ tiêu đánh giá của công ty với những yêu cầu của từng đối tượng khách hàng để đáp ứng tốt nhất nhu cầu tiêu dùng là một chiến lược tốt cho doanh nghiệp. Vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm đã được các luận văn tiến sĩ, thạc sĩ đi sâu tìm hiểu, khai thác, các bài báo trên internet, tạp trí đăng tải và cập nhật cho thấy tính quan trọng của chất lượng sản phẩm, có thể kể đến:  Về luận văn Tiến sĩ, Thạc sỹ Hồ Tuấn “Giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng công nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế ( nghiên cứu điển hình ngành dệt may)” luận án tiến sĩ ( mã số 62.31.01) năm 2009. Mục tiêu của luận án lý luận về tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng: Xây dựng các quan điểm về chất lượng tăng trưởng công nghiệp trong điều kiện mới; Đánh giá thực trạng tăng trưởng công nghiệp Việt Nam nói chung và ngành dệt may nói riêng, từ đó phân tích chất lượng tăng trưởng của ngành trong tương quan với sự phát triển của ngành dệt SVTH: Đặng Thị Ngọc Lớp: QTKDTH 13A-02 4 Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Tuấn Anh may một số nước thông qua chỉ tiêu kinh tế, xã hội và môi trường; Xây dựng các quan điểm nâng cao chất lượng tăng trưởng và đề xuất các giải pháp ở cấp ngành và cấp doanh nghiệp nhằm nâng cáo chất lượng tăng trưởng của ngành dệt may trong thời kì hậu WTO. Đỗ Đình Lương “Nâng cao chất lượng chi tiết máy từ bột thép hợp kim hóa thấp bằng phương pháp biến dạng nóng” Luận án Tiến sỹ (Thuộc chuyên ngành công nghệ tạo hình, mã số 62.52.04.05.) năm 2010. Mục tiêu chính của để tài tìm làm rõ lý thuyết về chất lượng sản phẩm, chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng máy, thiết kế các chi tiết công nghệ luyện kim bột kết hợp với gia công biến dạng để đáp ứng nhu cầu tải trọng và cải tiến động cơ máy. Nguyễn Bích Liên “Xác định và kiểm soát các nhân tố ảnh hưởng chất lượng thông tin kế toán trong môi trường ứng dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp tại các doanh nghiệp Việt Nam”. Luận án tiến sĩ kinh tế(Mã ngành 62.34.30.01) năm 2012. Mục đích chính của luận án nhằm giải quyết 3 vấn đề: đầu tiên là nhân tố con người có ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán giống hay khác nhau?. Thứ 2, trong môi trường ERP tại các doanh nghiệp thì nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán? xếp hạng các nhân tố này.Thứ 3, các thủ tục kiểm soát cần thiết để kiểm soát các nhân tố ảnh hưởng nhằm đề gia các giải pháp cải tiến chất lượng thông tin kế toán trong môi trường ERP tại các doanh nghiệp Việt Nam. Phạm Thị Khuê Tú“Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng liên doanh Việt Nga chi nhánh Đà Nẵng”. Luận văn thạc sỹ(Mã số 60.34.20 năm 2010). Mục đích của đề tài là hệ thống hóa cơ sở lý luận về chất lượng dịch vụ tín dụng, cụ thể là đối với dịch vụ tín dụng doanh nghiệp, điều kiện để nâng cao dịch vụ tín dụng với các hoạt động này; Phân tích đánh giá thực trạng về chất lượng dịch vụ tín dụng tại Ngân hàng liên doanh Việt Nga chi nhánh Đà Nẵng; Đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng cho doanh nghiệp Việt Nga. Trần Thị Thuy Dương “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ PRUDENRIAL Việt Nam trên địa bàn thành SVTH: Đặng Thị Ngọc Lớp: QTKDTH 13A-02 5 Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Tuấn Anh phố Đà Nẵng” luận văn thạc sĩ (mã số 60.34.05 năm 2012), luận văn nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ từ đó để xuất giải pháp cải thiện và nâng cao chất lượng. Các bài viết, đề tài đã được ứng dụng và đăng trên cổng thông tin điện tử và tạp trí về vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm: Đề tài cấp bộ:“Nghiên cứu áp dụng công nghệ anot hóa phục hồi búp măng máy sợi(ống khía máy sợi)” mã số B96-28-TS 12, 1996-1998. Đề tài này đã ứng dụng tại liên hiệp sợi dệt Hà Nội với 3 hợp đồng phục hồi các búp măn ống sợi liên tục trong 3 năm tiếp theo, đạt hiệu quả kinh tế cao. Đề tài cấp thành phố:“Nghiên cứu nâng cao tuổi thọ khuôn dập nguội bằng công nghệ nhiệt luyện để sản xuất các sản phẩm dùng trong công nghiệp xe máy và tiêu dùng”mã số 01C-01/05-2014. Đã chuyển giao công nghệ cho Công ty TNHH nhà nước một thành viên kim khí Thăng Long với tuổi thọ khuôn tăng lên gấp 3 lần. Dự án cấp thành phố: “Nâng cao chất lượng khuôn đùn ép khung nhôm xây dựng bằng công nghệ nhiệt luyện” 01-c1/2005” Có rất nhiều các nghiên cứu xoay quanh vấn đề chất lượng sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp.Mỗi đề tài đều đưa ra những phạm vi và mục đích giải quyết vấn đề nhất định còn tồn tại trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp đó.Bên cạnh đó chúng ta thấy được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đối với sản phẩm là vấn đề, điều kiện tồn tại cho mỗi doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, phát triển của mình.Mỗi đề tài có chung mục đích giải quyết vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng, mỗi cách tiếp cần giải quyết vấn đề khác nhau tùy vào đặc điểm của từng sản phẩm và quy mô hoạt động của công ty.Với công ty Dệt Hà Nam, đề tài nay là mới trong mọi nghiên cứu và đánh giá về sản phẩm của công ty trong nhiều năm về đây. 1.2. Cơ sở lý thuyết 1.2.1. Khái niệm vai trò và chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp. 1.2.1.1.Một số khái niệm về sản phẩm và chất lượng sản phẩm.  Sản phẩm Có rất nhiều cách tiếp cận để đưa ra các khái niệm về sản phẩm sau đây là một số khái niệm: SVTH: Đặng Thị Ngọc Lớp: QTKDTH 13A-02 6 [...]... Anh CỦA CÔNG TY DỆT HÀ NAM 2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty dệt Hà Nam Công ty Dệt Hà Nam là công ty có quy mô lớn chuyên sản xuất chủ yếu sợi 100% coton chải kỹ, sợi 100%, sợi 100% cotton chải thô, sợi OE, sợi PE, sợi Rayon(viscose), sợi CVC.Sản xuất sợi, dệt vải và hoàn thiện các sản phẩm dệt: Tẩy nhuộm màu sợi vải, hàng dệt Kinh doanh mua bán nguyên,vật liệu sản xuất sợi, dệt vải,... thành 1 công ty hàng đầu Việt Nam về sản xuất sản phẩm sợi Lượng hàng xuất khẩu của công ty cũng đã đóng góp một phần nâng kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam trong những năm vừa qua Từ 2008 đến nay công ty dệt Hà Nam luôn được xếp hạng là 1 trong 3 công ty hàng đầu Việt Nam về kéo sợi( theo bảng xếp hạng VNR 500 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam) Xứng đáng với sự phát triển không ngừng công ty. .. ngành dệt Việt Nam sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới, công ty đầu tư thêm nhà máy sợi III với 124.000 cọc sợi tại KCN Châu Sơn Dây chuyền đã đi vào hoạt động từ tháng 4 năm 2010, đưa công ty dệt Hà Nam trở thành một trong những nhà kéo sợi hàng đầu của Việt Nam cả về quy mô, chủng loại và chất lượng sợi Hiện tại tất cả các dây chuyền hoạt động của công ty. .. vực kinh doanh và sản phẩm của công ty  Lĩnh vực kinh doanh Sản phẩm chủ yếu của công ty; sợi 100% coton chải kỹ, sợi CVC, sợi 100% cotton chải thô, sợi OE, sợi PE, sợi Rayon(viscose), SVTH: Đặng Thị Ngọc 24 Lớp: QTKDTH 13A-02 Chuyên đề thực tập GVHD: TS Vũ Tuấn Anh - Sản xuất sợi, dệt vải và hoàn thiện các sản phẩm dệt: tẩy nhuộm màu sợi vải, hàng dệt - Kinh doanh mua bán nguyên,vật liệu sản xuất sợi, ... mục tiêu trở thành nhà kéo sợi hàng đầu của Việt Nam đối với các mặt hàng chất lượng cao, công ty đầu tư thêm 28.800 cọc sợi của Châu Âu tại khu công nghiệp Châu Sơn Đến tháng 1/2006 nhà máy sợi 2 đi vào hoạt động Cũng trong năm 2004 công ty đầu tư thêm 1 máy OE mới hiện đại của Saurer Czech Đến năm 2005, công ty tiếp tục đầu tư- mở rộng sản xuất tại khu công nghiệp Châu Sơn- Phủ Lý- Hà Nam với diện... KSC, Tổ công nghệ Tổ KSC, Tổ công nghệ (Nguồn: Phòng tổ chức- hành chính) - điện… SVTH: Đặng Thị Ngọc Tổ KCS, công nghệ 21 Tổ KSC, Tổ công nghệ Lớp: QTKDTH 13A-02 Tổ KSC, Tổ công nghệ xuÊt Chuyên đề thực tập GVHD: TS Vũ Tuấn Anh 2.2.2 Đặc điểm hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty Dệt Hà Nam 2.2.2.1 Quy trình sản xuất sản phẩm sợi của công ty Sản phẩm của công ty Dệt Hà Nam chủ yếu là sợi các... dùng cao 2.2.3 Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của công ty dệt Hà Nam Trải qua quá trình xây dựng và phát triển sản phẩm từ năm 1996 đến nay công ty Dệt Hà Nam đã có chỗ đứng trên thị trường trong nước và quốc tế, chất lượng sản phẩm cũng đã được khẳng định và có nhiểu uy tín Là một trong những công ty hàng đầu Việt Nam về sản xuất sợi các loại, với một lượng khách hàng... công ty còn có một số lĩnh vực hoạt động khác như: Kinh doanh dịch vụ vui chơi, giải trí Vốn điểu lệ của công ty Dệt Hà Nam là 350 tỷ Vốn pháp định: 6 tỷ đồng Hiện tại công ty có 2 trụ sở tại : Trụ sở chính Xã Châu Sơn - Thành phố Phủ Lý _Hà Nam và Chi nhánh tại Hà Nội: CT2A-2B, Mỹ Đình II, Từ Liêm, Hà Nội Công ty Dệt Hà Nam được thành lập theo quyết định số 2214 QĐUB ngày 11/12/1996 do UBND tỉnh Hà. .. chất lượng của sản phẩm giữa chất lượng thực với chất lượng chuẩn Chất lượng cho phép của sản phẩm phụ thuộc vào điều kiện kinh tế- kỹ thuật, trình độ lành nghề của công nhân, phương pháp quản lý của doanh nghiệp - Chất lượng tối ưu: Là giá trị các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm đạt được mức độ hợp lý trong điều kiện nền kinh tế - xã hội nhất định, hay nói cách khác là sản phẩm hàng hóa đạt mức chất lượng. .. chịu trách nhiệm trực tiếp với các phó giám đốc cấp trên để điều hành phân xưởng, công nhân trong công ty làm việc dưới sự chỉ đạo và phân công của các tổ trưởng, trưởng ca Công ty Dệt Hà Nam có con dấu riêng, được hạch toán độc lập mọi hoạt động của công ty, tự quyết trong lĩnh vực kinh doanh của công ty, về bộ máy quản lí của công ty được biểu hiện qua sơ đồ 2.1 SVTH: Đặng Thị Ngọc 20 Lớp: QTKDTH . lý luận về chất lượng sản phẩm và quá trình quản lý chất lượng sản phẩm của công ty - Đánh giá thực trạng chất lượng sản phẩm sợi của công ty Dệt Hà Nam. - Đề xuất những giải pháp hoàn thiện chất. mỗi doanh nghiệp .Công ty dệt Hà Nam cũng luôn cố gắng hoàn thiện và nâng cao hệ thống quản lý chất lượng sợi của công ty mình.Chúng ta đã biết sợi là nguyên liệu đầu vào của quá trình dệt. chất lượng sợi của công ty Dệt Hà Nam 3. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài. - Làm rõ các khái niệm liên quan đến chất lượng sản phẩm, gắn đặc điểm của nó với chất lượng sợi của công ty Dệt

Ngày đăng: 19/05/2015, 08:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan