Báo cáo thực tập Công ty Cổ phần tơ lụa Hà Nội

22 519 4
Báo cáo thực tập Công ty Cổ phần tơ lụa Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ngày nay với sự ra đời của hàng loạt các doanh nghiệp trẻ và đầy tiềm năng khiến cho sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần phải tăng cường đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Hơn nữa, cần phải chú trọng vào công tác quản lý sản xuất, quản lý kinh tế đảm bảo sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển. Để đạt được yêu cầu này, đòi hỏi các doanh nghiệp cần có sự quản lý chặt chẽ hơn trong việc sử dụng lao động vật tư và tiền vốn…, nghĩa là cần kiểm tra và giám sát một cách có hệ thống các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, hạch toán kế toán là một công cụ hữu hiệu đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý của doanh nghiệp. Nhờ có công tác kế toán các nhà quản lý biết được tình trạng hoạt động của doanh nghiệp mình như thế nào, kết quả kinh doanh trong kỳ. Từ đó có được những quyết định phù hợp thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường nhằm mục tiêu cao nhất là tối đa hóa lợi nhuận. Qua thời gian thực tập tại “Công ty Cổ Phần tơ lụa Hà Nội” cùng với những kiến thức em đã được học tại trường, em đã nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác hạch toán kế toán tại doanh nghiệp. Để nhận thức rõ điều này em đã viết bài báo cáo thực tập tại công ty. Bài báo cáo thực tập này ngoài lời nói đầu và mục gồm có 3 phần cơ bản sau:  Phần I: Khái quát chung về Công ty Cổ Phần tơ lụa Hà Nội  Phần II: Kết quả thực tập tại Công ty Cổ Phần tơ lụa Hà Nội  Phần III. Ý kiến nhận xét của Công ty Cổ Phần tơ lụa Hà Nội Trong quá trình thực tập và hoàn thành bài thực tập tốt nghiệp này em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú trong Công ty nói chung và anh chị trong phòng kế toán nói riêng. Đặc biệt dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy cô giáo bộ môn kế toán khoa Tài chính cùng với sự nỗ lực tìm hiểu và học hỏi của bản thân nên em đã thực hiện một cách chính xác và trung thực các vấn đề thực tế tại Công ty. Tuy nhiên, do thời gian thực tập tiếp xúc thực tế chưa nhiều và khả năng bản thân có hạn nên bào báo cáo sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Em rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo thêm của các thầy cô giáo và các cô chú cùng anh chị trong phòng kế toán Công ty để báo cáo thực tập của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn

Báo cáo thực tập Học viện Hậu Cần LỜI NÓI ĐẦU Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ngày nay với sự ra đời của hàng loạt các doanh nghiệp trẻ và đầy tiềm năng khiến cho sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần phải tăng cường đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Hơn nữa, cần phải chú trọng vào công tác quản lý sản xuất, quản lý kinh tế đảm bảo sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển. Để đạt được yêu cầu này, đòi hỏi các doanh nghiệp cần có sự quản lý chặt chẽ hơn trong việc sử dụng lao động vật tư và tiền vốn…, nghĩa là cần kiểm tra và giám sát một cách có hệ thống các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, hạch toán kế toán là một công cụ hữu hiệu đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý của doanh nghiệp. Nhờ có công tác kế toán các nhà quản lý biết được tình trạng hoạt động của doanh nghiệp mình như thế nào, kết quả kinh doanh trong kỳ. Từ đó có được những quyết định phù hợp thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường nhằm mục tiêu cao nhất là tối đa hóa lợi nhuận. Qua thời gian thực tập tại “Công ty Cổ Phần tơ lụa Hà Nội” cùng với những kiến thức em đã được học tại trường, em đã nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác hạch toán kế toán tại doanh nghiệp. Để nhận thức rõ điều này em đã viết bài báo cáo thực tập tại công ty. Bài báo cáo thực tập này ngoài lời nói đầu và mục gồm có 3 phần cơ bản sau:  Phần I: Khái quát chung về Công ty Cổ Phần tơ lụa Hà Nội  Phần II: Kết quả thực tập tại Công ty Cổ Phần tơ lụa Hà Nội  Phần III. Ý kiến nhận xét của Công ty Cổ Phần tơ lụa Hà Nội Trong quá trình thực tập và hoàn thành bài thực tập tốt nghiệp này em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú trong Công ty nói chung và anh chị trong phòng kế toán nói riêng. Đặc biệt dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy cô giáo bộ môn kế toán khoa Tài chính cùng với sự nỗ lực tìm hiểu và học hỏi của bản thân nên em đã thực hiện một cách chính xác và trung thực các vấn đề thực tế tại Công ty. Nguyễn Thị Phương Oanh – Lớp CCK602A Trang 1 Báo cáo thực tập Học viện Hậu Cần Tuy nhiên, do thời gian thực tập tiếp xúc thực tế chưa nhiều và khả năng bản thân có hạn nên bào báo cáo sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Em rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo thêm của các thầy cô giáo và các cô chú cùng anh chị trong phòng kế toán Công ty để báo cáo thực tập của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Nguyễn Thị Phương Oanh – Lớp CCK602A Trang 2 Báo cáo thực tập Học viện Hậu Cần PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TƠ LỤA HÀ NỘI I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần tơ lụa Hà Nội: - Tên gọi: Công ty Cổ phần tơ lụa Hà Nội. - Tên quốc tế: Silk Joint Stock Company. - Địa chỉ trụ sở kinh doanh: Số 280, đường Ngọc Thụy, phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Hà Nội. - Giám đốc công ty: Vũ Văn Thanh - Điện thoại: 38271384 - Mã số thuế: 0100101971 - Email: Viserihanoi@vnn.vn Công ty Cổ phần tơ lụa Hà Nội là công ty trực thuộc của tổng công ty dâu tằm tơ Việt Nam. Công ty được thành lập năm 1975 với cơ sở ban đầu tiền thân Công ty dâu tằm tơ. Được thành lập lại theo quyết định số 203/NN-TTCB/QĐ ngày 16/05/1998 với số vốn điều lệ 3.000.000.000 đồng. Đến nay Công ty CP tơ lụa Hà Nội đã trở thành một trong nhưng doanh nghiệp Nhà nước hàng đầu trực thuộc Tổng công ty dâu tằm tơ Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh. Qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển, Công ty Cổ phần tơ lụa Hà Nội đã không ngừng phấn đấu đi lên để đạt những thành tựu to lớn đóng góp cho nền kinh tế nước nhà. Cùng với sự phát triển chung của đất nước trên con đường đổi mới, từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hiện nay, Công ty đã và đang đổi mới để tiến kịp với trình độ hội nhập của đất nước như: đổi mới trang thiết bị máy móc, tiếp thu những công nghệ mới trong xây dựng cơ bản cùng với sự đổi mới đó có sự đóng góp nỗ lực không nhỏ của tập thể cán bộ, công nhân viên đã giúp Công ty ngày càng vững bước trên con đường CNH – HĐH. Trong quá trình xây dựng và trưởng thành Công ty luôn chú trọng công tác đào tạo nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ thuật, trình độ tay nghề của cán bộ công nhân viên. Do vậy mà năng suất lao động tăng lên, hiệu quả kinh doanh của Công ty ngày Nguyễn Thị Phương Oanh – Lớp CCK602A Trang 3 Báo cáo thực tập Học viện Hậu Cần càng cao. Điều đó được thể hiện qua bảng chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua các năm 2010 và 2011 như sau: Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch Tổng số Tỷ lệ Tổng doanh thu 132.146.098.466 176.284.505.921 44.138.407.455 33,4% Giá vốn 116.869.418.212 151.853.786.895 34.984.368.683 22,93% Lợi nhuận trước thuế 4.419.065.228 5.094.218.669 675.153.441 15,28% Thu nhập bình quân 980 1.050 70 7,14% Tổng số lao động 340 360 20 5,88% Qua các chỉ tiêu phản ánh trên ta thấy Công ty CP tơ lụa HN là một đơn vị sản xuất kinh doanh có hiệu quả trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận khác. Doanh thu của Công ty hàng năm đều tăng, đời sống của cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện và uy tín của Công tu ngày càng được nâng cao. Có được điều này là do nỗ lực vươn lên trong khó khăn của tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty. II. Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP tơ lụa Hà Nội:  Chức năng và nhiệm vụ: Cty CP tơ lụa Hà Nội là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoạt động sản xuất kinh doanh theo chức năng nhiệm vụ của mình và được pháp luật bảo vệ. Công ty có chức năng và nhiệm vụ sau: - Xây dựng, tổ chức và thực hiện các mục tiêu kế hoạch do Nhà nước đề ra, sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký, đúng mục đích thành lập doanh nghiệp. - Tuân thủ chính sách, chế độ pháp luật của Nhà nước về quản lý quá trình thực hiện sản xuất và tuân thủ những quy định trong các hợp đồng kinh doanh với các bạn hàng trong và ngoài nước. - Quản lý và sử dụng vốn theo đúng quy định và đảm bảo có lãi. - Thực hiện việc nghiên cứu phát triển nhằm nâng cao năng suất lao động cũng như thu nhập của người lao động, nâng cao sức cạnh tranh của công ty trên thị trường trong và ngoài nước. - Chịu sự kiểm tra và thanh tra của các cơ quan Nhà nước, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật. Nguyễn Thị Phương Oanh – Lớp CCK602A Trang 4 Báo cáo thực tập Học viện Hậu Cần - Thực hiện những quy định của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi của người lao động, vệ sinh và an toàn lao động, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững, thực hiện đúng những tiêu chuẩn kỹ thuật mà công ty áp dụng cũng như những quy định có liên quan tới hoạt động của công ty.  Đặc điểm và loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP tơ lụa Hà Nội: Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp: - Ươm tơ, dệt lụa, in nhuộm và may mặc các loại. - Sản xuất và cung ứng máy móc, thiết bị, phụ tùng phục vụ cho ngành tơ tằm. - Thiết kế, xây dựng các công trình phụ vụ sản xuất dâu tằm tơ, các công trình công nghiệp, dân dụng khác. - Kinh doanh khách sạn du lịch. - Kinh doanh và dịch vụ các ngành nghề khác theo pháp luật Nhà nước. - Kinh doanh giao nhận vận tải và đại lý vận tải. - Xuất, nhập khẩu: + Xuất khẩu trực tiếp: Các sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất, chế biến và sản phẩm nông, lâm, hải sản. + Nhập khẩu trực tiếp: Nguyên liệu, máy móc thiết bị, phụ tùng, hàng tiêu dùng phục vụ sản xuất và đời sống. III. Cơ cấu bộ máy quản lý Công ty CP tơ lụa Hà Nội: Công ty CP tơ lụa Hà Nội được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp, các Luật khác có liên quan và Điều lệ Công ty được Đại hội cổ đông nhất trí thông qua. Cơ cấu tổ chức của Công ty hiện tại gồm: Các phòng ban và các xí nghiệp trực thuộc.  Các Phòng ban: Gồm phòng Tổ chức - Hành chính, phòng Kinh doanh, phòng Kế toán - Tài chính, phòng Kỹ thuật Công nghệ đầu tư, phòng Kế hoạch vật tư, phòng Xuất nhập khẩu, văn phòng Công ty, phòng quản lý chất lượng.  Các xí nghiệp: Có 04 Xí nghiệp ươm tơ và 01 Xí nghiệp hoàn thiện. Cơ cấu bộ máy quản lý của doanh nghiệp được tổ chức như sau:  Đại hội đồng cổ đông: Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ đông quyết định những vấn đề Nguyễn Thị Phương Oanh – Lớp CCK602A Trang 5 Báo cáo thực tập Học viện Hậu Cần được Luật pháp và điều lệ Công ty quy định. Đặc biệt các cổ đông sẽ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo.  Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. HĐQT có trách nhiệm giám sát Tổng Giám đốc điều hành và những người quản lý khác. Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do Luật pháp và điều lệ Công ty, các quy chế nội bộ của Công ty và Nghị quyết ĐHĐCĐ quy định.  Ban Kiểm soát: Là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban Kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc.  Ban Tổng Giám đốc: Tổng Giám đốc điều hành quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Các Phó Tổng Giám đốc là người giúp việc cho Tổng Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về phần việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc đã được Tổng Giám đốc uỷ quyền và phân công theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước và Điều lệ của Công ty.  Các phòng ban nghiệp vụ: Các phòng, ban nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho Ban Tổng Giám đốc, trực tiếp điều hành theo chức năng chuyên môn và chỉ đạo của Ban Giám đốc. Công ty hiện có 6 phòng nghiệp vụ với chức năng được quy định như sau: - Phòng Tổ chức - Hành chính: Có chức năng xây dựng phương án kiện toàn bộ máy tổ chức trong Công ty, quản lý nhân sự, thực hiện công tác hành chính quản trị. - Phòng Kế toán - Tài chính: Có chức năng trong việc lập kế hoạch sử dụng và quản lý nguồn tài chính của Công ty, phân tích các hoạt động kinh tế, tổ chức công tác hạch toán kế toán theo đúng chế độ kế toán thống kê và chế độ quản lý tài chính của NN. - Phòng Kinh doanh: Có chức năng trong việc xác định mục tiêu, phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh để đạt hiệu quả cao nhất. Nguyễn Thị Phương Oanh – Lớp CCK602A Trang 6 Báo cáo thực tập Học viện Hậu Cần - Phòng Kỹ thuật Công nghệ đầu tư: Có chức năng hoạch định chiến lược phát triển khoa học công nghệ, ứng dụng khoa học công nghệ mới, nâng cấp hoặc thay thế máy móc thiết bị hiện đại có tính kinh tế cao, tham gia giám sát các hoạt động đầu tư về máy móc, thiết bị của Công ty và các công trình đầu tư xây dựng cơ bản. - Phòng Xuất nhập khẩu: Làm các thủ tục về thanh toán XNK, thủ tục hải quan - Phòng Kế hoạch vật tư: Lập kế hoạch sản xuất, theo dõi các mã hàng, làm các thủ tục xuất hàng, vận chuyển hàng hoá, quản lý các kho tàng của Công ty. - Phòng quản lý chất lượng - Văn phòng công ty Tại các xí nghiệp trực thuộc đều có các văn phòng thực hiện quản lý các công nhân may tại xí nghiệp. Những văn phòng này thực hiện việc tính năng xuất, lương, thưởng, bảo hiểm, ốm đau… Sơ đồ bộ máy quản lý Nguyễn Thị Phương Oanh – Lớp CCK602A Trang 7 Báo cáo thực tập Học viện Hậu Cần III. Tổ chức bộ máy tài chính – kế toán của doanh nghiệp: Nguyễn Thị Phương Oanh – Lớp CCK602A Trang 8 HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT BAN TỔNG GIÁM ĐỐC CÁC PHÒNG BAN CÁC XN TRỰC THUÔC Phòng Tổ chức – Hành chính Xí Nghiệp ươm tơ I Phòng Kế toán - tài chính Xí nghiệp ươm tơ II Phòng Kế hoạch vật tư Xí nghiệp ươm tơ III Phòng Kinh doanh ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG Phòng XNK Phòng Kỹ thuật công nghệ Phòng quản lý chất lượng Xí nghiệp ươm tơ III Xí nghiệp ươm tơ IV Xí nghiệp hoàn thiện Văn phòng công ty Báo cáo thực tập Học viện Hậu Cần Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình tập trung. Các nghiệp vụ kế toán chính phát sinh được tập trung ở phòng kế toán của công ty, thuộc dãy nhà văn phòng. Tại đây thực hiện việc tổ chức hướng dẫn và kiểm tra thực hiện toàn bộ phương pháp thu thập xử lý thông tin ban đầu, thực hiện đầy đủ chiến lược ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán và chế độ quản lý tài chính theo đúng quy định của Bộ tài chính, cung cấp một cách đầy đủ chính xác kịp thời những thông tin toàn cảnh về tình hình tài chính của công ty. Từ đó tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc để đề ra biện pháp các quy định phù hợp với đường lối phát triển của công ty. Ở các xí nghiệp ươm tơ I, II, III, IV không được tổ chức thành phòng kế toán riêng mà chỉ bố trí các thủ kho, nhân viên thống kê, thực hiện việc thống kê, chủng loại nguyên vật liêu, nhập xuất, ngày công, ngày, giờ làm việc của công nhân, nghỉ phép, thai sản để phục vụ cho báo cáo trên phòng kế toán. Tại phòng kế toán của công ty thuộc khối văn phòng bao gồm 6 nhân viên: kế toán trưởng, kế toán tiền lương - BHXH, kế toán thanh toán, kế toán vật tư, kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm, thủ quỹ.  Kế toán trưởng: là một Kế toán tổng hợp, có mối liên hệ trực tuyến với các Kế toán viên thành phần, có năng lực điều hành và tổ chức. Kế toán trưởng liên hệ chặt chẽ với Phó Tổng Giám đốc Kinh doanh, tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc về các chính sách Tài chính - Kế toán của Công ty, ký duyệt các tài liệu kế toán, phổ biến chủ trương và chỉ đạo thực hiện chủ trương về chuyên môn, đồng thời yêu cầu các bộ phận chức năng khác trong bộ máy quản lý ở đơn vị cùng phối hợp thực hiện những công việc chuyên môn có liên quan tới các bộ phận chức năng. Các Kế toán thành phần có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, chịu sự chỉ đạo trực tiếp về nghiệp vụ của Kế toán trưởng, trao đổi trực tiếp với Kế toán trưởng về các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ cũng như về chế độ kế toán, chính sách tài chính của Nhà nước.  Kế toán tiền lương – BHXH: tính toán và hạch toán tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, các khoản khẫu trừ vào lương, các khoản thu nhập, trợ cấp cho cán bộ, công nhân viên trong công ty. Hàng tháng căn cứ vào sản lượng của các xí nghiệp và đơn giá lương của xí nghiệp cùng với hệ số lương gián tiếp đồng Nguyễn Thị Phương Oanh – Lớp CCK602A Trang 9 Báo cáo thực tập Học viện Hậu Cần thời ghi nhận các bảng thanh toán lương do các nhân viên ở phòng kế toán gửu lên, tổng hợp số liệu lập bảng tổng hợp thanh toán lương của công ty, lập bảng phân bổ.  Kế toán thanh toán: chịu trách nhiệm trong việc thanh toán và tình hình thanh toán với tất cả khách hàng cộng thêm cả phần công nợ phải trả. Sau khi kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của chứng từ gốc, kế toán thanh toán viết phiếu thu chi (đối với tiền mặt), séc, uỷ nhiệm chi….(đối với tiền gửi ngân hàng) hàng tháng lập bảng kê tổng hợp séc và sổ chi tiết đối chiếu với sổ sách thủ quỹ, sổ phụ ngân hàng, lập kế hoạch tiền mặt gửư lên cho ngân hàng có quan hệ giao dịch. Quản lý các tài khoản 111, 112 và các tài khoản chi tiết của nó. Đồng thời theo dõi các khoản công nợ phải thu, phải trả trong Công ty và giữa công ty với khách hàng… phụ trách tài khoản 131, 136, 136, 141, 331, 333, 336.  Kế toán vật tư: Làm nhiệm vụ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp ghi thẻ song song. Cuối tháng, tổng hợp các số liệu lập bảng kê theo dõi nhập xuất tồn và nộp báo cáo cho bộ phận kế toán tính giá thành. Phụ trách tài khoản 152, 153. Khi có yêu cầu bộ phận kế toán nguyên vật liệu và các bộ phận chắc năng khác tiến hành kiểm kê lại kho vật tư, đối chiếu với sổ kế toán. Nếu có thiếu hụt sẽ tìm ngụyên nhân và biện pháp xử lý ghi trong biên bản kiểm kê.  Kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm: Có nhiệm vụ tổng hợp tài liệu từ các phần hành kế toán khác nhau để theo dõi trên các bảng kê, bảng phân bổ làm cơ sở cho việc tính chi phí và giá thành sản phẩm. Đồng thời kế toán cũng theo dõi cả phần công cụ, dụng cụ, phụ liệu. Hàng tháng, nhận các báo từ các xí nghiệp gửi lên, lập báo cáo nguyên vật liệu, căn cứ vào bảng phân bổ, bảng tổng hợp chi phí sản xuất để cuối tháng ghi vào bảng kê. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số.  Thủ quỹ: Quản lý quỹ tiền mặt của công ty, hằng ngày căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi tiền mặt để xuất hoặc nhập quỹ tiền mặt, ghi sổ quỹ phần thu chi. Sau đó tổng hợp, đối chiếu thu chi với kế toán có liên quan. Tại các xí nghiệp thành viên: Mỗi xí nghiệp thành viên đều có nhân viên thủ kho và nhân viên thống kê. Nguyễn Thị Phương Oanh – Lớp CCK602A Trang 10 [...]... thống báo cáo tài chính: Hệ thống báo cáo kế toán của Công ty tuân thủ theo chế độ Báo cáo kế toán hiện hành của Nhà nước Hệ thống Báo cáo kế toán được lập theo quý, năm Bộ phận kế toán sẽ tiến hành lập báo cáo kế toán sau đó xin duyệt của cấp trên Hệ thống Báo cáo tài chính của Công ty gồm 4 báo cáo cơ bản và bắt buộc sau đây:  Bảng Cân đối kế toán  Báo Cáo kết quả hoạt động kinh doanh  Báo cáo lưu... doanh 4 III Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty CP tơ lụa Hà Nội 5 IV Tổ chức bộ máy tài chính, kế toán 9 Phần II: Kết quả thực tập tại Công ty CP tơ lụa Hà Nội 12 I Kết quả thực tập các nội dung tài chính 12 II Kết quả thực tập các nội dung kế toán 14 III Nhận xét và kiến nghị 18 Phần III: Ý kiến nhận xét của đơn vị thực tập 21 Nguyễn Thị Phương Oanh...  Báo cáo lưu chuyển tiền tệ  Thuyết minh báo cáo tài chính Kỳ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm Bên cạnh những báo cáo cơ bản và bắt buộc đó phòng kế toán của Công ty còn lập một số báo cáo khác phục vụ cho quản lý doanh nghiệp như: Báo cáo giá vốn hàng bán, Báo cáo hàng tồn kho, Báo cáo công nợ … Đây là những báo cáo kế toán quản trị hết sức là quan trọng... và tiến hành kết chuyển tài khoản doanh thu vào tài khoản xác định kết quả Sau khi kết chuyển xong chi phí và doanh thu Kế Nguyễn Thị Phương Oanh – Lớp CCK602A Trang 17 Báo cáo thực tập Học viện Hậu Cần toán trưởng tiến hành in các báo cáo tài chính, báo cáo quản trị (nếu cần) và báo cáo thuế III Nhận xét và kiến nghị: Tuy thời gian thực tập tại Công ty CP tơ lụa Hà Nội không dài, sự hiểu biết thực tế... Hà Nội, ngày tháng năm 2012 (Chữ ký và đóng dấu) MỤC LỤC Lời nói đầu 1 Nguyễn Thị Phương Oanh – Lớp CCK602A Trang 21 Báo cáo thực tập Học viện Hậu Cần Phần II: Khái quát chung về Công ty CP tơ lụa Hà Nội 3 I Quá trình thành lập và phát triển của Công ty CP tơ lụa Hà Nội 3 II Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm, loại hình hoạt... quản giúp cho công tác kế toán của Công ty được tiến hành chặt chẽ và hiệu quả - Hệ thống tài khoản: Công ty áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/QĐ-BTC ban hành ngày 15/03/2006 Vì Công ty CP tơ lụa Hà Nội là doanh nghiệp chủ yếu là sản xuất và kinh doanh nên hệ thống tài khoản của Công ty tương đối hợp lý và linh hoạt Công ty đăng ký sử dụng các tài khoản do bộ tài chính ban hành, bên cạnh... Kế toán vật tư Kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm Thủ quỹ Nhân viên thống kê tại phân xưởng Nguyễn Thị Phương Oanh – Lớp CCK602A Trang 11 Báo cáo thực tập Học viện Hậu Cần PHẦN II: KẾT QUẢ THỰC TẬP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƠ LỤA HÀ NỘI I Kết quả thực tập các nội dung tài chính:  Cơ cấu về tài sản của doanh nghiêp: ĐVT: Đồng Chỉ tiêu Số đầu năm 119.657.967.383 13.566.418.226 Chênh lệch 134.943.748.389... tìm hiểu sâu về công tác kế toán của Công ty nhưng qua bản báo cáo thực tập này em xin mạnh dạn trình bày một số nhận xét của mình về công tác tổ chức kế toán tại Công ty Em hi vọng là sẽ đóng góp một phần bé nhỏ vào việc hoàn thiện công tác kế toán của Công ty 1 Những ưu điểm:  Về tổ chức bộ máy kế toán và việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán: Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức... doanh nghiệp II Kế quả thực tập các nội dung kế toán:  Hệ thống chứng từ kế toán sử dụng tại Công ty CP tơ lụa Hà Nội: Hệ thống chứng từ kế toán công ty áp dụng là hệ thống chứng từ ban hành theo quyết định số 15/QĐ – BTC ra ngày 20/03/2006 Một số chứng từ mà công ty đang sử dụng: - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương gồm các chứng từ: Bảng chấm công, bảng chấm công làm thêm giờ, bảng... thực tập không nhiều và những hiểu biết còn hạn chế nên những ý kiến nhận xét và kiến nghị cũng như bài báo cáo thực tập chắc chắn không tránh khỏi những thiếu xót Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo bộ môn kế toán và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô, chú, anh, chị tại phòng kế toán của Công ty CP tơ lụa Hà Nội đã giúp em hoàn thành bài báo cáo này PHẦN . sau:  Phần I: Khái quát chung về Công ty Cổ Phần tơ lụa Hà Nội  Phần II: Kết quả thực tập tại Công ty Cổ Phần tơ lụa Hà Nội  Phần III. Ý kiến nhận xét của Công ty Cổ Phần tơ lụa Hà Nội Trong. Cần PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TƠ LỤA HÀ NỘI I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần tơ lụa Hà Nội: - Tên gọi: Công ty Cổ phần tơ lụa Hà Nội. - Tên quốc tế: Silk Joint. Biên, Hà Nội. - Giám đốc công ty: Vũ Văn Thanh - Điện thoại: 38271384 - Mã số thuế: 0100101971 - Email: Viserihanoi@vnn.vn Công ty Cổ phần tơ lụa Hà Nội là công ty trực thuộc của tổng công ty dâu

Ngày đăng: 18/05/2015, 16:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan