luận văn quản trị kinh doanh TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY SẢN XUẤT AVF THƯƠNG MẠI HẢI THIÊN

25 280 0
luận văn quản trị kinh doanh TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY SẢN XUẤT AVF THƯƠNG MẠI HẢI THIÊN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I. Lịch sử hình thành và phát triển. 1. Qúa trình hình thành. - Căn cứ nghị định số 50/CP ngày 28 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ về việc thành lập, tổ chức lại, giải thể và phá sản Doanh nghiệp Nhà nước. - Công ty cổ phần Sản xuất và Thương mại Hải Thiên (dưới đây gọi là “Công ty”) được thành lập theo quyết định số 3197/QĐ - BTM ngày 30/12/2006 của Bộ trưởng bộ thương mại: Chuyển Doanh nghiệp Nhà nước Xí nghiệp may Hải Thiên thành Công ty cổ phần Sản xuất và Thương mại Hải Thiên. - Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty là cơ sở pháp lý cho Công ty cổ phần Sản xuất và Thương mại Hải Thiên hoạt động, được Đại hội đồng cổ đông thành lập thụng qua ngày 08 tháng 04 năm 2007 tại Hà Nội, đã được sửa đổi, bổ sung tại - Đại hội cổ đông thường niên lần thứ I thụng qua ngày 15 tháng 04 năm 2008, có hiệu lực cùng ngày. - Tên hợp pháp của Công ty bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI HẢI THIÊN. - Tên đăng ký hợp pháp của Công ty bằng tiếng Anh: HaiThien Production and Trade Joint Stock Company. - Tên viết tắt: Hải Thiên - Công ty là Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân phù hợp với pháp luật Việt Nam. - Trụ sở đăng ký của Công ty là: - Địa chỉ : Văn phòng giao dịch: 39/20/432 Đội Cấn- Ba Đình- Hà Nội - Địa chỉ xưởng SX: Số 1 Tân Lập-Đình Bảng-Từ Sơn-Bắc Ninh. Tại thời điểm Đại hội cổ đông thành lập (ngày 08 tháng 04 năm 2007), vốn điều lệ của Công ty là 30.000.000.000 đồng. Tổng số vốn điều lệ của Công ty được chia thành 3.000.000 cổ phần, với mệnh giá mỗi cổ phần là 10.000 đồng Việt Nam. Công ty có thể thành lập Chi nhánh và Văn phòng đại diện tại địa bàn kinh doanh để thực hiện các mục tiêu kinh doanh của Công ty trong phạm vi Pháp luật cho phép. 2. Nhiệm vụ chính. 1) Lĩnh vực sản xuất và kinh doanh của Công ty bao gồm: 1 - Tổ chức sản xuất, gia công hàng may mặc để xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. - Liên doanh, liên kết và tổ chức lắp ráp xe máy và sản xuất phụ tùng xe máy để tiêu dùng trong nước. - Kinh doanh các mặt hàng: nông, lâm, thuỷ, hải sản, lương thực, thực phẩm, rượu, bia, hàng tiêu dùng, điện, điện tử, hàng thủ công mỹ nghệ, sắt, thép, các loại hoá chất, phân bón, nhựa và các sản phẩm nhựa, cao su và các sản phẩm cao su, máy móc, các loại thiết bị phụ tùng, nguyên, nhiên liệu phục vụ sản xuất và tiêu dùng. - Kinh doanh dịch vụ : sửa chữa, bảo hành ô tô, xe máy. - Kinh doanh và dịch vụ các nghành nghề, mặt hàng khác Nhà nước không cấm. 2) Phạm vi kinh doanh và hoạt động của Công ty: a) Công ty được quyền tiến hành tất cả các hoạt động kinh doanh như quy định trong Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh và các Điều lệ của Công ty phù hợp với quy định của Pháp luật, và thực hiện các biện pháp thích hợp để đạt được các mục tiêu của Công ty. b) Công ty được quyền tiến hành các hoạt động kinh doanh khác mà Pháp luật cho phép nếu Hội đồng quản trị xem xét thông qua. 3) Mục tiêu hoạt động của Công ty: - Không ngừng phát triển các hoạt động sản xuất, thương mại và dịch vụ trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty nhằm tối đa hoá lợi nhuận cho các Cổ đông, cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao thu nhập cho người lao động, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, phát triển Công ty ngày càng lớn mạnh và bền vững. - Các mục tiêu chủ yếu: + Giữ vững và phát triển doanh thu xuất khẩu + Tập trung phát triển thị trường nội địa + Đầu tư mở rộng ngàng nghề kinh doanh - Chiến lược phát triển: + Chuyên môn hóa các nhà máy, xây dựng mặt hàng chủ lực + Mở rộng thị phần kinh doanh nội địa 2 + Kinh doanh ngành nghề khác 4) Công ty tập trung ưu tiên đầu tư một số lĩnh vực bao gồm: + Gia tăng số lượng và tăng cường đào tạo đội ngũ thiết kế thời trang có năng lực nhằm sáng tạo ra nhiều sản phẩm mới với thiết kế và kiểu dáng độc đáo. + Thuê các chuyên gia trong và ngoài nước để đào tạo và nâng cao năng lực nhân viên. + Mua quyền cấp phép kinh doanh các thương hiệu của các tập đoàn thời trang nổi tiếng để đa dạng hóa thương hiệu, nâng cao hình ảnh thương hiệu, tầm vóc và hoạt động của công ty. + Mở rộng hệ thống phân phối trên toàn quốc. + Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã. + Kiên trì phát huy những sản phẩm phù hợp với thế mạnh của công ty, đồng thời liên tục sáng tạo những dòng sản phẩm mới đi cùng với trào lưu thời trang thế giới, để đáp ứng kịp thời nhu cầu thời trang của người tiêu dùng đặc biệt là giới trẻ. + Luôn lắng nghe ý kiến đóng góp của người tiêu dùng để thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu và thị hiếu thời trang. 3. Cơ cấu bộ máy tổ chức. a. Sơ đồ về cơ cấu bộ máy. Cơ cấu tổ chức của Công ty biểu hiện đặc trưng của một Công ty cổ phần, phù hợp với việc chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá, kiện toàn bộ máy. Đây là kiểu cơ cấu hỗn hợp của hai loại cơ cấu trực tuyến và chức năng. Kiểu cơ cấu này có đặc điểm cơ bản là tồn tại các đơn vị chức năng nhưng chỉ đơn thuần về chuyên môn không có quyền chỉ đạo đơn vị trực tuyến. Những người lãnh đạo trực tuyến chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động và được toàn quyền quyết định trong đơn vị mình phụ trách. Nó có ưu điểm tuân thủ nguyên tắc một thủ trưởng, tạo ra sự thống nhất tập trung cao độ và trách nhiệm rõ ràng. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những bất cập như vẫn có xu hướng can thiệp của các đơn vị chức năng dẫn đến tranh luận có thể xảy ra, 3 Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty 4 ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC KD&XE MÁY PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC KINH DOANH XƯỞNG XE MÁY XÍ NGHIỆP MAY PHÒNG TCKT PHÒNG TCHC PHÒNG KINH DOANH PHÒNG XNK&KD VĂN PHÒNG XƯỞNG PHÒNG KD NỘI ĐỊA PHÒNG KỸ THUẬT TỔ MAY 2 TỔ MAY 3 TỔ MAY 4 TỔ MAY 5 TỔ MAY 6 TỔ MAY 7 TỔ HOÀN THIỆN TỔ HOÀN THIỆN TỔ MAY 1 b. Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ từng bộ phận. - Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty và bao gồm tất cả các Cổ đông có quyền biểu quyết (hoặc người được Cổ đông có quyền biểu quyết ủy quyền). - Ban kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, giám đốc trong việc quản lý và điều hành Công ty, trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. - Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, các thành viên của Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Số lượng thành viên: có 3 thành viên bao gồm: 01 Chủ tịch, 01 Phó chủ tịch và 01 thành viên. Hội đồng quản trị quản lý hoặc chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh và các công việc của Công ty trong phạm vi nhiệm vụ của Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền hạn thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông, có trách nhiệm giám sát Giám đốc và các cán bộ quản lý khác của Công ty. - Tổng giám đốc: Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và ký hợp đồng lao động. Thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông, kế hoạch kinh doanh và kế họach đầu tư của Công ty đã được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua. - Phó Tổng giám đốc: gồm có 2 người. Là người giúp việc cho Tổng giám đốc công ty, được Tổng giám đốc phân công và uỷ quyền theo văn bản, điều hành một hoặc một số lĩnh vực của Công ty. Phó tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Công ty và Pháp luật về nhiệm vụ được Tổng giám đốc Công ty phân công và uỷ quyền. Thực hiện các chức năng quản lý về công tác quản lý cán bộ, đôn đốc kiểm tra toàn bộ Công ty, giải quyết các chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, khen thưởng và nâng cao chất lượng kỹ thuật bảo hộ an toàn lao động với cán bộ công nhân viên, giúp Tổng giám đốc đề ra những phương án biện pháp kinh doanh hiệu quả. - Phòng Kinh doanh: Là cơ quan giúp việc cho Tổng giám đốc Công ty về công tác kế hoạch công tác quản lý các dự án, có trách nhiệm nhập và tiêu thụ sản phẩm, thực hiện các giao dịch kinh doanh, nắm vững nhu cầu thông tin về thị trường trong và ngoài nước từ đó đề ra được kế hoạch kinh doanh sát với nhu cầu thực tế phù hợp với năng lực và sở trường của Công ty. 5 - Phòng Tổ chức hành chính: có nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện bộ máy tổ chức của Công ty, phù hợp với yêu cầu tổ chức kinh doanh, tổ chức tiền lương và giải quyết các chính sách cho người lao động. - Phòng Tài chính kế toán: Là cơ quan giúp việc Công ty về quản lý tài chính theo quy định và Pháp luật nhà nước (Bộ tài chính) đối với Doanh nghiệp nhà nước. Phòng có nhiệm vụ giúp Tổng giám đốc Công ty quản lý về nghiệp vụ hệ thống kế toán trong cơ quan Công ty, giúp Giám đốc chỉ đạo các đơn vị tổ chức hạch toán kế toán, quản lý tài sản, tiền vốn, phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác các biến động trong quá trình sản xuất kinh doanh đồng thời là cơ quan chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và Nhà nước về tính chính xác của số liệu kế toán. + Kiểm soát toàn bộ việc thực hiện tính pháp lý của các hợp đồng mua bán đúng theo quy định của công ty và của pháp luật. + Kiểm soát quá trình nghiệm thu tất cả các chủng loại hàng hóa đầu vào. + Kiểm soát ngân sách. + Kiểm soát toàn bộ các hoạt động sản xuất của công ty liên quan đến chi phí và doanh thu. Công việc kế toán trong Công ty gồm 02 phần là kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết. + Phần kế toán tổng hợp thể hiện bằng tiền phản ánh tổng quát tình hình tài sản và hoạt động của đơn vị. + Phần kế toán chi tiết vừa ghi giá trị vừa ghi số lượng hiện vật hoặc thời gian lao động để chi tiết hóa và minh họa cho phần kế toán tổng hợp. Nội dung công việc kế toán của mỗi phần hành bao gồm lập chứng từ kế toán, nhập liệu, ghi sổ kế toán, lập báo cáo kế toán, kiểm tra và phân tích số liệu, tài liệu kế toán, lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế toán tùy theo yêu cầu của từng phần hành qui định. Theo dịí quản lý và thu hồi công nợ khách hàng trong toàn bộ hệ thống kênh phân phối của công ty, đề xuất với phòng kinh doanh nội địa, phòng kinh doanh xuất nhập khẩu nhừng giao dịch với những khách hàng còn tồn đọng công nợ và thời gian nợ quá mức cho phép. Kế toán trưởng: có trách nhiệm tổ chức công tác kế toán, thống kê và bộ máy kế toán phù hợp với công tác tổ chức sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu tồn tại và phát triển của Công ty. Tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán, giữ bí mật 6 các tài liệu và số liệu kế toán của Công ty. Theo dõi phản ánh đúng tình hình tài chính của Công ty, tham mưu cho giám đốc dự thảo các quy định quản lý kinh tế tài chính, tín dụng và tổ chức kiểm tra việc tực hiện. Tham mưu ký kết các hợp đồng kinh tế của công ty, kiểm tra, kiểm soát giá cả các hợp đồng mua, bán, kết hợp với các đơn vị trực thuộc phòng ban nghiệp vụ giải quyết việc thanh toán, thu hồi vốn, công nợ kịp thời, tổ chức, kiểm tra công tác tài chính kế toán toàn đơn vị thường xuyên và định kỳ, thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, chính sách chế độ đối với người lao động. Có toàn quyền phân công và chỉ đạo trực tiếp tất cả nhân viên kế toán tại Công ty. Phó Kế toán trưởng: Tùy thuộc vào yêu cầu thực tế, khả năng và sự phân công của Kế toán trưởng, có thể chia sẻ 01 hoặc nhiều công việc của Kế toán trưởng. Thay mặt cho Kế toán trưởng (có uỷ quyền), tổ chức phổ biến và hướng dẫn kịp thời các chế độ, thể lệ tài chính, kế toán, thống kê hiện hành cho cấp dưới và bộ phận liên quan. Có toàn quyền phân công và chỉ đạo trực tiếp tất cả nhân viên kế toán tại Công ty khi Kế toán trưởng vắng mặt. - Xí nghiệp may: Là nơi diễn ra quá trình sản xuất, bao gồm các phòng ban, phân xưởng, kho,…Quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh trong các đơn vị, quản lý nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất, đảm bảo quá trình sản xuất được diễn ra liên tục, quản lý kho, bãi tập kết lưu trữ nguyên vật liệu, sản phẩm, tính toán hiệu quả nguyên vật liệu dùng cho quá trình SX. - Phòng XNK và KD: Là cơ quan giúp việc Giám đốc Công ty về hoạt động kinh doanh trong và ngoài nước, nằm trong hệ thống các phòng ban chức năng của Công ty. Phòng có nhiệm vụ giúp việc Tổng giám đốc trong việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. Là đầu mối giả quyết các thủ tục về nhập khẩu vật tư, tư liệu sản xuất và thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh cho toàn Công ty tiến tới là đầu mối giới thiệu các sản phẩm của Công ty ra các nước trong khu vực thông qua thông tin quảng cáo và những thủ tục ban đầu của những hoạt động kinh tế cụ thể do Giám đốc Công ty ký kết và thực hiện. Lên kế hoạch cho công tác sản xuất trong tương lai phù hợp. + Thực hiện các công tác nghiệp vụ xuất nhập nguyên phụ liệu và hàng hóa thành phẩm. 7 + Tìm kiếm khách hàng, đàm phán về mặt giá cả, mẫu mã, định mức tiêu hao nguyên liệu, tiến hành may mẫu cho khách hàng xem qua cho đến khi khách hàng chấp nhận mẫu hàng với sự hỗ trợ của phòng kỹ thuật công nghệ. + Xây dựng và soạn thảo các hợp đồng bán hàng. + Tính toán toàn bộ các chi phí giá vốn bán hàng, các khoản chiết khấu, hoa hồng, chi phí bán hàng, các loại thuế để từ đó phối hợp với phòng kinh doanh nội địa xây dựng chính sách giá bán và lợi nhuận cho từng chủng loại sản phẩm. + Đàm phán với khách hàng gia công xuất khẩu về nguyên phụ liệu cung cấp phục vụ cho các đơn hàng gia công xuất khẩu. + Đặt mua nguyên phụ liệu để phục vụ sản xuất các đơn hàng FOB xuất khẩu. + Đảm bảo đồng bộ nguyên phụ liệu để phục vụ cho quá trình sản xuất đúng tiến độ. + Cung cấp đầy đủ chính xác hồ sơ, chứng từ nhập khẩu nguyên phụ liệu. + Khi có đơn hàng của khách hàng, phòng kinh doanh xuất khẩu sẽ liên hệ với phòng điều hành sản xuất để thỏa thuận ký đơn hàng sản xuất. + Phối hợp với phòng quản lý chất lượng kiểm tra chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành. + Cung cấp đầy đủ chính xác hồ sơ chứng từ xuất khẩu hàng hóa. + Tiếp nhận-kiểm tra-yêu cầu các bộ phận cung cấp hồ sơ chứng từ nhằm đảm bảo tính hợp lý hợp pháp, chính xác nội dung để làm thủ tục khai báo hải quan. + Sau khi hoàn tất thủ thục khai báo, làm tờ khai với hải quan, phòng xuất nhập khẩu chuyển hồ sơ giao nhận cho phòng kho vận để tiến hành vận chuyển và giao nhận hàng. - Văn phòng xưởng: + Thực hiện ký kết các đơn hàng sản xuất với phòng kinh doanh nội dịa và phòng kinh doanh xuất khẩu theo khung chính sách giá do công ty quy định. + Theo dõi, đôn đốc sản xuất về tiến độ. + Chỉ đạo theo chức năng các tổ để sản xuất ra sản phẩm đúng tiến độ các đơn hàng theo như phòng kinh doanh nội địa và phòng kinh doanh xuất khẩu đã đặt hàng. + Cung cấp kịp thời, chính xác về tiến độ sản xuất cho các phòng liên quan. 8 - Phòng Kinh doanh nội địa: Có nhiệm vụ quản lý các hoạt động kinh doanh may mặc trong nước, đáp ứng được nhu cầu hiện tại của thị trường, điều chỉnh cho phù hợp lượng đầu ra với chất lượng cũng như số lượng không bị ứ đọng hàng hay thiếu hàng, thực hiện đúng các hợp đồng đã được ký kết, ra chiến lược cho giai đoạn mới. + Tìm kiếm các nhu cầu thị trường trong nước đối với những sản phẩm may mặc của công ty. + Tiến hành đàm phán với khách hàng về giá cả, mẫu mã, kích cỡ, chủng loại, chất liệu. + Xây dựng các hợp đồng bán hàng đã được hai bên (công ty và khách hàng thống nhất). + Tính toán toàn bộ các chi phí giá vốn bán hàng, các khoản chiết khấu, hoa hồng, chi phí bán hàng, các loại thuế để từ đó phối hợp với phòng kinh doanh xuất khẩu xây dựng chính sách giá bán và lợi nhuận cho từng chủng loại sản phẩm. + Xây dựng hệ thống các nhà cung ứng nguyên phụ liệu trong nước và ngoài nước để phục vụ cho quá trình sản xuất theo những đơn hàng mà phòng kinh doanh nội địa đã đàm phán với khách hàng. + Tiến hành đàm phán với khách hàng về nguyên phụ liệu phục vụ cho quá trình sản xuất dựa trên những thông số kỹ thuật đã được xây dựng. + Phối hợp với các phòng ban chức năng, các đơn vị trực thuộc tiến hành kiểm tra chất lượng và chọn mua các nguyên phụ liệu. + Đảm bảo đồng bộ nguyên phụ liệu để phục vụ cho quá trình sản xuất đúng tiến độ. + Cung cấp đầy đủ chính xác hồ sơ, chứng từ nhập khẩu nguyên phụ liệu. + Khi có đơn đặt hàng của khách hàng, hoặc nhu cầu của khách hàng và tình hình thị trường, phòng kinh doanh nội địa sẽ liên hệ với phòng điều hành sản xuất để thỏa thuận ký đơn hàng sản xuất. - Phòng Kỹ thuật: Nơi tạo ra những mẫu mã mới, chỉnh sửa, cải tiến sản phẩm cũ được khách hàng chấp nhận, để làm được điều này cần phải có sự sáng tạo, nắm bắt được công nghệ mới, thị hiếu người tiêu dùng. Kiểm tra sản phẩm, đánh giá đúng chất lượng trước khi đưa ra thị trường hay bàn giao hợp đồng, nếu phát hiện sản phẩm không như mẫu thì phải thu lại và tìm cách giải quyết. 9 + Xây dựng tất cả các tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm để phục vụ cho quá trình phòng kinh doanh xuất khẩu đàm phán và triển khai hoạt động sản xuất. + Phối hợp với phòng kinh doanh xuất khẩu để nghien cứu thiết kế, tạo các mẫu sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu của thị trường xuất khẩu theo nhu cầu của khách hàng. + Tham gia thẩm định, điều chỉnh mẫu thiết kế của khách hàng khi đàm phán. + Phối hợp với phòng kinh doanh xuất khẩu triển khai cho xưởng may xuất khẩu tiến hành may mẫu để đàm phán với khách hàng. + Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật sản phẩm cho từng đơn hàng của khách hàng. Nắm rõ nguồn lực sản xuất (máy móc, thiết bị), quản lý về mặt công nghệ sản xuất để nắm rõ năng lực sản xuất cho công ty nhằm phục vụ cho quá trình đàm phán với khách hàng. + Nghiên cứu cải tiến, phát triển các mẫu mã sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu khách hàng. + Triển khai các mẫu may được khách hàng duyệt xuống cho các tổ triển khai sản xuất thông qua văn phòng của xưởng. + Hố trợ sản xuất về mặt công nghệ, thiết bị - Xưởng may được chia làm 9 tổ. + Ký đơn hàng sản phẩm thời trang với phòng kinh doanh nội địa. + Tiếp nhận các đơn hàng may mẫu, nguyên phụ liệu, các thông số kỹ thuật liên quan đến những đơn đặt hàng. + Tổ chức kiểm soát chất lượng sản phẩm theo quy định của công ty. + Theo dõi, đánh giá tính hiệu quả của công việc may mẫu. - Đối với xưởng may xuất khẩu: + Tiếp nhận các đơn hàng may mẫu, nguyên phụ liệu, các thông số kỹ thuật liên quan. + Hỗ trợ may mẫu cho phòng kinh doanh xuất khẩu. + Tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu điều chỉnh trong việc may mẫu. + theo dõi đánh giá tính hiệu quả của công việc may mẫu. - Bộ phận KCS: Kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi giao hàng. + Căn cứ yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của khách hàng, phòng KCS đề nghị phòng kinh doanh nội địa và phòng kinh doanh xuất khẩu cung cấp bảng màu để kiểm tra chất lượng nguyên phụ liệu. 10 [...]... hàng hóa thành phẩm cho phòng kinh doanh nội địa + Cung cấp dịch vụ vận chuyển giao nhận hàng hóa thành phẩm cho phòng kinh doanh xuất khẩu + Xuất kho hàng thành phẩm theo yêu cầu của phòng kinh doanh nội địa + Xuất kho hàng thành phẩm theo lệnh của phòng kinh doanh xuất khẩu + Theo dõi kiểm kê hàng hóa, sản phẩm xuất ra khỏi kho theo đúng số lượng hóa đơn, chứng từ của cấp quản lý có thẩm quyền phê duyệt... Mục tiêu tuyển dụng của Công ty là thu hút người lao động có năng lực vào làm việc cho Công ty, đáp ứng nhu cầu ngành nghề của công ty và phù hợp phương hướng mở rộng ngành nghề mới cho Công ty, tùy theo từng vị trí cụ thể mà Công ty có những yêu cầu về trình độ nghiệp vụ riêng Cán bộ quản lý phải tốt nghiệp Đại học chuyên ngành, nhiệt tình, năng động và ham học hỏi, yêu thích công việc, có khả năng... về kinh tế của đất nước kéo theo sự tăng trưởng về tiêu dùng đặc biệt về nhu cầu may mặc Do đó, tiềm năng của nghành này là rất lớn Đó là tiền đề thuận lợi cho việc mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh của công ty, tuy nhiên cơ cấu tiêu dùng lại thay đổi sản phẩm có chất lượng cao được đón nhận ngược lại chất lượng thấp sẽ bị đào thải Đây là một thách thức mới đòi hỏi phải có chiến lược kinh doanh. .. với các doanh nghiệp cùng nghành khác Công ty đã tiến hành sản xuất đa dạng các mặt hàng, phần nào đã đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường và từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thị trường, đồng 12 thời tránh được rủi ro trong kinh doanh Song để phát triển hơn nữa cần phải có chính sách, chiến lược đúng đắn, phù hợp trong giai đoạn phát triển hiện nay 5 Tình hình sản xuất kinh doanh 5.1... phòng kinh doanh xuất khẩu + Nhận lệnh cấp phát nguyên phụ liệu hàng kinh doanh xuất khẩu cho các xí nghiệp sản xuất + Phối hợp trong việc điều động, vận chuyển máy móc thiết bị xuống cho các tổ sản xuất + Phối hợp trong việc kiểm tra chất lượng-số lượng thành phẩm + Tổ chức giao nhận thành phẩm tại cảng và tại kho của công ty + Quản lý số lượng nhập thành phẩm theo tiêu chuẩn kỹ thuật đã được phòng quản. .. giá trị cho quản lý, điều hành và SXKD của Công ty, thưởng lễ, tết Ngoài ra, Công ty cũng luôn quan tâm chú trọng đến đời sống tinh thần của tập thể cán bộ nhân viên trong công ty thông qua các hoạt động như: Tổ chức sinh nhật, thi đấu thể thao, hội diễn văn nghệ, hội thi khéo tay, tham quan nghỉ mát, thăm hỏi nhân viên ốm đau, thai sản Hàng năm, Công ty tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày thành lập Công. .. phụ cấp ca đêm, phụ cấp độc hại, phụ cấp công việc theo chức danh, phụ cấp thâm niên công tác Chế độ thưởng được Công ty đặc biệt chú trọng Công ty áp dụng nhiều mức thưởng và loại hình thưởng nhằm nâng cao khả năng sáng tạo và cố gắng đóng góp và công việc chung của người lao động trong Công ty như: thưởng có thành tích công tác xuất sắc, thưởng hoàn thành công việc, thưởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật,... máy tổ chức 3 b) Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ .5 4 Về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm .12 5 Tình hình sản xuất kinh doanh .13 5.1 Bảng tổng kết tài sản, nguồn vốn .13 5.2 Kết quả hoạt dộng sản xuất kinh doanh 14 6 Chi phí SX 15 II Thực trạng tại công ty 16 1 Lực lượng lao động 16 2 Đặc điểm lao động 17 3 Chính sách đối... cập nhật thường xuyên cho phòng điều hành sản xuất về kết quả kiểm tra, điều chỉnh và xử lý các vấn đề chất sản phẩm có ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất + Kiểm tra, kiểm duyệt chất lượng thành phẩm xuất xưởng - Ngoài sơ đồ trên công ty còn có phòng kho vận: + Tổ chức thực hiện giao nhận nguyên phụ liệu tại cảng và tại kho của công ty + Quản lý số lượng nhập -xuất nguyên phụ liệu theo tiêu chuản kỹ thuật... Thực trạng tại công ty 1 Lực lượng lao động Tổng số lao động được chia làm 2 loại: - Lao động trực tiếp là những người trực tiếp sản xuất, trực tiếp tham gia vào quá trình sáng tạo tạo ra của cải vật chất Gía trị sức lao động của họ được chuyển trực tiếp vào giá trị sản phẩm - Lao động gián tiếp là những người làm nhiệm vụ tổ chức, quản lý và phục vụ quá trình sản xuất (bộ máy lãnh đạo doanh nghiệp, . nghiệp may Hải Thiên thành Công ty cổ phần Sản xuất và Thương mại Hải Thiên. - Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty là cơ sở pháp lý cho Công ty cổ phần Sản xuất và Thương mại Hải Thiên hoạt. Văn phòng đại diện tại địa bàn kinh doanh để thực hiện các mục tiêu kinh doanh của Công ty trong phạm vi Pháp luật cho phép. 2. Nhiệm vụ chính. 1) Lĩnh vực sản xuất và kinh doanh của Công ty. có hiệu lực cùng ngày. - Tên hợp pháp của Công ty bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI HẢI THIÊN. - Tên đăng ký hợp pháp của Công ty bằng tiếng Anh: HaiThien Production

Ngày đăng: 18/05/2015, 20:27

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Tỷ lệ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan