Nghiên cứu vai trò của quản lý Nhà nước đối với phát triển du lịch làng nghề ở Hà Nội

116 1.1K 1
Nghiên cứu vai trò của quản lý Nhà nước đối với phát triển du lịch làng nghề ở Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

* Lý do chọn đề tài: Hiện nay, phát triển du lịch làng nghề đang là một hướng đi đúng đắn được nhiều quốc gia ưu tiên trong chính sách quảng bá và phát triển du lịch. Ở Việt Nam cũng vậy, nhiều làng nghề hiện nay đã có chủ trương phát triển gắn với du lịch. Các làng nghề này đã và đang có nhiều đóng góp cho GDP của đất nước nói chung và đối với nền kinh tế nông thôn nói riêng. Hà Nội - Thủ đô của Việt Nam với lịch sử lâu đời, truyền thống văn hóa đa dạng, giàu bản sắc, đây thực sự là trung tâm du lịch lớn của Việt Nam và luôn là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch. Sau khi mở rộng, Hà Nội trở thành nơi nhiều làng nghề nhất trong cả nước cùng với lợi thế về vị trí chính trị, văn hóa...Tuy nhiên, sau mười năm thực hiện chủ trương đưa làng nghề vào khai thác du lịch thì chỉ có hai làng nghề Bát Tràng và Vạn Phúc đạt được những kết quả đáng kể, các làng nghề khác gần như bị bỏ quên. Du lịch làng nghề Hà Nội đang đứng trước nhiều rào cản như: các hoạt động đều phát triển tự phát, thiếu định hướng; cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động của làng nghề nói chung và phục vụ hoạt động du lịch nói riêng còn thiếu và yếu; người dân chưa có kỹ năng và kiến thức chuyên môn cũng như ngoại ngữ để đón tiếp khách; và các sản phẩm tại làng nghề chưa thích hợp cho khách du lịch, v.v...Chính vì vậy mà hiệu quả đạt được của du lịch làng nghề còn nhỏ, chưa thật tương xứng với tiềm năng. Để giúp các làng nghề du lịch Hà Nội vượt qua những rào cản trên, quản lý Nhà nước cần phát huy vai trò của mình trong việc quản lý các làng nghề. Nhận thấy được sự cần thiết này trong phát triển du lịch làng nghề hiện nay ở Hà Nội, từ đó tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu vai trò của quản lý Nhà nước đối với phát triển du lịch làng nghề ở Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình, với mong muốn góp phần đưa ra những đánh giá, mô hình và giải pháp trong quản lý Nhà nước với phát triển du lịch làng nghề và áp dụng triển khai trong thực tế để khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên làng nghề góp phần phát triển kinh tế xã hội Hà Nội nói riêng và đất nước nói chung.

NGUYỄN THỊ NGUYỆT NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ Ở HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Hà Nội, năm 2012 NGUYỄN THỊ NGUYỆT NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ Ở HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Du lịch và Khách sạn LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS Lại Phi Hùng Hà Nội, năm 2012 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập chương trình cao học và viết luận văn chuyên ngành Quản trị kinh doanh Du lịch và Khách sạn tại khoa Du lịch và Khách sạn, trường Đại học Kinh tế quốc dân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ của quý thầy cô trường Đại học Kinh tế quốc dân cũng như cơ quan nơi tôi đang công tác cùng nhiều cơ quan chuyên ngành liên quan, các anh chị đồng nghiệp. Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại học Kinh tế quốc dân cùng quý thầy cô Khoa Du lịch và Khách sạn, các thầy cô đã tham gia giảng dạy tận tình cho tôi suốt thời gian tôi học tập tại trường. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Lại Phi Hùng đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu, chỉ bảo và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Văn hoá và Thông tin huyện Thanh Oai – thành phố Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khoá học. Tôi cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Hà Nội, Phòng Văn hoá và Thông tin quận Hà Đông, lãnh đạo Uỷ ban nhân dân xã Bát Tràng, cán bộ văn hoá của một số xã có đón khách du lịch làng nghề và các anh chị đồng nghiệp đã tạo điều kiện cho tôi điều tra khảo sát để có dữ liệu viết luận văn. Mặc dù tôi đã hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự cố gắng và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp của quý thầy cô và các bạn. Hà Nội, ngày tháng năm 2012 Tác giả luận văn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực do tôi tự nghiên cứu, khảo sát và thực hiện. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Nguyệt MỤC LỤC Trang Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng biểu, hình vẽ Tóm tắt kết quả nghiên cứu luận văn DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ DLLN : Du lịch làng nghề NXB : Nhà xuất bản QLNN : Quản lý Nhà nước UBND : Uỷ ban nhân dân [9] : Xem tài liệu tham khảo số 9 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Tên Nội dung Bảng 2.1 : Diễn biến lượng khách du lịch đến Hà Nội giai đoạn 2000 – 2011 Bảng 2.2 : Thống kê lượng khách du lịch quốc tế theo thị trường năm 2009 - 2011 Bảng 2.3 : Số lượng cơ sở lưu trú du lịch đến hết năm 2011 Bảng 2.4 : Số lượt khách tại một số làng nghề tiêu biểu qua các năm Hình 3.1 : Mô hình quản lý Nhà nước ở Trung ương đối với du lịch làng nghề Hình 3.2 : Mô hình quản lý Nhà nước ở địa phương đối với du lịch làng nghề Hình 3.3 : Mô hình phối hợp quản lý giữa các sở ngành NGUYỄN THỊ NGUYỆT NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ Ở HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Du lịch và Khách sạn TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ Hà Nội, năm 2012 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN 1. Lý do và mục tiêu nghiên cứu của đề tài * Lý do chọn đề tài: Hiện nay, phát triển du lịch làng nghề đang là một hướng đi đúng đắn được nhiều quốc gia ưu tiên trong chính sách quảng bá và phát triển du lịch. Ở Việt Nam cũng vậy, nhiều làng nghề hiện nay đã có chủ trương phát triển gắn với du lịch. Các làng nghề này đã và đang có nhiều đóng góp cho GDP của đất nước nói chung và đối với nền kinh tế nông thôn nói riêng. Hà Nội - Thủ đô của Việt Nam với lịch sử lâu đời, truyền thống văn hóa đa dạng, giàu bản sắc, đây thực sự là trung tâm du lịch lớn của Việt Nam và luôn là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch. Sau khi mở rộng, Hà Nội trở thành nơi nhiều làng nghề nhất trong cả nước cùng với lợi thế về vị trí chính trị, văn hóa Tuy nhiên, sau mười năm thực hiện chủ trương đưa làng nghề vào khai thác du lịch thì chỉ có hai làng nghề Bát Tràng và Vạn Phúc đạt được những kết quả đáng kể, các làng nghề khác gần như bị bỏ quên. Du lịch làng nghề Hà Nội đang đứng trước nhiều rào cản như: các hoạt động đều phát triển tự phát, thiếu định hướng; cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động của làng nghề nói chung và phục vụ hoạt động du lịch nói riêng còn thiếu và yếu; người dân chưa có kỹ năng và kiến thức chuyên môn cũng như ngoại ngữ để đón tiếp khách; và các sản phẩm tại làng nghề chưa thích hợp cho khách du lịch, v.v Chính vì vậy mà hiệu quả đạt được của du lịch làng nghề còn nhỏ, chưa thật tương xứng với tiềm năng. Để giúp các làng nghề du lịch Hà Nội vượt qua những rào cản trên, quản lý Nhà nước cần phát huy vai trò của mình trong việc quản lý các làng nghề. Nhận thấy được sự cần thiết này trong phát triển du lịch làng nghề hiện nay ở Hà Nội, từ đó tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu vai trò của quản lý Nhà nước đối với phát triển du lịch làng nghề ở Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình, với mong muốn góp phần đưa ra những đánh giá, mô hình và giải pháp trong quản lý Nhà nước với phát triển du lịch làng nghề và áp dụng triển khai trong thực tế để khai thác có hiệu i quả nguồn tài nguyên làng nghề góp phần phát triển kinh tế xã hội Hà Nội nói riêng và đất nước nói chung. * Mục tiêu nghiên cứu Thông qua công tác thống kê, điều tra, khảo sát, v.v tại các làng nghề du lịch ở Hà Nội kết hợp với tri thức khoa học sẵn có, nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển và tình hình QLNN đối với du lịch làng nghề Hà Nội từ đó đưa ra những định hướng phát triển, đề xuất mô hình và giải pháp QLNN nhằm phát triển DLLN Hà Nội một cách thiết thực, hiệu quả, đúng hướng góp phần đưa du lịch Hà Nội trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong những năm tới. 2.Về cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đã trình bày trong luận văn: Du lịch làng nghề ở nước ta còn tương đối mới mẻ do đó việc hệ thống những cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề còn hạn chế, đặc biệt là cơ sở lý luận về quản lý Nhà nước đối với du lịch làng nghề. * Cơ sở lý luận về du lịch làng nghề: DLLN được hình thành dựa trên mối liên kết giữa ba đối tượng: Làng nghề - chủ thể cung ứng sản phẩm du lịch - đối tượng sử dụng sản phẩm DLLN. Vì vậy DLLN mang ý nghĩa tổng hợp của ba chủ thể trên. Có thể định nghĩa du lịch làng nghề như sau: Du lịch làng nghề là loại hình du lịch khai thác các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, các sản phẩm do nghề thủ công của làng nghề tạo ra như là một đối tượng tài nguyên du lịch có giá trị, được khai thác để phục vụ cho nhu cầu vui chơi giải trí, nghiên cứu tìm hiểu văn hóa, tham quan du lịch của khách du lịch và nhân dân; mang lại lợi ích kinh tế cho địa phương và đất nước góp phần tôn vinh, bảo tồn giá trị truyền thống văn hóa và tăng cường vai trò kinh tế của làng nghề. [15] Theo tác giả Hoàng Văn Châu trong cuốn “Làng nghề du lịch Việt Nam” các điều kiện để một làng nghề trở thành làng nghề du lịch có: Thứ nhất là các giá trị văn hoá làng nghề; Thứ hai là các giá trị lịch sử; Thứ ba là mức độ tham gia của cộng đồng cao. ii [...]... quản lý Nhà nước cần phát huy vai trò của mình trong việc quản lý các làng nghề Nhận thấy được sự cần thiết này trong phát triển du lịch làng nghề hiện nay ở Hà Nội, từ đó tôi chọn đề tài: Nghiên cứu vai trò của quản lý Nhà nước đối với phát triển du lịch làng nghề ở Hà Nội làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình, với mong muốn góp phần đưa ra những đánh giá, mô hình và giải pháp trong quản lý Nhà nước. .. hình quản lý nhà nước (QLNN) đối với du lịch làng nghề (DLLN) Hà Nội từ đó đưa ra những định hướng phát triển, đề xuất mô hình và giải pháp QLNN nhằm phát triển DLLN Hà Nội một cách thiết thực, hiệu quả, đúng hướng góp phần đưa du lịch Hà Nội trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong những năm tới 3 Đối tượng nghiên cứu - Làng nghề du lịch tiêu biểu của Hà Nội - Quản lý Nhà nước đối với làng nghề trong phát. .. đất nước, giải quyết việc làm cho người dân địa phương Đối với hoạt động du lịch, du lịch làng nghề góp phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch của đất nước với thế mạnh nguồn tài nguyên du lịch văn hóa, thêm vào đó hàng thủ công truyền thống là một phần quan trọng của du lịch * Cơ sở lý luận của quản lý Nhà nước về du lịch, du lịch làng nghề: - Quản lý Nhà nước về du lịch là: quá trình tác động của Nhà. .. Nhà nước đến du lịch thông qua hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước, hệ thống chính sách pháp luật với mục tiêu phát triển du lịch đúng định hướng của Nhà nước, tạo nên trật tự trong hoạt động du lịch làm cho du lịch thực sự là một ngành kinh tế mũi nhọn Đối tượng iv của sự quản lý đó chính là hoạt động du lịch, cơ quan tổ chức hoạt động du lịch và cả chính các du khách - Vai trò của quản lý Nhà nước đối. .. đến du lịch, làng nghề, quản lý Nhà nước cũng như các phương pháp nghiên cứu khoa học 6 Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Chương 2: Thực trạng quản lý Nhà nước về phát triển du lịch làng nghề ở Hà Nội Chương 3: Đề xuất một số định hướng và giải pháp về việc quản lý Nhà nước. .. tác QLNN đối với làng nghề trong phát triển du lịch và một số mô hình, giải pháp quản lý đề xuất sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị cho công tác quản lý Nhà nước trong phát triển du lịch làng nghề ở Hà Nội - Việc nghiên cứu lý luận và gắn với thực tiễn của địa phương nhằm hướng tới những giải pháp mang tính khả thi sẽ có những ý nghĩa đáng kể cho định hướng phát triển làng nghề gắn với du lịch 15... thác du lịch, nghiên cứu, xây dựng các chương trình du lịch đa dạng, hấp dẫn mới lạ, phù hợp với từng đối tượng khách du lịch Từ những nghiên cứu, điều tra để tìm ra đâu là vấn đề đặt ra cho phát triển du lịch làng nghề ở Hà Nội, thực trạng vấn đề quản lý Nhà nước đối với làng nghề du lịch ra sao, để từ đó đề xuất các định hướng, mô hình và giải pháp khắc phục nhằm đạt được mục đích là phát triển du lịch. .. niệm, lịch sử phát triển, đặc điểm, thực trạng sản xuất và xu hướng phát triển của các làng nghề Khía cạnh du lịch: Ở khía cạnh này, cũng có những đề tài nghiên cứu về du lịch Việt Nam nói chung, du lịch làng nghề ở Hà Tây cũ và Hà Nội nói riêng Phát triển du lịch làng nghề Hà Tây trước đây đã được khá nhiều tác giả là cá nhân, cơ quan trong và ngoài ngành du lịch nghiên cứu từ nhiều năm qua bởi đây... thảo Phát triển du lịch làng nghề tại hội du lịch làng nghề truyền thống Hà Tây lần thứ 3 (12/2005); hội thảo Phát triển du lịch làng nghề (2007), đề tài Nghiên cứu đánh giá khả năng khai thác và giải pháp phát triển một số làng nghề truyền thống tại Hà Tây phục vụ khách du lịch của trường Cao đẳng du lịch Hà Nội chủ trì phối hợp với Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cùng với Trung tâm công... kinh doanh du lịch nói chung, DLLN nói riêng, xử lý đúng đắn mâu thuẫn của các quan hệ v + Vai trò giám sát: Nhà nước giám sát hoạt động của mọi chủ thể kinh doanh DLLN cũng như chế độ quản lý của các chủ thể đó, cũng như giám sát chế độ quản lý của các cơ quan Nhà nước Những cơ sở lý luận về khái niệm làng nghề, du lịch làng nghề, những điều kiện để phát triển một làng nghề du lịch sẽ là cơ sở để tác . lý Nhà nước ở địa phương đối với du lịch làng nghề Hình 3.3 : Mô hình phối hợp quản lý giữa các sở ngành NGUYỄN THỊ NGUYỆT NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG. hàng thủ công truyền thống là một phần quan trọng của du lịch. * Cơ sở lý luận của quản lý Nhà nước về du lịch, du lịch làng nghề: - Quản lý Nhà nước về du lịch là: quá trình tác động của Nhà. NGUYỆT NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ Ở HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Hà Nội, năm 2012 NGUYỄN THỊ NGUYỆT NGHIÊN

Ngày đăng: 18/05/2015, 09:53

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Hà Nội trước kia đã nổi tiếng với những làng nghề phong phú, thể hiện qua câu thành ngữ quen thuộc Hà Nội 36 phố phường. Theo thời gian, bộ mặt đô thị của khu phố cổ đã có nhiều thay đổi, nhưng những con phố nơi đây vẫn giữ nguyên những cái tên thuở trước và không ít trong số đó vẫn là nơi buôn bán, kinh doanh những mặt hàng truyền thống cũ. Sau khi Hà Tây được sát nhập vào Hà Nội, thành phố còn có thêm nhiều làng nghề danh tiếng khác. Theo số liệu thống kê, hiện nay toàn Hà Nội có 1.350 làng nghề, là nơi tập trung làng nghề đông đúc bậc nhất Việt Nam.

  • Những làng nghề truyền thống cũ của Hà Nội nằm tập trung chính trong khu trung tâm phố cổ tạo thành hệ thống các phố nghề với đặc trưng có chữ “Hàng” trước tên nghề tạo thành các phố nghề truyền thống. Tuy nhiên đến nay hầu hết các phố nghề này đã không còn tồn tại, trong phạm vi phố cổ có lẽ chỉ còn có phố Hàng Bạc là giữ được nét nghề cổ truyền. Các làng nghề ở khu vực phụ cận ngoại ô Hà Nội lại có sức sống mãnh liệt. Hệ thống các làng nghề này tạo thành một vành đai các làng nghề truyền thống với nhiều ngành nghề độc đáo và đặc biệt hoạt động của chúng có sự biến đổi linh hoạt theo xu hướng của thị trường, rất nhiều nơi đã trở thành những điểm du lịch làng nghề nổi tiếng trong các tour du lịch của Hà Nội được du khách biết đến nhiều.

  • Ngoài ra hệ thống làng nghề của tỉnh Hà Tây cũ, nơi được coi là quê hương của những làng nghề thủ công truyền thống, “đất trăm nghề” với hàng loạt làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng từ lâu đời với những sản phẩm độc đáo được nhiều người ưa chuộng như lụa Vạn Phúc, nón Chuông, quạt Vác, khảm trai Chuyên Mỹ, mây tre đan Phú Vinh, mộc Chàng Sơn, tạc tượng Sơn Đồng, v.v… tất cả đều được coi là những tiềm năng du lịch văn hóa quý giá.

    • - Đối với Thành ủy và Hội đồng nhân dân thành phố:

    • + Tập trung sự chỉ đạo, lãnh đạo, thường xuyên đôn đốc kiểm tra, giám sát.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan